banner_nha dong

Cam Hòa – Cam Lâm – Khánh Hòa – Đt 0258 3863020 – Email: websitemtgnt@gmail.com

Bài giảng của ĐTC Phan-xi-cô trong Đại Lễ kính Đức Mẹ Thiên Chúa tại Đền Thờ Thánh Phê-rô, mồng 01.01.2016

Đăng lúc: Thứ hai - 04/01/2016 19:32 - Người đăng bài viết: menthanhgia
Bài giảng của ĐTC Phan-xi-cô trong Đại Lễ kính Đức Mẹ Thiên Chúa tại Đền Thờ Thánh Phê-rô, mồng 01.01.2016
Anh chị em thân mến,
chúng ta đã nghe những lời của Thánh Phao-lô: „Nhưng khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai con mình tới, được sinh ra bởi một phụ nữ“ (Gal 4,4).
Việc Chúa Giê-su được sinh ra „khi thời gian tới hồi viên mãn“ có nghĩa là gì? Nếu chúng ta đưa mắt nhìn vào giây phút lịch sự lúc bấy giờ thì chúng ta sẽ có thể bị gây thất vọng ngay lập tức. Đế quốc Rô-ma, với sức mạnh quân đội, đang thống trị trên một phần lớn thế giới được biết đến hồi đó. Hoàng đế Augusto đã có được quyền lực, sau khi ông đã thực hiện năm cuộc nội chiến. Đất nước Israel cũng bị xâm lăng bởi đế quốc Rô-ma, và dân được tuyển chọn bị cướp mất tự do của mình. Đối với những người sống cùng thời với Chúa Giê-su, chắc chắn đây không phải là thời gian tốt nhất. Vì thế, đây không phải là khu vực địa chính trị mà người ta phải nhìn vào đó để xác định trung tâm điểm của thời đại.
Do đó, cần có một sự giải thích khác mà nó giúp hiểu được sự viên mãn của Thiên Chúa. Tới thời điểm mà Thiên Chúa ấn định rằng, khoảnh khắc đã đến để làm tròn lời hứa của Ngài, thì sự viên mãn của thời gian sẽ trở nên hiện thực đối với con người. Vì thế, lịch sử không quyết định về sự Giáng Sinh của Chúa Ki-tô; đúng hơn, đó là cuộc ngự đến của Ngài trong thế giới, mà cuộc ngự đến này cho phép lịch sử đạt tới sự viên mãn của mình. Đó là lý do cho thấy tại sao một niên đại mới lại bắt đầu với cuộc Giáng Sinh của Con Thiên Chúa, mà niên đại ấy thấy được sự kiện toàn của lời hứa xưa. Như tác giả của bức thư gửi tín hữu Do-thái đã viết: „Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ; nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử. Thiên Chúa đã nhờ Người mà dựng nên vũ trụ, đã đặt Người làm Đấng thừa hưởng muôn vật muôn loài. Người là phản ánh vẻ huy hoàng, là hình ảnh trung thực của bản thể Thiên Chúa. Người là Đấng dùng lời quyền năng của mình mà duy trì vạn vật“ (Dt 1,1-3). Như vậy, sự viên mãn của thời gian chính là sự hiện diện cá nhân của Thiên Chúa trong lịch sử chúng ta. Giờ đây chúng ta có thể chiêm ngưỡng vinh quang của Ngài, mà vinh quang ấy tỏa sáng trong sự nghèo hèn của một chiếc chuồng dành cho súc vật, và nhờ vào Ngôi Lời của Ngài, mà Ngôi Lời ấy đã trở nên „bé nhỏ“ trong thân hình của một Hài Nhi, chúng ta có thể có được kinh nghiệm về sự khích lệ và nơi nương tựa. Nhờ Ngài, thời đại của chúng ta sẽ thấy được sự viên mãn của nó.
Nhưng mầu nhiệm này luôn luôn đứng trong sự đối kháng với kinh nghiệm bi ai của lịch sử. Trong khi chúng ta ưa thích tìm kiếm chỗ nương tựa và sự hỗ trợ thông qua các dấu chỉ về sự hiện diện của Thiên Chúa, chúng ta phải nhận ra những dấu chỉ tiêu cực và trái ngược trong cuộc sống hằng ngày mà hình như chúng đang góp phần tạo ra cảm giác về sự vắng bóng của Ngài. Có vẻ như sự viên mãn của thời gian bị vỡ vụn khi tận mắt chứng kiến muôn vàn những hình thức bất công và bạo lực mà chúng gây thương tổn hằng ngày cho nhân loại. Đôi khi chúng ta tự hỏi: việc lạm dụng quyền hạn sẽ có thể tiếp tục kéo dài trên con người thông qua con người như thế nào; và tính kiêu ngạo của kẻ có quyền sẽ có thể tiếp tục làm nhục những con người yếu đuối cũng như phát lưu họ trong những vùng ngoại vi thê lương của thế giới chúng ta như thế nào?
Sự độc ác của con người sẽ còn gieo rắc bạo lực và hận thù trên mặt đất này cũng như sẽ còn đem đến cái chết cho những nạn nhân vô tội cho tới bao lâu nữa? Một thời gian mà nó đặt trước mắt chúng ta vô vàn những người nam, người nữ và trẻ em mà họ đang phải trốn chạy trước chiến tranh, trước nạn đói khổ và trước sự bách hại, đã sẵn sàng đánh cược với sự sống của mình để chỉ mong nhìn thấy những quyền lợi của mình được kính trọng, có thể trở thành thời gian viên mãn như thế nào? Một dòng thác những tai họa mà chúng được nuôi dưỡng bởi tội lỗi, có vẻ như đang muốn đối kháng lại với sự viên mãn của thời gian được hiện thực hóa bởi Chúa Ki-tô.
Thế nhưng dòng thác lũ này chính là một dòng sông vô quyền lực dẫn tới đại dương bao la của Lòng Xót Thương, mà đại dương ấy đang dâng tràn trên trái đất chúng ta. Tất cả chúng ta đều được kêu gọi hãy ngụp lặn trong đại dương ấy hầu để cho mình được khơi lên sự sống mới, nhằm vượt thắng sự thờ ơ lãnh đạm mà nó đang cản trở tình liên đới, và để bước ra khỏi thái độ trung lập sai quấy, tức sự trung lập ngăn cản việc chia sẻ lẫn nhau. Ân sủng của Chúa Ki-tô, tức ân sủng làm cho sự trông chờ ơn cứu độ đạt tới sự thành toàn, thúc giục chúng ta trở nên những cộng tác viên trong công cuộc kiến tạo một thế giới huynh đệ và công bằng, nơi đó, bất cứ ai cũng như bất cứ thụ tạo nào cũng đều có thể sống trong hòa bình, trong sự hòa điệu mà nó đã có ngay từ trong công trình sáng tạo ban sơ của Thiên Chúa.
Để bắt đầu một năm mới, Giáo hội mời gọi chúng ta hãy chiêm ngưỡng mẫu tính thiêng liêng của Đức Maria như là một mẫu gương của hòa bình. Lời hứa xưa đã trở nên thành toàn trong con người của Mẹ. Mẹ đã tin vào những lời của Tổng Lãnh Thiên Thần, đã cưu mang Con Thiên Chúa và đã trờ thành Mẹ của Thiên Chúa. Nhờ Mẹ, nhờ vào lời thưa „XIN VÂNG“ của Mẹ, sự viên mãn của thời gian đã đạt tới đích. Bài Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe, nói cho chúng ta biết rằng: Đức Trinh Nữ Maria „hằng ghi nhớ tất cả những gì đã xảy ra, và suy đi nghĩ lại trong lòng“ (Lc 2,19). Mẹ chứng tỏ cho chúng ta thấy Mẹ giống như một chiếc thùng luôn được chất đầy bởi hồi ký về Chúa Giê-su, như là ngai tòa của sự khôn ngoan mà người ta phải đến kín múc từ đó để nhận được sự giải thích chuẩn xác về giáo thuyết của Ngài. Ngày hôm nay Mẹ giới thiệu cho chúng ta khả năng nhận ra được ý nghĩa của những biến cố mà chúng có liên hệ tới cá nhân chúng ta, tới các gia đình, các quốc gia và tới toàn thể thế giới chúng ta. Điều gì mà cả trí khôn của các triết gia lẫn sự đàm phán của các chính trị gia đều không thể đạt tới, thì sức mạnh của Đức Tin vẫn có thể đạt tới được, tức điều mà ân sủng của Tin Mừng Chúa Ki-tô mang đến, và có khả năng luôn luôn mở ra những con đường mới cho lý trí và cho các cuộc đàm phán.
Thật phúc cho Mẹ, lạy Mẹ Maria, vì Mẹ đã ban tặng Con Thiên Chúa cho thế giới; nhưng còn phúc cho Mẹ hơn vì Mẹ đã tin vào Ngài. Tràn đầy niềm tin, trước hết Mẹ đã cưu mang Chúa Giê-su trong tâm hồn của Mẹ, và rồi sau đó Mẹ đã cưu mang Ngài trong dạ của Mẹ để trở thành Mẹ của tất cả mọi tín hữu (xc. Thánh Augustinus, Sermo 215,4). Nhân ngày được thánh hiến cho Mẹ hôm nay, xin Mẹ hãy ban tràn phúc lành của Mẹ xuống trên chúng con; xin chỉ cho chúng con thấy dung nhan Chúa Giê-su, Con của Mẹ, Đấng ban tặng cho toàn thế giới Lòng Xót Thương và Hòa Bình.
Đền Thờ Thánh Phê-rô ngày mồng 01 tháng 01 năm 2016
ĐTC Phan-xi-cô
Lm Đa-minh Thiệu O.Cist – chuyển ngữ
So fresh and so clean.
 
Bài giảng của ĐTC Phan-xi-cô trong Thánh Lễ tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả ngày 01.01.2016
Salve, Mater misericordiae!
Với lời chào ấy, chúng ta muốn hướng về Đức Trinh Nữ Maria trong Vương Cung Thánh Đường này tại thành phố Rô-ma mà nó được dành để tôn kính Mẹ dưới tước hiệu „Mẹ Thiên Chúa“. Lời chào này là lời đầu tiên của một Thánh Thy cổ mà chúng ta sẽ hát khi kết thúc buổi Phụng Vụ hôm nay. Thánh Thy này có xuất xứ từ một tác giả vô danh và nó đến với chúng ta với tư cách là một lời cầu nguyện toát ra một cách hồn nhiên từ tâm hồn các tín hữu: „Xin kính chào Mẹ, Thân Mẫu Lòng Thương Xót, Thánh Mẫu Thiên Chúa và là Mẹ của ơn tha thứ, của niềm hy vọng, của ân sủng, và là Mẹ của niềm hân hoan lành thánh.“ Trong một ít lời này, một bản đúc kết Đức Tin đã được thích ứng từ những thế hệ của những người đã luôn hướng cặp mắt của mình về bức ảnh Đức Trinh Nữ, và đã xin Đức Maria nguyện giúp cầu thay và ban niềm ủi an.
Hôm nay chính là ngày đặc biệt hơn bất cứ lúc nào để gọi Đức Mẹ là Mẹ của Lòng Xót Thương. Cổng Thánh mà chúng ta đã mở, trong thực tế, chính là Cổng của Lòng Thương Xót. Bất cứ ai luôn bước qua ngưỡng của chiếc Cổng này, cũng đều được kêu gọi, hãy tín thác hoàn toàn và không hề có bất cứ một nỗi sợ hãi nào để ngụp lặn trong Tình Yêu đầy xót thương này của Thiên Chúa Cha; và người ấy có thể tái đi ra khỏi Vương Cung Thánh Đường này với niềm xác tín rằng, Đức Maria luôn đồng hành bên mình. Mẹ là Thân Mẫu Lòng Thương Xót, vì Mẹ đã sinh ra Dung Nhan Lòng Thương Xót của Thiên Chúa trong cung lòng của Mẹ, Chúa Giê-su, Đấng Emmanuel, niềm trông đợi của tất cả mọi dân tộc, và là „Hoàng Tử Hòa Bình“ (Is 9,5). Con Thiên Chúa, Đấng tiếp nhận thân xác để cứu độ chúng ta, đã ban tặng cho chúng ta Thân Mẫu của Ngài. Cùng với chúng ta, Mẹ sẽ trở thành một người lữ hành để làm cho chúng ta không bị cô đơn trên đường đời của chúng ta, đặc biệt là trong những phút giây bất an và khổ đau.
Đức Maria là Mẹ của Thiên Chúa, Đấng thứ tha, Đấng ban tặng ơn tha thứ, và do đó chúng ta có thể nói, Mẹ chính là Thân Mẫu của ơn tha thứ. Lời „tha thứ“ này -, mà nó không thể được hiểu theo cách nghĩ của thế gian, trái lại, chỉ cho thấy hoa trái thực thụ và nguyên thủy của Đức Tin Ki-tô giáo. Ai không biết tha thứ, người ấy sẽ không thể có được kinh nghiệm về sự viên mãn của Tình Yêu. Và chỉ những ai thực sự yêu thương, thì những người ấy mới có khả năng đạt tới được ơn tha thứ, bằng cách là người ấy quên đi sự xúc phạm mà họ đã phải gánh chịu. Dưới chân Thập Giá, Đức Maria đã nhìn thấy Con của mình, Đấng hoàn toàn trao hiến chính bản thân mình, và bằng cách thức này, chứng thực cho biết, thế nào là yêu thương như Thiên Chúa yêu. Trong khoảnh khắc ấy, Mẹ đã nghe những lời của Chúa Giê-su nói, mà những lời ấy có lẽ bắt nguồn từ những gì mà chính Mẹ đã dậy cho Ngài lúc còn là một em bé: „Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm là gì“ (Lc 23,34). Trong khoảnh khắc ấy, Đức Maria đã trở thành Thân Mẫu của Lòng Xót Thương đối với tất cả chúng ta. Sống theo gương Chúa Giê-su và với ân sủng của Ngài, Mẹ có khả năng tha thứ cho những người đang sát hại Người Con vô tội của Mẹ.
Đối với chúng ta, Đức Maria đã trở thành tấm gương cho thấy Giáo hội phải khuếch trương ơn tha thứ trên những kẻ cầu khẩn mình như thế nào. Thân Mẫu của sự tha thứ dậy cho Giáo hội biết rằng, ơn tha thứ được đưa ra trên đồi Golgota, không biết đến những giới hạn. Kể cả giới luật với những điều quá tinh tế của nó lẫn sự khôn ngoan của thế gian với những phân biệt của mình, cũng đều không thể cản ngăn được ơn tha thứ. Sự tha thứ của Giáo hội phải có trương độ giống như sự tha thứ của Chúa Giê-su trên Thập Giá, cũng như của Đức Mẹ dưới chân Thập Giá. Không có khả năng thứ hai. Chính vì thế, Chúa Thánh Thần đã làm cho các Tông Đồ trở thành những khí cụ đầy hiệu năng của ơn tha thứ, bởi vì điều mà nó được đạt tới bởi cái chết của Chúa Giê-su, sẽ có thể đạt được tới bất cứ ai ở bất cứ nơi đâu, trong bất cứ thời đại nào (xc. Ga 20,19-23).
Sau cùng, Thánh Thy về Đức Mẹ viết: „Mẹ của niềm hy vọng và Mẹ của ân sủng, Mẹ của niềm hân hoan lành thánh“. Niềm hy vọng, ân sủng, niềm hân hoan lành thánh chính là ba người chị em: tất cả đều là ân sủng của Chúa Ki-tô, và còn hơn thế nữa, chúng cùng mang danh của Ngài, tức danh xưng mà người ta có thể nói được rằng, được viết vào trong xác thân Ngài. Hồng ân mà Đức Maria ban tặng cho chúng ta với ân sủng của Chúa Giê-su Ki-tô, chính là hồng ân tha thứ mà nó canh tân cuộc sống, nó cho phép cuộc sống tái thi hành ý muốn của Thiên Chúa Cha, và nó lấp đầy bằng niềm hạnh phúc đích thực. Ân sủng này mở con tim ra để nhìn về tương lai với niềm vui của kẻ mang niềm hy vọng. Giáo huấn này cũng đến từ Thánh Vịnh 51: „Lạy Chúa Trời, xin tạo cho con một tấm lòng trong trắng, đổi mới tinh thần cho con nên chung thuỷ. Xin đừng nỡ đuổi con không cho gần Nhan Thánh, đừng cất khỏi lòng con thần khí thánh của Ngài. Xin ban lại cho con niềm vui vì được Ngài cứu độ, và lấy tinh thần quảng đại đỡ nâng con“ (Tv 51,12-14). Sức mạnh của ơn tha thứ chính là phương dược đích thực chống lại nỗi buồn chán mà nó được khơi lên bởi mối ác cảm và sự thù oán. Ơn tha thứ mở ra cho niềm vui và cho sự thanh thản, vì nó giải phóng tâm hồn khỏi những nghĩ ngợi chết chóc, trong khi mối ác cảm và sự thù oán lại kích động tinh thần và hủy hoại con tim, bằng cách là chúng cướp đi niềm thư thái và bình an.
Vì thế, chúng ta hãy bước qua Cổng Lòng Thương Xót trong niềm xác tín rằng, Đức Trinh Nữ và Mẹ Maria sẽ đồng hành với chúng ta, Mẹ Thiên Chúa sẽ bảo vệ chúng ta với tư cách là nữ Trạng Sư. Chúng ta hãy để cho Mẹ đồng hành với chúng ta hầu khám phá ra sự tuyệt diệu của cuộc gặp gỡ với Chúa Giê-su, Con của Mẹ. Chúng ta hãy tiếp tục mở con tim chúng ta ra cho niềm vui về ơn thứ tha, và chúng ta hãy thực hiện điều đó trong niềm ý thức của niềm hy vọng đầy tin tưởng mà nó tái được ban cho chúng ta hầu biến cuộc sống hằng ngày của chúng ta thành một khí cụ đơn giản của Tình Yêu Thiên Chúa.
Và với Tình Yêu con thảo, chúng ta hãy thưa lên Mẹ bằng chính những lời mà dân thành Ê-phê-sô đã thốt lên vào thời Công Đồng mang đầy tính lịch sử: „Thánh Mẫu Thiên Chúa!
Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả ngày mồng 01 tháng 01 năm 2016
ĐTC Phan-xi-cô
Lm Đa-minh Thiệu O.Cist – chuyển ngữ

 
 
 
Từ khóa:

kính đức, thiên chúa

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc