banner_nha dong

Cam Hòa – Cam Lâm – Khánh Hòa – Đt 0258 3863020 – Email: websitemtgnt@gmail.com

NGẠC NHIÊN NHƯ CON TRẺ

Đăng lúc: Thứ hai - 05/03/2018 02:43 - Người đăng bài viết: menthanhgia
NGẠC NHIÊN NHƯ CON TRẺ

NGẠC NHIÊN NHƯ CON TRẺ

Sự ngạc nhiên là trọng tâm mọi lời khẩn nguyện và thờ phượng.

Mấy năm trước, tờ Chicago Tribune (Diễn đàn Chicago) có đăng bài viết của Amelia Bahl nhân đề: “Đi dạo với Bà tôi”. Bài được viết theo thể đối thoại như sau:
_ Bà ơi, tại sao cây lại thay lá vào cuối hạ?
_ Vì những lá cây cũn mèm xơ xác rồi, cần mặc lấy lá mới, cháu à.
_ Những lá mới từ đâu đến vậy?
_ Từ sâu lòng đất, bà mẹ thiên nhiên luôn bận bịu chuẩn bị là mới cho chúng.
_ Bà ơi, có bao giờ bà thấy bầu trời giống như một hồ nước úp lộn ngược không? Và những áng mây bé tí kia trông giống những chiếc thuyền buồm phải không nào? Cháu thắc mắc chả hiểu chúng dương buồm đi về đâu?
_ Có lẽ đi dự “hội mây” đó cháu.
_ Chúng sẽ làm gì ở đó nhỉ?
_ Có lẽ để quyết định xem trái đất có cần mưa thêm không?
_ Chà! Chúa lo lắng tất cả mọi sự, bà nhỉ?

Bà của Ricky thực là một kiểu mẫu người lớn hoàn hảo. Bà không bị cảm thức của mình về những điều ngạc nhiên của trẻ thơ. Biết ngạc nhiên là biết nhìn thấy sự vật giống như trẻ con nhìn thấy chúng, là biết đặt ra những câu hỏi tương tự như trẻ con thường hỏi. Biết ngạc nhiên là biết nhìn mọi sự như chúng ta nhìn chúng lần đầu tiên, nghĩa là nhìn chúng với sự tươi mát lần đầu, tỏa ra sự mới mẻ từ đôi tay tạo dựng. Biết ngạc nhiên là biết nhìn vào một cánh đồng cỏ ướt đẫm sau cơn mưa và nhận ra những dấu chân của Chúa trên đó; biết ngạc nhiên là biết nhìn vào đôi mắt trẻ thơ và nhận ra dấu tay của Thiên Chúa ẩn chứa trong đó.

Có một ví dụ cho vấn đề chúng ta đang được thấy trong quyển sách của Charles Colson, tựa đề “Born again” (sinh lại). Colson là một trong những người bị kết án trong vụ Watergate của tổng thống Nixon vào thập niên 1970. Về sau, ông đã trở lại đạo Chúa. Sự trở lại này đã để lại một ấn tượng sâu đậm trong tâm hồn ông mãi đến hôm nay.

Trong một đoạn sách của mình, Colson đưa chúng ta lùi về quá khứ 20 năm trước để tham dự một mùa hè thú vị mà ông đã trải qua cùng hai cậu nhóc, con của ông. Ông đã mua cho chúng một chiếc thuyền buồm dài 14 bộ (quãng 4 mét rưỡi) và đem nó ra hồ. Khi cả ba đến bờ hồ, một cơn mưa phùn nho nhỏ của mùa hạ bắt đầu lất phất. Tuy nhiên điều này chẳng làm họ quan tâm.

Sau khi thuyền rời khỏi bến, họ chỉ còn nghe thấy tiếng nước vỗ mạn thuyền và tiếng chiếc buồm sung nước vỗ phành phạch trong gió. Cậu bé Chris, 10 tuổi được giao nhiệm vụ điều khiển chiếc thuyền. Khi nhận thức được vai trò thuyền trưởng của mình, gương mặt cậu bé trông mới rạng rỡ làm sao! Ánh mắt cậu tóe lên nỗi hào hùng khi biết rằng cậu đang nắm trong tay quyền điều khiển sức mạnh của gió. Nhìn vào khuôn mặt và ánh mắt cậu con trai, Colson hết sức sửng sốt. Lúc đó, ông tâm sự với Chúa và ông vẫn còn nhớ mãi những lời tâm sự ấy:

“Lạy Chúa, xin cảm tạ Ngài đã ban cho con đứa con trai này, đã ban cho chúng con giây phút kỳ diệu này. Chỉ cần nhòn vào đôi mắt đứa nhỏ này, đời con đã thỏa mãn rồi. Trong tương lai, dù có xảy đến điều gì, cho dẫu ngày mai con có chết, thì đời sống của con kể cũng đã mãn nguyện lắm rồi. Tạ ơn Chúa”.

Sau đó, Colson ngạc nhiên vì điều ông vừa làm. Trước đó, ông đâu có tin rằng Thiên Chúa có bản ngã, thế mà trong ngẫu hứng, ông lại thưa chuyện với Ngài như một Đấng có bản ngã. Trong niềm vui vào giây phút ấy, tim ông đã vượt khỏi trí não để biểu lộ xác nhận sự hiện hữu của một Thiên Chúa hữu ngã. Qua chính những lời cầu nguyện của mình, ông khám phá rằng dù ông chưa chứng minh được cho mình rằng có Thiên Chúa, ông vẫn thưa chuyện với Ngài. Làm sao ông có thể thưa chuyện với Ngài được nếu không phải là tận thâm sâu tâm hồn ông vẫn ý thức rằng có ai đó đang lắng nghe ông từ một nơi nào đó. Thực thế, vào buổi trưa hè mưa phùn ấy, Colson đã khám phá ra cho mình điều mà các tác giả linh đạo luôn nhất trí với nhau, đó là: sự ngạc nhiên là trọng tâm mọi lời khẩn nguyện và thờ phượng.

Nếu chúng ta cảm thấy khó cầu nguyện và thờ phụng Chúa, có thể là vì chúng ta đã để cho cảm thức ngạc nhiên như trẻ con của mình bị khuất sau đám mây; có lẽ như trẻ con của mình bị khuất sau đám mây; có lẽ vì chúng ta đã không nghiêm chỉnh nghe theo lời Chúa Giêsu nói trong Phúc Âm: “Ai không biết đón nhận nước Chúa như một trẻ con thì sẽ chẳng bao giờ vào được đó đâu”.

Có lẽ chúng ta đã đánh mất cảm thức ngạc nhiên như trẻ con của mình về vũ trụ. Có lẽ từ lâu lắm rồi chúng takhông còn đi bộ, dạo chơi và trò chuyện với con cháu chúng ta nữa.

Nhà viết tiểu thuyết hiện đại John Updike đã cảnh cáo chúng ta điều có thể xảy ra nếu chúng ta không còn biết tiếp xúc với những thành viên trẻ trong gia đình Thiên Chúa như sau:

“Nếu người lớn chúng ta không biết tiếp tục trò chuyện với trẻ con, chúng ta sẽ không còn là những con người nữa, mà chỉ còn là những cỗ máy biết ăn và biết kiếm tiền”.
Tác giả bài viết: Sưu tầm
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc