banner_nha dong

Cam Hòa – Cam Lâm – Khánh Hòa – Đt 0258 3863020 – Email: websitemtgnt@gmail.com

NGƯỜI KHÁC

Đăng lúc: Thứ sáu - 01/06/2018 10:25 - Người đăng bài viết: menthanhgia
NGƯỜI KHÁC

NGƯỜI KHÁC

“Kinh nghiệm sống là một món quà quý giá mà ta luôn có cơ hội để nắm bắt, chỉ cần ta chịu bỏ thời gian để cảm nhận, lắng nghe…”.
 
Tối hôm đó bệnh nhân nhập viện quá nhiều, đến nỗi tôi cũng không tài nào nhớ được là mình đã phải giải quyết bao nhiêu ca nữa. Tôi mệt đến phát cáu. Là một bác sĩ trẻ vừa mới ra trường, tôi lao vào công việc, quyết tâm chứng tỏ cho mọi người thấy được năng lực của mình bằng phương châm “nhanh – gọn – lẹ”. Nhanh nhẹn trong mọi hành động đã trở thành tác phong của tôi. Mỗi buổi sáng bắt đầu là tôi hiểu một ngày nữa lại sắp qua. Tôi chỉ mông muốn có một điều là làm cho xong mọi việc một cách nhanh nhất có thể.

Chiếc điện thoại trong túi tôi lại rung lên, giọng cô y tá mệt mỏi: “Này Ben, thêm một ca nữa. Một người đàn ông khoảng 90 tuổi, bệnh ung thư”. Quá mệt mỏi và chán ngán, tôi chỉ thờ ơ xem qua bệnh án rồi từ từ bước đến phòng ông. Người tôi hoàn toàn vô cảm.

Ngồi bên giường bệnh, tôi bắt đầu hỏi những câu quen thuộc mà thực sự không trông đợi câu trả lời của bệnh nhân cho lắm. Nhưng đáp lại, ông cụ trả lời thật lưu loát, chính xác các câu hỏi của tôi bằng một giọng nói trầm trầm và rõ ràng, khiến tôi ngạc nhiên. Vừa lục lọi trong trí nhớ những kiến thức đã học để chuẩn đoán bệnh tôi vừa hỏi ông đã từng sống và làm việc ở nước ngoài bao giờ chưa.

“Có. Sau chiến tranh, tôi sống ở Châu Âu bảy năm” – Ông cụ đáp.
Hơi tò mò, tôi tiếp tục hỏi ông có phải đã tham gia chiến trận ở Châu Âu không.
“Không, tôi là luật sư – là một trong những công tố viên của tòa án Nuremberg” – Ông từ tốn.
“Tòa án Nuremberg sao?” – Tôi hỏi với một chút mỉa mai. Tôi không tin ông lão gầy gò trên giường bệnh trước mặt tôi từng là công tố viên của Nuremberg, tòa án nổi tiếng từng xét xử tội ác chiến tranh của bọn phát xít. Ông gật đầu nói thêm: “Sau này tôi vẫn thường hay đến Đức để góp tay vào việc điều chỉnh hệ thống luật pháp của họ”.

Tôi chán chường nghĩ thầm: “Hừm, chắc ông ấy ba hoa!”, rồi tranh thủ khám cho xong để còn làm thủ tục bàn giao ca trực, trả lại chiếc điện thoại cứ chực rung lên liên tục.

Khi đã hoàn toàn “tự do”, tôi vội vàng thay đồ rồi bước ra khỏi bệnh viện. Nhưng bỗng tôi chựng lại khi nhớ đến người bệnh nhân già. Giọng nói của ông rất đanh thép, còn ánh mắt thì rất tinh anh và có uy quyền. Đến bên chiếc điện thoại bàn, tôi quay số gọi cho anh trai mình, lúc đó đang là sinh viên luật. Tôi nói tên ông cụ và hỏi anh có từng nghe hay thấy tên ông ấy ở đâu đó trong sách vở anh học không. Sau vài phút lục tìm, anh trả lời tôi: “Ông ta là một trong những công tố viên hàng đâu của tòa án Nuremberg đấy”.

Tôi không nhớ mình đã đến được phòng ông bằng cách nào. Tôi thật sự xấu hổ vì đã không nghĩ tốt về ông, đã có thái độ thờ ơ, không đúng trách nhiệm của một người bác sĩ khi khám bệnh cho ông. Công việc mà tôi đam mê, giờ đã trở thành một gánh nặng mà tôi chán chường, đã biến tôi thành một cái máy vô tri vô giác. Tôi gõ cửa và bước vào, ngồi đúng ngay trên chiếc ghế mà tôi mới vừa ngồi khám bệnh, chậm rãi thưa rằng: “Thưa ông, cháu đã hết ca trực, nhưng nếu ông không phiền… cháu đang rất muôn nghe về Nuremberg và công việc của ông ở đó, có được không ạ?”.

Ông nhìn tôi rồi mỉm cười và bảo: “Được thôi, ta rất sẵn lòng!”. Rồi ông kể, chậm rãi và khúc chiết, từng câu chuyện về Châu Âu hoang tàn sau chiến tranh, về những trại tập trung “địa ngục trần gian” của Đức quốc xã, về cảnh xác người chất thành đống thật tang thương.

Ông kể cho tôi nghe về những câu chuyện ở tòa án. Đối với ông, những tên tội phạm chiến tranh chỉ là một đám người tội nghiệp. Ngoại trừ việc nhận thức về sự bại trận thì chúng hoàn toàn không hiểu tầm quan trọng của phán quyết công minh và trật tự trong phiên tòa hay trách nhiệm phải đi sâu đến từng chi tiết của tòa án. Chính quyền phát xít không bao giờ hành xử như vậy. Ông đã quyết định ở lại Châu Âu bảy năm để góp sức xây dựng một hệ thống luật pháp không cho phép sự bạo ngược diễn ra nữa.

Tôi như một cậu bé con im lặng ngồi nghe như nuốt từng lời ông kể. Đó là những câu chuyện lịch sử đã xảy ra trước khi tôi có mặt trên cõi đời này. Một giờ đồng hồ sau, tôi cảm ơn, bắt tay chào tạm biệt ông và trở về nhà.

Buổi sáng hôm sau của tôi cũng bắt đầu từ rất sớm và vẫn tất bật như mọi ngày. Lúc tôi trở lại thăm ông thì đã muộn: chiếc giường trống không. Ông cụ đã chuyển viện ngay trong đêm hôm trước.

Tôi bước ra ngoài trời, hít thở bầu không khí ướt đẫm sương sớm, phảng phất mùi hoa cỏ mùa xuân và nghĩ về ông. Một cảm giác nuối tiếc cho cuộc gặp gỡ quá ngắn ngủi xen lẫn niềm vui dịu dàng trong lòng. Bất chợt tôi nhận thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa hơn, “giàu có” hơn, những bệnh nhân của tôi không đơn giản như tôi tưởng, mà chính họ là những người giúp tôi khám phá được nhiều điều hơn. Thời gian dần trôi, và tôi nhận ra rằng những ảnh hưởng của ông cụ đến tôi không chỉ có thế. Dù công việc hằng ngày của tôi vẫn luôn đầy ắp, gây cho tôi những giấy phút căng thẳng và mệt nhoài, nhưng trong tôi có một thay đổi lớn. Tôi bắt đầu để ý đến những sắc màu, hình dáng và mùi vị của mọi sự vật – những thứ làm nên sự kỳ diệu cho cuộc sống thường ngày. Tôi trân trọng à chu đáo hơn với bệnh nhân của mình, vì ở họ luôn có rất nhiều kinh nghiệm quý báu để cho tôi học hỏi.

“Kinh nghiệm sống là một món quà quý giá mà ta luôn có cơ hội để nắm bắt, chỉ cần ta chịu bỏ thời gian để cảm nhận, lắng nghe…”.
Tác giả bài viết: Sưu tầm
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc