LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
- Thứ tư - 15/11/2017 21:00
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Kn 3: 1-9
“Lửa thử vàng, gian nan thử đức”. Các thánh tử đạo là những người công chính đã được Thiên Chúa tôi luyện như vàng trong lò lửa và “thấy họ xứng đáng với Ngài”. Họ là những người làm chứng cho lòng tin ở Chúa. Lòng tin ấy sẽ “rực sáng như tia lửa bén nhanh giữa rừng sậy” như cách diễn tả của Chúa Giê-su: “Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên!” (Lc 12: 49).
1Cr 1: 17-25
Giáo Hội Việt Nam hôm nay hân hoan mừng Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Trong hàng ngũ các ngài, ngoài các vị là giám mục, linh mục, đa số là giáo dân. Các ngài không phải là những bậc khôn ngoan thông thái, nhưng các ngài là những chứng nhân cho “Đức Ki-tô bị đóng đinh vào Thập Giá”. Vì thế, Thiên Chúa đã chọn các ngài, những người mà thế gian coi như điên rồ, được hưởng phúc trên Nước Trời.
Mt 10: 17-22
Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã lần lượt bị điệu đến quan quyền để làm chứng cho đức tin. Thánh I-nê-đê, một phụ nữ quê mùa. Thánh Tô-ma Thiện, chủng sinh mới 16 tuổi. Nhưng ơn Chúa đã giúp các ngài đối diện với vua quan, đã dạy các ngài phải nói gì, và cuối cùng các ngài đã bền vững trong lòng tin vào Chúa, nên gương sáng cho cháu con hôm nay. Quả thật, như lời của thánh Âu-gút-ti-nô: “Trên mảnh đất đã gieo nhiều hạt giống đẫm máu, mảnh đất đó càng phát sinh nhiều vị tử đạo, và rồi hạt giống đó sẽ kết thành mùa lúa vàng của Giáo Hội. Các thánh tử đạo chết đi càng là chứng nhân cho Chúa Kitô hơn là lúc còn bình sinh. Ngày nay các ngài vẫn còn đang nói, vẫn còn đang giảng thuyết. Miệng lưỡi tuy im bặt, nhưng bao nhiêu sự việc còn vang dội sâu xa”.
BÀI ĐỌC I (Kn 3: 1-9)
Những khẳng định của sách Khôn Ngoan là một khúc quanh quan trọng. Những khẳng định này kết thúc một thời gian dài các nhà tư tưởng Do thái do dự về số phận của những người công chính ở bên kia nấm mồ. Vấn đề thưởng phạt thường hằng được nêu lên suốt nhiều thế kỷ mà không có giải pháp thỏa đáng nào.
Trong lịch sử dài nầy, tư tưởng chiếm ưu thế đó là “ở hiền gặp lành”, “gieo gió gặp bảo” ngay trong cuộc đời tại thế. Những người công chính vui hưởng những thành quả công đức của mình như phúc, lộc, thọ, trong khi bọn ác nhân không sớm thì muộn sẽ phải đón nhận những tai ương hoạn nạn: “lưới trời lồng lộng, dù thưa, không ai có thể thoát được”. Quan niệm về thưởng phạt ngay từ cõi đời nầy phát xuất từ một niềm tin quá bi quan và yếm thế về cuộc sống mai hậu. Tất cả mọi người, công chính hay ác nhân, khi từ giả cõi đời nầy đều cùng chung một số phận, bị giam cầm trong cõi Âm Ty, ở đó không còn gì ngoài bóng tối âm u.
Nhưng kinh nghiệm thường ngày: “những đều trông thấy mà đau đớn lòng”, cực lực phản bác viễn cảnh thưởng phạt ngay từ cuộc đời trần thế nầy. Sách Gióp (khoảng thế kỷ thứ 6-5 BC) xao xuyến nêu lên vấn đề họa vô đơn chí giáng xuống trên người công chính. Thật ra, các ngôn sứ đã tuyên xưng rằng số phận của người công chính khác với những kẻ ác tâm ở bên kia nấm mồ. Các Thánh vịnh công bố rằng người công chính sẽ được hưởng phúc vinh hiển trước Thánh Nhan Chúa muôn đời (Tv 16, 17, 49, 73). Tiếp đó, niềm tin vào sự sống lại của những vong nhân vào ngày phán xét xuất đầu lộ diện. Vào thời An-ti-ô-khô IV Ê-pi-pha-nê bách hại dân Do thái ở miền Pa-lét-tin thật khủng khiếp, những người tử đạo chết trong khi tuyên xưng niềm tin của mình vào một cuộc sống mai hậu (2Mcb 7: 1-38).
Tác giả sách Khôn Ngoan còn đi xa hơn nữa. Ông thấy niềm tin vào linh hồn bất tử của người Hy lạp như củng cố cho niềm hy vọng vào sự sống lại mai hậu vẫn còn tiềm tàng hay rụt rè của người Do thái. Nhưng ông cũng nhận ra rằng tư tường Hy lạp nầy không hoàn toàn tương xứng với tư tưởng Kinh Thánh. Quả thật, người Hy lạp đề cao linh hồn đến mức xem thường thân xác như một thứ hình hài tạm bợ, đáng khinh bỉ, mãi mãi sẽ bị vứt bỏ sau khi chết.
1.Quan niệm sai lầm về con người.
Tác giả phác họa quan niệm duy vật về con người: sinh ra là một sự ngẫu nhiên, sống chỉ là cho qua ngày đoạn tháng. Khi hơi thở biến mất, cuộc sống tan biến như mây khói, tư tưởng như ngọn lửa nội tại vụt tắt, thân xác chỉ còn tro bụi. Theo quan niệm duy vật nầy, không có chỗ nào được dành cho Đấng Tạo Hóa và ơn Quan Phòng của Ngài.
Tác giả viết vào giữa thế kỷ thứ nhất trước Công Nguyên ở A-lê-xan-ri-a cho những đồng bào của mình, họ đang bị những sức hấp dẫn của nền văn minh ngoại giáo chung quanh cám dỗ. Số lượng người bội giáo (tác giả gọi “quân vô đạo”) đáng lo ngại. Theo tác giả, uy thế của triết học và các tôn giáo khác, dù hệ thống học thuyết có mê hoặc lòng người đến đâu đi nữa, cũng không thể nào biết được sự hiện hữu của một Thiên Chúa hữu vị, Đấng có một kế hoạch riêng biệt cho con người và là vị Thiên Chúa tình yêu. Đối lập với quan niệm vô tri và duy vật nầy, tác giả mô tả quan niệm đích thật về con người mà Thiên Chúa đã mặc khải.
2.Quan niệm đích thật về con người.
Ở trung tâm tiến trình lập luận của mình, tác giả đặt mặc khải thiết yếu nhất liên quan đến con người: “Họ được Người dựng nên làm hình ảnh của bản tính Người” (2: 23) như chúng ta đọc thấy trong sách Sáng Thế: “Thiên Chúa làm ra con người theo hình ảnh Ngài, giống như Ngài” (St 1: 26). Vì thế, Thiên Chúa đã sáng tạo con người và cho họ được trường tồn bất tử. Từ đó, tác giả khai triển những viễn cảnh vinh quang đang chờ đợi những người đức hạnh vẹn toàn, sống một đời thánh thiện: “Linh hồn người công chính ở trong tay Thiên Chúa; họ đang hưởng an bình”.
Tất cả những khai triển nầy mang đậm nét Kinh Thánh, đặc biệt được gợi hứng từ các chương đầu tiên của sách Sáng Thế, không liên hệ gì đến triết học nhị nguyên của Pla-ton. Lập luận chủ yếu của tác giả căn cứ trên Mặc Khải. “Linh hồn” mà tác giả nói đến ở đây không là linh hồn bất tử ở trong một thân xác hủy hoại theo Nhị Nguyên Thuyết Hy lạp, nhưng là nephesh, “sinh khí của Thiên Chúa” (St 2: 7).
Từ nay, vấn đề về sự chết và đau khổ được khai sáng. Cái chết không còn là án phạt nữa nhưng là ngưỡng cửa bước vào cõi trường sinh bất tử. Đau khổ là một thử thách nhằm tôi luyện cuộc đời các tôi trung của Thiên Chúa thành “của lễ toàn thiêu” như “lửa thử vàng, gian nan thử đức”.
3.Vinh quang chung cuộc.
“Khi đến giờ được Thiên Chúa viếng thăm, họ sẽ rực sáng như tia lửa bén nhanh khắp rừng sậy”. “Thiên Chúa viếng thăm” là diễn ngữ Kinh Thánh, tức là một sự can thiệp chứa chan ân tình của Thiên Chúa như trong những lời trăn trối sau cùng của tổ phụ Giu-se cho các anh em mình: “Thế nào Thiên Chúa cũng viếng thăm anh em” (St 50: 24), nghĩa là Ngài sẽ ban cho anh em muôn vàn ân phúc của Ngài.
Tác giả sách Khôn Ngoan nhắm đến việc Thiên Chúa sẽ tỏ mình ra vào thời cánh chung. Những người công chính sẽ rực sáng vinh quang, Thiên Chúa sẽ đặt họ “xét xử muôn dân và thống trị muôn nước”, nghĩa là đức hạnh của người công chính sẽ chiến thắng trên sự ác tâm quỷ quyệt của quân vô đạo. Chính trong chiều hướng nầy mà thánh Phao-lô viết cho các tín hữu Cô-rin-tô: “Nào anh em chẳng biết rằng dân thánh sẽ xét xử thế gian sao?” (1Cr 6: 2) và thánh Gioan viết trong sách Khải Huyền: “Ai thắng và giữ cho đến cùng các việc Ta truyền, Ta sẽ ban cho người ấy quyền cai trị các dân” (Kh 2: 26).
Đức Giê-su sẽ sử dụng diễn ngữ tương tự để xác định chỗ của các môn đệ Ngài trong Vương Quốc Nước Trời: “Khi Con Người ngự trên ngai vinh hiển của Ngài, các anh cũng vậy, những người đã theo Thầy, ngự trên mười hai ngai tòa để xét xử mười hai chi tộc Ít-ra-en”.
4. Thiên Chúa là tình yêu, ân phúc và từ tâm.
Niềm hy vọng lớn lao nầy được đặt để vào tình yêu, ân phúc và từ tâm của Thiên Chúa. Chính trong tình yêu, ân phúc và từ tâm nầy mà những người công chính sống. “Những ai trông cậy vào Chúa sẽ am tường sự thật, và những ai trung thành thì được Chúa yêu thương và cho ở gần Người, vì Người ban ân huệ, và thương xót những ai được Người tuyển chọn”. Lời kết thúc của Bài Đọc I nầy được viết một thế kỷ trước các Tin Mừng, loan báo sứ điệp rất gần với sứ điệp Tin Mừng. Có một sự duy nhất của Mặc Khải Cựu và Tân Ước.
BÀI ĐỌC II (1Cr 1: 17-25)
Bài Đọc II, được trích từ thư thứ nhất của thánh Phao-lô gởi các tín hữu Cô-rin-tô, được cấu trúc rất chặt chẽ. Tuy nhiên, cần phải đặt nó vào trong văn mạch để hiểu rõ hơn tư tưởng của thánh nhân.
Xin nhắc lại ngắn gọn: cộng đoàn tín hữu Cô-rin-tô chia rẽ nhau về các vị rao giảng của họ, tạo nên các bè phái ở giữa họ. Cực lực chống lại việc chia năm xẻ bảy nầy, thánh Phao-lô lớn tiếng chỉ trích cách hành xử nầy không phù hợp với tinh thần Tin Mừng.
1.Sự khôn ngoan của thế gian (1: 17-21).
Đáp lại những kẻ tự phụ mình “thông thái”, thánh nhân nhắc nhở rằng ngài đã rao giảng cho họ không phải bằng lời lẽ khôn khéo, nhưng sự điên rồ của thập giá trái với đòi hỏi điềm thiêng dấu lạ của người Do thái và tìm kiếm lẽ khôn ngoan của người Hy lạp. Dân Do thái chờ đợi một Đấng Mê-si-a thực hiện những điềm thiêng dấu lạ, một Đấng Mê-si-a quyền năng và chiến thắng. Dân Hy lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan, tức là một cuộc sống quân bình, mực thước và điều độ, không có nó không một xã hội nào có thể bền vững được. Đó là điều mà tất cả mọi hệ thống triết học đều đề cao. Hai quan niệm, Do thái và Hy lạp, rất khác biệt nhau, nhưng không có quan niệm nào phù hợp với hình ảnh Thập Giá được.
Trong hoạt động truyền giáo của mình, thánh Phao-lô đã gặp phải hai chướng ngại nầy. Biết bao người Do thái đã không thể chấp nhận Đấng Mê-si-a chịu khổ nhục trên thập giá. Ở An-ti-ô-ki-a, ở Thê-xa-lô-ni-ca và nơi khác, thánh Phao-lô đã bị những người Do thái nầy bách hại. Còn đối với dân Hy lạp và sự khôn ngoan của họ, thánh Phao-lô đã chạm trán với họ ở A-thê-na. Ngài cố gắng thuyết phục họ nhưng vô ích. Họ mong chờ những diễn từ lời hay ý đẹp, trong khi thánh nhân rao giảng một Con Người, một Con Người bị đóng đinh trên thập giá. Quả thật, bản văn cho thấy rằng việc rao giảng Thập Giá khó lòng mà thuyết phục con người. Đối với người Hy lạp, ưu phẩm hàng đầu của một vị thần chính là Mỹ, vì thế Đấng chịu đóng đinh không ra hình tượng con người không thể nào được sánh ví với hình ảnh của một thần linh.
2.Sự khôn ngoan của Thiên Chúa (1: 22-25).
Nhưng Thập Giá không là một bài diễn từ lời hay ý đẹp, nhưng là một sự kiện, một sự kiện lạ thường, ở đó ẩn dấu sự khôn ngoan của Thiên Chúa hoàn toàn khác với những kỳ vọng của con người. Trong thư thứ nhất gởi các tín hữu Cô-rin-tô, một trong những bài học lớn lao đó là: “dạy mầu nhiệm đau khổ như một yếu tố cốt yếu của Tin Mừng”. Chung chung, thần học của thánh Phao-lô không bao giờ tách rời biến cố Tử Nạn với mầu nhiệm Phục Sinh. Tuy nhiên, đây là trường hợp ngoại lệ và có chủ đích. Đối mặt với sự tự mãn của con người, thánh nhân nhấn mạnh hình ảnh độc nhất về “Đức Ki-tô chịu đóng đinh”.
TIN MỪNG (Mt 10: 17-22)
Mặc dầu đoạn Tin Mừng được dành cho ngày mừng kính trọng thể Các Thánh Tử Đạo Việt Nam được trích là Mt 10: 17-22, nhưng để hiểu sâu xa đoạn Tin Mừng nầy chúng ta sẽ đặt nó vào trong phân đoạn trọn vẹn của nó, nghĩa là Mt 10: 17-25. Quả thật, trong văn mạch của Tin Mừng Mát-thêu, phân đoạn thứ hai về những huấn thị bách hại (10: 17-25) phân biệt rõ nét với phân đoạn thứ nhất về những huấn thị truyền giáo (10: 1-16).
Phân đoạn thứ nhất nêu bật chủ đề uy quyền hay quyền năng phi thường mà Đức Giê-su ban cho những ai mà Ngài sai đi loan báo Nước Trời. Trong phân đoạn nầy, không có bất kỳ ám chỉ chính xác nào về đau khổ. Thật ra, đoạn văn 10: 13b-16 ám chỉ đến việc người đời có thể không tiếp đón các môn đệ (10: 13b-15) và cảnh báo rồi những nguy hiểm đang rình rập chờ đón họ: “Thầy sai anh em đi như chiên vào giữa bầy sói” (10: 16). Tuy nhiên, những đối kháng nầy vẫn mơ hồ và một bầu khí chiến thắng xem ra phải ngự trị trên hoạt động truyền giáo.
Khởi đi từ câu 10: 17, những huấn thị được đặt trên một dấu nhấn hoàn toàn khác: những cuộc bách hại sắp đến. Các môn đệ không chỉ bị thù ghét, nhưng những thử thách sắp tới của họ được mô tả một cách chính xác đến nỗi chúng ta có thể định vị môi trường của chúng nữa. Chúng ta có thể phân chia phân đoạn thứ hai nầy như sau: cuộc bách hại ngoài xã hội (10: 17-20), cuộc bách hại trong gia đình (10: 21-22), thái độ cần phải có trong hoàn cảnh bách hại (10: 23) và phần kết luận (10: 24-25) cho toàn bộ phân đoạn thứ hai này (10: 17-25).
1.Cuộc bách hại ngoài xã hội (10: 17-20)
A.Hãy coi chừng người đời (10: 17-18)
Câu 17 bắt đầu phân đoạn này: “Hãy coi chừng người đời”. Lời căn dặn này lặp lại chủ đề về thái độ cẩn trọng của câu 16 nhưng với những ngôn từ hoàn toàn khác. Động từ “coi chừng” mặc lấy hai nét nghĩa: hoặc bác bỏ, từ chối điều gì đó (như Mt 7: 15; 16: 6) hay đề phòng cảnh giác trong hoàn cảnh khó khăn nào đó (như Mt 6: 1). Văn mạch nhấn mạnh đến nét nghĩa thứ hai: Đức Giê-su không khuyên các môn đệ của Ngài nên trốn chạy khỏi “người đời”, nhưng trong những cuộc gặp gỡ của họ với người đời, nên giữ mình khỏi mọi ảo tưởng. Các môn đệ đừng quên rằng Thầy của họ đã bị những người đời nầy tìm cách khai trừ, loại bỏ. Phần tiếp theo của câu 17 cho thấy rằng “người đời” nầy không ai khác là người Do thái: “Họ sẽ nộp anh em cho các hội đường và sẽ đánh đập anh em trong các hội đường của họ”.
Tuy nhiên, câu 18 cho thấy bối cảnh của cuộc bách hại có thể vừa ở trong nhưng cũng vừa ở ngoài xứ Pa-lét-tin. Trong xứ Pa-lét-tin, họ có thể bị bắt và bị điệu ra trước mặt vua chúa (dòng dõi Hê-rô-đê) quan quyền (chính quyền chiếm đóng Rô-ma) hoặc ngoài xứ Pa-lét-tin, bởi các giới cầm quyền dân ngoại. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào, các Kitô hữu đừng quên rằng những cách hành xử đầy bạo lực nầy có một ý nghĩa, đó là dịp là cơ hội làm chứng cho Đức Kitô và Nước Trời. Lời chứng nầy nêu bật tính chất vừa công chúng vừa chính trị: các vua chúa và dân chúng có dịp nghe nói về Đức Giê-su và Nước Trời.
B.Lời hứa của Chúa Giê-su (10: 19-20)
Câu 19-20 là lời hứa của Đức Giê-su cho các môn đệ trong hoàn cảnh bị bách hại. Chính vì làm chứng cho Thầy mình mà họ không cần phải lo nghĩ phải nói gì, vì trong giờ đó Thiên Chúa sẽ ban cho họ Thần Khí để giúp họ, như Thiên Chúa đã phán với ông Mô-sê: “Chính Ta sẽ ngự nơi miệng ngươi, và Ta sẽ chỉ cho ngươi phải nói gì” (Xh 4: 12).
Câu 20: “Thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là Thần Khí của Cha anh em nói trong anh em”, mới nhìn thoáng qua, khiến cho nghĩ đến một sự gợi hứng máy móc loại bỏ tất cả sự dự phần của chứng nhân. Nhưng không phải như thế; trái lại hai cụm từ “anh em” và “trong anh em” nhấn mạnh rằng ân huệ nầy được ban cho các chứng nhân không như những khí cụ thụ động nhưng còn ở trong họ và bởi họ nữa.
2.Cuộc bách hại trong gia đình (10: 21-22)
Song đối với các câu 10: 17-20 ở trên, các câu 10: 21-22 cũng bao gồm một lời cảnh báo về cuộc bách hại và một lời hứa. Câu 21 cảnh báo rằng ngay cả những người thân thuộc trong gia đình cũng sẽ tố cáo họ vì họ dám chấp nhận cái chết để tin vào Đức Giê-su. Còn câu 22 đề cập đến việc họ sẽ bị mọi người thù ghét vì Ngài nhưng hứa rằng những ai bền đỗ đến cùng sẽ được cứu độ.
3.Thái độ phải có trong hoàn cảnh bách hại (23).
Câu 23 diễn tả thái độ phải có trong hoàn cảnh bị bách hại. Người Kitô hữu không phải đưa thân mình ra cho những kẻ bách hại mình, nhưng “khi người ta bách hại anh em trong thành nầy, thì hãy trốn chạy sang thành khác”. Bởi lẽ nếu thành nầy xua đuổi họ đi thì có thành khác để loan báo Tin Mừng. Như vậy, sứ mạng loan báo Tin Mừng vẫn phải là bổn phận của những người môn đệ cho đến cùng.
4.Kết luận (10: 24-25).
Hai câu 24-25 là phần kết luận của phân đoạn nầy. Các môn đệ của Đức Giê-su không mong đợi một vận mệnh nào khác ngoài vận mệnh của Thầy mình, Đấng bị khinh bỉ, bị ruồng bỏ, bị khai trừ và cuối cùng bị kết án tử trên thập giá. Thầy và trò, chủ và tớ được đặt vào trong cùng một thân phận: “Trò được như thầy, tớ được như chủ”. Tuy nhiên, diễn ngữ nầy không nhằm đưa ra một sự so sánh cho bằng bày tỏ căn tính đồng nhất giữa Thầy và trò về vận mệnh trần thế. Nếu cả hai đều chia sẻ cùng một vận mệnh: chịu đau khổ, bị bách hại và bị kết án tử, điều đó không muốn nói rằng Thầy khai mở cho môn đệ của mình sống lại cuộc mạo hiểm mà chính Thầy đã kinh qua; bởi vì tuy cả hai giống nhau trong những diễn biến bên ngoài, nhưng lại khác nhau trong ý nghĩa và tầm mức. Đau khổ của Đức Giê-su là đau khổ của Đấng ở nơi Ngài Nước Trời đã đến (10: 7) trong khi đau khổ của người môn đệ là đau khổ của một chứng nhân về Nước Trời nầy (10: 18).
“Lửa thử vàng, gian nan thử đức”. Các thánh tử đạo là những người công chính đã được Thiên Chúa tôi luyện như vàng trong lò lửa và “thấy họ xứng đáng với Ngài”. Họ là những người làm chứng cho lòng tin ở Chúa. Lòng tin ấy sẽ “rực sáng như tia lửa bén nhanh giữa rừng sậy” như cách diễn tả của Chúa Giê-su: “Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên!” (Lc 12: 49).
1Cr 1: 17-25
Giáo Hội Việt Nam hôm nay hân hoan mừng Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Trong hàng ngũ các ngài, ngoài các vị là giám mục, linh mục, đa số là giáo dân. Các ngài không phải là những bậc khôn ngoan thông thái, nhưng các ngài là những chứng nhân cho “Đức Ki-tô bị đóng đinh vào Thập Giá”. Vì thế, Thiên Chúa đã chọn các ngài, những người mà thế gian coi như điên rồ, được hưởng phúc trên Nước Trời.
Mt 10: 17-22
Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã lần lượt bị điệu đến quan quyền để làm chứng cho đức tin. Thánh I-nê-đê, một phụ nữ quê mùa. Thánh Tô-ma Thiện, chủng sinh mới 16 tuổi. Nhưng ơn Chúa đã giúp các ngài đối diện với vua quan, đã dạy các ngài phải nói gì, và cuối cùng các ngài đã bền vững trong lòng tin vào Chúa, nên gương sáng cho cháu con hôm nay. Quả thật, như lời của thánh Âu-gút-ti-nô: “Trên mảnh đất đã gieo nhiều hạt giống đẫm máu, mảnh đất đó càng phát sinh nhiều vị tử đạo, và rồi hạt giống đó sẽ kết thành mùa lúa vàng của Giáo Hội. Các thánh tử đạo chết đi càng là chứng nhân cho Chúa Kitô hơn là lúc còn bình sinh. Ngày nay các ngài vẫn còn đang nói, vẫn còn đang giảng thuyết. Miệng lưỡi tuy im bặt, nhưng bao nhiêu sự việc còn vang dội sâu xa”.
BÀI ĐỌC I (Kn 3: 1-9)
Những khẳng định của sách Khôn Ngoan là một khúc quanh quan trọng. Những khẳng định này kết thúc một thời gian dài các nhà tư tưởng Do thái do dự về số phận của những người công chính ở bên kia nấm mồ. Vấn đề thưởng phạt thường hằng được nêu lên suốt nhiều thế kỷ mà không có giải pháp thỏa đáng nào.
Trong lịch sử dài nầy, tư tưởng chiếm ưu thế đó là “ở hiền gặp lành”, “gieo gió gặp bảo” ngay trong cuộc đời tại thế. Những người công chính vui hưởng những thành quả công đức của mình như phúc, lộc, thọ, trong khi bọn ác nhân không sớm thì muộn sẽ phải đón nhận những tai ương hoạn nạn: “lưới trời lồng lộng, dù thưa, không ai có thể thoát được”. Quan niệm về thưởng phạt ngay từ cõi đời nầy phát xuất từ một niềm tin quá bi quan và yếm thế về cuộc sống mai hậu. Tất cả mọi người, công chính hay ác nhân, khi từ giả cõi đời nầy đều cùng chung một số phận, bị giam cầm trong cõi Âm Ty, ở đó không còn gì ngoài bóng tối âm u.
Nhưng kinh nghiệm thường ngày: “những đều trông thấy mà đau đớn lòng”, cực lực phản bác viễn cảnh thưởng phạt ngay từ cuộc đời trần thế nầy. Sách Gióp (khoảng thế kỷ thứ 6-5 BC) xao xuyến nêu lên vấn đề họa vô đơn chí giáng xuống trên người công chính. Thật ra, các ngôn sứ đã tuyên xưng rằng số phận của người công chính khác với những kẻ ác tâm ở bên kia nấm mồ. Các Thánh vịnh công bố rằng người công chính sẽ được hưởng phúc vinh hiển trước Thánh Nhan Chúa muôn đời (Tv 16, 17, 49, 73). Tiếp đó, niềm tin vào sự sống lại của những vong nhân vào ngày phán xét xuất đầu lộ diện. Vào thời An-ti-ô-khô IV Ê-pi-pha-nê bách hại dân Do thái ở miền Pa-lét-tin thật khủng khiếp, những người tử đạo chết trong khi tuyên xưng niềm tin của mình vào một cuộc sống mai hậu (2Mcb 7: 1-38).
Tác giả sách Khôn Ngoan còn đi xa hơn nữa. Ông thấy niềm tin vào linh hồn bất tử của người Hy lạp như củng cố cho niềm hy vọng vào sự sống lại mai hậu vẫn còn tiềm tàng hay rụt rè của người Do thái. Nhưng ông cũng nhận ra rằng tư tường Hy lạp nầy không hoàn toàn tương xứng với tư tưởng Kinh Thánh. Quả thật, người Hy lạp đề cao linh hồn đến mức xem thường thân xác như một thứ hình hài tạm bợ, đáng khinh bỉ, mãi mãi sẽ bị vứt bỏ sau khi chết.
1.Quan niệm sai lầm về con người.
Tác giả phác họa quan niệm duy vật về con người: sinh ra là một sự ngẫu nhiên, sống chỉ là cho qua ngày đoạn tháng. Khi hơi thở biến mất, cuộc sống tan biến như mây khói, tư tưởng như ngọn lửa nội tại vụt tắt, thân xác chỉ còn tro bụi. Theo quan niệm duy vật nầy, không có chỗ nào được dành cho Đấng Tạo Hóa và ơn Quan Phòng của Ngài.
Tác giả viết vào giữa thế kỷ thứ nhất trước Công Nguyên ở A-lê-xan-ri-a cho những đồng bào của mình, họ đang bị những sức hấp dẫn của nền văn minh ngoại giáo chung quanh cám dỗ. Số lượng người bội giáo (tác giả gọi “quân vô đạo”) đáng lo ngại. Theo tác giả, uy thế của triết học và các tôn giáo khác, dù hệ thống học thuyết có mê hoặc lòng người đến đâu đi nữa, cũng không thể nào biết được sự hiện hữu của một Thiên Chúa hữu vị, Đấng có một kế hoạch riêng biệt cho con người và là vị Thiên Chúa tình yêu. Đối lập với quan niệm vô tri và duy vật nầy, tác giả mô tả quan niệm đích thật về con người mà Thiên Chúa đã mặc khải.
2.Quan niệm đích thật về con người.
Ở trung tâm tiến trình lập luận của mình, tác giả đặt mặc khải thiết yếu nhất liên quan đến con người: “Họ được Người dựng nên làm hình ảnh của bản tính Người” (2: 23) như chúng ta đọc thấy trong sách Sáng Thế: “Thiên Chúa làm ra con người theo hình ảnh Ngài, giống như Ngài” (St 1: 26). Vì thế, Thiên Chúa đã sáng tạo con người và cho họ được trường tồn bất tử. Từ đó, tác giả khai triển những viễn cảnh vinh quang đang chờ đợi những người đức hạnh vẹn toàn, sống một đời thánh thiện: “Linh hồn người công chính ở trong tay Thiên Chúa; họ đang hưởng an bình”.
Tất cả những khai triển nầy mang đậm nét Kinh Thánh, đặc biệt được gợi hứng từ các chương đầu tiên của sách Sáng Thế, không liên hệ gì đến triết học nhị nguyên của Pla-ton. Lập luận chủ yếu của tác giả căn cứ trên Mặc Khải. “Linh hồn” mà tác giả nói đến ở đây không là linh hồn bất tử ở trong một thân xác hủy hoại theo Nhị Nguyên Thuyết Hy lạp, nhưng là nephesh, “sinh khí của Thiên Chúa” (St 2: 7).
Từ nay, vấn đề về sự chết và đau khổ được khai sáng. Cái chết không còn là án phạt nữa nhưng là ngưỡng cửa bước vào cõi trường sinh bất tử. Đau khổ là một thử thách nhằm tôi luyện cuộc đời các tôi trung của Thiên Chúa thành “của lễ toàn thiêu” như “lửa thử vàng, gian nan thử đức”.
3.Vinh quang chung cuộc.
“Khi đến giờ được Thiên Chúa viếng thăm, họ sẽ rực sáng như tia lửa bén nhanh khắp rừng sậy”. “Thiên Chúa viếng thăm” là diễn ngữ Kinh Thánh, tức là một sự can thiệp chứa chan ân tình của Thiên Chúa như trong những lời trăn trối sau cùng của tổ phụ Giu-se cho các anh em mình: “Thế nào Thiên Chúa cũng viếng thăm anh em” (St 50: 24), nghĩa là Ngài sẽ ban cho anh em muôn vàn ân phúc của Ngài.
Tác giả sách Khôn Ngoan nhắm đến việc Thiên Chúa sẽ tỏ mình ra vào thời cánh chung. Những người công chính sẽ rực sáng vinh quang, Thiên Chúa sẽ đặt họ “xét xử muôn dân và thống trị muôn nước”, nghĩa là đức hạnh của người công chính sẽ chiến thắng trên sự ác tâm quỷ quyệt của quân vô đạo. Chính trong chiều hướng nầy mà thánh Phao-lô viết cho các tín hữu Cô-rin-tô: “Nào anh em chẳng biết rằng dân thánh sẽ xét xử thế gian sao?” (1Cr 6: 2) và thánh Gioan viết trong sách Khải Huyền: “Ai thắng và giữ cho đến cùng các việc Ta truyền, Ta sẽ ban cho người ấy quyền cai trị các dân” (Kh 2: 26).
Đức Giê-su sẽ sử dụng diễn ngữ tương tự để xác định chỗ của các môn đệ Ngài trong Vương Quốc Nước Trời: “Khi Con Người ngự trên ngai vinh hiển của Ngài, các anh cũng vậy, những người đã theo Thầy, ngự trên mười hai ngai tòa để xét xử mười hai chi tộc Ít-ra-en”.
4. Thiên Chúa là tình yêu, ân phúc và từ tâm.
Niềm hy vọng lớn lao nầy được đặt để vào tình yêu, ân phúc và từ tâm của Thiên Chúa. Chính trong tình yêu, ân phúc và từ tâm nầy mà những người công chính sống. “Những ai trông cậy vào Chúa sẽ am tường sự thật, và những ai trung thành thì được Chúa yêu thương và cho ở gần Người, vì Người ban ân huệ, và thương xót những ai được Người tuyển chọn”. Lời kết thúc của Bài Đọc I nầy được viết một thế kỷ trước các Tin Mừng, loan báo sứ điệp rất gần với sứ điệp Tin Mừng. Có một sự duy nhất của Mặc Khải Cựu và Tân Ước.
BÀI ĐỌC II (1Cr 1: 17-25)
Bài Đọc II, được trích từ thư thứ nhất của thánh Phao-lô gởi các tín hữu Cô-rin-tô, được cấu trúc rất chặt chẽ. Tuy nhiên, cần phải đặt nó vào trong văn mạch để hiểu rõ hơn tư tưởng của thánh nhân.
Xin nhắc lại ngắn gọn: cộng đoàn tín hữu Cô-rin-tô chia rẽ nhau về các vị rao giảng của họ, tạo nên các bè phái ở giữa họ. Cực lực chống lại việc chia năm xẻ bảy nầy, thánh Phao-lô lớn tiếng chỉ trích cách hành xử nầy không phù hợp với tinh thần Tin Mừng.
1.Sự khôn ngoan của thế gian (1: 17-21).
Đáp lại những kẻ tự phụ mình “thông thái”, thánh nhân nhắc nhở rằng ngài đã rao giảng cho họ không phải bằng lời lẽ khôn khéo, nhưng sự điên rồ của thập giá trái với đòi hỏi điềm thiêng dấu lạ của người Do thái và tìm kiếm lẽ khôn ngoan của người Hy lạp. Dân Do thái chờ đợi một Đấng Mê-si-a thực hiện những điềm thiêng dấu lạ, một Đấng Mê-si-a quyền năng và chiến thắng. Dân Hy lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan, tức là một cuộc sống quân bình, mực thước và điều độ, không có nó không một xã hội nào có thể bền vững được. Đó là điều mà tất cả mọi hệ thống triết học đều đề cao. Hai quan niệm, Do thái và Hy lạp, rất khác biệt nhau, nhưng không có quan niệm nào phù hợp với hình ảnh Thập Giá được.
Trong hoạt động truyền giáo của mình, thánh Phao-lô đã gặp phải hai chướng ngại nầy. Biết bao người Do thái đã không thể chấp nhận Đấng Mê-si-a chịu khổ nhục trên thập giá. Ở An-ti-ô-ki-a, ở Thê-xa-lô-ni-ca và nơi khác, thánh Phao-lô đã bị những người Do thái nầy bách hại. Còn đối với dân Hy lạp và sự khôn ngoan của họ, thánh Phao-lô đã chạm trán với họ ở A-thê-na. Ngài cố gắng thuyết phục họ nhưng vô ích. Họ mong chờ những diễn từ lời hay ý đẹp, trong khi thánh nhân rao giảng một Con Người, một Con Người bị đóng đinh trên thập giá. Quả thật, bản văn cho thấy rằng việc rao giảng Thập Giá khó lòng mà thuyết phục con người. Đối với người Hy lạp, ưu phẩm hàng đầu của một vị thần chính là Mỹ, vì thế Đấng chịu đóng đinh không ra hình tượng con người không thể nào được sánh ví với hình ảnh của một thần linh.
2.Sự khôn ngoan của Thiên Chúa (1: 22-25).
Nhưng Thập Giá không là một bài diễn từ lời hay ý đẹp, nhưng là một sự kiện, một sự kiện lạ thường, ở đó ẩn dấu sự khôn ngoan của Thiên Chúa hoàn toàn khác với những kỳ vọng của con người. Trong thư thứ nhất gởi các tín hữu Cô-rin-tô, một trong những bài học lớn lao đó là: “dạy mầu nhiệm đau khổ như một yếu tố cốt yếu của Tin Mừng”. Chung chung, thần học của thánh Phao-lô không bao giờ tách rời biến cố Tử Nạn với mầu nhiệm Phục Sinh. Tuy nhiên, đây là trường hợp ngoại lệ và có chủ đích. Đối mặt với sự tự mãn của con người, thánh nhân nhấn mạnh hình ảnh độc nhất về “Đức Ki-tô chịu đóng đinh”.
TIN MỪNG (Mt 10: 17-22)
Mặc dầu đoạn Tin Mừng được dành cho ngày mừng kính trọng thể Các Thánh Tử Đạo Việt Nam được trích là Mt 10: 17-22, nhưng để hiểu sâu xa đoạn Tin Mừng nầy chúng ta sẽ đặt nó vào trong phân đoạn trọn vẹn của nó, nghĩa là Mt 10: 17-25. Quả thật, trong văn mạch của Tin Mừng Mát-thêu, phân đoạn thứ hai về những huấn thị bách hại (10: 17-25) phân biệt rõ nét với phân đoạn thứ nhất về những huấn thị truyền giáo (10: 1-16).
Phân đoạn thứ nhất nêu bật chủ đề uy quyền hay quyền năng phi thường mà Đức Giê-su ban cho những ai mà Ngài sai đi loan báo Nước Trời. Trong phân đoạn nầy, không có bất kỳ ám chỉ chính xác nào về đau khổ. Thật ra, đoạn văn 10: 13b-16 ám chỉ đến việc người đời có thể không tiếp đón các môn đệ (10: 13b-15) và cảnh báo rồi những nguy hiểm đang rình rập chờ đón họ: “Thầy sai anh em đi như chiên vào giữa bầy sói” (10: 16). Tuy nhiên, những đối kháng nầy vẫn mơ hồ và một bầu khí chiến thắng xem ra phải ngự trị trên hoạt động truyền giáo.
Khởi đi từ câu 10: 17, những huấn thị được đặt trên một dấu nhấn hoàn toàn khác: những cuộc bách hại sắp đến. Các môn đệ không chỉ bị thù ghét, nhưng những thử thách sắp tới của họ được mô tả một cách chính xác đến nỗi chúng ta có thể định vị môi trường của chúng nữa. Chúng ta có thể phân chia phân đoạn thứ hai nầy như sau: cuộc bách hại ngoài xã hội (10: 17-20), cuộc bách hại trong gia đình (10: 21-22), thái độ cần phải có trong hoàn cảnh bách hại (10: 23) và phần kết luận (10: 24-25) cho toàn bộ phân đoạn thứ hai này (10: 17-25).
1.Cuộc bách hại ngoài xã hội (10: 17-20)
A.Hãy coi chừng người đời (10: 17-18)
Câu 17 bắt đầu phân đoạn này: “Hãy coi chừng người đời”. Lời căn dặn này lặp lại chủ đề về thái độ cẩn trọng của câu 16 nhưng với những ngôn từ hoàn toàn khác. Động từ “coi chừng” mặc lấy hai nét nghĩa: hoặc bác bỏ, từ chối điều gì đó (như Mt 7: 15; 16: 6) hay đề phòng cảnh giác trong hoàn cảnh khó khăn nào đó (như Mt 6: 1). Văn mạch nhấn mạnh đến nét nghĩa thứ hai: Đức Giê-su không khuyên các môn đệ của Ngài nên trốn chạy khỏi “người đời”, nhưng trong những cuộc gặp gỡ của họ với người đời, nên giữ mình khỏi mọi ảo tưởng. Các môn đệ đừng quên rằng Thầy của họ đã bị những người đời nầy tìm cách khai trừ, loại bỏ. Phần tiếp theo của câu 17 cho thấy rằng “người đời” nầy không ai khác là người Do thái: “Họ sẽ nộp anh em cho các hội đường và sẽ đánh đập anh em trong các hội đường của họ”.
Tuy nhiên, câu 18 cho thấy bối cảnh của cuộc bách hại có thể vừa ở trong nhưng cũng vừa ở ngoài xứ Pa-lét-tin. Trong xứ Pa-lét-tin, họ có thể bị bắt và bị điệu ra trước mặt vua chúa (dòng dõi Hê-rô-đê) quan quyền (chính quyền chiếm đóng Rô-ma) hoặc ngoài xứ Pa-lét-tin, bởi các giới cầm quyền dân ngoại. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào, các Kitô hữu đừng quên rằng những cách hành xử đầy bạo lực nầy có một ý nghĩa, đó là dịp là cơ hội làm chứng cho Đức Kitô và Nước Trời. Lời chứng nầy nêu bật tính chất vừa công chúng vừa chính trị: các vua chúa và dân chúng có dịp nghe nói về Đức Giê-su và Nước Trời.
B.Lời hứa của Chúa Giê-su (10: 19-20)
Câu 19-20 là lời hứa của Đức Giê-su cho các môn đệ trong hoàn cảnh bị bách hại. Chính vì làm chứng cho Thầy mình mà họ không cần phải lo nghĩ phải nói gì, vì trong giờ đó Thiên Chúa sẽ ban cho họ Thần Khí để giúp họ, như Thiên Chúa đã phán với ông Mô-sê: “Chính Ta sẽ ngự nơi miệng ngươi, và Ta sẽ chỉ cho ngươi phải nói gì” (Xh 4: 12).
Câu 20: “Thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là Thần Khí của Cha anh em nói trong anh em”, mới nhìn thoáng qua, khiến cho nghĩ đến một sự gợi hứng máy móc loại bỏ tất cả sự dự phần của chứng nhân. Nhưng không phải như thế; trái lại hai cụm từ “anh em” và “trong anh em” nhấn mạnh rằng ân huệ nầy được ban cho các chứng nhân không như những khí cụ thụ động nhưng còn ở trong họ và bởi họ nữa.
2.Cuộc bách hại trong gia đình (10: 21-22)
Song đối với các câu 10: 17-20 ở trên, các câu 10: 21-22 cũng bao gồm một lời cảnh báo về cuộc bách hại và một lời hứa. Câu 21 cảnh báo rằng ngay cả những người thân thuộc trong gia đình cũng sẽ tố cáo họ vì họ dám chấp nhận cái chết để tin vào Đức Giê-su. Còn câu 22 đề cập đến việc họ sẽ bị mọi người thù ghét vì Ngài nhưng hứa rằng những ai bền đỗ đến cùng sẽ được cứu độ.
3.Thái độ phải có trong hoàn cảnh bách hại (23).
Câu 23 diễn tả thái độ phải có trong hoàn cảnh bị bách hại. Người Kitô hữu không phải đưa thân mình ra cho những kẻ bách hại mình, nhưng “khi người ta bách hại anh em trong thành nầy, thì hãy trốn chạy sang thành khác”. Bởi lẽ nếu thành nầy xua đuổi họ đi thì có thành khác để loan báo Tin Mừng. Như vậy, sứ mạng loan báo Tin Mừng vẫn phải là bổn phận của những người môn đệ cho đến cùng.
4.Kết luận (10: 24-25).
Hai câu 24-25 là phần kết luận của phân đoạn nầy. Các môn đệ của Đức Giê-su không mong đợi một vận mệnh nào khác ngoài vận mệnh của Thầy mình, Đấng bị khinh bỉ, bị ruồng bỏ, bị khai trừ và cuối cùng bị kết án tử trên thập giá. Thầy và trò, chủ và tớ được đặt vào trong cùng một thân phận: “Trò được như thầy, tớ được như chủ”. Tuy nhiên, diễn ngữ nầy không nhằm đưa ra một sự so sánh cho bằng bày tỏ căn tính đồng nhất giữa Thầy và trò về vận mệnh trần thế. Nếu cả hai đều chia sẻ cùng một vận mệnh: chịu đau khổ, bị bách hại và bị kết án tử, điều đó không muốn nói rằng Thầy khai mở cho môn đệ của mình sống lại cuộc mạo hiểm mà chính Thầy đã kinh qua; bởi vì tuy cả hai giống nhau trong những diễn biến bên ngoài, nhưng lại khác nhau trong ý nghĩa và tầm mức. Đau khổ của Đức Giê-su là đau khổ của Đấng ở nơi Ngài Nước Trời đã đến (10: 7) trong khi đau khổ của người môn đệ là đau khổ của một chứng nhân về Nước Trời nầy (10: 18).