THAO THỨC MỘT CUỘC SỐNG TRÒN ĐẦY
Bài Giáo Lý của Đức Thánh Cha Phanxico về Thập Giới trong buổi triều yết chung, thứ tư ngày 13. 06. 2018, tại quãng trường thánh Phêrô
Dẫn nhập
THAO THỨC MỘT CUỘC SỐNG TRÒN ĐẦY
Anh chị em thân mến,
Hôm nay là ngày lễ Thánh Anton Padova. Ai trong các bạn gọi là Anton? Một tràng pháo tay cho tất cả các bạn tên Anton? Hôm nay chúng ta hãy bắt đầu một chu kỳ Giáo Lý mới về Thập Giới. Những điều răn lề luật của Thiên Chúa. Để dẫn vào chủ đề Giáo Lý này chúng ta lấy gợi ý từ đoạn Tin Mừng chúng ta vừa nghe: cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và một người – một người trẻ - người ấy quỳ gối và hỏi Chúa Giêsu làm thế nào để đạt được sự sống đời đời (x. Mc 10, 17 – 21). Câu hỏi ấy là một thách đố của mỗi hiện hữu, chúng ta cũng vậy: khao khát một cuộc sống tròn đầy, vô tận. Nhưng làm thế nào để đạt đến đó. Lối mòn nào có thể đi được? Sống, thực sự sống một sự hiện hữu cao quý…Biết bao bạn trẻ đã cố gắng “sống” và rồi phá hủy nó vào những cái rất phù du.
Một số người nghĩ rằng tốt hơn thì hãy dập tắt năng lực này – năng lực sống – bởi vì nguy hiểm. Tôi muốn nói, đặc biệt cho các bạn trẻ: kẻ thù tội tệ của chúng ta không phải là những vấn đề cụ thể bởi vì nó nghiêm trọng và đầy kịch tính: nguy hiểm lớn nhất của cuộc sống là một tinh thần sống dễ dãi, không phải là sự ôn hòa hoặc khiêm nhường, nhưng là sự xoàng xĩnh, nhu nhược[1]. Một người trẻ xoàng xĩnh, tầm thường là một người trẻ có tương lai hay không? Không! Một người trẻ không trưởng thành, không thành công. Xoàng xĩnh hay nhu nhược. Những người trẻ đó họ sợ tất cả: “Không, tôi là như vậy…”. Những người trẻ này không tiến về phía trước. Hãy ôn hòa, mạnh mẽ và không nhu nhược, không xoàng xĩnh. Chân phước Pier Giorgio Frassati – là một người trẻ - đã nói rằng cần phải sống, đừng sống lây lất[2]. Tầm thường, xoàng xĩnh là sống lây lất. Hãy sống với sức mạnh của sự sống. Cần phải cầu xin Cha trên trời cho các bạn trẻ hôm nay ơn thôi thúc lành mạnh. Ở nhà, trong nhà của các bạn, trong mỗi gia đình, khi thấy một người trẻ cứ ngồi suốt ngày, đôi khi cha mẹ nghĩ rằng: “Có lẽ nó bị bệnh, nó có điều gì đó” và họ mang người con ấy đến bác sĩ. Cuộc sống của người trẻ là đi về phía trước, thôi thúc luôn, sự thôi thúc lành mạnh, khả năng không bằng lòng với một cuộc sống không đẹp, không màu sắc. Nếu các bạn trẻ không bị đói về một cuộc sống chân chính, tôi tự hỏi, nhân loại này sẽ đi về đâu? Nhân loại này sẽ đi về đâu với những người trẻ an nhàn và không một chút thao thức?
Câu hỏi của người thanh niên trong đoạn Tin Mừng mà chúng ta đã nghe cũng ở trong mỗi người chúng ta: làm thế nào để tìm thấy một cuộc sống, một cuộc sống phong phú, hạnh phúc? Chúa Giêsu trả lời: “Anh có biết Mười Điều Răn?” (c. 19) và trích dẫn một phần của Thập Giới. Đó là một cách thức giáo dục, với phương pháp ấy Chúa Giêsu muốn đưa đến một nơi cụ thể; thực vậy đã rõ ràng rồi, từ câu hỏi của chàng thanh niên tỏ ra rằng, anh ta không có một cuộc sống tròn đầy, tìm kiếm hơn nữa là thao thức, thôi thúc, không yên. Bởi vậy, phải hiểu điều gì? Anh ta trả lời: “Thưa Thầy, tất cả những điều đó tôi đã tuân giữ từ nhỏ” (c. 20).
Từ tuổi trẻ đến sự trưởng thành trải qua như thế nào? Là khi người ta bắt đầu đón nhận chính những giới hạn. Người ta trở thành trưởng thành khi người ta tương đối hóa chúng và và người ta nhận thức điều người ta còn thiếu (x. c. 21). Người thanh niên này bắt buộc phải nhận biết rằng tất cả những điều có thể làm không vượt lên trên mức cao nhất, không vượt lên trên ranh giới.
Thật đẹp những người nam và nữ! Thật đẹp biết bao cuộc sống chúng ta! Tuy nhiên có một sự thật mà lịch sử của những thế kỷ cuối này con người thường hay từ chối với hậu quả khó lường: sự thật của những giới hạn.
Chúa Giêsu, trong Tin Mừng nói một điều có thể giúp chúng ta: “Đừng nghĩ rằng tôi đến để bãi bỏ Lề Luật hoặc các ngôn sứ, tôi không đến để bãi bỏ nhưng để kiện toàn” (Mt 5, 17). Đức Giêsu trao tặng sự hoàn thiện, Ngài đến vì điều này. Con người phải đi đến ngưỡng của một bước nhảy, ở đó mở ra khả năng không sống vì chính mình nữa, vì những công trình, vì những vật chất nữa – chính bởi điều đó mà thiếu một cuộc sống tròn đầy – bỏ lại tất cả để theo Chúa Giêsu[3]. Nhìn thật kỹ vào lời mời gọi cuối cùng của Chúa Giêsu – thật rộng lớn và kỳ diệu – không có sự đề nghị của nghèo khó, nhưng là sự giàu có, sự giàu có thực sự: “Anh chỉ thiếu một điều thôi, đi bán tất cả những gì anh có, cho người nghèo, anh sẽ có một kho tàng trên trời và đến theo tôi” (c. 21).
Ai có thể chọn lựa giữa cái ngăn nguyên và bản sao, có thể chọn một bản sao không? Đây là một thách đố: hãy tìm căn nguyên của cuộc sống, đừng tìm bản sao. Chúa Giêsu không trao một thế phẩm, nhưng là cuộc sống thực sự, một tình yêu đích thực và sự giàu có đích thực! Làm thế nào có thể đưa các bạn trẻ bước theo chúng ta trong đức tin, nếu chúng không thấy chúng ta chọn cái căn nguyên, nếu chúng thấy chúng ta quen ở mức lưng chừng? Thật tệ khi thấy các Kitô hữu ở mức lưng chừng, các Kitô hữu – cho phép tôi dùng từ “người lùn”, chỉ lớn lên ở một mức độ nào đó rồi thôi, các Kitô hữu với một trái tim bị làm nhỏ đi và đóng kín. Cần một gương mẫu của một ai đó mời gọi tôi sống vươn lên, sống tốt hơn nữa, trưởng thành hơn chút nữa. Thánh Inhaxio gọi đó là “magis”, là “lửa, lòng nhiệt thành hành động, khuấy động những người ngái ngủ”[4].
Con đường của cái thiếu thụt băng ngang qua cái đang có. Chúa Giêsu đến không phải để hủy bỏ Lề Luật hoặc các Tiên Tri nhưng đến để kiện toàn. Chúng ta khởi đi từ thực tại để làm một bước nhảy đến “cái ta thiếu”. Chúng ta cần phải chăm chú kỹ lưỡng cái thường ngày để mở ra đến với sự phi thường.
Trong những bài giáo lý này chúng ta sẽ nắm hai bảng luật của Mose nơi các Kitô hữu, cầm nắm trong tay đến với Chúa Giêsu, để vượt qua từ các ảo tưởng của tuổi trẻ đến kho tàng trên trời, bước theo sau Ngài. Chúng ta sẽ khám phá ra, trong mỗi điều của các lề luật ấy, những lề luật cổ xưa và khôn ngoan, cánh cửa được mở ra từ Thiên Chúa Cha, Đấng ngự trên trời, bởi vì Đức Giêsu đã vượt qua đó, dẫn chúng ta vào sự sống thật, sự sống của Ngài, sự sống của những người con của Thiên Chúa.
Vatican, ngày 13. 06. 2018
Đức Thánh Cha Phanxico
[1] Các Giáo Phụ nói về sự nhu nhược. Thánh Gioan Damasceno định nghĩa sự nhu nhược như là “sự sợ hãi thực hiện một hành động” (Esposizione esatta della fede ortodossa, II, 15) và thánh Gioan Climaco thêm rằng “sự nhu nhược là một thể trạng non nớt, trong một tâm hồn không còn trẻ nữa” (La Scala XX, 1, 2). [2] X. Lettera a Isodoro Bonini, 27 tháng 2 năm 1925. [3] “Đôi mắt được tạo ra vì ánh sáng, đôi tai vì âm thanh, mỗi cái được tạo nên vì mục đích của nó và khao khát của tâm hồn để vươn lên Đức Kitô”, Nicola Cabasilas, La vita in Cristo, II, 90). [4] Huấn từ cho Tổng Hội lần thứ XXXVI Dòng Tên, ngày 24. 10. 2016: “Bàn về magis, về plus làm cho Thánh Inhaxio khởi đầu hành trình của mình, để đồng hành với họ, để đánh giá ảnh hưởng thực tại của họ trong đời sống con người, trong chất liệu đức tin, hoặc của sự công bằng, hoặc của lòng thương xót và đức ái”.
Ý kiến bạn đọc