TƯ LIỆU GIÁO HỘI Triều yết chung Đức Thánh Cha Phanxico

ĐIỀU RĂN THỨ VI: LỜI MỜI GỌI LÒNG TRUNG THÀNH

Thứ tư - 24/10/2018 10:44

ĐIỀU RĂN THỨ VI: LỜI MỜI GỌI LÒNG TRUNG THÀNH

Bài Giáo Lý của Đức Thánh Cha Phanxico về điều răn thứ VI, trong buổi triều yết chung, thứ 4 ngày 24. 10. 2018

Anh chị em thân mến, chào buổi sáng!

Hành trình Giáo Lý của chúng ta về Thập Giới hôm nay đến Lời thứ VI, Lời này nhìn đến chiều kích tình cảm và tính dục, đó là: “Chớ làm sự dâm dục”.

Lơi mời gọi này hướng ngay đến lòng trung thành. Thật vậy, không một tương quan đích thực nào của con người mà không có lòng trung thành và sự chung thủy.

Người ta không thể yêu chỉ cho đến “sống chung”. Tình yêu bày tỏ vượt lên trên ngưỡng của lợi ích, khi người ta trao ban tất cả cách vô điều kiện. Như Giáo Lý đã khẳng định rằng: «Tình yêu đòi hỏi sự vĩnh viễn, tình yêu không thể chỉ có tính cách “cho tới khi có một quyết định mới”» (s. 1646). Trung thành là tính cách của mối tương quan tự do, trưởng thành và trách nhiệm của con người. Một người bạn cũng bày tỏ sự đích thực để luôn mãi là bạn trong mọi hoàn cảnh, nếu không anh ta không phải là một người bạn. Đức Kitô mặc khải một tình bạn đích thực, Ngài đã sống tình yêu không biên giới của Chúa Cha và bởi đó Ngài là Người Bạn trung thành, đón nhận chúng ta ngay cả khi chúng ta sai lầm, luôn luôn mong muốn nơi chúng ta những điều tốt lành, ngay cả khi chúng ta không xứng đáng với điều ấy.

Con người cần được yêu vô điều kiện và ai không đón nhận sự ưu đãi này, mang trong mình sự thiếu thốn chắc chắn, thường thì không nhận biết điều đó. Trái tim con người tìm kiếm lấp đầy sự trống rỗng này với những thế phẩm, chấp nhận sự thỏa hiệp và sự xoàng xĩnh, tầm thường, những cái mà tình yêu của nó chỉ có hương vị mơ hồ. Cái không may là gọi đó là “tình yêu” còn non nớt chưa trưởng thành, với ảo tưởng tìm thấy ánh sáng của cuộc sống trong những cái, những điều tốt hơn trong vật chất, nhưng nó chỉ là một thứ phản chiếu mà thôi.

Vì thế xuất phát sự đánh giá cao, ví dụ như sức hấp dẫn thể lý, tự nó là một quà tặng của Thiên Chúa, nhưng nó nhằm mục đích chuẩn bị con đường cho một mối tương quan đích thực và trung thành nhân vị. Như Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II đã nói: Hữu thể con người «được mời gọi đến sự tự do tròn đầy và trưởng thành trong các mối tương quan», «là kết quả tiệm tiến của sự phân định những thúc đẩy của chính trái tim”. Là điều gì đó người ta đạt được từ khoảnh khắc, mỗi hữu thể con người «với sự nhẫn nại và nhất quán phải học được rằng ý nghĩa của thân xác là gì» (x. Giáo Lý, ngày 12 tháng 11 năm 1980).

Vì thế, lời mời gọi của đời sống hôn nhân đòi hỏi sự phân định cẩn thận về chất lượng của mối tương quan và thời gian hứa hôn để lượng định nó. Để đi đến Bí Tích Hôn Phối, những người đính hôn phải trưởng thành sự chắc chắn rằng trong mối tương quan của họ có bàn tay Thiên Chúa, Người đi trước họ và đồng hành cùng họ và làm cho họ có thể nói rằng: “Nhờ ân sủng của Đức Kitô tôi sẽ luôn trung thành với bạn”. Họ không thể hứa hẹn lòng trung thành “khi vui và khi đau khổ, khi khỏe mạnh và khi ốm đau”; yêu thương và tôn trọng nhau suốt mọi ngày trong đời sống, chỉ dựa trên nền tảng của ý muốn tốt lành hoặc của niềm hy vọng rằng “mọi sự sẽ tốt đẹp”. Họ cần dựa trên mảnh đất rắn chắc của Tình Yêu trung thành của Thiên Chúa. Và bởi đó, trước khi lãnh nhận bí tích Hôn Phối, cần sự chuẩn bị cẩn thận, một học viên Giáo Lý nói rằng, tại sao người ta đánh cược cả cuộc đời trong tình yêu và với tình yêu không thể đùa giỡn. Không thể dàn xếp “việc chuẩn bị hôn nhân” trong ba hoặc bốn buổi nói chuyện ở giáo xứ; không, đó không phải là sự chuẩn bị, đó chỉ là sự chuẩn bị giả tạo. Trách nhiệm của người làm điều này là: cha xứ, giám mục, họ quyết định các điều này. Sự chuẩn bị phải được trưởng thành và cần thời gian. Nó không phải là một hành động mang tính hình thức: là một Bí Tích. Nhưng phải chuẩn bị với một giai đoạn khai tâm thực sự.

Thật vậy, trung thành là một hình thức hiện hữu, một phong cách sống. Người ta làm với sự chung thủy, nói với sự chân thành, trung thành với sự thật trong chính những suy nghĩ, trong chính những hành động. Một cuộc sống được đan bện bởi sự trung thành bày tỏ trong tất cả các chiều kích và làm trở nên những người nam và người nữ trung thành và đáng tin cậy trong mọi cảnh huống của cuộc sống.

Nhưng để đạt được một cuộc sống đẹp như thế không chỉ có tự nhiên của con người là đủ, cần tình yêu Thiên Chúa đi vào trong hiện hữu của chúng ta, thông truyền nơi chúng ta. Lời thứ sáu này mời gọi chúng ta hướng cái nhìn về Đức Kitô, với sự trung thành của Ngài có thể lấy khỏi chúng ta một quả tim phản bội và trao ban cho chúng ta một quả tim trung thành. Trong Ngài và chỉ trong Ngài có một tình yêu vô điều kiện và không thay đổi, sự trao ban hoàn toàn không ngưng nghỉ và kiên trì đón nhận đến cùng.

Từ cái chết và sự phục sinh của Ngài, từ tình yêu vô điều kiện của Ngài phát sinh sự bền lòng trong các tương quan. Từ sự thông hiệp với Ngài, với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần xuất phát sự hiệp thông giữa chúng ta và biết sống trong sự trung thành các mối tương quan.

Đức Thánh Cha Phanxico
Tại quãng trường Thánh Phêrô ngày 14 tháng 10 năm 2018

Tác giả bài viết: MTG Nha Trang chuyển ngữ

Nguồn tin: w2.vatican.va

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa:Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, Mười điều răn, Thập Giới, Điều răn thứ VI, đạo đức Kitô giáo, luân lý Kitô giáo

Bình luận mới

Bạn cần đăng nhập thành viên để sử dụng chức năng này

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn