SƯ PHẠM TỔNG QUÁT

SƯ PHẠM TỔNG QUÁT
Người thầy như một tấm gương, nhưng tấm gương này nhất thiết không phải hoàn hảo, vì những sai lầm nhỏ.
Sư phạm là nghệ thuật dạy học, nghĩa là áp dụng lý thuyết giáo dục một cách cụ thể trong một thực tế. Bởi vậy, nó là khả năng dạy một bộ môn cụ thể trong cách thức tốt nhất cho những học viên cụ thể trong một bối cảnh văn hóa xã hội xác định.

Một cách đặc biệt khoa sư phạm nghiên cứu quá trình dạy học làm cho sự thành thạo của người truyền đạt trở nên khả năng và sự thành thạo của những người chưa biết. Hoạt động sư phạm được tính cách bởi hai yếu tố: sự chủ tâm muốn đạt đến mục đích; hệ thống chương trình trong đó sử dụng tốt những phương pháp, công cụ và khả năng để đạt đến mục đích.

Giáo dục hay sư phạm là khoa học của tương quan giữa dạy và học. Những vấn đề của khoa sư phạm bao gồm: cái gì (nội dung), tại sao (mục đích đây là vấn đề chính), như thế nào (phương pháp và kỹ thuật), cho ai (quan tâm đến chủ thể người nhận); với những kết quả nào (lượng giá).

Những chiều kích của khoa sư phạm nghĩa là những kỹ năng mà giáo viên cần có:
_ Nhận thức: giảng dạy là có khả năng làm cho người nhận đạt được những kiến thức, khả năng và năng lực.

_ Kỹ thuật và thực hành: là một nhà sư phạm giỏi cần biết sử dụng thành thạo các dụng cụ.

_ Xã hội và luân lý: chiều kích này bao gồm các giá trị, khả năng đánh giá, phong cách hành động. Chúng ta không chỉ dạy cho các học viên đọc, nhớ mà còn giúp cho họ biết phân tích, phê phán, đối thoại và đón nhận phê bình, góp ý.

_ Động lực và cảm xúc: không một hành động giáo dục nào được thực hiện nếu không chú ý đến sự cân bằng giữa kiến thức, cảm xúc và tạo ra những động lực.

_ Thiêng liêng là những gì đem lại ý nghĩa, mục đích cho cuộc sống người nhận, đó là điều quan trọng cho mọi hành động giáo dục của chúng ta. Đây là một chiều kích không thể sao lãng.

_ Giảng dạy: giảng dạy hiệu quả là có khả năng sử dụng và phối hợp tốt các phương pháp và kỹ thuật.

Một điều tối quan trọng nữa là giáo viên cần xác định rõ 4 mục đích quan trọng của việc giảng dạy và học:


♦ Học để biết: việc học không chỉ liên quan đến việc thu thập kiến thức ở lớp học, giải mã, mà còn mở rộng kiến thức, kích thích phê phán, đồng ý giải mã kiến thức đã thu thập từ sự tự phê phán. Học để biết, thường được thực hiện qua việc tập trung ghi nhớ và suy tư.


 Học để làm: học để biết và học để làm có tương quan chặt chẽ với nhau, nhưng học để làm liên quan cách chặt chẽ hơn đến vấn đề đào tạo nghề nghiệp: trong cách thức là có thể dạy cho học viên khả năng thực hành những gì đã hiểu và học. 
 
Ž Học để sống là cùng nhau học để phát triển khả năng vượt qua những mâu thuẫn, tôn trọng lẫn nhau, học cách chung sống trong sự khác biệt và phụ thuộc lẫn nhau.
 
 ♦ Học để là: giáo dục phải phát triển toàn diện mỗi cá nhân: tinh thần, thể xác, trí khôn, tình cảm, ý hướng thẩm mỹ, trách nhiệm và giá trị thiêng liêng.
 
Dạy và học là chuyện muôn đời, không có sự khác biệt giữa nơi này và nơi kia, không có sự khác biệt giữa nền văn hóa này và nền văn hóa kia, khác biệt nhau là ở quan điểm và não trạng của chúng ta. Vì về cơ bản, ở mọi nơi trên thế giới con người đều có xu hướng học hỏi giống nhau. Chính những quan điểm của việc giáo dục, dạy và học sẽ định hướng cho cách chúng ta thực hiện nó. Một chuyên gia huấn luyện sư phạm chia sẻ ba điều quan trọng trong việc giảng dạy như sau[1]:

_ Người học cần có mối quan hệ tốt với giáo viên: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, học mà không có cảm xúc sẽ không thành công, mà yếu tố quan trọng có khả năng tác động lên cảm xúc trong quá trình học tập chính là mối quan hệ tích cực giữa người dạy và người học. Một giáo viên thực hiện bài giảng như một “cỗ máy hoàn hảo” sẽ không thể khích lệ việc học nhiều bằng một người thầy giảng dạy bằng sự vui vẻ, cởi mở, tôn trọng và hài hước. Người thầy như một tấm gương, nhưng tấm gương này nhất thiết không phải hoàn hảo, vì những sai lầm nhỏ. Tại Việt Nam, tôi nhận thấy các giáo viên thường sợ mắc sai lầm hoặc không trả lời được câu hỏi của người học. Xét trên phương diện sư phạm, nỗi sợ đó là hoàn toàn không có cơ sở.

_ Cách học tích cực ngày càng quan trọng: Chúng ta biết rằng người học chỉ có thể học tập hiệu quả khi họ tự nguyện tiếp thu nội dung bài giảng dưới sự hướng dẫn  của người dạy, đồng thời có cơ hội để áp dụng ngay các kiến thức ấy.

_ Học là phải có liên hệ đến thực tế: Lý thuyết và thực hành gắn bó với nhau như ngày với đêm. Nếu giờ giảng chỉ xoay quanh kiến thức sách vở và người học không nhận thấy mối liên hệ giữa kiến thức với cuộc sống thực tại thì buổi học sẽ không đảm bảo yêu cầu. Kiến thức lý thuyết có thể được người học ghi nhớ trong các kỳ kiểm tra, nhưng sau khi thi xong kiến thức ấy sẽ biến mất. Lý thuyết giúp chúng ta lý giải thế giới , từ đó tìm kiếm phương pháp thay đổi thế giới, nhưng nếu không có mối liên hệ với thực tế, lý thuyết sẽ chẳng làm được gì cả.
 
 

[1] Nguyễn Minh Phượng – Phạm Thị Thúy – Lê Viết Chung, Cẩm nang phương pháp sư phạm. Những phương pháp và kỹ năng sư phạm hiện đại, hiệu quả từ các chuyên gia Đức và Việt Nam, NXB Tổng Hợp, Tp. HCM 2016, tr. 12 – 13.

Tác giả bài viết: Isave Ngọc Mỹ