THƯA THẦY, XIN DẠY CHÚNG CON CẦU NGUYỆN
Bài Giáo Lý của Đức Thánh Cha Phanxico về kinh Lạy Cha tại hội trường Phaolo VI, trong buổi triều yết chung, sáng thứ tư ngày 05. 12. 2108
Anh chị em thân mến, chào buổi sáng!
Hôm nay, chúng ta bắt đầu chu kỳ Giáo Lý về kinh Lạy Cha.
Các Tin Mừng cho chúng ta thấy những chân dung rất sống động của Chúa Giêsu như một con người cầu nguyện. Mặc cho sự cấp bách của sứ mạng và sự nài nỉ của rất nhiều người, Chúa Giêsu cảm thấy cần phải lánh riêng vào nơi vắng vẻ để cầu nguyện. Tin Mừng thánh Mattheu kể cho chúng ta chi tiết này từ ngay trang đầu tiên kể về sứ mạng công khai của Đức Kitô (x. 1,35). Ngày mở đầu của Đức Giêsu ở Caphanaum được kết thúc trong sự vinh thắng.
Mặt trời lặng, rất nhiều bệnh nhân đến trước cửa nhà nơi Đức Giêsu ở: Đấng Mesia giảng dạy và chữa lành. Lời loan báo cổ xưa của các tiên tri và sự chờ đợi của những người đau khổ đã thực hiện: Chúa Giêsu là Thiên Chúa gần gũi, là Thiên Chúa giải thoát chúng ta. Nhưng đám đông ấy còn rất nhỏ so với những nhóm khác qui tụ xung quanh vị ngôn sứ của Nazareth; trong những khoảnh khắc có đám người thật đông, Chúa Giêsu ở giữa, Ngài là Đấng muôn người chờ đợi, là niềm hy vọng của Israel.
Nhưng Ngài giải thoát, không bằng cách kết liễu con tin như những ai chờ đợi chọn Ngài như một vị lãnh đạo. Đó là sự nguy hiểm của các lãnh đạo: bám víu quá nhiều vào quần chúng, không giữ khoảng cách. Từ đêm đầu tiên ở Caphanaum Ngài đã tỏ ra Ngài là Đấng Mesia đích thực. Ở cuối đêm, khi ánh bình minh bắt đầu ló dạng, các môn đệ vẫn còn tìm Ngài, nhưng không tìm thấy. Ngài ở đâu? Cuối cùng khi Phêrô tìm thấy Ngài ở một mình đơn độc nơi hẻo lánh, hoàn toàn mải mê trong cầu nguyện. Phêrô nói với Ngài: “Mọi người đang tìm Thầy!” (Mc 1,37). Lời cảm thán này dường như có chủ đích nhắm đến sự thành công của một cuộc bầu phiếu, nó chứng tỏ sự thành công tốt đẹp trong sứ mạng.
Nhưng Chúa Giêsu nói với các môn đệ phải đi nơi khác; không phải vì dân chúng tìm Ngài mà trước hết chính Ngài tìm họ. Bởi đó không phải cắm rễ, nhưng luôn tiếp tục cuộc lữ hành trên các nẻo đường Galile (c. 38 – 39). Và cũng là lữ hành hướng về Chúa Cha, nghĩa là cầu nguyện. Trên hành trình Chúa Giêsu cầu nguyện.
Tất cả xảy ra trong đêm cầu nguyện.
Trong một vài trang Kinh Thánh dường như việc cầu nguyện của Chúa Giêsu, sự mật thiết của Ngài với Cha, hướng dẫn tất cả. Ví dụ, trước hết là trong đêm ở vườn Gietsemani. Đoạn cuối hành trình của Đức Giêsu bày tỏ ý nghĩa của Ngài trong việc lắng nghe không ngừng, Chúa Giêsu hướng về Chúa Cha. Cầu nguyện chắc chắn không dễ dàng, thậm chí là một sự “suy tàn” của một vận động viên đang thi đấu, tuy nhiên lời cầu nguyện có khả năng nâng đỡ hành trình thập giá.
Đó là điểm căn bản: lúc này đây, Chúa Giêsu cầu nguyện.
Chúa Giêsu cầu nguyện với một cường độ mạnh trong những khoảnh khắc chung nơi công cộng, chia sẻ đời sống phụng vụ của dân tộc Ngài, nhưng cũng tìm kiếm những nơi thanh tĩnh, tách mình ra khỏi sự quay cuồng của thế giới, đến nơi cho phép đi sâu vào trong thâm cung của tâm hồn Ngài. Ngài là chính vị ngôn sứ biết từng hòn đá trong sa mạc và leo lên tận đỉnh núi cao. Những lời cuối cùng của Chúa Giêsu, trước khi trút hơi thở trên thập giá, là những lời Thánh Vịnh, nghĩa là những lời nguyện cầu, những lời cầu nguyện của người Giuđêa: họ cầu nguyện với những lời nguyện mà người mẹ đã dạy cho.
Chúa Giêsu đã cầu nguyện như tất cả những người trên thế giới cầu nguyện. Tuy nhiên, cách thức cầu nguyện của Ngài chứa đựng một mầu nhiệm, có điều gì đó chắc chắn không hiểu dưới mắt các môn đệ, nên chúng ta thấy trong Tin Mừng lời cầu xin thật đơn giản và tức thì đến thế: “Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện” (Lc 11,1). Họ thấy Chúa Giêsu cầu nguyện và họ muốn học cầu nguyện: “Lạy Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện”. Chúa Giêsu không từ chối, không bảo vệ sự thân mật của mình với Cha, nhưng Ngài đến để đưa dẫn chúng ta đi vào trong mối tương quan với Cha. Và như thế Ngài trở thành thầy dạy cầu nguyện của các môn đệ, như thế chắc chắn Ngài cũng là thầy dạy của tất cả chúng ta. Chúng ta cũng phải nói: “Thưa Thầy, xin dạy con cầu nguyện, xin dạy con”.
Ngay cả khi có lẽ chúng ta đã cầu nguyện nhiều năm, chúng ta phải học cầu nguyện luôn! Việc cầu nguyện của con người, sự khao khát này xuất phát cách rất tự nhiên từ tâm hồn con người, có lẽ nó là một trong những mầu nhiệm sâu sắc nhất của thế giới. Chúng ta không biết những lời nguyện có hướng về Thiên Chúa không, nhưng chúng thực sự là những gì Thiên Chúa muốn nghe. Kinh Thánh cũng cho chúng ta những dẫn chứng của những lời cầu nguyện không đúng cuối cùng bị Thiên Chúa từ chối. Chỉ một người đứng ở cuối đền thờ, người thu thuế, bởi vì người Phariseu này đầy kiêu hãnh, ông ta thích được người ta thấy mình đang cầu nguyện và giả vờ như đang cầu nguyện: trái tim thì lạnh giá. Chúa Giêsu nói: điều này không đúng “bởi vì ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên” (Lc 18,14). Bước đầu tiên để cầu nguyện đó là khiêm nhường, đến với Chúa Cha và nói: “Xin Cha coi con là một kẻ tội lỗi, yếu đuối và xấu xa”, mỗi người biết mình phải nói gì. Nhưng luôn luôn bắt đầu với sự khiêm nhường và Thiên Chúa sẽ lắng nghe. Lời cầu nguyện khiêm nhường được lắng nghe từ Thiên Chúa.
Bởi vậy, khởi đầu chu kỳ Giáo Lý về lời cầu nguyện của Chúa Giêsu, điều đẹp và đúng đắn hơn cả mà tất cả chúng ta phải làm là lặp lời cầu xin của các môn đệ: “Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện”. Thật đẹp, trong mùa Vọng này chúng ta lặp lại: “Lạy Chúa, xin dạy chúng con cầu nguyện. Tất cả chúng ta có thể tiến hơn chút nữa và cầu nguyện tốt hơn; nhưng hãy cầu xin Chúa: “Lạy Chúa, xin dạy con cầu nguyện”. Chúng ta làm điều này trong mùa Vọng và chắc chắn Thiên Chúa sẽ không để lời cầu xin của chúng ta rơi vào hư không.
Vatican, ngày 05 tháng 12 năm 2018
Đức Thánh Cha Phanxico
Ý kiến bạn đọc