BƯỚC ĐI CUỐI CÙNG

BƯỚC ĐI CUỐI CÙNG
Ông, người lúc nào cũng lặp đi lặp lại tình thương nối kéo nhau, tập hợp nhau, dàn xếp với nhau trong khi hận thù làm phân tán nhau, chia rẽ nhau. Đúng, ông biết hơn ai hết con đường hai chiều nhưng cần thiết này, cuộc chiến đấu vô tận này. Chính vì vậy mà ông mong đừng vì những trái nghịch khác nhau này mà cuộc hành trình của ông sẽ bị ngừng.

Đêm xuống dần. Trời chưa tối hẳn. Có một cái gì đã thay đổi nhưng khó biết là cái gì để nói. Đường nét mờ ảo. Bóng dáng lờ mờ không còn phân biệt được. Dù vậy bóng đêm chưa bao trùm hẳn. Tựa như có một cái gì bên trong đã sẵn sàng hé mở, để ló ra ánh sáng mờ mờ, chưa sáng hẳn. Tranh tối tranh sáng này rất vi tế, ít có người thấy lằn ranh của nó. Bỗng chốc Empédocle thấy ngày đã bắt đầu hé lên. Ông đi nhanh để cho kịp giây phút ông mong muốn.

Ông biết đoạn đường dài và khó đi. Ông đã canh chổ chính xác, chỉ cần nhảy một bước là rơi gọn vào Lửa, thiêu rụi, thành than. Cái khó khăn trong bước đi này không phải vì đây là bước đi cuối cùng. Ngược lại, ông tưởng là ông sắp chạm đến điều thiết yếu, sắp hòa làm một với vô tận. Điều ông đang làm không dính dáng gì với việc từ giã cuộc đời, với ngày chấm dứt cuộc đời của ông. Đây không phải là một chặng đường sắp hết. Không có gì sắp tàn, ngược với đa số người mù quáng, không có đầu óc suy nghĩ, không muốn suy nghĩ gì hết, khi nào cũng chỉ thấy sự việc một cách lưng chừng. Ngược lại, khi ông đi bước đi cuối cùng, lần này ông sẽ chạm đến trung tâm vũ trụ và như ánh sáng, ngọn Lửa này sẽ lan rộng và sẽ thu hẹp một cách vĩnh viễn.

Cái cố gắng cuối cùng là đi cho xong con đường này. Đi hàng giờ trên con dốc dẫn đến ngọn núi lửa, đi trên đất đá khô cằn, càng ngày càng lên những con dốc dựng đứng. Con đường dẫn đến miệng núi lửa, Empéclode đã đi nhiều lần. Nhưng hồi đó ông còn trẻ, còn sung sức. Cả đời, lúc nào ông cũng đi bộ khắp cùng hòn đảo rộng lớn này, nơi đây ai cũng biết tiếng ông. Từ Agrigente đến Ségeste, từ Syracuse đến Sélinonte, từ bắc xuống nam, từ đông sang tây. Từ năm này qua năm khác, ông đi trong ruộng lúa, qua vườn oliu, lên dốc đá, dưới rặng chanh và hoa bông giấy, ngày đi trong bão tuyết hay đêm đi trong nóng hạn. Đúng, vì đi quá nhiều nên ông thuộc lòng phong cảnh hoàn đảo to lớn này.

Giữa đám phong cảnh này, ngọn núi Etna quen thuộc nhất đối với ông. Ông biết từng tảng đá thô tháp, từng khúc đường mà bụi bặm bám vào tóc, vào lông mày và mi mắt. Ông biết mùi diêm sinh, mùi hôi thối nặng nề, chat mặn châm chích vào mũi trước khi thấm xuống họng. Tất cả những chuyện này, ông đã nếm cả ngàn lần, lúc nào cũng đi trọn một ngày, lúc thì dưới ánh nắng gay gắt, lúc thì dưới sức gió núi, lúc thì dưới cái lạnh cắt da.

Nhưng lần này thì ông đã già. Đôi chân không còn vững như xưa. Nhất là mắt cá và đầu gối, ông bị đau nhức. Dù suốt đời đã đi quen với đôi dép này nhưng bây giờ đôi dép bằng đồng này trở nên nặng nề dưới bước chân của ông. Đôi dép kỳ diệu, độc nhất vô nhị: đôi dép không mòn, không rách, không thấm nước, không dính bụi, không bị đá cứa. Đôi dép kinh khủng: nặng nề, ồn ào, cứng như đá, không thể nào bẻ cong nó được. Đôi dép cứng nhắc, không mềm dẻo theo chân, đôi dép không theo chuyển động của đôi chân. Nó làm đôi chân mệt mỏi, bong theo dép.

Đôi dép này, hôm nay Empédocle muốn tống khứ ra khỏi đôi chân. Bây giờ ông phải lôi kéo lê nó, nhấc nó, gỡ nó ra dưới từng bước chân; nó như muốn dính xuống đất, phải rất khó nhọc ông mới nhấc nó lên khỏi mặt đất, ông càng đi nó càng dính. Đôi dép đặc biệt đã từng làm ông hãnh diện về nó, đã từng làm ông nổi danh noi những người có đầu óc đơn sơ. Bây giờ ông ghét nó.

Ông không muốn mang nó nữa. Ông đã suy nghĩ rất nhiều về tình yêu và hận thù, đã từng nói những điều mâu thuẫn thì kết hợp với nhau, đã từng cho rằng trên thế giới này những điều trái nghịch nhau cứ luân phiên nhau xuất hiện. Ông, người lúc nào cũng lặp đi lặp lại tình thương nối kéo nhau, tập hợp nhau, dàn xếp với nhau trong khi hận thù làm phân tán nhau, chia rẽ nhau. Đúng, ông biết hơn ai hết con đường hai chiều nhưng cần thiết này, cuộc chiến đấu vô tận này. Chính vì vậy mà ông mong đừng vì những trái nghịch khác nhau này mà cuộc hành trình của ông sẽ bị ngừng.

Đôi dép của ông bám vào đá, nó nặng như cối đá. Cứ mỗi bước chân đi là nó lột da ông, ông ghét nó. Nó thật là khủng khiếp quái dị. Ông ghét nó tận xương tủy. Ông là người sáng tạo ra khẩu hiệu cao quý nhất: “Nên chay tịnh lòng độc ác”, ông có cảm tưởng như ông không thể áp dụng câu này cho đến cùng.

Mấy ngày sau, trên đỉnh núi Etna, các mục đồng tìm thấy đôi dép bằng đồng của Empédocle. Đôi dép bám tro bụi và phún xuất thạch. Người ta không bao giờ biết có phải vị triết gia đã bỏ lại đôi dép ở chổ này, tự ý bỏ trước khi đi vào miệng núi lửa hay nó bị bắn ra ngoài do sức ép của tiếng nổ. Có người nói tự ý bỏ hay bị văng cũng chẳng khác nhau. Ngược lại, cho người cho rằng tự ý bỏ hay bị văng, tùy theo trường hợp, lịch sử cũng có thể thay đổi lắm.

Chúng ta có thể biết được ý nghĩa các dấu vết của người khác để lại không như thế nào không?

Tác giả bài viết: Sưu tầm