“Maria, đừng sợ, vì Bà đã được ân nghĩa với Thiên Chúa” (Lc 1, 30)
Chúng con, các bạn trẻ thân mến!
Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 2018 như là một bước trước trong hành trình chuẩn bị cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Panamá vào tháng giêng năm 2019. Giai đoạn mới này của cuộc hành hương của chúng ta rơi vào năm, trong đó Hội Nghị thường niên của Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới về đề tài: Người trẻ, đức tin và phân định ơn gọi. Là một sự trùng hợp thật tốt đẹp. Chú tâm, cầu nguyện và suy tư của Giáo Hội sẽ hướng về chúng con, những người trẻ, trong thao thức đón nhận và trên hết, đón nhận quà tặng rất quý báu mà các con dành cho Thiên Chúa, cho Giáo Hội và cho thế giới.
Như các con đã biết, chúng ta đã chọn để đồng hành với chúng ta trong hành trình này từ gương mẫu và từ sự chuyển cầu của Mẹ Maria, một cô gái trẻ thành Nazareth mà Thiên Chúa đã chọn làm Mẹ của Con Ngài. Ngài sẽ đồng hành với chúng ta hướng về Thượng Hội Đồng và và Ngày Giới Trẻ Thế Giới (GMG) ở Panamá. Nếu năm vừa qua những lời tụng ca của Mẹ đã hướng dẫn chúng ta: “Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều vĩ đại” (Lc 1, 49), dạy chúng ta nhớ lại quá khứ, năm nay chúng ta cố gắng cùng với Mẹ lắng nghe lời của Thiên Chúa đổ đầy sự can đảm và trao ban ơn lành cần thiết để có thể đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa: “Maria, đừng sợ, bởi vì bà đã được ân sủng trước mặt Thiên Chúa” (Lc 1, 30). Những lời này đã được Người mang sứ điệp của Thiên Chúa, thiên thần Gabriel nói với Đức Trinh Nữ Maria, một cô gái đơn giản của ngôi làng nhỏ miền Galile.
1. Đừng sợ!
Có thể hiểu như thế nào, sự hiện ra bất ngờ của Thiên sứ và lời chào mầu nhiệm của Ngài: “Kính chào Bà đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng Bà” (Lc 1, 29), đã khơi dậy nơi Maria nỗi lo sợ mạnh mẽ, kinh ngạc từ mặc khải đầu tiên về căn tính và ơn gọi của Mẹ, Mẹ còn chưa biết đến. Maria cũng như những nhân vật khác trong Thánh Kinh sợ hãi trước mầu nhiệm lời mời gọi của Thiên Chúa, trong khoảnh khắc đặt Mẹ trước một chương trình thật vĩ đại và làm cho Mẹ cảm thấy tất cả sự nhỏ bé và khiêm nhường của một thụ tạo nơi Mẹ. Đọc thấy điều ấy trong sâu thẳm của trái tim Mẹ, Thiên sứ nói: “Đừng sợ!”, Thiên Chúa cũng đọc trong sâu thẳm của chúng ta. Ngài biết rất rõ những thách đố mà chúng ta phải đối diện trong cuộc sống, nhất là khi chúng ta đứng trước những chọn lựa căn bản, từ đó phụ thuộc vào tất cả những gì chúng ta sẽ là và sẽ phải làm trong thế giới này. Là một “cái rùng mình” khi chúng ta đối diện trước những chọn lựa cho tương lai, cho thể trạng của cuộc sống, cho ơn gọi của chúng ta. Trong những khoảnh khắc này chúng ta bị giày vò và chúng ta bị lay động bởi những sợ hãi.
Và chúng con, các bạn trẻ thân mến! Những sợ hãi nào mà chúng con đang có? Chúng con đang lo lắng điều gì trong nơi sâu thẳm nhất của cõi lòng? Một sợ hãi “bên ngoài” tồn tại trong nhiều người chúng con là sợ không được yêu, không được quý mến, không được chấp nhận bởi những điều chúng con đang là. Hôm nay, rất nhiều bạn trẻ có cảm giác phải trở nên khác với điều trong thực tế họ là, trong cố gắng thích ứng với những tiêu chuẩn giả tạo và không thể đạt được. Họ liên tục làm những “hình ảnh chỉnh sửa” của chính hình ảnh thật, ẩn giấu chính mình trong những mặt nạ và những căn tính sai lạc, cho đến khi gần như trở nên “fake” - “giả tạo”. Trong nhiều người có sự ám ảnh của việc phải nhận được con số lớn nhất có thể của “Tôi thích”. Từ cảm xúc không cân xứng này nảy sinh rất nhiều sợ hãi và bất an. Những người khác sợ không có khả năng tìm thấy sự chắc chắn tình cảm và ở lại trong sự đơn độc. Trong rất nhiều người, đứng trước sự không ổn định của công việc, sợ không tìm thấy một công việc chắc chắn vừa ý, sợ không thấy những mơ ước được thực hiện. Chúng là những sợ hãi trong rất nhiều các bạn trẻ hôm nay, cả những người tin và không tin. Ngay cả những người đã đón nhận hồng ân đức tin và tìm kiếm ơn gọi với cả sự đứng đắn, họ cũng không chắc chắn được miễn trừ khỏi những sợ hãi. Một số người suy nghĩ: có lẽ Thiên Chúa đòi hỏi nơi tôi hoặc đòi hỏi hơi tôi quá nhiều; có lẽ rảo khắp mọi nẻo đường Ngài chỉ cho tôi, tôi sẽ không thật sự hạnh phúc hoặc tôi sẽ không lên cao được với những gì tôi muốn. Những người khác họ tự hỏi mình: nếu tôi đi theo con đường mà Thiên Chúa chỉ, ai bảo đảm cho tôi có thể đi đến cùng trọn con đường? Tôi sẽ nản lòng? Tôi sẽ mất đi lòng hăng say? Tôi có khả năng để kiên trì suốt cả đời không?
Những khoảnh khắc trong đó những ngờ vực và sợ hãi ngập tràn trái tim chúng ta, lúc ấy cần sự phân định. Điều đó cho phép chúng ta sắp xếp trật tự trong sự hỗn loạn của những suy nghĩ và cảm xúc để hành xử trong cách thức đúng đắn và thận trọng. Trong hành trình này, bước đầu tiên để vượt qua những sợ hãi là nhận định chúng với sự rõ ràng, để không lại mất thời gian và năng lực lệ thuộc vào con ma vô hình và không chắc chắn. Bởi đó, cha mời gọi tất cả các con nhìn vào nơi sâu thẳm của chính mình và “gọi tên” những sợ hãi của chúng con. Các con hãy tự hỏi chính mình: hôm nay, trong hoàn cảnh cụ thể tôi đang sống, điều gì làm tôi lo lắng, tôi sợ điều gì nhất? Điều gì đang kiềm hãm tôi và cản trở tôi tiến về phía trước? Tại sao tôi không có can đảm để làm những chọn lựa quan trọng mà tôi phải làm? Đừng sợ nhìn những lo sợ của các con với sự trung thực, nhận biết chúng với những nguyên nhân tạo nên và cân nhắc cẩn thận. Kinh Thánh không phủ nhận tình cảm con người về sự sợ hãi cũng như vô vàn nguyên do tạo nên sợ hãi. Abraham đã sợ hãi (x. St 12, 10b), Giacob đã sợ hãi (x. St 31, 31; 32,8) và như thế Mose cũng vậy (x. Xh 2, 14; 17, 4), Phêrô (x. Mt 26, 69 – 75) và các Tông Đồ (x. Mc 4, 38 – 40; Mt 26, 56). Chính Chúa Giêsu, nhưng ở một mức độ không thể thấu hiểu được, Ngài đã cảm nghiệm sự sợ hãi và lo lắng (x. Mt 26, 37; Lc 22, 44).
“Tại sao các con lo sợ như thế? Các con còn chưa có đức tin sao?” (Mc 4, 40). Lời trấn tĩnh này của Chúa Giêsu với các môn đệ làm cho chúng ta hiểu rằng những ngăn trở của đức tin thường không là sự hoài nghi nhưng là sợ hãi. Việc phân định, trong ý nghĩa này, sau khi đã nhận định được những sợ hãi của chúng ta, phải giúp chúng ta vượt qua, mở ra với cuộc sống và đối diện với sự điềm tĩnh những thách đố mà chúng tạo ra. Đặc biệt, đối với chúng ta các Kitô hữu, sợ hãi không phải là lời cuối cùng nhưng là cơ hội để thực hiện hành động của đức tin vào Thiên Chúa… và cũng tin vào cuộc sống! Điều đó nghĩa là tin vào lòng tốt căn nguyên của cuộc sống mà Thiên Chúa đã trao ban cho chúng ta, tín thác rằng Ngài dẫn dắt chúng ta đến một kết cuộc tốt đẹp ngay cả ngang qua những cảnh huống và những thăng trầm thường đối với chúng ta thật nhiệm mầu. Nếu trái lại chúng ta nuôi dưỡng những sợ hãi, giữ nó đóng kín trong chính mình, ngăn lại để phòng thủ chúng ta khỏi tất cả và khỏi mọi người, ở lại trong chính mình như bị tê liệt. Cần phải hành động! Đừng bao giờ đóng chặt trong chính mình! Trong Kinh Thánh chúng ta tìm thấy 365 lần từ ngữ “đừng sợ”, với tất cả sự biến thể của nó. Như đã nói rằng mỗi ngày của một năm Thiên Chúa muốn giải thoát chúng ta khỏi sợ hãi.
Phân định trở nên điều không thể thiếu khi bàn về việc tìm kiếm ơn gọi. Thật vậy, điều này rất nhiều lần không rõ ràng ngay tức khắc hoặc tất cả đều hiển nhiên, nhưng thấu hiểu nó từ từ. Trong trường hợp này, phân định phải làm không được hiểu như một nổ lực cá nhân của sự quan sát và phân tích nội tâm, nơi mục đích là nhận biết tốt hơn những động năng nội tâm của chúng ta để củng cố và đạt đến một sự cân bằng chắc chắn. Trong trường hợp này cá nhân có thể trở nên mạnh mẽ hơn, những dẫu sao đóng kín trong viễn tưởng giới hạn của những khả năng và quan niệm của chính mình. Trái lại ơn gọi là lời mời gọi từ trên cao và phân định trong trường hợp này hệ tại trước hết trong sự thổ lộ với Người Khác đã mời gọi. Vì thế thật cần thiết sự thinh lặng của cầu nguyện để lắng nghe tiếng của Thiên Chúa vang vọng trong lương tâm. Ngài gõ nơi cánh cửa của những trái tim chúng ta như Ngài đã làm với Maria, thao thức thắt chặt tình bạn với chúng ta qua cầu nguyện, nói với chúng ta ngang qua Kinh Thánh, trao tặng cho chúng ta lòng thương xót trong bí tích Giao Hòa, làm một với chúng ta trong Hiệp Thông Thánh Thể.
Nhưng cũng thật quan trọng đối chiếu và đối thoại với những người khác, anh em và chị em của chúng ta trong đức tin, họ có nhiều kinh nghiệm hơn và họ giúp chúng ta nhìn thấy tốt hơn và chọn lựa giữa nhiều quan điểm. Người trẻ Samuel, khi nghe tiếng của Thiên Chúa, không nhận ra tiếng Ngài ngay và ba lần đã chạy đến với thầy Eli, một tư tế già nua, cuối cùng đã đưa ra trả lời đúng để đáp lại tiếng gọi của Thiên Chúa: “Nếu Ngài gọi con, thì hãy nói: lạy Chúa, xin hãy phán vì tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe” (1Sm 3, 9). Trong những ngờ vực của các con, các con biết rằng các con có thể trông cậy vào Giáo Hội. Cha biết rằng có nhiều linh mục tài giỏi, những tu sĩ nam và nữ, những giáo dân, rất nhiều bạn trẻ đến lượt mình, như những người anh và chị lớn hơn trong đức tin có thể đồng hành cùng các con, được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần, họ biết giúp các con giải mã các ngờ vực và đọc kế hoạch ơn gọi cá nhân của các con. “Người khác” không chỉ là hướng dẫn thiêng liêng, mà còn là người giúp ta mở ra với sự phong phú vô tận của cuộc sống mà Thiên Chúa đã trao ban cho chúng ta. Cần thiết mở ra những không gian trong những thành phố và trong các cộng đoàn để lớn lên, để mơ ước, để nhìn đến những chân trời mới! Đừng bao giờ đánh mất cảm giác của việc hưởng một cuộc gặp gỡ, một tình bạn, cảm giác của việc cùng nhau mơ ước, của việc đồng hành cùng nhau. Các Kitô hữu đích thực không sợ mở ra với người khác, chia sẻ không gian cuộc sống biến đổi chúng thành không gian của tình huynh đệ. Chúng con – các bạn trẻ thân mến, các con đừng để cho những ánh sáng của tuổi trẻ bị vùi dập trong bóng tối của một căn phòng đóng kín trong đó duy nhất một cửa sổ để nhìn thế giới là cửa sổ của computer và của smartphone. Hãy mở toang các cánh cửa của cuộc sống các con! Không gian và thời gian của các con được sống với những con người cụ thể, những tương quan sâu sắc, với họ các con có thể chia sẻ những kinh nghiệm đích thực và thực tế của cuộc sống thường ngày.
2. Maria!
“Ta đã gọi con bằng chính tên con” (Is 43,1). Lý do đầu tiên để không sợ hãi là chính việc Thiên Chúa gọi chúng ta bằng tên của mỗi người. Thiên sứ, người mang sứ điệp của Thiên Chúa, đã gọi Maria bằng tên. Trao ban tên gọi chính là việc của Thiên Chúa. Trong công trình sáng tạo, Ngài đã gọi mỗi thụ tạo vào cuộc sống bằng tên của chính nó. Đằng sau cái tên có một căn tính, cái là duy nhất trong mỗi thụ tạo, trong mỗi con người, cái hiện hữu sâu kín ấy chỉ có duy một mình Thiên Chúa biết cho đến tận cùng. Sau đó đặc quyền thiên thánh này đã được san sẻ với con người, Thiên Chúa trao ban việc đặt tên cho các loài vật, chim trời và ngay cả con cái (St 2, 19 – 21; 4,1). Rất nhiều nền văn hóa chia sẻ quan điểm kinh thánh sâu sắc này nhận biết trong mỗi tên một mặc khải của mầu nhiệm sâu sắc hơn cả một cuộc sống, một ý nghĩa của sự hiện hữu
Khi gọi một người bằng tên gọi, Thiên Chúa cũng mặc khải cho người ấy ơn gọi của họ, một kế hoạch của sự thánh thiện và của sự tốt đẹp, ngang qua đó người ấy trở nên qua tặng cho người khác và làm cho người ấy trở nên độc nhất và duy nhất. Và ngay cả khi Thiên Chúa muốn mở rộng ra với các chân trời của cuộc sống, Ngài chọn để trao ban cho người được gọi một tên mới như đã làm với Simon, mà Ngài gọi tên là Phêrô. Từ đó khởi đầu việc sử dụng tên mới khi bước vào một Hội dòng, để chỉ một căn tính mới và một sứ mạng mới. Là một nhân vị cá nhân và duy nhất, lời mời gọi thiêng thánh đòi hỏi nơi chúng ta sự can đảm để giải thoát chúng ta ra khỏi những sức ép đồng nhất hóa của các nơi công cộng, bởi vì cuộc sống của chúng ta thực sự là một hồng ân căn nguyên và có một không hai dành cho Thiên Chúa, cho Giáo Hội và cho người khác.
Chúng con - các bạn trẻ thân mến, bởi vậy được kêu mời với một tên gọi là một dấu chỉ của một nhân phẩm lớn lao của chúng ta trước mắt Thiên Chúa, của tình yêu mến đặc biệt Ngài dành cho chúng ta. Thiên Chúa gọi mỗi người chúng ta với một tên gọi. Các con là “bạn” của Thiên Chúa, rất quý giá trước mắt Ngài, xứng đáng được cảm mến và yêu thương (x. Is 43, 4). Các con hãy đón nhận với niềm vui cuộc đàm đạo này mà Thiên Chúa đã khơi gợi nơi các con, lời mời gọi ấy Ngài hướng về các con, gọi các con từng tên một.
3. Người đã được đẹp lòng Thiên Chúa
Lý do căn bản bởi đó Maria không phải sợ hãi là bởi vì Người đã đầy ân sủng trước mặt Thiên Chúa. Từ “ân sủng” nói với chúng ta về tình yêu nhưng không, không phải là bổn phận. Điều đó củng cố chúng ta biết rằng chúng ta không xứng đáng sự gần gũi và giúp đỡ của Thiên Chúa bởi một “bản lý lịch xuất sắc” đầy những công trạng và thành công! Sứ thần nói với Đức Maria rằng Mẹ đã đẹp lòng Thiên Chúa, không phải trong tương lai. Và cùng một công thức của những lời của Sứ thần làm cho chúng ta hiểu rằng ân sủng thiêng thánh là luôn tiếp tục, không phải là cái gì đó chóng qua hoặc chốc lát và bởi đó không bao giờ vơi đi. Cũng vậy trong tương lai ân sủng của Thiên Chúa luôn luôn có để nâng đỡ chúng ta nhất là trong những khoảnh khắc của thử thách và tăm tối.
Sự hiện hữu liên tục của ân sủng thiêng thánh củng cố chúng ta để chúng ta đón nhận ơn gọi với cả niềm tin cậy, đòi hỏi nơi chúng ta sự dấn thân trung thành để canh tân mọi ngày. Thật vậy, con đường của ơn gọi không thiếu những thập giá: không chỉ là những nghi vấn ban đầu, nhưng còn cả những cám dỗ thường xuyên chúng ta sẽ gặp phải trên suốt cả hành trình. Cảm xúc của việc không là người đồng hành xứng đáng của người môn đệ Đức Kitô cho đến cuối cùng, nhưng biết rằng chúng ta được nâng đỡ bởi ân sủng của Thiên Chúa.
Những lời của Sứ thần đã nói về sợ hãi của con người sẽ tan biến mất với sức mạnh của tin tốt lành mà những lời ấy mang đến cho chúng ta: cuộc sống của chúng ta cũng không phải là ngẫu nhiên và cũng không là cuộc chiến để sống sót, nhưng mỗi chúng ta là một lịch sử được yêu mến từ Thiên Chúa. “Được đẹp lòng Thiên Chúa” nghĩa là Đấng Tạo Hóa nhận thấy vẻ đẹp duy nhất của chính căn tính chúng ta và Ngài có một kế hoạch tuyệt vời cho sự hiện hữu của chúng ta. Sự hiểu biết này không giải quyết cách chắc chắn tất cả những vấn đề hoặc không cất đi tất cả những bất an của cuộc sống, nhưng có sức mạnh biến đổi nó trong sâu thẳm. Không biết ngày mai hạn chế chúng ta, đó không phải là một đe dọa tối tăm cần phải sống sót, nhưng là thời gian thuận lợi được trao ban cho chúng ta để sống tính độc nhất của ơn gọi cá nhân và chia sẻ nó cho anh chị em chúng ta trong Giáo Hội và trong thế giới.
4. Can đảm trong hiện tại
Từ sự chắc chắn rằng ân sủng của Thiên Chúa ở với chúng ta phát xuất ơn can đảm trong hiện tại: can đảm để mang về phía trước điều mà Thiên Chúa muốn chúng ta bây giờ và ở đây, trong mỗi môi trường của cuộc sống; can đảm để đón nhận ơn gọi mà Thiên Chúa tỏ ra cho chúng ta; can đảm để sống niềm tin của chúng ta không che giấu hoặc không hạ thấp.
Đúng vậy, khi chúng ta mở lòng ra với ân sủng của Thiên Chúa, thật khó trở nên thực tế. “Nếu Thiên Chúa ở với chúng ta, ai sẽ chống nổi chúng ta?” (Rm 8,31). Ân sủng Thiên Chúa chạm đến hôm nay của cuộc sống chúng ta, các con hãy đón nhận như chúng con là với tất cả sợ hãi và giới hạn của các con, nhưng cũng mặc khải những kế hoạch kỳ diệu của Thiên Chúa! Các bạn trẻ thân mến, các con cần cảm thấy rằng có ai đó tín nhiệm nơi chúng con: các con hãy biết rằng Đức Thánh Cha tín nhiệm các con, Giáo Hội tín nhiệm các con! Và các con, các con hãy tín nhiệm Giáo Hội!
Một công việc rất quan trọng đã được trao phó cho cô gái Maria bởi vì là một người trẻ. Các bạn trẻ! chúng con có sức mạnh, trải qua một giai đoạn của cuộc sống trong đó không thiếu những năng lực chắc chắn. Các con hãy dùng sức mạnh này và những năng lực này để cải thiện thế giới, bắt đầu từ thực tại gần nhất với chúng con. Cha mong ước rằng trong Giáo Hội các con được trao phó những trách nhiệm quan trọng, có sự can đảm để trao cho các con những không gian; và các con hãy chuẩn bị chính mình để đảm nhận những trách nhiệm này.
Cha còn mời gọi các con hãy chiêm ngắm tình yêu của Maria: một tình yêu ân cần, năng động và cụ thể. Một tình yêu đầy can đảm và tất cả nhắm tới quà tặng của chính mình. Giáo Hội lan tỏa khắp nơi từ phẩm chất Maria này sẽ luôn là một Giáo Hội ra đi, vượt lên những giới hạn và ranh giới để làm ngập tràn khắp nơi ân sủng đã được đón nhận. Nếu chúng ta để mình được tiêm nhiễm từ gương mẫu của Mẹ Maria chúng ta sẽ sống cách rất cụ thể đức ái ấy thúc đẩy chúng ta yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự và trên cả chính chúng ta, yêu mến những người với họ chúng ta chia sẻ cuộc sống thường ngày. Và chúng ta sẽ yêu mến những ai chúng ta cảm thấy dường như ít được yêu mến. Là một tình yêu làm cho chúng ta phục vụ và dâng hiến, trên hết hướng về những người yếu kém hơn và những người nghèo hơn, điều đó biến đổi khuôn mặt chúng ta và lấp đầy chúng ta bằng niềm vui.
Cha muốn kết thúc ở đây với những lời của Thánh Bernardo trong một bài giảng rất nổi tiếng của Ngài về mầu nhiệm Truyền Tin, những lời bày tỏ sự chờ đợi của cả nhân loại nơi đáp trả của Maria: “Ngài đã nghe, thưa Trinh Nữ, Mẹ sẽ thụ thai và cưu mang một người con; Trinh Nữ đã nghe rằng điều đó không phải là công trình của con người, mà là tuyệt tác của Chúa Thánh Thần. Sứ thần chờ đợi lời đáp trả; […] chúng con cũng chờ đợi, lạy Đức Nữ Trinh, một lời của lòng trắc ẩn. […] Bởi lời đáp trả ngắn ngủi của Ngài chúng con phải được đổi mới và được lại mời gọi vào trong cuộc sống. […] Toàn thế giới đang chờ đợi, mệt lử bên đầu gối Mẹ […], Lạy Đức Trinh Nữ, hãy trả lời thật sớm” (Om 4, 8; opera Omnia, ed. Cristerc. 4, 1966, 53 – 54).
Các con - những người trẻ rất thân mến, Thiên Chúa, Giáo Hội, thế giới chờ đợi sự đáp trả của chúng con với lời mời gọi duy nhất mà mỗi chúng con đều có trong cuộc sống này! Trong khi gần đến Đại hội Giới Trẻ Thế Giới ở Panamá cha mời các con hãy chuẩn bị cho cuộc hẹn của chúng ta với niềm vui và nhiệt huyết vủa những ai muốn tham dự sự kiện lớn lao này. Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới (GMG) là dành cho những người can đảm! Không dành cho các bạn trẻ chỉ tìm kiếm sự tiện nghi và những ai thu mình lại đằng sau trước những khó khăn. Các con có đón nhận thách đố không?
Từ Vatican, ngày 11 tháng 02 năm 2018
Chúa Nhật thứ VI Thường Niên
Kính nhớ Đức Mẹ Lộ Đức
Phanxico
Ý kiến bạn đọc