banner_nha dong

Cam Hòa – Cam Lâm – Khánh Hòa – Đt 0258 3863020 – Email: websitemtgnt@gmail.com

NIỀM HY VỌNG KITÔ GIÁO: CÙNG ĐÍCH CỦA NIỀM HY HỌNG CỦA CHÚNG TA

Đăng lúc: Thứ tư - 25/10/2017 11:28 - Người đăng bài viết: menthanhgia
NIỀM HY VỌNG KITÔ GIÁO: CÙNG ĐÍCH CỦA NIỀM HY HỌNG CỦA CHÚNG TA

NIỀM HY VỌNG KITÔ GIÁO: CÙNG ĐÍCH CỦA NIỀM HY HỌNG CỦA CHÚNG TA

Bài Giáo Lý của Đức Thánh Cha Phanxico trong buổi yết kiến chung tại quãng trường Thánh Phêrô, thứ 4 ngày 25.10.2017 * Khánh thành hang đá và cây thông Noel 2017
Anh chị em thân mến, chào buổi sáng!
Đây là buổi Giáo Lý cuối cùng về đề tài niềm hy vọng Kitô giáo, đồng hành với chúng ta từ khi khởi đầu năm Phụng Vụ. Và tôi sẽ kết thúc nó, nói về thiên đàng như cùng đích của niềm hy vọng của chúng ta.

“Thiên đàng” là lời được loan báo cuối cùng từ Chúa Giêsu trên Thập Giá, hướng về người trộm lành. Chúng ta hãy dừng lại một chút trong bối cảnh này. Trên thập giá, Chúa Giêsu không là một mình. Bên cạnh Ngài, bên trái và bên phải, có hai kẻ gian. Có lẽ, đi ngang qua ba cây thập giá được gương cao ấy một ai đó đã thở dài, nghĩ rằng cuối cùng những tên như thế cũng đi đến cái chết đúng đắn.  

Bên cạnh Chúa Giêsu cũng có một hối nhân: một người nhận biết mình đáng chịu hình phạt khủng khiếp như thế. Chúng ta gọi anh ta là người trộm lành, người ấy đối lập với người bên cạnh, anh nhận rằng: Chúng ta phải chịu thế này là xứng đáng với những gì chúng ta đã làm (x., Lc 23, 41).

Trên đồi Calvario, trong thứ sáu bi thương và thánh thiêng ấy, Chúa Giêsu đạt đến tận cùng sự nhập thể của Ngài, đạt đến tận cùng sự liên đới với tội lỗi của chúng ta. Ở đó Ngài thực hiện điều mà ngôn sứ Isaia đã nói về Người Tôi Trung đau khổ rằng “Ngài đã bị liệt vào hàng tội nhân” (Is 53, 12; x., Lc 23, 37).

Ở đó, trên đồi Calvario Chúa Giêsu có một cuộc hẹn cuối cùng với một tội nhân, cũng để mở toang cho anh cánh cửa Vương Quốc của Ngài. Điều này thật thú vị: là lần cuối cùng từ “thiên đàng” xuất hiện trong Tin Mừng. Chúa Giêsu hứa thiên đàng cho “tên satan nghèo nàn” mà trên cây gỗ thập giá anh ta can đảm hướng về Chúa Giêsu những lời cầu xin khiêm nhường nhất: “Xin hãy nhớ đến tôi khi Ngài vào Nước của Ngài” (Lc 23, 42). Anh không có những công trình tốt lành, anh không có gì, nhưng anh tín thác vào Chúa Giêsu, nhận biết Ngài là người vô tội, tốt lành khác xa với anh ta (c. 41). Chỉ cần lời thống hối khiêm nhường như thế đủ để đánh động trái tim của Chúa Giêsu.

Anh trộm lành làm cho chúng ta nhớ lai điều kiện thật sự của chúng ta trước Thiên Chúa: chúng ta là con cái của Ngài, mà Ngài đã động lòng trắc ẩn vì chúng ta, Ngài dường như bị tước mất vũ khí khi chúng ta bày tỏ cho Ngài sự hối tiếc của chúng ta và sự thiếu vắng tình thương của Ngài. Trong những phòng bệnh hoặc trong những xà lim của nhà tù phép lạ này vẫn tiếp tục diễn ra nhiều lần vô số kể: không có người, bởi bao nhiêu điều tồi tệ đã sống, mà ở lại trong sự thất vọng và bị ngăn cấm ân sủng. Trước mặt Thiên Chúa chúng ta hiện diện tất cả một đôi tay trống rỗng, một chút giống như người thu thuế của dụ ngôn đã dừng lại cầu nguyện xa xa tận cuối đền thờ (x. Lc 18,13). Và mỗi lần một người làm xét mình cuối cùng của cuộc sống, khám phá ra rằng những thiếu hụt vượt lên rất nhiều những việc tốt đã làm, không phải nản lòng, nhưng hãy tín thác vào lòng thương xót của Thiên Chúa. Và điều này mang lại cho chúng ta niềm hy vọng, điều này mở trái tim chúng ta!

Thiên Chúa là Cha, tận cùng trong chờ đợi sự trở về của chúng ta. Và với người con hoang đàng trở về, xưng thú tất cả những lỗi lầm của mình, Người Cha đã khép miệng anh lại với vòng tay ôm choàng anh vào lòng (x. Lc 15, 20). Đó là Thiên Chúa: Ngài yêu chúng ta!

Thiên đàng không phải nơi chốn hoang tưởng, cũng không phải là khu vườn huyền bí. Thiên đàng là vòng tay với Thiên Chúa, Tình Yêu không cùng và chúng ta đi vào đó nhờ Đức Giêsu Kitô, Người đã chịu chết trên thập giá vì chúng ta. Ở đâu có Chúa Giêsu, ở đó có lòng thương xót và hạnh phúc, không có Ngài ở đó lạnh lẽo và đầy bóng tối. Trong giờ chết, người Kitô hữu lặp lại với Chúa Giêsu: “Xin hãy nhớ đến con”. Và ngay cả có lẽ khi không một ai nhớ đến chúng ta, Chúa Giêsu ở đó bên cạnh chúng ta. Ngài muốn mang chúng ta đến một nơi tồn tại đẹp nhất. Ngài mang chúng ta đến đó với ít hay nhiều điều tốt lành mà chúng ta có trong cuộc đời mình, bởi vì không gì mất đi tất cả những gì Ngài đã cứu chuộc. Và trong ngôi nhà Cha cũng sẽ mang tất cả những gì trong chúng ta còn cần cứu chuộc: những khiếm khuyết và lầm lỗi của cả một cuộc sống. Và đây là cùng đích của sự hiện hữu của chúng ta: tất cả hoàn tất và được biến đổi trong tình yêu.

Nếu chúng ta tin điều này, cái chết không làm cho chúng ta sợ hãi và có thể chúng ta cũng biết rời khỏi thế giới này một cách bình an, với đầy niềm tín thác. Ai nhận biết Đức Giêsu, không sợ hãi gì nữa. Và chúng ta cũng có thể lặp lại lời của cụ già Simeon, ông cũng được chúc phúc từ cuộc gặp gỡ với Đức Kitô, sau cuộc sống trần thế hao mòn trong chờ đợi: “Giờ đây, xin để tôi tớ Ngài được ra đi bình yên, theo lời Ngài đã hứa, bởi vì chính mắt con đã thấy ơn cứu độ của Ngài” (Lc 2,29 – 30).

Và trong khoảnh khắc ấy, cuối cùng, chúng ta không cần gì nữa, chúng ta sẽ không thấy nữa trong cách thức lộn xộn. Chúng ta không còn khóc lóc nữa một cách vô ích, bởi vì tất cả đã qua đi, cả những tiên báo, cả sự hiểu biết. Nhưng tình yêu thì không, tình yêu ở lại. Bởi vì “đức ái không bao giờ kết thúc” (x. 1Cr 13, 8).


 
Khánh thành hang đá và cây thông Noel 2017
Theo thông báo của Tòa thánh, hang đá 2017 sẽ được khánh thành và thắp sáng cây thông Giáng Sinh vào ngày 7 tháng 12 tới với một nghi thức ngắn vào lúc 16h30’. Theo truyền thống thì hang đá và cây thông sẽ mở cho đến ngày lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa kết thúc mùa Giáng Sinh trong Phụng Vụ.

Hang đá năm nay được dâng cúng bởi vùng Abbazia di Montevergine, tác phẩm nghệ thuật được thực hiện trong phong cách của thế kỷ 18 theo truyền thống cổ nhất của Napoli (miền Nam nước Ý). Hang đá được xây dựng với diện tích rộng 80m2, chiều cao tối đa 7m. Những tác phẩm nghệ thuật được gợi hứng từ lòng thương xót và được trình bày với 20 nhân vật, chiều cao trong vòng 2m được đúc bằng đất đỏ nhiều màu, mắt bằng thủy tinh và quần áo bằng vải dệt.

Cây thông năm nay sẽ được tổng Giáo phận Elk, Ba Lan tặng, cao 28m, tán rộng 10m, được chặt trong rừng địa phương.

Trang trí được trao phó cho các nghệ nhân đặc biệt “những trẻ em được chăm sóc trong những khoa ung thư của một vài bệnh viện ở Ý”.
 























 
Tác giả bài viết: MTG Nha Trang chuyển ngữ
Nguồn tin: w2.vatican.va
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc