banner_nha dong

Cam Hòa – Cam Lâm – Khánh Hòa – Đt 0258 3863020 – Email: websitemtgnt@gmail.com

CHÚNG TA CẦN THẤY NGÀI, ĐỤNG CHẠM ĐẾN NGÀI ĐỂ TIN NGÀI

Đăng lúc: Thứ năm - 09/11/2017 03:57 - Người đăng bài viết: menthanhgia
CHÚNG TA CẦN THẤY NGÀI, ĐỤNG CHẠM ĐẾN NGÀI ĐỂ TIN NGÀI

CHÚNG TA CẦN THẤY NGÀI, ĐỤNG CHẠM ĐẾN NGÀI ĐỂ TIN NGÀI

Bài Giáo Lý về Thánh Thể và Thánh Lễ của Đức Thánh Cha Phanxico tại buổi yết kiến chung thứ tư hằng tuần ở quãng trường Thánh Phêrô, Roma

THÁNH LỄ - DẪN NHẬP

Anh chị em thân mến, chào buổi sáng!
Chúng ta bắt đầu hôm nay một chủ đề mới của Giáo Lý, hướng cái nhìn về “trái tim” của Giáo Hội, nghĩa là Thánh Thể. Là nền tảng đối với chúng ta, các Kitô hữu hiểu thấu đáo giá trị và ý nghĩa của Thánh Lễ, để sống luôn luôn tròn đầy hơn nữa mối tương quan của chúng ta với Thiên Chúa.

Chúng ta không thể lãng quên con số rất lớn các Kitô hữu trên toàn thế giới, trong 2000 ngàn năm lịch sử đã đấu tranh đến chết để bảo vệ Thánh Thể, và còn rất nhiều người hôm nay, họ đánh liều cuộc sống để tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật. Trong năm 304, trong thời bách hại của Diocleziano, một nhóm các Kitô hữu Bắc Phi đã bị bắt quả tang đang cử hành Thánh Lễ trong một ngôi nhà và họ đã bị bắt. Thống đốc La Mã, trong một cuộc tra hỏi, hỏi các Kitô hữu tại sao cử hành Thánh Lễ, nên biết rằng thời đó hoàn toàn bị ngăn cấm. Họ đã trả lời: “Không có ngày Chúa Nhật chúng tôi không thể sống”, điều đó muốn nói gì: nếu chúng tôi không thể cử hành Thánh Thể, chúng tôi không thể sống, đời sống Kitô hữu của chúng tôi sẽ chết.
Thật vậy, Đức Giêsu đã nói với các môn đệ: “Nếu các con không ăn Thịt Con Người và không uống Máu của Người, các con sẽ không có sự sống trong mình. Ai ăn Thịt Tôi và uống Máu Tôi thì có sự sống đời đời và Tôi sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau hết” (Ga 6, 53 – 54).

Các Kitô hữu Phi châu ấy đã bị giết vì cử hành Thánh Lễ. Họ đã để lại một chứng từ rằng người ta có thể từ bỏ sự sống của mình vì Thánh Thể, bởi vì Thánh Thể trao ban sự sống đời đời, làm cho chúng ta tham dự vào chiến thắng của Đức Kitô trên cái chết. Dấu chứng ấy tra vấn tất cả chúng ta và đòi hỏi nơi chúng ta một câu trả lời cái gì là ý nghĩa đối với mỗi chúng ta dự phần vào Hy Tế của Thánh Lễ và tham dự Bàn Tiệc của Thiên Chúa. Chúng ta có đang đi tìm nguồn suối “vọt ra nước hằng sống” cho sự sống đời đời? Điều làm cho cuộc sống chúng ta thành một hy tế thiêng liêng của chúc tụng và tạ ơn và làm cho chúng ta trở nên một thân thể với Đức Kitô? Đây là ý nghĩa sâu sắc nhất của Thánh Thể, “tạ ơn” là gì: tạ ơn Thiên Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, Ngài liên kết chúng ta và thánh hóa chúng ta trong sự hiệp thông của Ngài và trong tình yêu.

Trong những giờ Giáo Lý tới tôi muốn đưa ra trả lời cho một số câu hỏi quan trọng về Thánh Thể và Thánh Lễ, để tái khám phá hoặc khám phá như thế nào ngang qua mầu nhiệm đức tin này rực sáng tình yêu của Thiên Chúa.

Công đồng Vatican II một cách mạnh mẽ được truyền sức sống từ thao thức dẫn đưa các Kitô hữu đến việc thấu hiểu sự vĩ đại của đức tin và vẻ đẹp của việc gặp gỡ Thiên Chúa. Bởi lý do đó điều cần thiết trước nhất, với sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, phải thực hiện một cuộc canh tân Phụng Vụ thích đáng, bởi vì Giáo Hội một cách liên tục sống bởi Phụng Vụ và canh tân nhờ Phụng Vụ.

Đề tài trọng tâm mà các Nghị Phụ Công đồng đã nhấn mạnh là giáo dục Phụng Vụ cho các tín hữu, điều không thể thiếu được cho một canh tân thực sự. Chính điều ấy mục đích của kỳ Giáo Lý mà chúng ta bắt đầu hôm nay là: lớn lên trong nhận thức về hồng ân cao cả Thiên Chúa trao ban cho chúng ta trong Thánh Thể.

Thánh Thể là một biến cố kỳ diệu trong đó Đức Giêsu Kitô, sự sống của chúng ta, hiện diện. Tham dự Thánh Lễ là “sống một lần nữa cuộc thương khó và cái chết cứu độ của Thiên Chúa”. Là một cuộc thần hiển: Thiên Chúa hiện diện trên bàn thờ để được dâng hiến cho Thiên Chúa Cha để cứu độ thế giới” (trích trong bài giảng lễ, bài nhà nguyện Thánh Matta, ngày 10. 2. 2014). Thiên Chúa ở đó với chúng ta, hiện diện. Rất nhiều lần chúng ta đến Thánh Lễ, nhìn mọi thứ, tán gẫu trong khi linh mục cử hành Thánh Lễ… và không cử hành gần Ngài. Nhưng là Thiên Chúa! Nếu hôm nay một tổng thống của một nước cộng hòa nào đó đến đây hay một vài nhân vật rất quan trọng trên thế giới, chắc chắn là tất cả chúng ta sẽ đến đây gần ông, muốn chào ông. Nhưng hãy nghĩ xem: khi bạn đến Thánh Lễ, ở đó có Thiên Chúa! Và bạn lơ đễnh không chú ý. Là Thiên Chúa! Chúng ta phải nghĩ đến điều này. “Thưa cha, các Thánh Lễ chán lắm” -  “nhưng bạn nói gì, Thiên Chúa chán ngấy à?” – “Không, không, Thánh Lễ không chán mà các linh mục” – “À, các linh mục họ sẽ biến đổi, nhưng Thiên Chúa ở đó! Các bạn hiểu không? Đừng quên điều này. “Tham dự Thánh Lễ là sống một lần nữa cuộc thương khó và cái chết cứu độ của Thiên Chúa”.

Bây giờ chúng ta thử đặt ra cho chính mình một vài câu hỏi đơn giản. Ví dụ, tại sao chúng ta làm Dấu Thánh Giá và cử chỉ sám hối đầu Thánh Lễ? Ở đây tôi muốn mở một dấu ngoặc. Các bạn có thấy các trẻ em làm Dấu Thánh Giá thế nào không? Bạn không biết chúng làm gì, làm Dấu Thánh Giá hay vẽ một cái gì đó. Chúng làm như thế này, một cử chỉ lộn xộn. Cần phải dạy cho các em nhỏ làm tốt Dấu Thánh Giá. Thánh Lễ bắt đầu như thế, như thế bắt đầu cuộc sống và như thế bắt đầu ngày sống. Điều này muốn nói rằng chúng ta được cứu chuộc bằng Thập Giá của Đức Kitô. Các bạn hãy nhìn các em và dạy cho chúng làm tốt Dấu Thánh Giá.

Và những Bài Đọc trong Thánh Lễ, tại sao phải đọc? Tại sao đọc ba bài trong Thánh Lễ Chúa Nhật và các ngày khác chỉ đọc hai? Tại sao đọc, ý nghĩa của các Bài Đọc trong Thánh Lễ là gì? Tại sao đọc, liên quan gì? Cũng vậy, trong một khoảnh khắc xác định, linh mục chủ tế Thánh Lễ nói rằng: “Hãy nâng tâm hồn lên”. Không nói rằng “Hãy nâng cao các điện thoại của chúng ta lên để chụp hình”. Không, đây là một điều rất xấu! và tôi nói với các bạn rằng, điều đó làm cho tôi rất buồn khi tôi cử hành Thánh Lễ ở đây tại quãng trường hay bên trong Đền Thánh và tôi thấy nhiều chiếc điện thoại giơ lên, không chỉ các tín hữu thôi đâu, cả một vài linh mục và cả một vài Giám Mục nữa. Nhưng làm ơn! Thánh Lễ không phải là một cuộc biễu diễn: là đi để gặp cuộc thương khó và sự phục sinh của Đức Kitô. Bởi đó mà linh mục nói “Hãy nâng tâm hồn lên”. Điều này muốn nói gì? Các bạn hãy nhớ điều này: không có điện thoại chụp hình trong Thánh Lễ.
Thật quan trọng quay lại với nền tảng, khám phá lại điều thiết yếu nhất, qua đó chúng ta đụng chạm và thấy trong cử hành các Bí Tích. Câu hỏi của Thánh Tông Đồ Tôma (x. Ga 20, 25), để có thể thấy và đụng chạm đến những vết thương nơi các lỗ đinh trong thân thể của Đức Kitô, là khao khát có thể trong một cách thức nào đó “đụng chạm” Thiên Chúa để tin Ngài. Điều mà Thánh Tôma xin Chúa là điều tất cả chúng ta cần đến: thấy Ngài, đụng chạm Ngài để có thể nhận ra Ngài. Các Bí Tích đáp trả đòi hỏi này của con người. Các Bí Tích và cử hành Thánh Lễ trong cách thức đặc biệt là dấu chỉ của tình yêu Thiên Chúa, những con đường ưu việt để gặp gỡ giữa chúng ta với Thiên Chúa.

Như vậy, ngang qua các bài Giáo Lý này mà chúng ta bắt đầu hôm nay, tôi muốn cùng với các bạn khám phá lại vẻ đẹp ẩn giấu trong cử hành Thánh Thể và một lần được vạch ra, trao ban ý nghĩa tròn đầy cho cuộc sống của mỗi chúng ta. Xin Đức Mẹ đồng hành cùng chúng ta trong đoạn đường mới này. Cám ơn tất cả. 
Tác giả bài viết: MTG Nha Trang chuyển ngữ
Nguồn tin: w2.vatican.va
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc