Mến Thánh Giá THÁNH HIẾN

ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN TRONG GIÁO HỘI

Chủ nhật - 13/12/2020 19:17

ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN TRONG GIÁO HỘI

Bài Giáo Lý của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II về Đời sống thánh hiến vào sáng tư Tư hằng tuần từ ngày 28.09.1994 đến ngày 29.03.1995
 
GIỚI THIỆU
 
“Các nam nữ tu sĩ thân mến, hôm nay quãng trường thánh Phêrô hân hoan vì sự hiện diện của các con, những người đến từ nhiều cộng đoàn, đại diện cho thế giới của những người sống đời thánh hiến… Các con làm nên một kho tàng vô giá và không thể thay thế của Giáo Hội.

Lịch sử kitô giáo khẳng định giá trị của ơn gọi thánh hiến: trước hết với các con, ngang qua nhiều thế kỷ, sức mạnh cứu độ của Tin Mừng được phổ biến rộng rãi giữa các dân tộc và các quốc gia, trong lục địa Âu Châu và rồi ở Thế Giới Mới, ở Châu Phi và ở phương Đông xa xôi.

Chúng ta muốn nhớ lại điều này một cách đặc biệt trong năm nay, trong dòng chảy của dịp kết thúc Thượng Hội Đồng Giám Mục dành cho đời sống thánh hiến trong Giáo Hội. Chúng ta phải nhớ lại điều này để chúc tụng Chúa và cầu nguyện để một ơn gọi quan trọng đến thế không bị chết nghẹt trong một vài cách thức nào đó trong thời đại chúng ta, cũng như trong ngàn năm thứ ba đang tới.

[…] Ước gì Đức Kitô – Ánh Sáng của thế giới được tôn vinh nơi các con, Anh Chị Em thân mến. Tôn vinh Đức Kitô, dấu chỉ của sự nghịch lý cho thế giới này. Trong Ngài con người sống: trong Ngài con người trở nên vinh quang của Thiên Chúa, như thánh Irene đã dạy[1]. Các con là hiển linh của sự thật này. Đây là lý do tại sao trong Giáo Hội các con được yêu mến nhiều và các con phổ biến một niềm hy vọng lớn lao trong nhân loại. Hôm nay, một cách đặc biệt, chúng ta nài xin Chúa để cho men Tin Mừng của ơn gọi của chúng ta luôn luôn chạm đến nhiều trái tim của các bạn trẻ nam nữ và men ấy thúc đẩy các bạn dâng hiến chính mình vô điều kiện để phục vụ Nước Trời”.

Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II đã nói những lời này với các nam nữ tu sĩ họp nhau tại quãng trường thánh Phêrô vào thứ Tư ngày 02 tháng 2 năm 1994, dịp lễ Dâng Chúa vào đền thờ.

Sau đó, trong suốt năm 1994, Đức Thánh Cha còn nói với các nam nữ tu sĩ trong nhiều dịp khác nhau, đặc biệt trong dịp chuẩn bị Thượng Hội Đồng Giám Mục và trong suốt quá trình làm việc.

Nhưng, trên hết, trước, trong khi và sau Thượng Hội Đồng vào tháng 10 năm 1994 về “Đời sống thánh hiến và sứ mạng của đời sống thánh hiến trong Giáo Hội và trên thế giới”, từ ngày 28 tháng 9 năm 1994 đến ngày 29 tháng ba năm 1995, Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II đã dành 19 buổi Giáo Lý vào sáng thứ Tư cho đề tài về đời sống thánh thiến. Những bài Giáo Lý ấy hình thành nội dung của tuyển tập này.

Chúng ta kết thúc với những lời Đức Thánh Cha đã nói cùng các nam nữ tu sĩ tại quãng trường thánh Phêrô vào thứ Năm ngày 02 tháng 02 năm 1995, trong ngày lễ dâng Chúa vào đền thờ: “Anh chị em thân mến, trong Thượng Hội Đồng Giám Mục vào mùa thu vừa qua, đời sống thánh hiến đã được đặt vào trọng tâm của Giáo Hội. Nó xây dựng một công cuộc của Tin Mừng trong đó Đức Kitô hiện diện một cách đặc biệt. Đời sống thánh hiến, ngang qua các lời khuyên Phúc Âm mang lại hoa trái suốt nhiều thế kỷ và nhiều thế hệ trong đời sống Giáo Hội. Sinh hoa trái trong cách thức đặc biệt! Thượng Hội Đồng làm chúng ta ý thức về sự tốt lành lớn lao cho cả Giáo Hội lẫn đời sống thánh hiến, nghĩa là sự thánh hiến đặc biệt, ngang qua đó một cá nhân, nam hoặc nữ, dâng hiến vô điều kiện cho Đức Kitô, là Thầy, là Đấng Cứu Độ và là Hôn Phu.

Chiêm ngắm tất cả những điều này, hôm nay chúng ta khao khát cầu nguyện với lòng nhiệt huyết để canh tân đời sống thánh hiến; cầu cho ơn gọi thánh hiến được dồi dào và phong phú. Tất cả những điều ấy phát xuất từ tinh thần của Tin Mừng và phục vụ công trình của Tin Mừng với cách thức toàn diện hơn”.

 
BÀI 1
ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN TRONG GIÁO HỘI
Thứ Tư, ngày 28 tháng 9 năm 1994
 
1. Trong các bài Giáo Lý về Giáo Hội mà chúng ta đã nói đến từ lâu, nhiều lần chúng ta đã giới thiệu Giáo Hội như dân “tư tế”, nghĩa là Giáo Hội bao gồm những người tham dự vào chức tư tế của Đức Kitô, như được thánh hiến cho Thiên Chúa và thực hiện việc hiến tế hoàn toàn và dứt khoát mà Đức Kitô đã hiến dâng cho Thiên Chúa Cha vì tất cả nhân loại. Điều đó diễn ra nhờ bí tích Thanh Tẩy tháp nhập người tín hữu vào trong Thân Thể huyền nhiệm Chúa Kitô, ủy thác cho họ nhiệm vụ ấy – hầu như chính thức và, có thể nói rằng, trong cách thức tái tạo trong chính mình thể trạng của Tư Tế và của Nạn Nhân (Sacerdor et Hostia) của vị Thủ Lãnh[2].
 
Mỗi bí tích khác, đặc biệt bí tích Thêm Sức – sự hoàn thiện thể trạng thiêng liêng này của các kitô hữu, và bí tích Truyền Chức Thánh cũng ban sức mạnh thực hiện sứ vụ như là khí cụ của Đức Kitô trong việc loan báo Lời, trong việc canh tân hy tế Thập Giá và tha thứ tội lỗi.  
 
2. Để làm rõ hơn việc thánh hiến này của Dân Thiên Chúa, bây giờ chúng ta đề cập đến một chương căn bản về Giáo Hội học, ở đó thời đại chúng ta nhấn mạnh đến chiều kích thần học và thiêng liêng. Bàn về đời sống thánh hiến, không ít người theo Chúa Kitô đón nhận như một hình thức đặc biệt cao quý, mạnh mẽ và ràng buộc, thực thi hiệu quả của bí tích Thanh Tẩy ngang qua hoạt động bác ái xuất sắc, người mang sự hoàn hảo và thánh thiện.
 
Công Đồng Vatican II, kế thừa truyền thống thần học và thiêng liêng của hai ngàn năm Kitô giáo, đã đặt giá trị của đời sống thánh hiến trong ánh sáng, mà – theo những chỉ dẫn của Tin Mừng – “Họ cụ thể hóa trong thực hành…Đức Khiết Tịnh thánh hiến cho Thiên Chúa, của Nghèo Khó và của Vâng Phục”, mà họ gọi một cách chính xác “các lời khuyên Phúc Âm” (x LG 43). Công Đồng nói về đời sống ấy như sự bày tỏ tự nhiên hành động tối cao của Chúa Thánh Thần, mà ngay từ khởi đầu đã khơi lên một mùa hoa của các tâm hồn quảng đại, khơi nguồn từ sự khoa khát hoàn thiện và dâng hiến chính mình cho sự tốt lành của toàn bộ thân thể Đức Kitô (x. LG 43).
 
3. Bàn về kinh nghiệm cá nhân, kinh nghiệm này không bao giờ ít đi và vẫn trổ hoa đến hôm nay trong lòng Giáo Hội. Từ những thế kỷ đầu đã nhận thấy khuynh hướng vượt qua từ việc thi hành cá nhân, và – gần như có thể nói rằng – “riêng tư”, của các lời khuyên Phúc Âm, ở một tâm thế nhận biết chung đến toàn bộ phận của Giáo Hội, cả trong đời sống đơn độc của các ẩn sĩ, - và luôn luôn nhiều hơn nữa – cả trong nhóm của Cộng Đoàn đan tu hoặc trong các Gia Đình tu sĩ, họ muốn tạo thuận lợi cho thành tựu của đời sống thánh hiến: sự ổn định, cải thiện huấn luyện thần học, vâng phục, giúp đỡ lẫn nhau và thăng tiến trong đức ái.
 
Người ta đã phác họa như thế từ những thế kỷ đầu và cho đến thời chúng ta hôm nay, “một sự phong phú kỳ diệu của các cộng đoàn tu sĩ”, trong đó họ bày tỏ sự khôn ngoan phong phú của Thiên Chúa” (x. PC 1), và bày tỏ sức sống phi thường của Giáo Hội, cũng như trong sự hợp nhất của Thân Thể Chúa Kitô, theo lời của Thánh Phaolo: “Có nhiều đặc sủng khác nhau, nhưng chỉ có một Thần Khí” (1Cr 12,4). Thần Khí ban phát các ân sủng của Ngài trong sự đa dạng các hình thức làm phong phú Giáo Hội duy nhất, trong vẻ đẹp đa sắc màu, tỏ lộ trong lịch sử “sự phong phú nhiệm mầu của Đức Kitô” (Ep 3,8), như tất cả các thụ tạo bày tỏ “trong nhiều hình thức và trong từng bộ phận” (multipliciter et divisim), như Thánh Toma nói[3], điều ở trong Thiên Chúa là sự hợp nhất tuyệt đối.    
 
4. Trong mỗi trường hợp, người ta thường bàn về “ơn thiêng”, một cách căn bản duy nhất, ngay cả trong sự phong phú và đa dạng của hồng ân thiêng liêng, hoặc các đặc sủng, liên kết nhiều người và nhiều cộng đoàn[4]. Thật vậy, các đặc sủng chúng có thể là cá nhân hay tập thể. Những đặc sủng cá nhân phân bố một cách rộng rãi trong Giáo Hội và với sự đa dạng ấy từ người đến người, chúng có thể được dễ dàng thống kê và đôi khi đòi hỏi sự phân định từ phía Giáo Hội. Các đặc sủng mang tính tập thể, một cách chung, chúng liên hệ đến những người nam và người nữ thành lập những công trình của Giáo Hội và đặc biệt là các Dòng tu, họ đón nhận tính cách từ các sặc sủng của đấng sáng lập, họ sống và hoạt động dưới sự ảnh hưởng của đấng sáng lập và trong thước đo của lòng trung thành; họ đón nhận những ân sủng mới và các đặc sủng cho mỗi thành viên và cho cả Cộng Đoàn. Như thế điều này có thể tìm thấy hình thức mới để hành động theo nhu cầu của nơi ở và thời gian, mà không làm dán đoạn tính liên tục và phát triển khởi đi từ đấng sáng lập, hoặc tái lập một cách dễ dàng căn tính và năng động.
 
Công Đồng quan sát rằng “Giáo Hội với quyền hạn của mình sẵn sàng lắng nghe và chuẩn nhận” các gia đình tu sĩ (PC 1). Điều ấy hài hòa với chính trách nhiệm của Giáo Hội đối với các đặc sủng, để quyền hạn ấy trước hết không dặp tắt Thần Khí, nhưng xem xét tất cả và nắm giữ những gì là tốt (Cf 1Ts 5,12 và 19 – 21)” (LG 12). Giải thích như thế để - liên quan đến những lời khuyên Phúc Âm bao nhiêu – “chính quyền hạn của Giáo Hội, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, được trao phó giải thích, quy định những thực thi và cũng như thiết lập những hình thức vũng chắc của cuộc sống” (LG 43).
 
5. Tuy nhiên luôn luôn nhớ rằng đời sống thánh hiến không thuộc về cơ cấu phẩm trật của Giáo Hội. Công Đồng đã chú ý điều này: «Bậc sống tu trì, xét về tương quan với cơ chế mà Chúa đã thiết định và phẩm trật của Giáo Hội, không phải là một cấp ở giữa bậc giáo sĩ và giáo dân, nhưng các Kitô hữu, giáo sĩ cũng như giáo dân, đều được kêu gọi gia nhập để hưởng nhận ân huệ đặc biệt trong đời sống Giáo Hội, và để mỗi người tùy theo cách thế của mình góp phần vào sứ mệnh cứu độ của Giáo Hội» (LG 43).
 
Tuy nhiên, Công Đồng thêm ngay tức khắc rằng «Đời sống thánh hiến tuy không liên quan đến cơ cấu phẩm trật của Giáo Hội, bậc sống được thiết lập do việc tuyên khấn các lời khuyên Phúc Âm lại gắn chặt với đời sống và sự thánh thiện của Giáo Hội» (LG 44). Trạng từ - “hiển nhiên” - nghĩa là tất cả những chấn động có thể lay động đời sống Giáo Hội sẽ không thể loại trừ đời sống thánh hiến, được tính cách hóa từ các lời khuyên Phúc Âm. Đời sống này sẽ luôn lưu lại như một yếu tố cốt yếu của sự thánh thiện của Giáo Hội. Theo Công Đồng, đây là một sự thật “không bị thách thức”.

Tuy nhiên, cần thiết làm sáng tỏ điều đã được nói rằng không một hình thức đặc biệt nào của đời sống thánh hiến có tính cách vĩnh viễn. Những cộng đoàn tu sĩ có thể mất đi. Một cách lịch sử một số cộng đoàn đã biến mất, vả lại như đã suy yếu ở một số Giáo Hội địa phương. Những Hội Dòng không còn thích ứng nữa với thời đại của họ, hoặc không có nữa các ơn gọi, họ buộc phải đóng cửa hoặc hợp nhất với các Dòng khác. Sự bảo đảm bền đỗ vĩnh viễn cho đến tận cùng thế giới được gắn kết cùng với Giáo Hội, không thật sự cần thiết tương ứng với từng Hội Dòng. Lịch sử dạy rằng đặc sủng của đời sống thánh hiến luôn luôn ở trong sự chuyển động, thể hiện khả năng tìm thấy và hầu như có thể nói rằng, khả năng “phát minh” luôn luôn trong sự trung thành với đặc sủng của vị sáng lập của họ, những hình thức mới, một cách trực tiếp thích ứng hơn với nhu cầu và khát vọng của thời đại. Nhưng cũng như các cộng đoàn đã hiện diện nhiều thế kỷ, họ được mời gọi thích ứng với nhu cầu và khát vọng để không tự mình biến mất.

 
6. Duy trì việc thực thi các lời khuyên Phúc Âm –  vì dẫu sao các lời khuyên này có thể được bảo đảm duy trì trong lịch sử, bởi vì chính Chúa Giêsu đã muốn và đã thiết lập như nó dứt khoát hoàn toàn thuộc về nhiệm cục thánh thiện của Giáo Hội. Ý niệm Giáo Hội bao gồm cách hợp nhất các giáo dân dấn thân trong đời sống hôn nhân gia đình và của những tu hội đời không tương ứng với ý định của Đức Kitô, đời sống ấy được rút ra từ Tin Mừng. Tất cả làm suy nghĩ rằng – cả nhìn vào lịch sử cho đến các bản báo cáo – luôn có những người nam và người nữ (và các bạn trẻ), biết dâng hiến hoàn toàn cho Đức Kitô và cho Vương Quốc của Ngài trong đời sống độc thân, đời sống khó nghèo và sự phục tùng lề luật của cuộc sống. Tất cả những ai nhận lối sống này cũng sẽ tiếp tục nó trong tương lai, như đã làm trong quá khứ, thực thi một vai trò quan trọng để thăng tiến sự thánh thiện của cộng đoàn kitô và cho sứ mạng loan báo Tin Mừng. Và thậm chí, chưa bao giờ như hôm nay con đường của các lời khuyên Phúc Âm mở ra một niềm hy vọng lớn lao vì tương lai của Giáo Hội.
   
 

[1] Cf., Sant’Ireneo, Adv. heres., 4, 20, 7.
[2] Cf. S. Tommaso, Summa teologiae, III, q. 63, a. 3 in c. e ad 2; a. 6.
[3] Thánh Toma, Summa teologiae, I, q. 47, a 1.
[4] X. Thánh Toma, Summa teologiae, II – II, q. 103, a. 2.

Tác giả bài viết: Sequela Christi chuyển ngữ

Nguồn tin: Giovanni Paolo II ai religiosi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa:Đời sống thánh hiến

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn