banner_nha dong

Cam Hòa – Cam Lâm – Khánh Hòa – Đt 0258 3863020 – Email: websitemtgnt@gmail.com

Chúng ta rời khỏi nhà thờ sau Thánh Lễ để mang chúc lành của Thiên Chúa vào trong cuộc sống hằng ngày

Đăng lúc: Thứ năm - 05/04/2018 06:20 - Người đăng bài viết: menthanhgia
Chúng ta rời khỏi nhà thờ sau Thánh Lễ để mang chúc lành của Thiên Chúa vào trong cuộc sống hằng ngày

Chúng ta rời khỏi nhà thờ sau Thánh Lễ để mang chúc lành của Thiên Chúa vào trong cuộc sống hằng ngày

Bài Giáo Lý về Thánh Lễ của Đức Thánh Cha Phanxico trong buổi triều yết chung tại quãng trường Thánh Phêrô, thứ tư ngày 4 tháng 4 năm 2018

Anh chị em thân mến, chào buổi sáng và chúc mừng Phục Sinh!
Các bạn thấy đó hôm nay có nhiều hoa, những cánh hoa nói lên niềm vui và sự hân hoan. Trong một số nơi Phục Sinh cũng được gọi là “nở hoa Phục Sinh” bởi vì đã nở ra Đức Kitô Phục Sinh: là cánh hoa mới; nở ra sự công chính của chúng ta; nở ra sự thánh thiện của Giáo Hội. Bởi đó, những cánh hoa là niềm vui của chúng ta. Suốt cả một tuần chúng ta mừng lễ Phục Sinh. Và bởi điều đó, một lần nữa, chúng ta chúc mừng Phục Sinh cho nhau. chúng ta cùng nhau nói: Chúc mừng Phục Sinh. Tôi cũng muốn nói chúc mừng Phục Sinh đến Đức Thánh Cha Benedetto XVI kính yêu, ngài đã từng là Giám Mục của Roma đang theo dõi truyền hình. Tất cả chúng ta hãy cùng nhau nói với Đức Thánh Cha Benedetto: Chúc mừng Phục Sinh và một tràng pháo tay thật lớn.

Với buổi giáo lý hôm nay chúng ta kết thúc loạt bài giáo lý về Thánh Lễ, là cuộc tưởng niệm, nhưng không chỉ như là một hoài niệm, chúng ta sống lại Cuộc Thương Khó và sự Phục Sinh của Đức Kitô. Lần trước chúng ta đã nói đến Hiệp Lễ và lời nguyện sau Hiệp Lễ; sau lời nguyện này, Thánh Lễ kết thúc với phép lành được ban từ linh mục và giải tán dân chúng (Cfr. Ordinamento Generale del Messale Romano, 90). Như đã được khởi đầu với Dấu Thánh Giá, nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, và còn nữa trong danh của Ba Ngôi Thánh Lễ được kết thúc, nghĩa là hoạt động phụng vụ.

Tuy nhiên, chúng ta biết rõ rằng trong khi Thánh Lễ kết thúc mở ra sự dấn thân làm chứng nhân của người Kitô hữu. Các Kitô hữu không đến Thánh Lễ để làm bổn phận trong tuần, sau đó rồi quên, không. Các Kitô hữu đến Thánh Lễ để tham sự vào cuộc Thương Khó và Phục sinh của Đức Kitô và hơn nữa sống như những Kitô hữu: mở ra dấn thân làm chứng nhân Kitô. Chúng ta rời khỏi nhà thờ để “đi trong bình an” để mang chúc lành của Thiên Chúa vào trong những họat động thường ngày, trong nhà của chúng ta, trong mỗi trường làm việc, giữa những lo lắng của cuộc sống, “chúc tụng Thiên Chúa bằng cuộc sống của chúng ta”. Nhưng nếu chúng ta ra khỏi nhà thờ và tán gẫu với nhau và nói: “Nhìn người này, nhìn người kia…” với cái lưỡi thật dài, Thánh Lễ không đi vào trong tim chúng ta. Tại sao? Bởi vì tôi không có khả năng sống chứng nhân Kitô. Mỗi lần tôi bước ra khỏi Thánh Lễ, tôi phải bước ra tốt hơn lúc tôi bước vào, có sức sống hơn, mạnh mẽ hơn, muốn làm chứng nhân Kitô hơn. Ngang qua Thánh Thể Chúa Kitô đi vào trong chúng ta, trong trái tim chúng ta và trong xương thịt chúng ta, để chúng ta có thể “cảm nghiệm trong cuộc sống bí tích được đón nhận trong đức tin” (Messale romano, Colletta del lunedì del Ottava di Pasqua: Sách Lễ Roma, Lời nguyện nhập lễ thứ Hai tuần Bát Nhật Phục Sinh).

Từ cử hành đến cuộc sống, bởi vậy, ý thức rằng Thánh Lễ sẽ hoàn thành trong những lựa chọn cụ thể của những ai làm cho mình tham dự vào những mầu nhiệm của Đức Kitô. Chúng ta đừng quên rằng chúng ta cử hành Thánh Lễ học trở nên những người nam và người nữ thánh thể. Điều đó có nghĩa gì? Nghĩa là để hành xử Đức Kitô hành xử trong những việc làm của chúng ta. Đây là sự thánh thiện: làm như Đức Kitô đã làm là sự thánh thiện Kitô giáo. Thánh Phaolo đã thốt lên điều đó, nói về đồng hình đồng dạng với Đức Kitô, Ngài nói rằng: “Tôi chịu đóng đinh vào thập giá với Đức Kitô và tôi sống không còn là tôi sống nữa mà là Đức Kitô sống trông tôi. Và cuộc sống này, tôi sống trong thân xác, tôi sống trong nièm tin vào Con Thiên Chúa, Ngài đã yêu thương tôi và trao hiến chính mình vì tôi” (Gal 2, 19 – 20). Đây là chứng nhân Kitô. Kinh nghiệm của Thánh Phaolo cũng soi sáng chúng ta, trong chừng mực trong đó chúng ta chết đi ích kỷ của chúng ta, nghĩa là làm chết đi những gì đối nghịch với Tin Mừng và với tình yêu của Đức Kitô, tạo trong chúng ta một không gian tốt hơn cho quyền năng của Thánh Thần Ngài. Các Kitô hữu là những người nam và nữ để mở rộng tâm hồn với sức mạnh của Chúa Thánh Thần, sau khi đã lãnh nhận Mình và Máu Chúa Kitô. Các con hãy để mình được mở rộng tâm hồn! Đừng để tâm hồn chật hẹp và đóng kín như thế, nhỏ bé, kích kỷ, đừng! Những tâm hồn rộng mở, những tâm hồn lớn lao, với những viễn tượng lớn lao… Hãy để tâm hồn rộng mở với sức mạnh của Chúa Thánh Thần, sau khi đón nhận Mình và Máu Chúa Kitô.

Bởi vì sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô trong trong Bánh được thánh hiến không kết thúc với Thánh Lễ (x. Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, s. 1374). Thánh Thể được lưu giữ nhà tạm cho việc Rước Lễ của các bệnh nhân và để thờ phượng Thiên Chúa thinh lặng trong Bí Tích cực thánh; sự thờ phượng thánh thể ngoài Thánh Lễ, là hình thức thờ phượng vừa cá nhân vừa cộng đoàn, quả thực giúp chúng ta ở lại trong Chúa Kitô (x. như trên, s. 1378 – 1380).

Vì thế, hoa trái của Thánh Lễ hệ tại ở việc trưởng thành trong cuộc sống mỗi ngày. Chúng ta có thể nói thế này, có thể lấy hình ảnh: Thánh Lễ như hạt, hạt lúa mì trong cuộc sống hằng ngày lớn lên, lớn lên và trưởng thành trong những việc làm tốt, trong những thái độ làm cho chúng ta đồng hình đồng dạng với Đức Kitô. Vì thế, hoa trái của Thánh Lễ nhắm đến việc trưởng thành trong cuộc sống mỗi ngày. Thực vậy, lớn lên sự kết hợp của chúng ta với Đức Kitô, Thánh Thể làm mới lại ân sủng mà Chúa Thánh Thần trao ban cho chúng ta trong bí tích Thánh Tẩy và trong bí tích Thêm Sức để trở nên đáng tin chứng nhân Kitô của chúng ta (x. như trên, s. 1391 – 1392).

Còn nữa, lớn lên trong trái tim chúng ta đức ái thiêng thánh, Thánh Lễ làm gì? Tách chúng ta khỏi tội lỗi: “Chúng ta càng dự phần vào cuộc sống của Đức Kitô và chúng ta tiến hơn nữa trong tình bạn của Ngài, thì càng khó tách rời chúng ta khỏi Ngài với tội chết muôn đời” (như trên, s. 1935).

Đều đặn tham dự Bàn Tiệc Thánh Thể canh tân, tăng thêm và đào sâu mối tương quan với cộng đoàn Kitô hữu ở đó chúng ta tham dự, theo nền tảng căn bản rằng Thánh Thể xây dựng Giáo Hội (x. như trên, s. 1936), nối kết tất cả chúng ta.

Cuối cùng, tham dự Thánh Thể chúng ta dấn thân khi đối diện với người khác, đặc biệt là người tội lỗi, dạy chúng ta vượt qua từ xương thịt của Đức Kitô đến xương thịt của anh chị em mình, trong những người anh chị em đó Ngài đợi chúng ta nhận biết, phục vụ, tôn trọng và yêu mến (x. như trên, s. 1937).

Mang kho tàng của sự kết hiệp với Đức Kitô trong những bình cụ thể (x. 2, Cor 4,7), chúng ta tiếp tục cần quay trở lại bàn thánh, cho đến khi, trên thiên đàng, chúng ta cảm nếm cách tròn đầy hạnh phúc của bàn tiệc cưới Con Chiên (x. Kh 19,9).

Chúng ta tạ ơn Chúa về hành trình tái khám phá về Thánh Lễ mà Ngài đã ban cho chúng ta cũng nhau hoàn thành và chúng ta để mình được lôi kéo với niềm tin được canh tân với cuộc gặp gỡ thật sự này với Đức Kitô, đã chết và sống lại vì chúng ta, người đồng thời của chúng ta. Và cuộc sống của chúng ta như thế luôn nở hoa, như Phục Sinh, với những cánh hoa hy vọng, của đức tin và của những việc làm tốt mà chúng ta luôn tìm thấy sức mạnh nơi Thánh Thể, trong sự kết thiệp với Chúa Kitô. Chúc mừng Phục Sinh tất cả!

















































Tác giả bài viết: MTG Nha Trang chuyển ngữ
Nguồn tin: w2.vatican.va
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc