Tỉnh thức là không để mình bị lạc mất trong tội lỗi và trong sự bất trung

Tỉnh thức là không để mình bị lạc mất trong tội lỗi và trong sự bất trung
Bài nói chuyện của Đức Thánh Cha Phanxico với khách hành hương trong buổi đọc Kinh Truyền Tin tại quãng trường Thánh Phêrô trưa Chúa Nhật ngày 03 tháng 12 năm 2017

Anh chị em thân mến, chào buổi sáng!

Hôm nay, chúng bắt đầu hành trình Mùa Vọng, mà đỉnh cao ở Lễ Giáng Sinh. Mùa Vọng là thời gian được trao ban cho chúng ta để đón Đức Chúa, Người đến gặp gỡ chúng ta, cũng để thẩm định thao thức của chúng ta về Ngài, để nhìn về phía trước, để chúng ta chuẩn bị chính mình cho sự trở lại của Đức Kitô. Ngài trở lại với chúng ta trong lễ Giáng Sinh, khi chúng ta sống lại sự kiện lịch sử qua đó Ngài đến trong sự khiêm hạ nơi điều kiện con người; nhưng cũng đến trong chúng ta mỗi khi chúng ta sẵn sàng đón nhận Ngài, và Ngài sẽ đến lần nữa vào ngày sau hết để “phán xét người lành và kẻ dữ”. Bởi đó, chúng ta hãy luôn tỉnh thức và chờ đợi Ngài với niềm hy vọng được gặp Ngài. Phụng vụ hôm nay dẫn đưa chúng ta vào chủ đề của sự tỉnh thức và đợi chờ.

Trong Tin Mừng (x. Mc 13, 33 -37), Chúa Giêsu khuyến khích chúng ta hãy chú ý và tỉnh thức, để sẵn sàng đón nhận Ngài khi Ngài trở lại. Ngài nói với chúng ta: “Hãy chú ý, tỉnh thức, bởi vì các con không biết ngày nào giờ nào […]; hãy sống trong cách thức Ngài đến bất ngờ mà không thấy chúng ta đang ngủ” (c. 33 – 36).

Người sống trong sự chú tâm, là người trong tiếng ồn ào của thế giới, không để mình bị cuốn trôi bởi sự lơ đễnh hay nông cạn, nhưng sống trong cách thức tròn đầy, đầy ý thức, trong sự quan tâm đến người khác. Với thái độ này chúng ta nhận biết bao là nước mắt và nhu cầu của người thân cận và chúng ta có thể đón nhận những khả năng, phẩm hạnh nhân bản và thiêng liêng của họ. Người sống trong sự chú tâm cũng hướng đến thế giới, cố gắng vượt qua những khác biệt và cả tính độc ác có trong nó; vui mừng về những điều quý báu tốt đẹp cùng tồn tại trong thế giới, biết rằng chúng đáng được vun trồng và bảo vệ. Người ấy có cái nhìn cảm thông để nhận biết cả những thiếu thốn và nghèo khổ của cá nhân và xã hội, nhận biết cả những phong phú ẩn giấu trong những điều bé nhỏ của cuộc sống mỗi ngày, chính nơi đó Thiên Chúa đặt để chúng ta.

Người tỉnh thức là người đón nhận lời mời gọi tỉnh thức, nghĩa là người không để mình bị đánh bại bởi ngủ vùi trong sự yếu nhược, của thiếu niềm hy vọng, chán nản và đồng thời có khả năng đẩy lùi những thúc đẩy của biết bao điều hão huyền tràn đầy trong thế giới mà đàng sau nó, lắm khi chúng ta phải hy sinh cả thời gian và sự bình yên của cá nhân và gia đình. Kinh nghiệm đau thương của dân Israel kể lại cho chúng ta qua ngôn sứ Isaia: Thiên Chúa dường như để dân Ngài đi lang thang xa lìa con đường của Thiên Chúa (x. 63,17), nhưng đây là kết quả của những lần bất trung của dân (x. 64,4b). Chúng ta cũng vậy chúng ta thường gặp thấy mình trong sự bất trung được mời gọi đến với Thiên Chúa: Ngài chỉ cho chúng ta con đường, con đường của niềm tin, con đường của tình yêu, nhưng một mặt chúng ta cũng đi tìm kiếm sự trung thành của chúng ta.

Chú ý và tỉnh thức là những đề nghị để không tiếp tục “lang thang xa rời đường lối của Thiên Chúa”, bị lạc mất trong tội lỗi và trong sự bất trung; chú tâm và tỉnh thức là những điều kiện để cho Thiên Chúa lao vào trong hiện hữu của chúng ta để hoàn lại cho chúng những ý nghĩa và giá trị với sự hiện diện đầy tình bác ái và dịu dàng của Ngài. Nguyện xin Đức Trinh Nữ Maria, Ngài là mẫu gương trong sự đợi chờ Thiên Chúa và là dung mạo của tâm hồn tỉnh thức, xin Mẹ hướng dẫn chúng ta đến gặp Chúa Giêsu Con Mẹ, làm mới lại tình yêu của chúng ta dành cho Ngài.

Sau khi đọc Kinh Truyền tin Đức Thánh Cha đã chào khách hành hương và Ngài cám ơn mọi người đã đồng hành với Ngài qua lời cầu nguyện trong chuyến viếng thăm mục vụ tại Myanmar và Bangladesh. Ngài nói rằng Ngài luôn mang trong trái tim mình những khuôn mặt chịu nhiều đau thương nhưng luôn mỉm cười của người dân hai đất nước này. 

Tác giả bài viết: MTG Nha Trang chuyển ngữ

Nguồn tin: w2.vatican.va