banner_nha dong

Cam Hòa – Cam Lâm – Khánh Hòa – Đt 0258 3863020 – Email: websitemtgnt@gmail.com

TIN VATICAN, ngày 09 tháng 8 năm 2017

Đăng lúc: Thứ tư - 09/08/2017 20:20 - Người đăng bài viết: menthanhgia
TIN VATICAN, ngày 09 tháng 8 năm 2017

TIN VATICAN, ngày 09 tháng 8 năm 2017

Niềm hy vọng kitô giáo: Tha thứ của Thiên Chúa là động lực của niềm hy vọng. Đó là chủ đề Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói với khách hành hương trong buổi triều yết chung, hôm qua thứ tư ngày 09.8. 2017 tại hội trường Phaolô VI.
Anh chị em thân mến! chào buổi sáng,

Chúng ta đã nghe phản ứng của các vị khách mời của Simon, người Pharisêu “Ông này là ai mà lại tha được tội?” (Lc 7,49). Chúa Giêsu vừa làm một hành động gây sửng sốt. Một phụ nữ trong thành phố, được tất cả mọi người biết đến như một tội nhân, đi vào trong nhà của ông Simon, bà ta quỳ gối dưới chân Chúa Giêsu và đổ dầu thơm lên chân Người. Tất cả những người đang ở bàn ăn lúc ấy xì xào: Nếu Chúa Giêsu là một tiên tri, phải không chấp nhận những hành động như thế từ một người phụ nữ. Những người phụ nữ, người phụ nữ tội nghiệp, những người chỉ để gặp gỡ trong che dấu, ngay cả từ những người đứng đầu, hoặc chỉ để bị ném đá… Theo não trạng của thời đại, giữa thánh nhân và người tội lỗi, giữa trong sạch và dơ bẩn, một sự tách biệt phải là rõ ràng.
Nhưng thái độ của Chúa Giêsu thì khác. Từ khởi đầu sứ vụ của Ngài ở Galile, Ngài đã gần gũi những người phong cùi, những người bệnh tật và những người bị gạt ra bên lề xã hội. Một thái độ như thế không gì là quen thuộc, thật đúng đắn rằng sự cảm thông ấy của Chúa Giêsu đối với những người bị loại trừ, những người không thể chạm đến sẽ là một điều gì đó hơn cả đảo lộn những người đương thời với Ngài. Ở đó có một người phụ nữ đau khổ. Chúa Giêsu làm cho bà một cử chỉ âu yếm và nỗi đau khổ ấy trở nên đau khổ của Ngài. Chúa Giêsu không rao giảng rằng điều kiện của lòng thương xót phải được chịu đựng với tính anh hùng, với cách thức của các triết gia lịch sử. Chúa Giêsu chia sẻ nỗi đau của con người và khi Ngài mang vác nó, từ trong chính sâu thẳm cõi lòng Ngài vọt ra thái độ ấy, điều tính cách hóa đạo kitô giáo: lòng thương xót. Chúa Giêsu, trước nỗi đau của con người, Người thấy thương xót, trái tim của Chúa Giêsu là thương xót. Ngài cảm nghiệm sự cảm thông. Theo mặt chữ nghĩa là  Chúa Giêsu cảm thấy run rẩy từ trong tạng phủ của Ngài. Rất nhiều lần trong Tin Mừng chúng ta gặp thấy những phản ứng loại như thế. Trái tim của Đức Kitô nhập thể và mặc khải trái tim của Thiên Chúa ở những nơi có người nam hoặc người nữ đau khổ, muốn sự chữa lành của Ngài, sự giải thoát của Ngài, sự sống tròn đầy của Ngài.
Bởi đó, Chúa Giêsu mở rộng vòng tay của Ngài cho những người tội lỗi. Biết bao người hôm nay vẫn còn tiếp tục trong một cuộc sống sai lầm. Chúa Giêsu luôn ở đó, với trái tim rộng mở, mở toang lòng thương xót có trong trái tim Ngài: tha thứ, ôm ấp, thấu hiểu, gần gũi: Chúa Giêsu là như vậy.
Lắm khi chúng ta quên rằng đối với Chúa Giêsu không bàn đến một tình yêu dễ dàng, ít giá. Tin Mừng ghi lại những phản ứng tiêu cực đầu tiên trong đối đầu của Chúa Giêsu khi Ngài Ngài tha thứ tội lỗi của một con người (x. Mc 2, 1 – 12). Là một con người đau khổ gấp đôi: bởi vì không thể bước đi và bởi vì không cảm thấy mình “sai lầm”. Và Chúa Giêsu hiểu rằng, cái đau khổ thứ hai lớn hơn đau khổ thứ nhất, vì thế Ngài đón nhận anh ta ngay tức khắc với lời loan báo giải thoát: “Này con, tội con đã được tha rồi (c. 5). Giải thoát anh khỏi sự đè nặng của cảm thấy sai lầm. Một vài thầy thông luật, những người tin rằng mình hoàn hảo: tôi nghĩ đến nhiều người công giáo, họ tin rằng họ hoàn hảo và xem thường người khác… thật buồn, điều này… Một vài thông luật hiện diện ở đó, họ sốc vì những lời đó của Chúa Giêsu, những lời ấy vang lên như những lời xúc phạm, bởi vì chỉ Thiên Chúa mới có thể tha tội.
Chúng ta có thói quen cảm nghiệm sự tha thứ của tội lỗi, có thể quá rẻ, chúng ta sẽ phải một vài lần nhớ đến biết nhiêu lần chúng ta đã trả giá bằng tình yêu của Thiên Chúa. Mỗi người chúng ta đã trả với giá rất khá: cuộc sống của Chúa Giêsu! Ngài trao ban chính mình cũng chỉ cho mỗi người chúng ta. Chúa Giêsu không bước lên thập giá để chữa lành người bệnh, để rao giảng đức ái, để loan báo các mối phúc. Con của Thiên Chúa bước lên thập giá trước hết để tha tội, bởi vì Ngài muốn sự giải thoát toàn diện, để giải hòa trái tim con người. Bởi vì, Ngài không chấp nhận một hữu thể con người tiêu hao cuộc sống của mình với “những hình xăm” không thể xóa được, với suy nghĩ không được lắng nghe từ trái tim thương xót của Thiên Chúa. Với những tình cảm này Chúa Giêsu đến gặp những người tội lỗi, những người ấy là tất cả chúng ta.
Như vậy những người tội lỗi được tha thứ. Không chỉ duy nhất là được làm cho tâm hồn bình an ở mức độ tâm lý, bởi vì được giải thoát khỏi mặc cảm tội lỗi. Chúa Giêsu làm hơn thế nữa: Ngài trao ban cho những người sai lạc niềm hy vọng của một cuộc sống mới. “Nhưng, lạy Chúa, con là kẻ vứt đi” – “Hãy nhìn về phía trước, Ta sẽ làm cho con một trái tim mới”. Đây là niềm hy vọng Chúa Giêsu trao ban cho chúng ta. Một cuộc sống được ghi dấu bằng tình yêu. Mattheu người thu thuế trở thành tông đồ của Đức Kitô: Mattheu, người phản bội quê hương mình, một người bóc lột người khác. Giakeu, một người giàu có tham nhũng -  người này một cách chắc chắn đã tốt nghiệp nghành đút lót của thành Gierico – đã biến đổi thành ân nhân của người nghèo. Người phụ nữ thành Samaria, người đã có năm đời chồng, bây giờ đang sống chung với người đàn ông khác, cô được nghe hứa hẹn ban “nước hằng sống”, cái có thể tuôn ra mãi mãi từ chính trong tâm hồn cô (x. Ga 4,14). Như vậy, Chúa Giêsu thay đổi trái tim, như vậy thay đổi chúng ta hoàn toàn.
Điều đó làm cho chúng ta nghĩ thấu đáo rằng Thiên Chúa đã không chọn chúng ta như nắm bột đã được nhào nặn trước để làm nên Giáo Hội, những con người không bao giờ sai lầm. Giáo Hội là dân tộc của những người tội lỗi cảm nghiệm lòng thương xót và sự tha thứ của Thiên Chúa. Thánh Phêrô đã hiểu hơn sự thật của chính mình khi tiếng gà gáy vang lên, hơn nữa với sự hăm hở hào phóng của Ngài, căng phồng lên nơi lồng ngực, làm cho Ngài cảm thấy mình vượt trội với người khác.
Anh chị em thân mến, chúng ta tất cả là những người tội lỗi đáng thương, cần đến lòng thương xót của Thiên Chúa, lòng thương xót ấy có sức mạnh biến đổi và trao ban lại cho chúng ta niềm hy vọng mỗi ngày. Và Ngài làm điều đó! Với những người thấu hiểu sự thật căn bản này, Thiên Chúa tặng cho họ sứ mạng đẹp nhất thế giới này, điều đó muốn nói rằng đó là tình yêu cho những người anh chị em và loan báo lòng thương xót mà Thiên Chúa không từ chối bất cứ ai. Đây là niềm hy vọng của chúng ta. Chúng ta hãy đi về phía trước với sự tín thác vào sự tha thứ, trong tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa. 









Nguồn tin: w2.vatican.va
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc