HÃY GIỮ CÁC ĐIỀU RĂN
- Thứ tư - 25/10/2017 21:43
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Chành thanh niên giàu có khắc khoải về một cách sống để qua đó anh có thể có sự sống đời đời làm gia nghiệp (x. Mt 19, 16). Anh ý thức rõ ràng rằng sự sống đời đời phải được xây dựng trong từng giây phút hiện tại, ở đây và ngay bây giờ bằng những điều tốt và việc lành. Đức Giêsu chỉ cho anh một con đường đó là hãy giữ các điều răn (x. Mt 19, 17).
Mười Điều Răn hay Thập Giới là lề luật Thiên Chúa khắc ghi trong lương tâm con người. Là luật tự nhiên, vì thế chúng không giới hạn bởi không gian và thời gian, cũng không được miễn trừ bởi điều kiện của chủ thể con người. Là lề luật mà con người của mọi thời đại, mọi nên văn hóa và sắc tộc phải tôn trọng, giữ và bảo vệ.
Thập giới được trình bày ba lần rất rõ ràng và cụ thể trong Kinh Thánh. Lần đầu tiên được diễn ra trong khung cảnh rất long trọng Thiên Chúa lập giao ước với dân Israel. Vào tháng thứ ba kể từ khi ra khỏi Ai Cập, chính ngày hôm ấy con cái Israel tới sa mạc Sinai (Xh 19, 1), trên núi Thiên Chúa phán với toàn dân “Nếu các ngươi thực sự nghe tiếng Ta và giữ giao ước của Ta, thì giữa hết mọi dân, các ngươi sẽ là sở hữu riêng của Ta. Ta sẽ coi các ngươi là một vương quốc tư tế, một dân thánh” (x. Xh 19, 5 – 6); Toàn dân nhất trí đáp lại “Mọi điều Đức Chúa phán bảo, chúng tôi xin làm theo” (Xh 19, 8) và Thiên Chúa đã ban cho họ Thập Giới Xh 20, 2 – 17.
Lần thứ hai trong diễn từ của Mose nói với toàn thể con cái Israel bên kia sông Giordan khi họ chuẩn bị vào đất hứa Đnl 5, 6 – 21, Ông Mose đã giải thích, khuyên răn, củng cố và kêu gọi cũng như đưa ra những chỉ dẫn cụ thể để lề luật mà Thiên Chúa trao ban được lưu truyền và sống trong mọi thế hệ: “Anh em hãy đọc luật này trước toàn thể Israel cho họ nghe. Anh em hãy tập hợp dân, đàn ông, đàn bà, trẻ con và ngoại kiều ở trong các thành của anh em, để họ nghe và để họ học cho biết kính sợ Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em và lo đem ra thực hành mọi lời của luật này” (Đnl 31, 12 – 13).
Lần thứ ba, được diễn ra trong bối cảnh con người đi tìm kiếm con đường sự sống đời đời qua câu chuyện của người thanh niên giàu có, anh hỏi Chúa Giêsu “Tôi phải làm gì tốt để có sự sống đời đời làm gia nghiệp, Chúa trả lời anh “Nếu muốn vào cõi sống thì hãy giữ các điều răn” Mt, 19, 16 – 22; Mc 10, 17 – 22; Lc 18, 18 – 23.
Dù được tuyên bố hay nói đến trong bất cứ hoàn cảnh nào Thập Giới cũng bao gồm những điều mang tính cách mệnh lệnh khắc khe, những cấm đoán. Thế nhưng qua đó, Thập Giới chỉ ra những điều kiện cho một đời sống mới đã được giải thoát khỏi nô lệ tội lỗi, là con đường của sự sống “Hôm nay, tôi đưa ra cho anh em chọn: hoặc là được sống, được hạnh phúc, hoặc là phải chết, bị tai họa. Hôm nay tôi truyền cho anh em phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, đi theo đường lối của Người để anh em được sống, được thêm đông đúc và Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em chúc phúc cho anh em trong miền đất anh em sắp vào chiếm hữu” (Đnl 30, 15 – 16).
Vì thế, Thập Giới là giao ước Thiên Chúa ký kết với dân Người[1], dân được tuyển chọn, hiến thánh và yêu thương. Là dấu chỉ của sự thuộc về. Là lời mặc khải trong đó Thiên Chúa tỏ rõ chính Ngài và vinh quang của Ngài. Khi ban các điều răn Thiên Chúa ban tặng chính Ngài và thánh ý của Ngài. Thập Giới trở thành luật vĩnh cửu cho con người, bởi lẽ đó không phải là những lời trống rỗng nhưng là sự sống và nhờ đó chúng ta được sống (x. Đnl 32, 47). Thập Giới là lời hứa và dấu chỉ của giao ước mới được mặc khải và thực hiện cách viên mãn nơi Đức Giêsu Kitô, Ngài đến kiện toàn lề luật và mặc cho lề luật ý nghĩa tròn đầy của chính nó[2]. Ngài kiện toàn lề luật ấy trong Luật căn bản nhất là luật yêu thương, yêu đến cùng, tình yêu thí mạng vì bạn hữu mình. Vì thế, con đường trọn hảo không hệ tại ở việc tuân giữ các lề luật nhưng là lời đáp trả trong yêu thương: yêu Thiên Chúa và yêu con người.
Đối với chúng ta hôm nay, đời sống luân lý là lời đáp trả cho khởi xướng đầy yêu thương của Chúa. Đó là sự nhận biết, suy phục Thiên Chúa, thờ phượng và tạ ơn Người. Đó là sự cộng tác của chúng ta vào dự định mà Thiên Chúa đang theo đuổi trong lịch sử[3]. Các điều răn xác định những căn bản cốt yếu của cách cư xử, chúng quyết định giá trị luân lý của hành vi con người, chúng duy trì mối tương quan căn bản của ơn gọi con người với sự sống đời đời[4].
Mười điều răn được trình bày như là luân lý kitô giáo dựa theo cách phân chia của Thánh Augustino. Chúng nêu ra các đòi hỏi của lòng mến Chúa yêu người. Ba điều răn đầu đề cập đến tình yêu đối với Thiên Chúa và bảy điều răn sau đề cập đến tình yêu đối với người thân cận. Các điều răn tạo nên một thể thống nhất không thể tách biệt. Hai Bảng Luật mến Chúa và yêu người soi sáng cho nhau, hợp thành một thể thống nhất. Vi phạm một điều răn là vi phạm các điều răn khác. Vì rằng, lẽ nào chúng ta tôn thờ Thiên Chúa mà lại không yêu thương tất cả mọi người là thụ tạo Ngài đã dựng nên giống hình ảnh Ngài? Mười điều răn thống nhất đời sống đối thần với đời sống xã hội của con người.
Thập Giới là một cách trình bày đặc sắc “luật tự nhiên”. Chúng ta biết được các điều răn của Thiên Chúa nhờ mặc khải thần linh được trình bày trong Hội Thánh và nhờ tiếng nói của lương tâm cũng như sự phán đoán của lý trí. Vì thế, một cách căn bản chúng mang tính bất biến và có giá trị bắt buộc mọi lúc mọi nơi, mọi người vì Thiên Chúa đã khắc ghi chúng trong trái tim con người. Việc tuân giữ các điều răn cũng bao hàm những bắt buộc mà theo chất liệu tự nó là nhẹ.
Việc tuân giữa các Điều Răn không chỉ đơn giản là những nổ lực và cố gắng của con người trong việc giữ nó như những bản luật khắc khe, nhưng hơn hết nó là hoa trái bày tỏ một đời sống thánh thiện được sinh sôi nảy nở nhờ kết hiệp với Đức Kitô. Khi chúng ta tin vào Chúa Giêsu Kitô, chúng ta truyền thông các mầu nhiệm của Người và tuân giữ các điều răn của Người, vì chính Người là Đấng Cứu Độ đến trong chúng ta để yêu thương Cha Người và các anh em Người, cũng là Cha chúng ta và các anh em chúng ta. Tất cả đều hội tụ và cô đọng trong quy luật sống động và là nội tâm cho các hành động của chúng ta “Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15, 12). Điều gì Thiên Chúa truyền dạy, Ngài đều ban ân sủng để chúng ta có thể thực hiện nó.
Phim Mười Điều Răn (để xem phim xin bấm trên đề phim)
Mười Điều Răn hay Thập Giới là lề luật Thiên Chúa khắc ghi trong lương tâm con người. Là luật tự nhiên, vì thế chúng không giới hạn bởi không gian và thời gian, cũng không được miễn trừ bởi điều kiện của chủ thể con người. Là lề luật mà con người của mọi thời đại, mọi nên văn hóa và sắc tộc phải tôn trọng, giữ và bảo vệ.
Thập giới được trình bày ba lần rất rõ ràng và cụ thể trong Kinh Thánh. Lần đầu tiên được diễn ra trong khung cảnh rất long trọng Thiên Chúa lập giao ước với dân Israel. Vào tháng thứ ba kể từ khi ra khỏi Ai Cập, chính ngày hôm ấy con cái Israel tới sa mạc Sinai (Xh 19, 1), trên núi Thiên Chúa phán với toàn dân “Nếu các ngươi thực sự nghe tiếng Ta và giữ giao ước của Ta, thì giữa hết mọi dân, các ngươi sẽ là sở hữu riêng của Ta. Ta sẽ coi các ngươi là một vương quốc tư tế, một dân thánh” (x. Xh 19, 5 – 6); Toàn dân nhất trí đáp lại “Mọi điều Đức Chúa phán bảo, chúng tôi xin làm theo” (Xh 19, 8) và Thiên Chúa đã ban cho họ Thập Giới Xh 20, 2 – 17.
Lần thứ hai trong diễn từ của Mose nói với toàn thể con cái Israel bên kia sông Giordan khi họ chuẩn bị vào đất hứa Đnl 5, 6 – 21, Ông Mose đã giải thích, khuyên răn, củng cố và kêu gọi cũng như đưa ra những chỉ dẫn cụ thể để lề luật mà Thiên Chúa trao ban được lưu truyền và sống trong mọi thế hệ: “Anh em hãy đọc luật này trước toàn thể Israel cho họ nghe. Anh em hãy tập hợp dân, đàn ông, đàn bà, trẻ con và ngoại kiều ở trong các thành của anh em, để họ nghe và để họ học cho biết kính sợ Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em và lo đem ra thực hành mọi lời của luật này” (Đnl 31, 12 – 13).
Lần thứ ba, được diễn ra trong bối cảnh con người đi tìm kiếm con đường sự sống đời đời qua câu chuyện của người thanh niên giàu có, anh hỏi Chúa Giêsu “Tôi phải làm gì tốt để có sự sống đời đời làm gia nghiệp, Chúa trả lời anh “Nếu muốn vào cõi sống thì hãy giữ các điều răn” Mt, 19, 16 – 22; Mc 10, 17 – 22; Lc 18, 18 – 23.
Dù được tuyên bố hay nói đến trong bất cứ hoàn cảnh nào Thập Giới cũng bao gồm những điều mang tính cách mệnh lệnh khắc khe, những cấm đoán. Thế nhưng qua đó, Thập Giới chỉ ra những điều kiện cho một đời sống mới đã được giải thoát khỏi nô lệ tội lỗi, là con đường của sự sống “Hôm nay, tôi đưa ra cho anh em chọn: hoặc là được sống, được hạnh phúc, hoặc là phải chết, bị tai họa. Hôm nay tôi truyền cho anh em phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, đi theo đường lối của Người để anh em được sống, được thêm đông đúc và Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em chúc phúc cho anh em trong miền đất anh em sắp vào chiếm hữu” (Đnl 30, 15 – 16).
Vì thế, Thập Giới là giao ước Thiên Chúa ký kết với dân Người[1], dân được tuyển chọn, hiến thánh và yêu thương. Là dấu chỉ của sự thuộc về. Là lời mặc khải trong đó Thiên Chúa tỏ rõ chính Ngài và vinh quang của Ngài. Khi ban các điều răn Thiên Chúa ban tặng chính Ngài và thánh ý của Ngài. Thập Giới trở thành luật vĩnh cửu cho con người, bởi lẽ đó không phải là những lời trống rỗng nhưng là sự sống và nhờ đó chúng ta được sống (x. Đnl 32, 47). Thập Giới là lời hứa và dấu chỉ của giao ước mới được mặc khải và thực hiện cách viên mãn nơi Đức Giêsu Kitô, Ngài đến kiện toàn lề luật và mặc cho lề luật ý nghĩa tròn đầy của chính nó[2]. Ngài kiện toàn lề luật ấy trong Luật căn bản nhất là luật yêu thương, yêu đến cùng, tình yêu thí mạng vì bạn hữu mình. Vì thế, con đường trọn hảo không hệ tại ở việc tuân giữ các lề luật nhưng là lời đáp trả trong yêu thương: yêu Thiên Chúa và yêu con người.
Đối với chúng ta hôm nay, đời sống luân lý là lời đáp trả cho khởi xướng đầy yêu thương của Chúa. Đó là sự nhận biết, suy phục Thiên Chúa, thờ phượng và tạ ơn Người. Đó là sự cộng tác của chúng ta vào dự định mà Thiên Chúa đang theo đuổi trong lịch sử[3]. Các điều răn xác định những căn bản cốt yếu của cách cư xử, chúng quyết định giá trị luân lý của hành vi con người, chúng duy trì mối tương quan căn bản của ơn gọi con người với sự sống đời đời[4].
Mười điều răn được trình bày như là luân lý kitô giáo dựa theo cách phân chia của Thánh Augustino. Chúng nêu ra các đòi hỏi của lòng mến Chúa yêu người. Ba điều răn đầu đề cập đến tình yêu đối với Thiên Chúa và bảy điều răn sau đề cập đến tình yêu đối với người thân cận. Các điều răn tạo nên một thể thống nhất không thể tách biệt. Hai Bảng Luật mến Chúa và yêu người soi sáng cho nhau, hợp thành một thể thống nhất. Vi phạm một điều răn là vi phạm các điều răn khác. Vì rằng, lẽ nào chúng ta tôn thờ Thiên Chúa mà lại không yêu thương tất cả mọi người là thụ tạo Ngài đã dựng nên giống hình ảnh Ngài? Mười điều răn thống nhất đời sống đối thần với đời sống xã hội của con người.
Thập Giới là một cách trình bày đặc sắc “luật tự nhiên”. Chúng ta biết được các điều răn của Thiên Chúa nhờ mặc khải thần linh được trình bày trong Hội Thánh và nhờ tiếng nói của lương tâm cũng như sự phán đoán của lý trí. Vì thế, một cách căn bản chúng mang tính bất biến và có giá trị bắt buộc mọi lúc mọi nơi, mọi người vì Thiên Chúa đã khắc ghi chúng trong trái tim con người. Việc tuân giữ các điều răn cũng bao hàm những bắt buộc mà theo chất liệu tự nó là nhẹ.
Việc tuân giữa các Điều Răn không chỉ đơn giản là những nổ lực và cố gắng của con người trong việc giữ nó như những bản luật khắc khe, nhưng hơn hết nó là hoa trái bày tỏ một đời sống thánh thiện được sinh sôi nảy nở nhờ kết hiệp với Đức Kitô. Khi chúng ta tin vào Chúa Giêsu Kitô, chúng ta truyền thông các mầu nhiệm của Người và tuân giữ các điều răn của Người, vì chính Người là Đấng Cứu Độ đến trong chúng ta để yêu thương Cha Người và các anh em Người, cũng là Cha chúng ta và các anh em chúng ta. Tất cả đều hội tụ và cô đọng trong quy luật sống động và là nội tâm cho các hành động của chúng ta “Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15, 12). Điều gì Thiên Chúa truyền dạy, Ngài đều ban ân sủng để chúng ta có thể thực hiện nó.
Phim Mười Điều Răn (để xem phim xin bấm trên đề phim)
[1] X., GLHTCG ss. 2056 – 2063, tr. 589 – 591.
[2] X., GLHTCG s. 2056, tr. 589.
[3] X., GLHTCG s. 2062, tr. 591.
[4] Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II, Dilecti amici, s. 6.