ĐỒNG HÀNH TRONG ĐỨC TIN
- Thứ sáu - 13/04/2018 03:57
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
CĂN TÍNH, MỤC ĐÍCH VÀ BỔN PHẬN CỦA DẠY GIÁO LÝ
Giáo Hội trong nhiều dịp khác nhau luôn luôn củng cố, nhắc nhớ chính mình, động viên, khuyến khích từng thành viên và cộng đoàn sống căn tính ngôn sứ trong giảng dạy và học tập, trong nghiên cứu và huấn luyện, trong can đảm sống chứng tá Phúc Âm qua mỗi biến cố của cuộc sống hằng ngày và môi trường sống. Trong đó Dạy Giáo Lý được chú tâm như là phương cách thiết yếu của loan báo Tin Mừng, vì lẽ Dạy Giáo Lý là thông truyền đức tin, nuôi dưỡng và tăng thêm động lực sống niềm tin nơi các Kitô hữu.
Giáo Hội đã khẳng định việc rằng Dạy Giáo Lý đối với Giáo Hội là một bổn phận thiêng liêng và là quyền không thể thay thế[1]. Qua bổn phận thiêng liêng này, Giáo Hội đồng hành giúp các Kitô hữu trở nên “Muối” và “Ánh Sáng”, để họ có được niềm vui đích thực và phục vụ mọi người. Vì thế, Dạy Giáo Lý phải củng cố cho mỗi người ý thức mình là người Kitô hữu và giúp thoát ly khỏi những lưỡng lự, do dự và nhạt nhẽo trong môi trường sống[2], để luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn họ về niềm hy vọng mà họ có (x. 1Pr 3,15b). Những lời trên của Tông huấn Catechesi Tradendae - Tông huấn về việc dạy Giáo Lý trong thời đại chúng ta, cho thấy một cái nhìn bao quát về căn tính cũng như mục đích và bổn phận của việc Dạy Giáo Lý.
1. Căn tính của việc dạy Giáo Lý:
Trước hết dạy Giáo Lý là hoạt động mục vụ của Giáo Hội. Hoạt động của Giáo Hội được thực hiện trong ba sứ vụ tiên tri – tư tế - vương giả: tiên tri là sứ vụ trong đó Giáo Hội loan báo lời Chúa (koinonia); tư tế là hoạt động trong đó Giáo Hội cử hành các mầu nhiệm của Chúa Kitô qua các cử hành phụng vụ và thờ phượng (martyria); vương giả (diaconia) là hoạt động trong đó Giáo Hội sống đức bác ái mà Chúa Giêsu đã dạy được thực hiện qua các hoạt động bác ái, tương trợ, giúp đỡ người nghèo…
Sống sứ vụ tiên tri Giáo Hội loan báo lời Chúa qua các hoạt động như: loan báo đầu tiên là nói về Chúa cho những người chưa tin; giảng dạy trong phụng vụ, dạy Giáo Lý; giáo huấn: được thực hiện bởi những người có thẩm quyền để cổ vũ, khuyến khích…; nghiên cứu thần học. Tất cả những hoạt động này thuộc về Giáo Hội để xây dựng Giáo Hội là xây dựng Nhiệm Thể Chúa Kitô, nuôi dưỡng và làm cho Giáo Hội sống.
Trong các Tông huấn và thông điệp, Giáo Hội xác định vị trí của việc Dạy Giáo Lý trong công cuộc truyền giáo: Dạy Giáo Lý đó là một giai đoạn của công cuộc phúc âm hóa, là việc loan báo Tin Mừng đầu tiên[3]. Vì thế, với việc Dạy Giáo Lý, Giáo Hội thực hiện và sống lệnh truyền của Đức Kitô: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em” (Mt 28, 19 – 20).
Dạy Giáo Lý: lời Chúa nói với con người
Nếu như dạy Giáo Lý là hoạt động của Giáo Hội trong việc sống sứ mạng ngôn sứ của mình thì Giáo Lý là lời của Thiên Chúa nói với con người qua Giáo Hội. Giáo Hội dùng chính Lời mặc khải để giúp con người nhận biết Thiên Chúa và tin vào Ngôi Lời Nhập Thể.
Mặc khải là Thiên Chúa đi bước trước đến với con người, là khởi đầu của tình yêu. Đỉnh cao của mặc khải là nơi Đức Giêsu Kitô để làm cho chúng ta đi vào trong sự hiệp thông và kết hiệp với Thiên Chúa.
Thiên Chúa mặc khải cho con người qua các sự kiện và lời nói. Có sự nối kết cách mật thiết giữa sự kiện và lời, trong sách Sáng Thế cho chúng ta thấy rõ điều này; Thiên Chúa phán một lời thì mọi sự liền có (x. St 1,3 – 31). Giáo Lý truyền lại những sự kiện và lời của Mặc Khải, phải loan báo chúng và kể lại chúng. Lời nói đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống chúng ta. Kinh Thánh trình bày cho chúng ta những ý nghĩa rất sâu sắc của lời Chúa “Lời Thiên Chúa là lời sống động, hữu hiệu và sắc bén hơn cả gươm hai lưỡi” (Dt 4, 12a), lời như nước mưa làm tươi xốp đất đai và sinh hoa trái.
Lời nói không phải là cái gì đó trống rỗng nhưng tạo ra hành động, khởi xướng. Lời nói không hệ tại trong ý nghĩa để bày tỏ ý tưởng nhưng là hành động đem lại an vui, sức sống cho người nghe (x. Mc 5. 34; Ga 4, 50;…). Lời nói của Thiên Chúa cũng chính là hành động của Ngài. Lời là mặc khải, là diễn tả, là truyền thông điều gì đó.
Kinh Thánh là lời của Thiên Chúa nói với con người. Vì thế, Kinh Thánh là nguồn của Giáo Lý, nơi đó Giáo Lý kín múc sứ điệp mà chính Thiên Chúa nói cho nhân loại [4]. Do đó Giáo Lý có bổn phận giúp cho các kitô hữu biết đọc và khám phá ra điều Thiên Chúa muốn nói với họ qua Kinh Thánh. Giáo Lý làm vang vọng lại lời Thiên Chúa là tạo ra mối tương quan, làm cho người nghe, cảm thấy và được đánh động, có cảm xúc thật sự khi gặp gỡ lời Chúa. Vì lời Chúa không chỉ là nội dung nhưng là năng động, tạo năng lực mới, sức sống mới và động lực mới.
Giáo Lý và phụng vụ: mối tương quan hỗ tương
Mục đích của việc dạy Giáo Lý là giúp trưởng thành đời sống Kitô hữu trong phụng sự Thiên Chúa. Vì thế, Giáo Lý có bổn phận giáo dục kitô hữu trưởng thành trong đời sống phụng vụ và cử hành các bí tích. Nếu như đức tin là quà tặng của Thiên Chúa, thì phụng vụ có vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng và trưởng thành đức tin. Tông Huấn về việc dạy Giáo Lý đã khẳng định rằng “Việc dạy Giáo Lý về bản chất được gắn liền với tất cả hoạt động phụng vụ và các bí tích, vì chính các bí tích, nhất là bí tích Tạ Ơn là nơi Đức Giêsu Kitô hoạt động một cách sung mãn để biến đổi toàn thể nhân loại”[5].
Tông huấn cũng nhấn mạnh mối tương quan hỗ tương không thể thiếu giữa việc dạy Giáo Lý và đời sống phụng vụ. “Dù sao, việc dạy Giáo Lý luôn luôn liên hệ đến với các bí tích. Một mặt, một hình thức cao quý của việc dạy Giáo Lý là dạy để sửa soạn cho việc chịu các phép bí tích, và mọi việc dạy Giáo Lý đều tất nhiên đưa đến các bí tích của đức tin. Mặt khác, việc cử hành chân chính các bí tích đương nhiên có tính cách dạy Giáo Lý. Nói cách khác, đời sống bí tích sẽ nghèo đi và rất mau trở thành một mớ nghi thức trống rỗng, nếu không dựa trên sự hiểu biết đúng đắn ý nghĩa của các bí tích. Và việc dạy Giáo Lý sẽ bị tri thức hóa, nếu nó không được sống trong sự thực hành bí tích”[6].
Dạy Giáo Lý và cử hành phụng vụ như hai khoảnh khắc của một hành trình đức tin của người kitô hữu: hiểu và sống và sống để hiểu. Ngôn ngữ của Giáo Lý là ngôn ngữ của trí tuệ và suy tư, còn ngôn ngữ của phụng vụ là cử hành, tôn vinh, lắng nghe, nguyện cầu và thờ phượng.
Giáo lý và đức ái
Đức ái là mục đích và cũng là khởi đầu của dạy Giáo Lý. Bởi vì, hoạt động của Giáo Lý là hoạt động của yêu thương, yêu thương trong lời nói và trong truyền thông. Đức ái được thể hiện trong các hoạt động nhóm và trong tương quan. Vì thế, Giáo Lý đào tạo và huấn luyện phát triển sống đức ái trong cuộc sống thường ngày.
Dạy Giáo Lý là giáo dục đức tin và là hành động của thuyền thông
Giáo dục đức tin được thực hiện qua hành động truyền thông sứ điệp Tin Mừng, truyền thông giữa Thiên Chúa và con người, truyền thông kinh nghiệm giữa những người sống đức tin với nhau.
Qua căn tính của việc dạy Giáo Lý, Giáo Hội thông truyền sự thật duy nhất của Chúa Giêsu Kitô, một hoạt động giáo dục thường xuyên. Chương trình Giáo Lý phải là chương trình tiệm tiến, thích hợp với lứa tuổi và tâm lý của người nhận. Nhưng như thế nào chúng ta có thể giáo dục đức tin trong khi đức tin là quà tặng từ Thiên Chúa? Việc chúng ta có thể làm là giúp khám phá quà tặng đức tin được Thiên Chúa đã gieo vào lòng con người và sống quà tặng ấy mỗi ngày.
2. Bổn phận của Giáo Lý
Đức tin tạo nên sự thay đổi cuộc sống, cải thiện và canh tân nghĩa là sự biến đổi sâu xa của trí óc và con tim. Là làm cho người tín hữu sống hình thức mới trong cách thức hiện diện, sống và sống cùng nhau. Sự thay đổi tận căn này biểu hiện qua nhiều chiều kích khác nhau của hiện hữu: trong đời sống nội tâm qua thờ phượng và đón nhận ý muốn của Thiên Chúa, trong việc tham dự cách sống động và sứ mạng truyền giáo của Giáo Hội, trong đời sống hôn nhân gia đình, trong ơn gọi của chính mình, trong lao động nghề nghiệp, thực hiện những hoạt động kinh tế xã hội.
Đức tin là quà tặng của Thiên Chúa, xuất phát từ sâu thẳm con tim như hoa quả của ân sủng, như lời đáp trả hoàn toàn tự do sự khơi gợi của Chúa Thánh Thần, thôi thúc con tim con người hướng về Thiên Chúa.
Từ điểm nhìn thần học, hành trình đức tin và biến đổi bao gồm những giai đoạn hay những khoảnh khắc quan trọng khác nhau:
_ Quan tâm đến Tin Mừng; nảy sinh từ sự quan tâm và thích Tin Mừng là hệ quả của loan báo đầu tiên nhưng chưa đi đến quyết định dứt khoát.
_ Biến đổi
_ Tuyên xưng đức tin
_ Hành trình hướng về sự hoàn thiện: tuyên xưng đức tin không phải là điểm cuối cùng của việc hoán cải.
Tuyên xưng đức tin là đặt nền tảng và động lực để xây dựng tòa nhà thiêng liêng đi đến sự trưởng thành. Hành trình trưởng thành của những người đã chịu Phép Rửa luôn luôn được thúc đẩy bởi Chúa Thánh Thần, được nuôi dưỡng bởi các bí tích, bởi lời cầu nguyện và đức ái, đồng thời cũng bởi cố gắng và quyết tâm của mỗi người. Sứ vụ lời Chúa phục vụ cho sự trưởng thành này.
Giáo Lý thông truyền lại những sự kiện và lời của mặc khải, công bố và kể lại chúng, đồng thời làm rõ những mầu nhiệm thẳm sâu mà chúng chứa đựng. Giáo Lý không chỉ làm nhớ lại những kỳ công Chúa đã làm trong quá khứ, nhưng dưới ánh sáng của mặc khải giúp chúng ta đọc những dấu chỉ của thời đại và cuộc sống hiện tại của con người, bởi vì trong dấu chỉ và cuộc sống ấy Thiên Chúa thực hiện kế hoạch cứu độ con người.
Mặc khải của Thiên Chúa chứa đựng trong Thánh Kinh và Thánh Truyền.
Những bổn phận của Giáo Lý thực hiện mục đích của Giáo Lý. Những bổn phận của Giáo Lý tương ứng với việc giáo dục các chiều kích khác nhau của đức tin, bởi vì dạy Giáo Lý là huấn luyện nhân cách và đời sống kitô hữu cách toàn diện. Niềm tin cần được biết, cử hành, sống và chuyển thành lời cầu nguyện. Dạy Giáo Lý là trau dồi cho mỗi Kitô hữu các chiều kích này.
Dạy Giáo Lý mang lại ánh sáng và sức mạnh của niềm tin, nuôi dưỡng đời sống Kitô hữu theo tinh thần Chúa Kitô, làm cho học viên tham dự cách ý thức và sống động vào cử hành phụng vụ và hăng say hoạt động tông đồ.
Những bổn phận căn bản của dạy Giáo Lý[7] là làm cho các học viên: biết, cử hành, sống và suy ngắm các mầu nhiệm Thiên Chúa.
♦ Biết: là biết nội dung của đức tin (fides quae). Dạy Giáo Lý phải dẫn dắt học viên hiểu biết cách tuần tự tất cả chương trình cứu độ, dẵn dắt người môn đệ Chúa Kitô trong kiến thức của Thánh Kinh và Thánh Truyền, khoa học siêu phàm của Đức Kitô.
Đào sâu kiến thức của kiềm tin kitô giáo chiếu soi hiện hữu của con người, nuôi dưỡng đời sống đức tin và làm cho học viên có khả năng tìm kiếm và khám phá nguyên do, “cái tại sao” họ hiện hữu trên trái đất.
♦ Cử hành: giáo dục phụng vụ, giúp các học viên hiểu ý nghĩa quan trọng của phụng vụ và tham dự cách tích cực.
♦ Cử hành: giáo dục phụng vụ, giúp các học viên hiểu ý nghĩa quan trọng của phụng vụ và tham dự cách tích cực.
♦ Sống: giáo dục luân lý Kitô giáo
♦ Suy ngắm các mầu nhiệm Thiên Chúa: suy niệm và cầu nguyện.
♦ Suy ngắm các mầu nhiệm Thiên Chúa: suy niệm và cầu nguyện.
Những bổn phận khác của dạy Giáo Lý:
_ Làm cho các kitô hữu có khả năng sống đời sống cộng đoàn, tham dự cách sống động vào đời sống và sứ mạng của Giáo Hội. Giáo dục đời sống cộng đoàn là làm cho có khả năng sống đời sống cộng đoàn kitô hữu và tình huynh đệ với các tôn giáo khác cũng như trong xã hội. Giáo dục tinh thần truyền giáo là sống tinh thần người tông đồ của Chúa Kitô, khơi gợi và khuyến khích sống tinh thần truyền giáo, đối thoại với các tôn giáo khác. Giáo Lý chỉ ra mối tương quan giữa Giáo Hội với các tôn giáo khác. Trước tiên đó là nguồn gốc chung và kết cục chung của con người, cũng như muôn ngàn hạt giống lời Chúa được gieo vãi trong nhân loại và trong các nền văn hóa khác nhau, Giáo Lý giúp biết hòa giải và phân biệt đúng đắn giữa đối thoại liên tôn và loan báo về Đức Kitô.
Tất cả các bổn phận của Giáo Lý đều cần thiết, để trưởng thành đời sống Kitô hữu các học viên cần được vun trồng tất cả các chiều kích: kiến thức đức tin, đời sống phụng vụ, giáo dục luân lý, cầu nguyện, tinh thần thuộc về cộng đoàn, tinh thần truyền giáo.
Để thực hiện bổn phận của việc dạy Giáo Lý có hai phương thế căn bản là: truyền thông sứ điệp Tin Mừng và kinh nghiệm đời sống kitô hữu.
3. Mục đích của việc dạy Giáo Lý
Mục đích cuối cùng của việc dạy Giáo Lý là cho phép các học viên không chỉ tiếp xúc với Chúa Kitô mà còn kết hiệp mật thiết với Ngài[8].
Với sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần nhờ qua lời loan báo đầu tiên, dạy Giáo Lý xây dựng nền tảng và làm chín mùi sự chọn lựa đầu tiên. Sự kết hiệp với Chúa Giêsu thúc đẩy người môn đệ kết hợp với Đấng mà chính Chúa Kitô kết hợp cách mật thiết với Thiên Chúa, Cha của Ngài, Người đã sai Ngài đi vào thế giới và với Chúa Thánh Thần thúc đẩy Ngài thực hiện sứ mạng của mình; kết hợp với Giáo Hội, thân thể của Ngài ở đó Ngài trao ban Chính Mình và với những con người Ngài cùng chia sẻ đệnh mệnh của họ.
Mục đích cuối cùng này được bày tỏ trong việc tuyên xưng đức tin vào Thiên Chúa duy nhất: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần[9]. Tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi, hiệp thông giữa các Ngôi Vị. Người môn đệ Chúa Kitô bày tỏ cách đồng thời rằng tình yêu của Thiên Chúa và của người thân cận là nền tảng làm nên căn tính và bổn phận của người kitô hữu.
Đức tin đóng vai trò căn bản và không thể thiếu của con người. Vì thế, giáo dục đức tin là làm cho Kitô hữu cảm nhận và nhận biết cách sâu xa sự hiện diện của Thiên Chúa và vai trò của đức tin trong cuộc sống của chính họ. Một cuộc sống và một phong cách sống được thấm nhuần và phản chiếu niềm tin vào Thiên Chúa là Cha, là cùng đích của con người. Bài viết “Xây dựng lại nếp người” đăng trên báo xuân Mậu Tuất online đã nhấn mạnh đến vai trò không thể thiếu của đức tin trong việc xây dựng và giáo dục một con người tử tế[10].
“Con người tử tế là con người dùng lý trí và tình cảm của mình để làm sao cho cuộc sống bảo đảm hài hòa giữa lợi ích bản thân với lợi ích của người khác và cộng đồng xung quanh. […] chỉ có giáo dục (gia đình và nhà trường) mới tạo nên con người. Các công dân, bậc cha mẹ, lãnh đạo đất nước, doanh nhân, quan tòa… tốt hay xấu đều do giáo dục đúng hay sai mà ra. Ví dụ: trong việc xây dựng và bảo toàn cho xã hội, người ta nói nhiều đến vai trò của pháp luật. Nhưng pháp luật không tạo ra những con người tử tế, pháp luật chỉ nhắc nhở cả người tử tế và người không tử tế đâu là ranh giới giữa cái tốt và cái xấu và nếu vượt qua lằn ranh ấy, họ phải chịu những trừng phạt của xã hội. […] Có vô số góc nhìn về con người và dựng người, nhưng ở đây tôi chỉ chia sẻ một lát cắt nhỏ về vấn đề này. Để dựng người, ta có thể hình dung cấu trúc của con người có ba lớp. Lớp bên ngoài là hành vi và thái độ, lớp thứ hai là bản tính và giá trị và lớp trong cùng chính là căn tính và đức tin – thứ làm nên cốt cách con người. […] Con người sống có đức tin sẽ có lý tưởng, mà khi có lý tưởng thì cũng thường sống dấn thân, và như vậy thế nào cũng thành tựu. Thành tựu thì không chỉ là tiền tài, địa vị hay danh vọng…, mà thành tựu lớn nhất đó là được sống cuộc đời mình muốn, được sống đúng cốt cách của mình, được là người và được là mình. Ngược lại khi, khi không có thiện căn và cũng chẳng có đức tin thì ta có thể hình dung cuộc đời ấy ra sao. Tuy nhiên, khi đề cập đến thì không thể không bàn đến khai minh. Khai là mở và minh là sáng, khai minh là mở con người vô minh (tăm tối) của mình ra để đưa ánh sáng vào làm cho mình “sáng ra” và thứ ánh sáng quan trọng nhất đó chính là chân lý, tự do và sự thật. […] Căn tính và đức tin cái cốt lõi sâu nhất trong cấu trúc văn hóa của con người, thì không chỉ có “bề trên” (Chúa, Phật, Thánh, Trời, Tổ Tiên…) mà còn có cả “bề trong” (lương tri và phẩm giá của mình). Trong 100 việc mà ta làm thì có khi chỉ có một việc là người khác biết, còn 99 việc kia chẳng ai biết cả. Do vậy, nếu ta không có ‘bề trên”, cũng chẳng có “bề trong” thì có nghĩa là ta không có “chân thắng” cũng chẳng có “chân ga” cho cuộc đời mình. Khi đó đâu có gì ngăn ta lại trước cái sai, cái xấu và cũng đâu có động lực gì thôi thúc ta dấn thân cho điều đúng, điều đẹp. Như vậy, dựng lại người hay dựng mới người thì cần giúp con người tự lực khai phóng, từ đó biết dựng cái “bề trên và bề trong” cho chính con người và cuộc đời mình. Khi đó ta không chỉ có những con người tử tế, những gia đình tử tế, những tổ chức tử tế, mà con có cả một xã hội tử tế”.
Người Kitô hữu đóng góp phần rất lớn và quan trọng của mình trong việc dựng người và xây dựng một xã hội tử tế bằng niềm tin của mình: tin và sống tình yêu của Thiên Chúa Tam Vị Nhất Thể, tình yêu làm cho mỗi người trở nên độc nhất và vô nhị trong việc đón nhận sự khác biệt, trao ban, hy sinh và tự hiến cho nhau. Vì thế, dạy Giáo Lý cần luôn bảo đảm căn tính của việc giúp các Kitô hữu khám phá ngày một hơn khuôn mặt yêu thương của Thiên Chúa và trở nên giống như Ngài. Để căn tính này được bảo đảm trong mọi phương thế được sử dụng, dạy Giáo Lý phải đi trong sự trung thành kép: trung thành với Thiên Chúa và trung thành với con người.
_ Làm cho các kitô hữu có khả năng sống đời sống cộng đoàn, tham dự cách sống động vào đời sống và sứ mạng của Giáo Hội. Giáo dục đời sống cộng đoàn là làm cho có khả năng sống đời sống cộng đoàn kitô hữu và tình huynh đệ với các tôn giáo khác cũng như trong xã hội. Giáo dục tinh thần truyền giáo là sống tinh thần người tông đồ của Chúa Kitô, khơi gợi và khuyến khích sống tinh thần truyền giáo, đối thoại với các tôn giáo khác. Giáo Lý chỉ ra mối tương quan giữa Giáo Hội với các tôn giáo khác. Trước tiên đó là nguồn gốc chung và kết cục chung của con người, cũng như muôn ngàn hạt giống lời Chúa được gieo vãi trong nhân loại và trong các nền văn hóa khác nhau, Giáo Lý giúp biết hòa giải và phân biệt đúng đắn giữa đối thoại liên tôn và loan báo về Đức Kitô.
Tất cả các bổn phận của Giáo Lý đều cần thiết, để trưởng thành đời sống Kitô hữu các học viên cần được vun trồng tất cả các chiều kích: kiến thức đức tin, đời sống phụng vụ, giáo dục luân lý, cầu nguyện, tinh thần thuộc về cộng đoàn, tinh thần truyền giáo.
Để thực hiện bổn phận của việc dạy Giáo Lý có hai phương thế căn bản là: truyền thông sứ điệp Tin Mừng và kinh nghiệm đời sống kitô hữu.
3. Mục đích của việc dạy Giáo Lý
Mục đích cuối cùng của việc dạy Giáo Lý là cho phép các học viên không chỉ tiếp xúc với Chúa Kitô mà còn kết hiệp mật thiết với Ngài[8].
Với sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần nhờ qua lời loan báo đầu tiên, dạy Giáo Lý xây dựng nền tảng và làm chín mùi sự chọn lựa đầu tiên. Sự kết hiệp với Chúa Giêsu thúc đẩy người môn đệ kết hợp với Đấng mà chính Chúa Kitô kết hợp cách mật thiết với Thiên Chúa, Cha của Ngài, Người đã sai Ngài đi vào thế giới và với Chúa Thánh Thần thúc đẩy Ngài thực hiện sứ mạng của mình; kết hợp với Giáo Hội, thân thể của Ngài ở đó Ngài trao ban Chính Mình và với những con người Ngài cùng chia sẻ đệnh mệnh của họ.
Mục đích cuối cùng này được bày tỏ trong việc tuyên xưng đức tin vào Thiên Chúa duy nhất: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần[9]. Tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi, hiệp thông giữa các Ngôi Vị. Người môn đệ Chúa Kitô bày tỏ cách đồng thời rằng tình yêu của Thiên Chúa và của người thân cận là nền tảng làm nên căn tính và bổn phận của người kitô hữu.
Đức tin đóng vai trò căn bản và không thể thiếu của con người. Vì thế, giáo dục đức tin là làm cho Kitô hữu cảm nhận và nhận biết cách sâu xa sự hiện diện của Thiên Chúa và vai trò của đức tin trong cuộc sống của chính họ. Một cuộc sống và một phong cách sống được thấm nhuần và phản chiếu niềm tin vào Thiên Chúa là Cha, là cùng đích của con người. Bài viết “Xây dựng lại nếp người” đăng trên báo xuân Mậu Tuất online đã nhấn mạnh đến vai trò không thể thiếu của đức tin trong việc xây dựng và giáo dục một con người tử tế[10].
“Con người tử tế là con người dùng lý trí và tình cảm của mình để làm sao cho cuộc sống bảo đảm hài hòa giữa lợi ích bản thân với lợi ích của người khác và cộng đồng xung quanh. […] chỉ có giáo dục (gia đình và nhà trường) mới tạo nên con người. Các công dân, bậc cha mẹ, lãnh đạo đất nước, doanh nhân, quan tòa… tốt hay xấu đều do giáo dục đúng hay sai mà ra. Ví dụ: trong việc xây dựng và bảo toàn cho xã hội, người ta nói nhiều đến vai trò của pháp luật. Nhưng pháp luật không tạo ra những con người tử tế, pháp luật chỉ nhắc nhở cả người tử tế và người không tử tế đâu là ranh giới giữa cái tốt và cái xấu và nếu vượt qua lằn ranh ấy, họ phải chịu những trừng phạt của xã hội. […] Có vô số góc nhìn về con người và dựng người, nhưng ở đây tôi chỉ chia sẻ một lát cắt nhỏ về vấn đề này. Để dựng người, ta có thể hình dung cấu trúc của con người có ba lớp. Lớp bên ngoài là hành vi và thái độ, lớp thứ hai là bản tính và giá trị và lớp trong cùng chính là căn tính và đức tin – thứ làm nên cốt cách con người. […] Con người sống có đức tin sẽ có lý tưởng, mà khi có lý tưởng thì cũng thường sống dấn thân, và như vậy thế nào cũng thành tựu. Thành tựu thì không chỉ là tiền tài, địa vị hay danh vọng…, mà thành tựu lớn nhất đó là được sống cuộc đời mình muốn, được sống đúng cốt cách của mình, được là người và được là mình. Ngược lại khi, khi không có thiện căn và cũng chẳng có đức tin thì ta có thể hình dung cuộc đời ấy ra sao. Tuy nhiên, khi đề cập đến thì không thể không bàn đến khai minh. Khai là mở và minh là sáng, khai minh là mở con người vô minh (tăm tối) của mình ra để đưa ánh sáng vào làm cho mình “sáng ra” và thứ ánh sáng quan trọng nhất đó chính là chân lý, tự do và sự thật. […] Căn tính và đức tin cái cốt lõi sâu nhất trong cấu trúc văn hóa của con người, thì không chỉ có “bề trên” (Chúa, Phật, Thánh, Trời, Tổ Tiên…) mà còn có cả “bề trong” (lương tri và phẩm giá của mình). Trong 100 việc mà ta làm thì có khi chỉ có một việc là người khác biết, còn 99 việc kia chẳng ai biết cả. Do vậy, nếu ta không có ‘bề trên”, cũng chẳng có “bề trong” thì có nghĩa là ta không có “chân thắng” cũng chẳng có “chân ga” cho cuộc đời mình. Khi đó đâu có gì ngăn ta lại trước cái sai, cái xấu và cũng đâu có động lực gì thôi thúc ta dấn thân cho điều đúng, điều đẹp. Như vậy, dựng lại người hay dựng mới người thì cần giúp con người tự lực khai phóng, từ đó biết dựng cái “bề trên và bề trong” cho chính con người và cuộc đời mình. Khi đó ta không chỉ có những con người tử tế, những gia đình tử tế, những tổ chức tử tế, mà con có cả một xã hội tử tế”.
Người Kitô hữu đóng góp phần rất lớn và quan trọng của mình trong việc dựng người và xây dựng một xã hội tử tế bằng niềm tin của mình: tin và sống tình yêu của Thiên Chúa Tam Vị Nhất Thể, tình yêu làm cho mỗi người trở nên độc nhất và vô nhị trong việc đón nhận sự khác biệt, trao ban, hy sinh và tự hiến cho nhau. Vì thế, dạy Giáo Lý cần luôn bảo đảm căn tính của việc giúp các Kitô hữu khám phá ngày một hơn khuôn mặt yêu thương của Thiên Chúa và trở nên giống như Ngài. Để căn tính này được bảo đảm trong mọi phương thế được sử dụng, dạy Giáo Lý phải đi trong sự trung thành kép: trung thành với Thiên Chúa và trung thành với con người.
[1] Gioan Phaolo II, Tông huấn Catechesi Tradendae – dạy Giáo Lý trong thời đại chúng ta, s. 14, tr. 13.
[2] Như trên, s. 56, tr. 49.
[3] X. Công Đồng Vatican II, Gravissimum Educationis - Tuyên ngôn về Giáo Dục Kitô Giáo (ngày 28.10.1965), bản dịch của Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, NXB Tôn Giáo, Hà Nội 2012, s. 3 – 4, tr. 722 – 725; Gioan Phaolo II, Catechesi Tradendae – Tông huấn về việc Dạy Giáo Lý trong thời đại chúng ta, s. 18 – 19, tr. 16 – 18; Congregation for the Clergy, General Directory for catechesis, Libreria Editrice Vaticana, Città del Vaticano 1997, p. 41 – 76.
[4] X. Congregation For The Clergy, General Directory for catechesis, Libreria Editrice Vaticana, Città del Vaticano 1997, 101 – 102.
[5] Gioan Phaolo II, Tông Huấn Catechesi Tradendae, s. 23, tr. 21.
[6] Như trên.
[7] X. Congregation for the Clergy, General Directory for Catechesis, Liberia Editrice Vaticana, Città del Vaticano 1997, s. 85 – 87, tr. 85 – 91.
[8] Như trên, s. 80 – 81, tr. 81 – 82.
[9] Như trên, s. 82 – 83, tr. 82 – 83.
[10] https://tuoitre.vn/ngay-mung-2-tet-noi-chuyen-ve-nep-nguoi-20180210125012806.htm, tổng hợp ngày 15. 3. 2018.