banner_nha dong

Cam Hòa – Cam Lâm – Khánh Hòa – Đt 0258 3863020 – Email: websitemtgnt@gmail.com

NGẪU TƯỢNG

Đăng lúc: Thứ sáu - 21/09/2018 20:17 - Người đăng bài viết: menthanhgia
NGẪU TƯỢNG

NGẪU TƯỢNG

Bài Giáo Lý của Đức Thánh Cha Phanxico về Mười Điều Răn trong buổi triều yết chung, thứ tư ngày 08. 08. 2018

Anh chị em thân mến, chào buổi sáng!
Hôm nay chúng ta tiếp tục suy niệm về Thập Giới, đào sâu đề tài về ngẫu tượng, đề tài chúng ta đã nói hôm tuần trước. Giờ đây chúng ta lấy lại đề tài ấy vì thật quan trọng để hiểu đề tài này. Và chúng ta lấy gợi ý từ một ngẫu tượng xuất chúng, con bò vàng, mà sách Xuất Hành đã nói đến (Xh 32, 1 – 8) trong đoạn chúng ta vừa lắng nghe. Đoạn này có một ngữ cảnh cụ thể: sa mạc, nơi dân chúng đang chờ Mose, người đang lên núi để đón nhận những giáo huấn từ Thiên Chúa.

Sa mạc là gì? Là nơi, ở đó tồn tại sự không ổn định và không chắc chắn – trong sa mạc chẳng có gì cả, ở đó thiếu nước, thiếu thức ăn và thiếu chổ trú ẩn. Sa mạc là hình ảnh của cuộc sống con người, điều kiện của nó là không chắc chắn, không có sự bảo đảm. Sự không chắc chắn này nảy sinh trong con người nỗi lo âu căn nguyên, điều mà Chúa Giêsu nhắc đến trong Tin Mừng: “Chúng ta sẽ ăn gì? Chúng ta sẽ uống gì? Chúng ta sẽ mặc gì?” (Mt 6, 31). Đó là những lo âu đầu tiên. Và sa mạc khơi dậy những âu lo này.

Trong sa mạc ấy xảy ra điều liên quan đến ngẫu tượng. Mose xuống núi muộn (Xh 32,1). Ông ở lại trên núi 40 ngày, dân chúng mất kiên nhẫn. Thiếu điểm qui chiếu rằng Mose: người lãnh đạo, người trưởng, người hướng dẫn vững chãi, trở thành người không thể bảo vệ - để có thể nhận biết và hướng dẫn họ. Họ nói với Aharon: “Làm cho chúng tôi một vị chúa đi đầu chúng tôi!”, “làm cho chúng tôi một người trưởng, một lãnh đạo”. Tự nhiên của con người, để thoát khỏi sự không ổn định là tìm kiếm một tôn giáo “làm từ mình”: nếu Thiên Chúa không tỏ cho thấy, chúng ta tự tạo một thiên chúa theo kiểu chúng ta. «Đứng trước ngẫu tượng người ta không liều khả năng của mình vượt ra khỏi những chắc chắn, bởi vì các ngẫu tượng “chúng có miệng và không nói” (Tv 115, 5). Chúng ta hiểu rằng ngẫu tượng là một cái cớ để tự đặt mình vào trọng tâm của thực tại, trong thờ phượng những công trình do chính tay con người làm nên» (Lumen fidei, 13).

Aharon không biết phản đối lời yêu cầu của dân chúng và đã tạo ra con bò vàng. Con bò có một ý nghĩa kép trong vùng trung đông cổ, một mặt diễn tả sự màu mỡ và phong nhiêu, mặt khác là năng lực và sức mạnh. Nhưng trên hết là nó bằng vàng, bởi vậy nó là biểu tượng của sự giàu có, thành công, quyền lực và tiền bạc. Đây là những ngẫu tượng vĩ đại: thành công, quyền lực và tiền bạc. Chúng là những cám dỗ mãi mãi! Vậy thì con bò vàng là gì: là biểu tượng của tất cả ước muốn, đem lại ảo tưởng của tự do nhưng trái lại làm trở thành nô lệ, bởi vì ngẫu tượng luôn là nô lệ. Nó có sự quyến rũ và bạn đi theo nó.

Sự quyến rũ của con rắn, nhìn con chim nhỏ và con chim nhỏ không thể cử động được nữa, con rắn bắt nó đi. Aharon đã không biết phản đối.

Nhưng tất cả nảy sinh từ sự bất lực của sự tín thác trên hết là tín thác vào Thiên Chúa, đặt để trong Ngài những chắc chắc của chúng ta, để Ngài trao ban sự sâu sắc đích thực của các ước muốn của trái tim chúng ta. Điều này cho phép nâng đỡ cả sự yếu đuối, không chắc chắn và cả sự không ổn định. Qui hướng về Thiên Chúa làm cho chúng ta mạnh mẽ trong yếu đuối, trong sự không chắc chắn và cũng trong sự không ổn định. Không có sự tối thượng của Thiên Chúa người ta sẽ té ngã một cách dễ dàng trong ngẫu tượng và làm chúng ta vừa lòng bởi những bảo đảm nghèo nàn. Nhưng đây là một cám dỗ chúng ta luôn đọc thấy trong Thánh Kinh. Hãy suy nghĩ thật kỹ điều này: giải phóng dân chúng từ Ai Cập đối với Thiên Chúa không phải trả giá quá nhiều điều; Ngài đã làm điều đó với những dấu chỉ của sức mạnh, của tình yêu. Nhưng công việc lớn lao của Thiên Chúa là tước bỏ Ai Cập từ trái tim của dân chúng. Nghĩa là lấy ngẫu tượng ra khỏi trái tim của dân. Và còn nữa Thiên Chúa tiếp tục làm việc để loại nó ra khỏi trái tim chúng ta. Đó là công việc lớn lao của Thiên Chúa tước bỏ “Ai Cập”, cái chúng ta mang trong mình, đó chính là sự quyến rũ của ngẫu tượng.

Khi người ta đón nhận Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô, một Người từ giàu sang đã trở nên nghèo khó vì chúng ta (x. 2Cr 8,9), người ta khám phá ra rằng nhận biết chính yếu đuối của mình không phải là sự bất hạnh của con người, nhưng là điều kiện mở ra với người thật sự mạnh mẽ. Vì thế, qua cánh cửa của sự yếu đuối ta bước vào ơn cứu độ của Thiên Chúa (x. 2Cr 12,10), trong sức mạnh của chính sự yếu đuối con người mở ra với tình phụ tử của Ngài. Tự do của con người xuất phát từ việc để cho Thiên Chúa thật là Đức Chúa duy nhất của mình. Và điều này cho phép ta đón nhận chính sự mỏng dòn và khước từ những ngẫu tượng của trái tim chúng ta.

Chúng ta những Kitô hữu ngắm nhìn Thiên Chúa nơi Đức Kitô chịu đóng đinh (x. Ga 19, 37), Người yếu đuối, bị khinh bỉ và bị lột trần. Nhưng trong Ngài mặc khải khuôn mặt của Thiên Chúa thật, vinh quang của tình yêu, không phải vinh quang của lừa dối sáng lạng. Ngôn sứ Isaia nói rằng: “Bởi những vết thương của Người chúng ta được chữa lành” (Is 53,5). Chúng ta đã được chữa lành chính từ sự yếu đuối của một con người, Người ấy là Thiên Chúa, từ những vết thương của Người. Và từ những yếu đuối của chúng ta, chúng ta có thể mở ra với ơn cứu độ của Thiên Chúa. Sự chữa lành của chúng ta đến từ Đấng đã trở nên nghèo, đã đón nhận sự thất bại, Người đã nhận lấy đến tận cùng sự thiếu thốn của chúng ta để lấp đầy nó bằng tình yêu và sức mạnh. Ngài đến để tỏ cho chúng ta tình phụ tử của Thiên Chúa; trong Đức Kitô sự mỏng dòn của chúng ta không còn nữa là một sự chúc dữ, nhưng là nơi gặp gỡ với CHA và nguồn suối của sức mạnh từ Trên Cao.


Tại Hội trường Phaolo VI, ngày 08 tháng 08 năm 2019
                        Đức Thánh Cha Phanxico
Tác giả bài viết: MTG Nha Trang chuyển ngữ
Nguồn tin: w2.vatican.va
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết