TƯ LIỆU GIÁO HỘI Triều yết chung Đức Thánh Cha Phanxico

NGÀY NGHỈ, LỜI NGÔN SỨ VỀ SỰ GIẢI THOÁT

Thứ ba - 25/09/2018 10:16

NGÀY NGHỈ, LỜI NGÔN SỨ VỀ SỰ GIẢI THOÁT

Bài Giáo Lý của Đức Thánh Cha Phanxico về Điều Răn thứ III (tiếp theo) trong buổi triều yết chung, thứ tư ngày 12.09.2018

Anh chị em thân mến, chào buổi sáng!

Trong bài Giáo Lý hôm nay chúng ta quay trở lại với Điều răn thứ III, điều răn về ngày nghỉ. Thập Giới được công bố trong sách Xuất Hành, và được lặp lại trong sách Đệ Nhị Luật trong cách thức gần như giống hệt nhau, trừ điều răn thứ III này, ở đó có sự khác biệt đáng quý: trong khi nơi sách Xuất Hành nói đến lý do của sự nghỉ ngơi đó là sự chúc lành của công cuộc sáng tạo, còn trong Đệ Nhị Luật trái lại, là kỷ niệm kết thúc kiếp nô lệ. Trong ngày này nô lệ phải được nghỉ ngơi như người chủ, để cử hành biến cố Vượt Qua của sự giải thoát.

Thật vậy, những người nô lệ, bởi đặc tính họ không thể nghỉ ngơi. Nhưng tồn tại rất nhiều loại nô lệ, cả bề ngoài lẫn nội tâm bên trong. Có nhiều cưỡng ép bên ngoài như sự đàn áp, như những đời sống bị giam hãm bởi bạo lực và từ nhiều kiểu khác của sự bất công. Cũng tồn tại những giam cầm nội tâm, ví dụ như là những cản trở tâm lý, những phức tạp, những giới hạn và nhiều thứ khác nữa. Có sự nghỉ ngơi trong những hoàn cảnh này không? Một người trong nơi hẻo lánh hoặc bị giam cầm dẫu sao cũng có thể tự do không? Một người luôn day dứt từ những đau khổ nội tâm có thể tự do không?

Thật vậy, có những người, thậm chí ngay cả ở trong tù, họ đã sống một sự tự do thật lớn lao của tâm hồn. Chúng ta nghĩ đến, ví dụ như thánh Massimiliano Kolbe hoặc Đức Hồng Y Văn Thuận, họ đã biến đổi sự giam cầm đen tối thành nơi đầy ánh sáng. Cũng như có những người đầy thương tích của những mỏng dòn nội tâm, tuy nhiên họ biết nghỉ ngơi bên lòng thương xót và họ biết biến đổi nó. Lòng thương xót của Thiên Chúa giải thoát chúng ta. Và khi bạn gặp gỡ chính mình với lòng thương xót Chúa, bạn có sự tự do nội tâm thật lớn lao và bạn có khả năng biến đổi nó. Bởi đó, thật quan trọng biết bao mở ra với lòng thương xót của Thiên Chúa để không là nô lệ của chính mình.

Vậy thì tự do thật sự là gì? Có thể nó hệ tại trong sự tự do chọn lựa? Chắc chắn đây là một phần của tự do, và chúng ta đảm nhận vì nó được gắn liền với mỗi người nam và nữ chúng ta (x. Gaudium et Spes, s.73). Nhưng chúng ta biết rõ rằng: có thể làm những gì mình muốn không chỉ thực sự tự do là đủ và cũng không chỉ hạnh phúc là đủ. Tự do thật sự còn cao sâu hơn.

Thật vậy, có sự nô lệ trói buộc còn hơn nhà tù, hơn cả cơn khủng hoảng sợ hãi, hơn cả sự đè nặng của bất cứ loại nô lệ: đó là nô lệ của chính cái tôi[1]. Những người suốt này cứ xăm soi để thấy cái tôi của chính mình. Và cái tôi có tầm vóc cao hơn cả cơ thể. Chúng là nô lệ của cái tôi. Cái tôi có thể trở thành người tra tấn, nó quấy rầy người ta ở khắp mọi nơi, nó tạo nên trong người ấy những đè nặng sâu hơn, cái đó được gọi là “tội lỗi”, nó không là bạo lực tầm thường của bộ luật, nhưng là sự thất bại của hiện hữu, những tình trạng nô lệ (x. Ga 8,34)[2]. Sau cùng, tội lỗi là nói và làm theo cái tôi. “Tôi muốn làm cái này và tôi không bận tâm nếu như có một giới hạn, nếu như có một mệnh lệnh, cũng như tôi không bận tâm nếu như có tình yêu”.

Cái tôi, ví dụ như chúng ta nghĩ đến những đam mê của con người: háu ăn, dâm đãng, bủn xỉn, cáu gắt, ghen tị, lười biếng, kiêu ngạo và cứ thế tiếp tục – chúng là nô lệ của thói xấu của chính mình, chúng hành hạ họ và làm họ đau khổ. Không có một cuộc tạm đình chiến nào cho sự háu ăn, vì cổ họng là trá hình của bao tử, đã đầy rồi mà nó làm cho cứ tin là đang trống rỗng. Cái bao tử trá hình làm cho chúng ta háu ăn. Chúng ta là nô lệ cho cái bao tử trá hình. Không có một cuộc tạm đình chiến nào cho sự háu ăn và dâm đãng, chúng phải sống vì sự thích thú, lo lắng những sở hữu bị phá tan sự bủn xỉn, luôn luôn tích lũy tiền bạc, gây hại cho người khác; lửa của cơn giận và mối mọt của những đố kỵ làm đổ nát các mối tương quan. Những người viết lách họ viết rằng sự đố kỵ gây vàng da và vàng tâm hồn, như khi một người mắc chứng bệnh viêm gan: trở nên vàng vọt. Những người đố kỵ họ có tâm hồn vàng vọt, bởi vì họ không bao giờ có thể có sự tươi mới của tâm hồn. Sự đố kỵ phá hủy. Người lười biếng tránh né mỗi vất vả làm cho họ không có khả năng sống. Sự tự cao tự đại – cái tôi mà tôi đã nói đến – tức là sự kiêu ngạo đào một rãnh sâu nơi chính mình và giữa những người khác.

Anh chị em thân mến, do đó ai là nô lệ thật sự? Ai là người không biết nghỉ ngơi? Ai không có khả năng yêu thương! Và tất cả những thói quen xấu này, tội lỗi này, sự kiêu căng này làm cho chúng ta rời xa tình yêu và làm cho chúng ta không có khả năng yêu thương. Chúng ta là nô lệ của chính mình và chúng ta không thể yêu, bởi vì tình yêu thì luôn hướng về người khác.

Điều Răn thứ ba mời gọi chúng ta hãy cử hành sự tự do trong ngày nghỉ, đối với chúng ta - các Kitô hữu, đó là lời tiên báo của Đức Giêsu, Người phá đổ sự nô lệ nội tâm của tội lỗi để làm cho con người có khả năng yêu thương. Tình yêu thật sự là tự do thật sự: tách rời khỏi sự sở hữu, xây dựng lại các mối tương quan, biết đón nhận và cảm kích người thân cận; biến mỗi vất vả thành quà tặng của niềm vui và làm cho có khả năng đi vào sự hiệp thông. Tình yêu làm cho tự do ngay cả khi ở trong ngục tù, ngay cả khi yếu nhược và bị giới hạn.

Đó là sự tự do chúng ta được đón nhận từ Đấng Cứu Độ chúng ta, Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta.

Vatican, thứ tư ngày 12. 09. 2018
Đức Thánh Cha Phanxico
 
 

[1] X. Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, 1733: «Chọn lựa bất tuân và chọn lựa điều xấu là lạm dụng tự do và chọn lựa này đưa chúng ta vào vòng nô lệ tội lỗi».
[2] X. Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, 1739: «Sự tụ do của con người thì giới hạn và có thể lầm lạc. Quả thật, con người đã sa ngã. Con người đã phạm tội cách tự do. Khi từ chối kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa con người đã tự lừa dối chính mình, và trở thành nô lệ của tội lỗi. Sự tha hóa đầu tiên này đã sinh ra nhiều sự tha hóa khác. Lịch sử nhân loại ngay từ khởi đầu làm chứng rằng những tai họa và áp bức đã phát sinh ra từ trái tim con người, như hậu quả của việc sử dụng sai tự do”.

Tác giả bài viết: MTG Nha Trang chuyển ngữ

Nguồn tin: w2.vatican.va

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa:Điều Răn Thứ III, Giáo Lý Hộ Thánh Công Giáo, Mười điều răn, Luân lý Kitô giáo, đạo đức Kitô giáo

Bình luận mới

Bạn cần đăng nhập thành viên để sử dụng chức năng này

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn