Mến Thánh Giá KỸ NĂNG SỐNG

Làm chủ miệng lưỡi như thủy thủ nắm bánh lái để điều khiển con thuyền

Thứ ba - 22/05/2018 20:59

Làm chủ miệng lưỡi như thủy thủ nắm bánh lái để điều khiển con thuyền

Những nẻo đường thinh lặng 12

Làm chủ miệng lưỡi như thủy thủ nắm bánh lái để điều khiển con thuyền

Cũng có sự thinh lặng của người có đức tin họ thinh lặng trước bí mật trần gian hay trước hành động của Thiên Chúa vượt quá sự hiểu biết của mình: «Thời buổi này, ai khôn ngoan thì làm thinh, vì đây là một thời khốn quẫn» (Am 5,11). Đấy là sự thinh lặng của Gióp sau khi đã nói nhiều lời vô ích, ông công nhận: «Con đã nói năng thiếu suy nghĩ, con biết trả lời làm sao ? Con sẽ đưa tay lên che miệng…» (G 40,4).

Hoặc sự thinh lặng của người công chính; qua gian truân thử thách của dân mình, ông vẫn hy vọng vào chiến thắng cuối cùng của Đấng Tác Sinh và Người Chủ của vận mệnh con người: «Đức Chúa xử tốt với ai tin cậy Người, với ai hết lòng tìm kiếm Chúa, Biết thinh lặng chờ đợi ơn cứu độ của Đức Chúa… hãy cứ ngồi im lặng một mình» (Ac 3,25tt). 

Sự thinh lặng của kẻ tin trong Kinh Thánh không phải là một sự cam chịu đầu hàng; và cũng không phải là tuyệt vọng, nhưng mặc cho thử thách, đấy là một sự tin tưởng nhẫn nại vào tình yêu; và lòng thành tín của Chúa.

Trong Tân Ước, ta không hề tìm ra bản phân tích về những ân tích ; và những hàm hồ của sự thinh lặng. Nhưng chúng ta có thể tìm thấy đoạn dài sau đây trong thư thánh Giacobe ; như một âm vang của suy tư theo chiều hướng các sách Khôn Ngoan:

«Ai cho mình đạo đức mà không kiềm chế miệng lưỡi, là tự dối lòng mình, vì đó chỉ là thứ đạo đức hão».

«Ai không vấp ngã về lời nói, ấy là người hoàn hảo, có khả năng kiềm chế bản thân. Nếu ta tra hàm thiếc vào miệng ngựa để chúng ta vâng lời, thì ta điều khiển được toàn thân chúng. Anh em cũng hãy nhìn xem tàu bè: dù nó có to lớn, và có bị cuồng phong đẩy mạnh thế nào đi nữa, thì cũng chỉ cần một bánh lái rất nhỏ để điều khiển theo ý của người lái. Cái lưỡi cũng vậy, nó là một bộ phận nhỏ bé của thân thể, mà lại huyênh hoang làm được những chuyện to lớn. Cứ xem tia lửa nhỏ bé dường nào, mà làm bốc cháy đám rừng to lớn biết bao! Cái lưỡi cũng là một ngọn lửa…».

Mọi loài thú vật và chim chóc, loài bò sát và cá biển, thì loài người đều có thể chế ngự và đã chế ngự được. Nhưng cái lưỡi thì không ai chế ngự được; nó là một sự dữ không bao giờ ở yên, vì nó chứa đầy nộc độc giết người. Ta dùng lưỡi mà chúc tụng Chúa là Cha chúng ta, ta cũng dùng lưỡi mà nguyền rủa con người đã được làm ra theo hình ảnh Thiên Chúa. Từ cùng một cái miệng, phát xuất lời chúc tụng và lời nguyền rủa. Thưa anh em, như vậy thì không được. Chẳng lẽ một mạch nước lại có thể phun ra từ một nguồn, cả nước ngọt lẫn nước chua sao? Thưa anh em, làm sao cây vả lại có thể sinh ra trái ôliu, hoặc cây nho sinh trái vả ? Nước mặn cũng không thể sinh nước ngọt» (Gc 1,26 và 3, 2 – 12).

Ngôn ngữ là một trong những điều cao cả của con người, tuyệt tác của công tronh sáng tạo. Lời nói chúng ta khi phục vụ cho điều lành hay điều dữ, đều mang theo hương thơm; hay mùi hôi của nguồn nước bên trong, nơi nó xuất phát: Cõi lòng của chúng ta!

Trích trong tập sách NHỮNG NẺO ĐƯỜNG THINH LẶNG của Michel Hubaut
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa:nghệ thuật sống thinh lặng, những nẻo đường thinh lặng, giá trị của thinh lặng, làm chủ miệng lưỡi

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn