banner_nha dong

Cam Hòa – Cam Lâm – Khánh Hòa – Đt 0258 3863020 – Email: websitemtgnt@gmail.com

ĐIỀU LÀM CHO CHÚNG TA GIÀU CÓ KHÔNG PHẢI CỦA CẢI MÀ LÀ TÌNH YÊU

Đăng lúc: Thứ sáu - 09/11/2018 04:47 - Người đăng bài viết: menthanhgia
ĐIỀU LÀM CHO CHÚNG TA GIÀU CÓ KHÔNG PHẢI CỦA CẢI MÀ LÀ TÌNH YÊU

ĐIỀU LÀM CHO CHÚNG TA GIÀU CÓ KHÔNG PHẢI CỦA CẢI MÀ LÀ TÌNH YÊU

Bài Giáo Lý của Đức Thánh Cha Phanxico trong buổi triều yết chung sáng thứ 4 ngày 07. 11. 2018 tại quãng trường Thánh Phêrô

Anh chị em thân mến, chào buổi sáng!

Tiếp tục giải thích về Thập Giới, hôm nay chúng ta đến LỜI thứ bảy: “Chớ giết người”.

Nghe điều răn này chúng ta nghĩ ngay đến việc trộm cắp và tôn trọng sở hữu của người khác. Không tồn tại một văn hóa trong đó trộm cắp và sự lạm dụng của cải được cho phép. Thật vậy, tình cảm của con người rất tự nhiên là bảo vệ sở hữu của mình.

Nhưng thật đáng để chúng ta mở ra một cách giải thích rộng hơn về điều răn này, chúng ta nhấn mạnh trên đề tài về sở hữu của cải dưới ánh sáng của sự khôn ngoan Kitô giáo.

Trong Học thuyết xã hội của Giáo Hội nói về việc chung hưởng của cải. Nghĩa là gì? Chúng ta hãy lắng nghe Giáo Lý nói gì: «Quyền tư hữu của cải, do mình làm ra hay nhận được một cách chính đáng, không hủy bỏ việc ban tặng trái đất cho toàn thể nhân loại ngay từ nguyên thủy. Quyền chung hưởng của cải vẫn đứng hàng đầu, mặc dầu sự thăng tiến của công ích đòi hỏi phải tôn trọng sự tự hữu, quyền tư hữu và việc thực thi quyền này» (GLHTCG s. 2403)[1].  

Tuy nhiên, sự Quan Phòng đặt thế giới trong “loại hạng”, có những khác biệt, điều kiện khác nhau, văn hóa khác nhau, như thế người ta có thể sống sự quan phòng cho nhau giữa người này và người khác. Thế giới giàu có những tài nguyên để bảo đảm cho tất cả con người những của cải căn nguyên. Cũng vậy nhiều người sống trong sự nghèo khó bần cùng và những tài nguyên được sử dụng không có một tiêu chuẩn nào, làm cho hư hỏng đi. Nhưng thế giới là một! Nhân loại là một![2]. Sự giàu có của thế giới, hôm nay ở trong tay một số ít người, thiểu số và sự nghèo khó, thậm chí nghèo nàn, đau khổ thuộc về nhiều người, phần đông.

Nếu trên trái đất này có sự nghèo đói không phải bởi vì thiếu lương thực! Thậm chí bởi những đòi hỏi của thương mại lắm khi người ta đổ và quăng nó. Đó là bởi thiếu sự tự do và nhìn xa trông rộng của người buôn bán, đảm bảo sự thích hợp của sản phẩm và một cơ sở vững chắc, đảm bảo cho sự phân phối thích hợp. Giáo Lý còn nói thêm rằng: «Khi sử dụng của cải, con người phải coi những của cải bên ngoài mà mình sở hữu cách hợp pháp, không phải như của riêng mình, nhưng còn như của chung, theo nghĩa là chúng có thể mang lại lợi ích không những cho mình, mà còn cho những người khác nữa» (GLHTCG s. 2404). Mỗi sự phong phú, vì là sự tốt lành, phải có chiều kích xã hội.

Trong nhãn quan này xuất hiện ý nghĩa tích cực và rộng lớn của điều răn “chớ lấy của người”. «Việc sở hữu của cải làm cho chủ sở hữu thành một người quản trị của Chúa quan phòng» (GLHTCG s. 2404). Không một ai là sở hữu chủ tuyệt đối: là người quản lý của cải. Sở hữu là một trách nhiệm. “Tôi giàu có về tất cả…” – đây là một trách nhiệm mà bạn có. Và mỗi của cải tước đoạt được, ở logic của sự Quan Phòng của Thiên Chúa, nó là sự phản bội. Những gì mà thôi thực sự sở hữu là những gì tôi biết trao ban. Đây là thước đo để đánh giá tôi có khả năng quản lý của cải của mình thế nào. Nếu tôi biết trao ban, tôi mở rộng lòng, vì thế tôi giàu có không chỉ trong điều tôi sở hữu, mà giàu có cả trong sự rộng lượng, hào phóng, sự rộng lượng cũng là một bổn phận trao ban sự giàu có, để tất cả mọi người được chung hưởng. Thật vậy nếu chúng ta không có khả năng trao ban một cái gì đó bởi vì cái đó sở hữu tôi, nó có quyền trên tôi và tôi là nô lệ của nó. Sở hữu của cải là cơ hội để làm tăng thêm chúng với sự sáng tạo và sử dụng chúng trong sự hào phóng, và như thế sẽ lớn lên trong đức ái và trong tự do.

Chính Đức Kitô cũng là Thiên Chúa «mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang» (Pl 2, 6 – 7) và Ngài đã làm giàu cho chúng ta bởi sự nghèo khó của Ngài (x. 2Cr 8,9).

Trong khi nhân loại thì bồn chồn lo lắng để có nhiều hơn nữa, Thiên Chúa để cứu chuộc họ đã trở nên nghèo khó: Người Chịu Đóng Đinh đã trả một giá rất đắc cho tất cả từ Thiên Chúa Cha, «Người giàu có về lòng thương xót» (Ep 2,4; x. Gc 5,11). Cái làm cho chúng ta giàu có không phải là của cải mà là tình yêu. Nhiều lần chúng ta nghe điều mà Dân Chúa nói rằng: “Ma quỷ đi vào từ cái túi”. Người ta bắt đầu tình yêu vì tiền và đói khát sở hữu; sau đó đến sự phù vân: “À, tôi giàu có và nó làm tôi kiêu hãnh” và cuối cùng là tự hào và kiêu ngạo. Đây là cách thức hành xử của ma quỷ trong chúng ta. Cửa đi vào của chúng là các túi tiền.

Anh chị em thân mến, một lần nữa Đức Giêsu mặc khải cho chúng ta ý nghĩa tròn đầy của Kinh Thánh. “Chớ lấy của người” muốn nói rằng: hãy yêu với những của cải của bạn, lợi dụng những phương tiện tốt bạn có để yêu như có thể. Như thế, cuộc sống của bạn sẽ trở nên tốt đẹp và sở hữu trở nên thực sự là quà tặng. Bởi vì cuộc đời này không phải là thời gian để sở hữu nhưng để yêu thương. Cám ơn!


Quãng Trường Thánh Phêrô ngày 01 tháng 11 năm 2018
Đức Thánh Cha Phanxico
 

[1] X. Đức Thánh Cha Phanxico, Laudato sì, s. 67: «Mỗi cộng đồng lấy từ sự phì nhiêu của đất những gì họ cần để sinh sống, nhưng cũng có bổn phận phải bảo vệ nó và đảm bảo sự tiếp tục những phì nhiêu ấy của đất đai cho thế hệ tương lai. Tóm lại, trái đất này là của Chúa (St 24,1), “trái đất và tất cả những thứ trong đó” thuộc về Ngài (Dt 10, 14). Bởi vậy, Thiên Chúa phủ nhận mỗi khát vọng sở hữu tuyệt đối: “Đất thì không được bán dứt, vì đất là của Ta, còn các ngươi chỉ là ngoại kiều, là khách trọ nhà Ta” (Lv 25,23).
[2] X. Phaolo VI, Thông điệp Populorum progressio, 17: «Nhưng mỗi con người là một thành phần của xã hội: thuộc về nhân loại toàn thể. Không chỉ thuộc về người này hoặc người kia, nhưng tất cả mọi người được mời gọi đến sự phát triển toàn diện. […] Những người thừa kế của thế hệ đã qua và những người thừa hưởng về lao động của thời đại chúng ta, chúng ta có bổn phận hướng về tất cả, và chúng ta không thể không bận tâm đến những người sẽ đến sau chúng ta nhân rộng gia đình nhân loại. Tình liên đới phổ quát là một sự việc, đối với chúng ta là một lợi ích và cũng là một bổn phận”.

 


Tác giả bài viết: MTG Nha Trang chuyển ngữ
Nguồn tin: w2.vatican.va
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết