TƯ LIỆU GIÁO HỘI FABC

HỘI LUẬN DÀNH RIÊNG CHO TOÀN THỂ GIÁM MỤC Á CHÂU CHĂM SÓC MỤC TỬ - ĐẶC BIỆT QUAN TÂM ĐẾN CÁC LINH MỤC ĐANG GẶP KHÓ KHĂN

Thứ sáu - 04/12/2020 03:07

HỘI LUẬN DÀNH RIÊNG CHO TOÀN THỂ GIÁM MỤC Á CHÂU CHĂM SÓC MỤC TỬ - ĐẶC BIỆT QUAN TÂM ĐẾN CÁC LINH MỤC ĐANG GẶP KHÓ KHĂN

TƯ LIỆU FABC số 122

Tài liệu FABC này bao gồm bốn trong chín bài tư liệu được trình bày tại Hội thảo dành riêng cho các Giám mục, được Văn phòng Giáo sĩ trực thuộc Liên Hội đồng Giám mục Á Châu (FABC – OC) tổ chức. Công bố chung cuộc cũng phản ánh cảm nghiệm của các Giám mục với tư cách tham dự viên.
 
Được diễn ra vào tháng 12 năm 2004, Hội nghị Kandy của Văn phòng Giáo sĩ trực thuộc Liên Hội đồng Giám mục Á Châu (FABC – OC) dự phóng tổ chức một cuộc hội thảo dành riêng cho các Giám mục, bàn luận về những vấn nạn tác động đến linh mục – sau đó hy vọng giúp các ngài chăm sóc linh mục-đang-gặp-trở-ngại với lòng thương cảm và bằng nhiều cách thức hỗ trợ hiệu quả nhất có thể. Ban cố vấn về Đào tạo Nhân bản cho Linh mục – Những thách đố trong Bối cảnh Á Châu, đã đưa ra kế hoạch và được Văn phòng Giáo sĩ trực thuộc Liên Hội đồng Giám mục Á Châu tổ chức vào tháng 5 năm 2006, dành riêng cho các Giám đốc Đại Chủng viện tại Châu Á, với trọng tâm: là người Á Châu, chúng ta cần xác định rõ căn tính và tôn chỉ của người linh mục. Ban cố vấn nêu bật đặc điểm mà một linh mục Châu Á phải có, đó là người cảm nghiệm Thiên Chúa, và nhờ đức bác ái mục vụ thúc đẩy, họ năng nỗ truyền giảng Tin Mừng, cũng như sống luân lý trọn vẹn. Hơn nữa, linh mục là người luôn nồng hậu tiếp đón và có lòng trắc ẩn, sống hiệp nhất với người nghèo, biết kết nối và sống trong mối tương quan ngõ hầu xây dựng cộng đoàn, không ngừng cổ suý đối thoại, công lý và hoà bình, khiêm nhường đồng hành với vai trò anh em, cha mẹ, bạn hữu trên cuộc hành trình tiến về nhà Chúa, và sau cùng, linh mục là người lãnh đạo tôi trung trong một Giáo hội phục vụ.
 
Đối nghịch với các đặc tính trên, nếu quan sát kỹ, chúng ta sẽ nhận ra các linh mục tại Châu Á đang đối mặt với nhiều thách thức do thiếu niềm xác tín, hậu quả từ chủ thuyết thế tục, chủ nghĩa vật chất, chủ trương cá nhân, chứng vô cảm, dửng dưng, vô tri, tính thụ động, mà đối diện với giáo dân có vấn đề, cũng như tất cả những thay đổi văn hoá một cách chóng mặt. Ngoài ra, các linh mục cũng đang đứng trước tình trạng công việc quá tải, tiêu hao sức lực, chẳng thể nào đáp ứng những kỳ vọng của giáo dân, không có thời gian cầu nguyện hay chuyên tâm đời sống tu đức, thiếu kiên trì, rơi vào tình trạng cô đơn, nhu cầu quản trị đòi hỏi quá mức, thiếu tinh thần trách nhiệm, sa vào các vấn đề liên can tới phụ nữ và nạn nghiện ngập, mắc phải những nan giải tâm sinh lý, rắc rối trong mối tương quan với Giám mục, anh em linh mục và giáo dân. Tất cả những điều trên được cho là một phần trắc trở nơi các linh mục.
 
Tuy nhiên, theo nhãn quan của các Giám mục và giáo dân nói chung, những vấn đề này chẳng khác gì tình trạng mà vị linh mục chưa chín chắn trong đời sống nhân bản và tu đức, cũng như thiếu động lực sống tốt, sống khoẻ ơn gọi thánh hiến. Mọi vấn đề tâm sinh lý và tâm lý ảnh hưởng đến họ, dẫn đến tình cảnh thiếu nhiệt huyết trong sứ vụ và sứ mệnh của Giáo hội, thiếu cương trực trong lĩnh vực tài chính và dễ giải với các trách nhiệm trong đời sống linh mục. Họ đau khổ vì những rắc rối với giám mục và anh em linh mục khác trong linh mục đoàn, cũng như thiếu nghiêm túc đối với mọi giá trị luân lý và tu đức.
 
Tại cuộc họp Chuẩn bị Đặc biệt của Văn phòng Giáo sĩ trực thuộc Liên Hội đồng Giám mục Á Châu được tổ chức tại Trung tâm Mục vụ Địa phận Kuala Lumpur, vùng phía Tây Mã Lai, từ ngày 3-4 tháng 10 năm 2006, với sự tham gia của các Giám mục từ Ấn Độ, Miến Điện, Pa-kis-tan, Sin-ga-por, Mã Lai, Sri Lan-ka, và 3 cha Giám đốc Đại Chủng viện Mum-bai, Sin-ga-por và Miến Điện, đã cùng nhau thảo luận chi tiết về những điều kiện đòi buộc mà hội thảo dành riêng cho các Giám mục đặt ra. Ngoài ra, cách nhìn của Hội đồng Giám mục Việt Nam về các vấn nạn của Linh mục cũng được tổng hợp trong dịp này.
 
Những thành viên nhóm tại khoá họp này cảm nhận một cách mạnh mẽ rằng hội thảo này chắc hẳn sẽ hỗ trợ các Giám mục trong trách vụ chăm sóc linh mục đang gặp trắc trở. Do đó, cuộc Hội luận này được quyết định dành riêng cho các Giám mục Á Châu. Sau hàng loạt thảo luận, những mục tiêu được chọn cho Hội luận này là: 1. Giúp các Giám mục Suy tư về Căn tính và Tôn chỉ của sứ vụ Linh mục trong Bối cảnh Á Châu. 2. Hỗ trợ các Giám mục Xác định những Ngăn trở mà Linh mục đang gặp Khó khăn, phải Đối mặt trong Đời sống cũng như trong Sứ vụ. 3. Giúp các Giám mục Quan tâm Chăm sóc Linh mục đang gặp Trắc trở trong Mối tương quan với Bản thân, với Giám mục, anh em Linh mục, Giáo dân, cũng như mọi Vấn đề khác ảnh hưởng tiêu cực đến Công việc Mục vụ và đời sống Linh mục.
 
Chủ đề của cuộc hội luận: Vai trò Mục tử của Giám mục trong Mối tương quan với các Linh mục đang Thực hiện Sứ mệnh Giáo hội. Chủ đề này được trình bày rõ nét và chú trọng suốt cuộc hội thảo. Những rắc rối về mối Quan hệ và Vấn đề ảnh hưởng đến công việc mục vụ và đời sống linh mục được nhấn mạnh nhằm nhận biết và giải quyết các vấn đề, vấn nạn này, đồng thời thực hiện công việc mục vụ một cách hiệu quả, và giúp đỡ linh mục sống ơn gọi thánh hiến tốt đẹp. Một cuộc thảo luận về chủ đề như giá trị không lành mạnh về luân lý-tu đức mang lại cho các giám mục ý thức rằng linh mục cần được huấn dụ và hướng dẫn không ngừng nhằm giúp họ phục vụ trong tác vụ mục tử mà Giáo luật quy định, và họ phải thực thi tác vụ trong thế giới này với cả phẩm giá của sứ vụ tư tế.
 
Khi suy tư về đời sống linh mục trong bối cảnh Á Châu, chúng ta phải nhìn nhận linh mục tại châu lục này đang phải chịu đau khổ do tình trạng rối loạn nhân cách, hỗn loạn lo âu và những vấn đề tâm lý khác như bao nhiêu người ngoài xã hội rộng lớn kia. Cuộc hội luận sẽ đề cập phần lớn đến mọi khía cạnh của các tình trạng rối loạn này như: hội chứng, nguyên do, những biện pháp điều trị khả thi, nhằm giúp các Giám mục hiểu rõ các linh mục trong trường hợp này cần được quan tâm chăm sóc, cần được hỗ trợ điều trị và thương cảm sâu sắc. Nếu được để ý lưu tâm, họ sẽ có nhiều biến chuyển tích cực và trở lại bình thường với công việc mục vụ, cũng như đời sống linh mục.
 
Chủ đề sau cùng được bàn luận chi tiết là ‘đào tạo trường kỳ và các biện pháp hỗ trợ’ cho những linh mục đang gặp trắc trở. Có lẽ một mẫu hình được đưa ra nhằm giúp các Giám mục từ khắp nơi Châu Á trong việc tổ chức thường huấn và chương trình phục hồi cho linh mục tại những quốc gia cũng như giáo phận tương ứng.
 
Những bài tham luận trong tài liệu này mang lại ý thức đào tạo rõ nét về căn tính và tôn chỉ của linh mục tại Á Châu, cũng như đề ra chỉ dẫn chi tiết các khía cạnh chăm sóc mục tử mà họ mong muốn Giám mục giáo phận thấu hiểu và lưu tâm.

Lm. Xuân Hy Vọng chuyển ngữ

 
ĐỌC THÊM

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa:TƯ LIỆU FABC số 122, linh mục, chăm sóc mục tử

Bình luận mới

Bạn cần đăng nhập thành viên để sử dụng chức năng này

Những tin cũ hơn