CHÚA NHẬT II PHỤC SINH
- Thứ ba - 14/04/2020 21:57
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Với cuộc Phục Sinh của Đức Giê-su Ki-tô, một thời đại mới bắt đầu. Vì thế, Chúa Nhật II Phục Sinh gợi lên:
Cv 2: 42-47
-Trước hết, cuộc sống mẫu mực của cộng đoàn Ki-tô hữu tiên khởi.
1Pr 1: 3-9
-Đoạn, cuộc sống nội tâm của người Ki-tô hữu thường hằng được biến đổi bởi niềm hy vọng bao la.
Ga 20: 19-31
-Sau cùng, các Tông Đồ đã thay đổi, từ thất vọng và nghi ngờ đến niềm vui và đức tin, khi gặp gỡ Đức Giê-su đã sống lại và đang sống.
BÀI ĐỌC I (Cv 2: 42-47)
Trong suốt Mùa Phục Sinh, Bài Đọc I được trích dẫn từ sách Công Vụ Tông Đồ. Tác phẩm nầy của thánh Lu-ca, tiếp theo sau sách Tin Mừng của ngài, cấu tạo nên, cùng với các thư của thánh Phao-lô, chứng liệu cốt yếu về cuộc sống của Giáo Hội tiên khởi.
Thánh Lu-ca là một lương dân gốc Hy-lạp trở lại đạo. Thánh nhân kinh ngạc trước sức lan tỏa quá nhanh chóng của Ki-tô giáo. Vì thế, thánh nhân tìm kiếm lời giải thích và khám phá câu giải đáp: trước tiên, ở nơi tác động của Chúa Thánh Thần (sách “Công Vụ Tông Đồ” cũng được gọi là sách “Tin Mừng của Chúa Thánh Thần”), nhưng cũng ở nơi lời chứng mạnh mẽ của các Tông Đồ và đời sống gương mẫu của các Ki-tô hữu tiên khởi.
Thánh Lu-ca phác họa ba bức tranh mô tả đời sống của các Ki-tô hữu tiên khởi, chắc chắn được lý tưởng hóa khá nhiều, nhưng thánh nhân muốn đưa ra một khuôn mẫu và thúc đẩy mọi người cùng nhau ra sức sống lý tưởng Ki-tô giáo. Thật ra cộng đồng Kitô hữu tiên khởi, cộng đồng Giê-ru-sa-lem, đã sống mạnh mẽ niềm tin của mình, dưới tác động của Chúa Thánh Thần và sự hướng dẫn của các Tông Đồ.
Vào Chúa Nhật II Phục Sinh năm A này, chúng ta chiêm ngắm bức tranh thứ nhất (Cv 2: 42-47), bức tranh thứ hai (Cv 4: 32) vào Chúa Nhật II Phục Sinh năm B, và bức tranh thứ ba (Cv 5: 12) vào Chúa Nhật II Phục Sinh năm C. Bằng những đường nét đặc trưng, thánh Lu-ca tổng hợp bầu nhiệt huyết của cộng đoàn Ki-tô hữu cách tuyệt vời: chuyên cần lắng nghe giáo huấn của các Tông Đồ, luôn luôn sống hiệp thông huynh đệ, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh và cầu nguyện không ngừng. Tác giả trở lại trên những điểm khác nhau nầy, theo nguồn cảm hứng của mình, chứ không theo trình tự hợp lý.
1. Chuyên cần lắng nghe giáo huấn của các Tông Đồ:
Thánh Lu-ca đặt ưu tiên giáo huấn của các Tông Đồ. Chính trên lời chứng của các ngài mà niềm tin của Giáo Hội tựa vào. Giáo huấn nầy, được lặp đi lặp lại không ngừng, sẽ là nền tảng của việc soạn thảo các sách Tin Mừng sau nầy.
“Mọi người đều đem lòng kính sợ, vì thấy các Tông Đồ làm nhiều việc phi thường, cùng nhiều dấu lạ”. Quả thật, sách Công Vụ kể lại một số những việc phi thường để bảo đảm cho giáo huấn của các ngài. Những phép lạ nầy cho thấy có một sự nối kết liên tục giữa hoạt động của các Tông Đồ và hoạt động của Đức Giê-su.
“Mọi người đều đem lòng kính sợ, vì thấy các Tông Đồ làm nhiều việc phi thường, cùng nhiều dấu lạ”. Quả thật, sách Công Vụ kể lại một số những việc phi thường để bảo đảm cho giáo huấn của các ngài. Những phép lạ nầy cho thấy có một sự nối kết liên tục giữa hoạt động của các Tông Đồ và hoạt động của Đức Giê-su.
2. Luôn luôn sống hiệp thông huynh đệ:
Chắc chắn thánh Lu-ca mượn thuật ngữ “hiệp thông” (“koimonia”) từ thánh Phao-lô, vì từ ngữ này chúng ta không bao giờ gặp thấy trong các sách Tin Mừng, nhưng thánh Phao-lô sử dụng nhiều lần. Vả lại, thánh Lu-ca sử dụng từ ngữ này chỉ một lần ở nơi nầy.
Từ “hiêp thông” này, trước hết chỉ ra mọi người “đồng tâm nhất trí”. Sách Công Vụ nhấn mạnh các Ki-tô hữu tiên khởi “một lòng một ý” với nhau. Từ “hiệp thông” nầy cũng hàm chứa ý tưởng tương thân tương ái: “Họ để mọi sự làm của chung; họ đem bán của cải đất đai, lấy tiền chia cho nhau, tùy theo nhu cầu của mỗi người”. Thánh Lu-ca sẽ khai triển “cộng đoàn bỏ mọi sự làm của chung” nầy trong bức tranh thứ hai: “Không một ai coi bất cứ cái gì mình có là của riêng, nhưng đối với họ, mọi sự đều là của chung” (Cv 4: 32). Chúng ta đừng quên rằng thánh Lu-ca là tác giả Tin Mừng về đức nghèo khó vật chất. Về khía cạnh này, thánh nhân nhấn mạnh giáo huấn của Đức Ki-tô và thích nhắc nhớ rằng lý tưởng Tin Mừng đã được thực hành ngay từ buổi đầu.
Như đa số các cộng đoàn Ki-tô hữu tiên khởi, cộng đoàn Giê-ru-sa-lem có lẽ đa số thuộc tầng lớp xã hội nghèo hèn, trong đó vài người thậm chí sống trong cảnh túng thiếu, như trường hợp các bà góa, nếu không được trợ cấp sẽ phải lâm cảnh ngặt nghèo như được nêu lên sau nầy (Cv 6: 1).
Thật ra, truyền thống Do thái giáo đã thực hiện tình tương thân tương ái như vậy rồi, đặc biệt ở Giê-ru-sa-lem. Hễ vào áp lễ sa-bát, người ta phân phát thực phẩm cho những người nghèo khổ nhất. Có lẽ cộng đoàn Ki-tô hữu được gợi hứng từ tổ chức nầy và đã mở rộng ra cho đến việc đặt mọi sự đều là của chung và hưởng theo nhu cầu hằng ngày. Nhưng điều cốt yếu chính là tinh thần mới chi phối việc tương thân tương ái triệt để nầy: tinh thần huynh đệ chân thật ở đó không còn có những phân chia giai cấp xã hội và ở đó mọi người đều coi nhau là “anh chị em”.
Cuối cùng, ở nơi sự hiệp thông mà những Ki-tô hữu tiên khởi sống, chúng ta nhận thấy một sắc thái cánh chung: chờ đợi cuộc tụ họp sau cùng. Đây là niềm hy vọng không thể nào chối cãi ở giữa lòng thế hệ Ki-tô hữu tiên khởi.
Từ “hiêp thông” này, trước hết chỉ ra mọi người “đồng tâm nhất trí”. Sách Công Vụ nhấn mạnh các Ki-tô hữu tiên khởi “một lòng một ý” với nhau. Từ “hiệp thông” nầy cũng hàm chứa ý tưởng tương thân tương ái: “Họ để mọi sự làm của chung; họ đem bán của cải đất đai, lấy tiền chia cho nhau, tùy theo nhu cầu của mỗi người”. Thánh Lu-ca sẽ khai triển “cộng đoàn bỏ mọi sự làm của chung” nầy trong bức tranh thứ hai: “Không một ai coi bất cứ cái gì mình có là của riêng, nhưng đối với họ, mọi sự đều là của chung” (Cv 4: 32). Chúng ta đừng quên rằng thánh Lu-ca là tác giả Tin Mừng về đức nghèo khó vật chất. Về khía cạnh này, thánh nhân nhấn mạnh giáo huấn của Đức Ki-tô và thích nhắc nhớ rằng lý tưởng Tin Mừng đã được thực hành ngay từ buổi đầu.
Như đa số các cộng đoàn Ki-tô hữu tiên khởi, cộng đoàn Giê-ru-sa-lem có lẽ đa số thuộc tầng lớp xã hội nghèo hèn, trong đó vài người thậm chí sống trong cảnh túng thiếu, như trường hợp các bà góa, nếu không được trợ cấp sẽ phải lâm cảnh ngặt nghèo như được nêu lên sau nầy (Cv 6: 1).
Thật ra, truyền thống Do thái giáo đã thực hiện tình tương thân tương ái như vậy rồi, đặc biệt ở Giê-ru-sa-lem. Hễ vào áp lễ sa-bát, người ta phân phát thực phẩm cho những người nghèo khổ nhất. Có lẽ cộng đoàn Ki-tô hữu được gợi hứng từ tổ chức nầy và đã mở rộng ra cho đến việc đặt mọi sự đều là của chung và hưởng theo nhu cầu hằng ngày. Nhưng điều cốt yếu chính là tinh thần mới chi phối việc tương thân tương ái triệt để nầy: tinh thần huynh đệ chân thật ở đó không còn có những phân chia giai cấp xã hội và ở đó mọi người đều coi nhau là “anh chị em”.
Cuối cùng, ở nơi sự hiệp thông mà những Ki-tô hữu tiên khởi sống, chúng ta nhận thấy một sắc thái cánh chung: chờ đợi cuộc tụ họp sau cùng. Đây là niềm hy vọng không thể nào chối cãi ở giữa lòng thế hệ Ki-tô hữu tiên khởi.
3. Siêng năng tham dự lễ bẻ bánh:
Các tín hữu “siêng năng tham dự lễ bẻ bánh”, đây là diễn ngữ thánh Lu-ca thường dùng để chỉ “bàn tiệc Thánh Thể”.
Việc cử hành nầy, diễn ra trong các tư gia, bao gồm cầu nguyện và rao giảng (chúng ta biết như vậy nhờ những đoạn Công Vụ Tông Đồ khác). Thánh Lu-ca phân biệt rất rõ nét giữa bữa ăn hằng ngày với“lễ bẻ bánh”: “Còn lễ bẻ bánh thì làm tại tư gia, và họ ăn uống với nhau rất đơn sơ vui vẻ”. Tuy nhiên, tự nguồn gốc, dường như bàn tiệc Thánh Thể đã được liên kết với một bữa ăn. Chúng ta đừng quên rằng vào lúc đó những Ki-tô hữu đầu tiên đều xuất thân từ Do thái giáo; ấy vậy, bữa ăn Do thái luôn luôn mặc lấy tính chất thánh thiêng, nhất là bữa ăn tối, bữa ăn chính trong ngày. Sẽ không còn như vậy nữa khi những người Ki-tô hữu gốc lương dân gia nhập Giáo Hội mỗi ngày thêm đông. Những bữa ăn nầy mất đi tính chất thánh thiêng của nó; sẽ còn có những lạm dụng như thánh Phao-lô tố cáo tại cộng đoàn Ki-tô hữu Cô-rin-tô (1Cr 11); vì thế, phải tách riêng bữa ăn của Chúa ra khỏi bữa ăn thường ngày. Sự phân biệt nầy được thực hiện trong bản văn này của thánh Lu-ca. Ở nơi khác, thánh ký cũng kể ra việc chuẩn bị bàn tiệc Thánh Thể kèm theo việc chay tịnh: “Một hôm, đang khi họ cử hành việc thờ phượng Chúa và ăn chay…” (Cv 13: 2).
Thánh Lu-ca nhấn mạnh niềm vui ngự trị ở nơi các bữa ăn nầy. Dụng ngữ có một âm vang tôn giáo. Đây cốt yếu là một niềm vui thánh thiện chứ không niềm vui phàm tục (vả lại, những bữa ăn nầy thì đạm bạc do cộng đoàn đóng góp). Chúng ta biết rồi, trong Tin Mừng của mình, thánh Lu-ca luôn luôn nhấn mạnh niềm vui mà lời loan báo Tin Mừng đem lại. Trong sách Công Vụ cũng thế, đây thật sự là niềm vui thời thiên sai.
Việc cử hành nầy, diễn ra trong các tư gia, bao gồm cầu nguyện và rao giảng (chúng ta biết như vậy nhờ những đoạn Công Vụ Tông Đồ khác). Thánh Lu-ca phân biệt rất rõ nét giữa bữa ăn hằng ngày với“lễ bẻ bánh”: “Còn lễ bẻ bánh thì làm tại tư gia, và họ ăn uống với nhau rất đơn sơ vui vẻ”. Tuy nhiên, tự nguồn gốc, dường như bàn tiệc Thánh Thể đã được liên kết với một bữa ăn. Chúng ta đừng quên rằng vào lúc đó những Ki-tô hữu đầu tiên đều xuất thân từ Do thái giáo; ấy vậy, bữa ăn Do thái luôn luôn mặc lấy tính chất thánh thiêng, nhất là bữa ăn tối, bữa ăn chính trong ngày. Sẽ không còn như vậy nữa khi những người Ki-tô hữu gốc lương dân gia nhập Giáo Hội mỗi ngày thêm đông. Những bữa ăn nầy mất đi tính chất thánh thiêng của nó; sẽ còn có những lạm dụng như thánh Phao-lô tố cáo tại cộng đoàn Ki-tô hữu Cô-rin-tô (1Cr 11); vì thế, phải tách riêng bữa ăn của Chúa ra khỏi bữa ăn thường ngày. Sự phân biệt nầy được thực hiện trong bản văn này của thánh Lu-ca. Ở nơi khác, thánh ký cũng kể ra việc chuẩn bị bàn tiệc Thánh Thể kèm theo việc chay tịnh: “Một hôm, đang khi họ cử hành việc thờ phượng Chúa và ăn chay…” (Cv 13: 2).
Thánh Lu-ca nhấn mạnh niềm vui ngự trị ở nơi các bữa ăn nầy. Dụng ngữ có một âm vang tôn giáo. Đây cốt yếu là một niềm vui thánh thiện chứ không niềm vui phàm tục (vả lại, những bữa ăn nầy thì đạm bạc do cộng đoàn đóng góp). Chúng ta biết rồi, trong Tin Mừng của mình, thánh Lu-ca luôn luôn nhấn mạnh niềm vui mà lời loan báo Tin Mừng đem lại. Trong sách Công Vụ cũng thế, đây thật sự là niềm vui thời thiên sai.
4. Cầu nguyện không ngừng:
Cuối cùng, trong đời sống Ki-tô hữu chính thống, điểm nồng cốt là cầu nguyện: “Họ chuyên tâm cầu nguyện”. Trước hết, đây là những lời cầu nguyện đặc thù Ki-tô giáo được cất lên giữa cộng đoàn. Nhưng ở đoạn cuối, thánh Lu-ca ám chỉ đến việc các Ki-tô hữu tham dự những kinh nguyện hằng ngày với các tín hữu Do thái trong Đền Thờ: hai lần mỗi ngày đều có những kinh nguyện và lễ toàn thiêu trên bàn thờ vào lúc chín giờ sáng và vào lúc ba giờ chiều.
Ngay liền sau đoạn văn hôm nay, thánh Lu-ca viết: “Một hôm, ông Phê-rô và ông Gioan lên Đền Thờ, vào buổi cầu nguyện giờ thứ chín” (tức ba giờ chiều). Vào lúc nầy, chưa xảy ra đoạn tuyệt giữa Do thái giáo với Ki-tô giáo. Trái lại, tâm tình của các Ki tô hữu tiên khởi tiếp nối các tín đồ Do thái giáo khi đặt Đức Giê-su vào cương vị của sự nối tiếp này. Các Tông Đồ chân thành tự đặt mình giữa anh em đồng đạo Do thái giáo của mình: “Họ ca tụng Thiên Chúa, và được toàn dân thương mến”. Thánh Lu-ca kết thúc bức tranh thứ nhất về đời sống của người Ki-tô hữu tiên khởi bằng cách ghi nhận rằng mỗi ngày số lượng người gia nhập đạo càng gia tăng: “Và Chúa đã cho số người được cứu độ gia nhập cộng đoàn ngày thêm đông”.
BÀI ĐỌC II (1Pr 1: 3-9)
Chúng ta bắt đầu đọc thư thứ nhất của thánh Phê-rô. Thư nầy sẽ được tiếp tục đọc trong suốt bốn Chúa Nhật liên tiếp. Thánh Phê-rô viết thư này gởi cho các cộng đoàn Ki-tô hữu miền Tiểu Á, họ gặp phải những khó khăn và trải qua những gian nan thử thách. Vì thế, vị thủ lãnh Giáo Hội viết thư để khích lệ họ. Thư này, thánh nhân viết từ Rô-ma vào khoảng năm 63 hay 64, cốt là một loạt những lời khuyên bảo luân lý, đặt nền tảng trên những nhắc nhở đạo lý.
Hôm nay, chúng ta đọc phần đầu của Thư nầy. Ngay sau địa chỉ và lời thăm hỏi thường lệ, chủ đề là niềm hy vọng xuất phát từ cuộc Phục Sinh của Đức Ki-tô.
1. Chúc tụng Thiên Chúa, Thân Phụ Đức Giê-su:
Thánh Phê-rô bắt đầu lời khuyến dụ của mình với biểu thức đặc thù Do thái: “Chúc tụng Thiên Chúa!”. Thánh Phao-lô cũng bắt đầu thư thứ hai gởi các tín hữu Cô-rin-tô và thư gởi các tín hữu Ê-phê-xô với cùng biểu thức “chúc tụng” như vậy. Lời chúc tụng của dân Ít-ra-en là tiếng kêu đầy thán phục và biết ơn đối với những ân huệ Thiên Chúa ban. Việc con người chúc tụng Thiên Chúa xem ra khác thường. Thật ra, lời chúc tụng bao gồm một chuyển động kép: những ân ban đến từ Thiên Chúa và tiếng reo vui của người thụ hưởng.
Tuy nhiên, trong khi dân Ít-ra-en chúc tụng Thiên Chúa của các tổ phụ là Áp-ra-ham, I-sa-ác và Gia-cóp, thì vị Tông Đồ chúc tụng Thiên Chúa, “Thân Phụ Đức Giê-su”. Thiên ân đầu tiên đáng chúc tụng là “ơn tái sinh” mà cuộc Phục Sinh của Đức Ki-tô ban cho chúng ta. Chắc chắn đây là lời ám chỉ trực tiếp đến phép Thánh Tẩy. Lời mào đầu nầy rất giống với bài giảng về phép Thánh Tẩy, cho dù văn mạch có một tầm mức khái quát hơn.
2. Niềm hy vọng Ki-tô giáo:
Đối tượng của niềm hy vọng Ki-tô giáo là “gia tài không thể hư hoại”. Diễn ngữ: “gia tài” trong Cựu Ước được dùng để chỉ trước tiên Đất Hứa, đất Ca-na-an, sau đó được hiểu theo nghĩa bóng là vương quốc thời Thiên Sai, vương quốc sắp đến; từ nay, vương quốc nầy được dành sẵn cho các Ki-tô hữu. Đây là một niềm hy vọng “sống động” được đặt nền tảng trên sự kiện Phục Sinh của Đức Giê-su.
Thánh Phê-rô mượn hình ảnh quân sự: “được Thiên Chúa quyền năng gìn giữ,” như người lính canh gìn giữ thành phố khỏi mọi cuộc tấn công từ bên ngoài.
“Hầu được hưởng ơn cứu độ Người đã dành sẵn, và sẽ tỏ bày ra trong ngày sau hết”. Viễn cảnh cánh chung nầy, được xem như rất gần, là một nét đặc trưng đối với thế hệ Ki-tô hữu tiên khởi, họ sống trong niềm hy vọng vào ngày Quang Lâm của Đức Ki-tô sắp đến.
Sau khi đã đặt những nền tảng của niềm hy vọng và xác định đối thượng của nó, vị thủ lãnh Giáo Hội chỉ cho thấy những thành quả của nó: đức kiên vững trong những gian truân và thậm chí niềm vui khôn tả ở giữa những gian nan thử thách.
3. Kiên vững trong đức tin:
Thánh Phê-rô mời gọi các tín hữu của mình, khi đối mặt với “trăm chiều thử thách,” phải kiên tâm bền chí trong đức tin.Những gian nan thử thách này được xác định ở Cv 3: 15-18. Đức tin được tinh luyện khi trải qua lò đau khổ. Đức kiên vững của anh em sẽ là nguồn mạch “vinh quang và danh dự”, khi “Đức Giê-su Ki-tô tỏ hiện” vào ngày chung thẩm. Vì thế, đối với người Ki-tô hữu, thời gian thử thách vẫn là thời gian chan chứa niềm vui.
4. Đức tin và niềm vui:
Thánh Phê-rô liên kết một cách mạnh mẽ niềm vui và đức tin. Thánh nhân nhắc lại điều này đến hai lần: “Anh em hãy hớn hở vui mừng” và “lòng chan chứa niềm vui khôn tả”. Niềm vui phát sinh từ niềm xác tín vào ơn cứu độ, ơn cứu độ nầy là ân huệ của Chúa Cha và được cuộc Phục Sinh của Đức Kitô đảm bảo. “Lời chúc tụng” ban đầu cũng đã xác định như vậy.
Thánh Tông Đồ đã sống trong ân nghĩa mật thiết với Đức Giê-su, vì thế thánh nhân hiểu rõ hơn ai hết rằng một niềm tin mà dựa trên lời chứng của kẻ khác thì quả thật khó khăn hơn nhiều. Vì thế, thánh nhân tỏ lòng kính trọng niềm tin của những tín hữu: “Anh em chưa bao giờ thấy Người, mà vẫn yêu mến, chưa được giáp mặt, nhưng lòng vẫn kính tin”. Đó cũng là lời chúc phúc của Đức Giê-su mà Tin Mừng hôm nay nhắc nhở cho chúng ta: “Phúc cho những ai không thấy mà tin”. Lời chúc phúc khác: “Phúc thay cho anh em khi người ta bách hại anh em vì Thầy”, được ẩn chứa trong những lời khuyến dụ của thánh Phê-rô và chạy xuyên suốt bức thư này. Đây là niềm vui đặc thù của người tín hữu, niềm vui mà thánh Phao-lô kêu gào giữa những gian nan thử thách của mình. Chesterton nói: “Niềm vui là bí ẩn vĩ đại của Kitô giáo”.
TIN MỪNG (Ga 20: 19-31)
Đoạn Tin Mừng này là một trong những đoạn Tin Mừng thiết lập niềm xác tín của chúng ta: Đức Giê-su của niềm tin đích thật là Đức Giê-su của lịch sử. Các Tông Đồ chứng thực biến cố Phục Sinh, hơn nữa, nhờ vào sự cứng tin của một trong số họ, các ngài được hưởng một sự kiểm chứng vài ngày sau đó.
Theo truyền thống, đoạn Tin Mừng này được đọc vào Tuần Bát Nhật Phục Sinh, vì thánh ký nói với chúng ta rằng Đức Giê-su hiện ra cho thánh Tô-ma “tám ngày sau đó”. Quả thật, chúng ta đọc bài trình thuật thành hai giai đoạn: Chúa Giê-su hiện ra cho mười Tông Đồ đúng vào chiều Phục Sinh (20: 19-25), và Ngài hiện ra đặc biệt cho thánh Tô-ma một tuần sau đó (20: 26-29).
1. Đức Giê-su phục sinh hiện ra cho mười Tông Đồ (20: 19-25):
“Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần”, tức là đúng vào buổi chiều biến cố Phục Sinh. Việc chỉ rõ thời điểm này rất quý: “ngày thứ nhất trong tuần”, tức là ngày mà những người Ki-tô hữu tiên khởi đã chọn rất sớm cho những buổi hội họp của họ, như vậy nhấn mạnh tính cách Phục Sinh của việc cử hành Thánh Thể. Cũng vậy, việc Chúa Giê-su xuất hiện cho thánh Tô-ma tám ngày sau đó, cũng được định vị vào “ngày thứ nhất trong tuần”.
Các Tông Đồ cùng nhau quy tụ lại, chỉ có mười vị, vì vắng mặt thánh Tô-ma, thánh nhân xem ra đã không tha thiết gì đến cuộc tụ họp này. Chúng ta có thể phỏng đoán rằng chính thánh Phê-rô đã quy tụ các ông để thông báo cho các ông biết những biến cố vừa mới xảy ra: khám phá ngôi mộ trống, chứng kiến đồ liệm được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp, những lời chứng của các người phụ nữ, trong số đó bà Ma-ri-a Mác-đa-la quả quyết là mình đã đích thân gặp Đức Giê-su và Ngài đã nói với bà.
Chúng ta đoán các Tông Đồ đã gặp nhau trong bầu khí vừa nghi nan vừa hy vọng, còn cả sợ hãi: “Nơi các môn đệ ở, các cửa đều cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do thái”. “Người Do thái” trong Tin Mừng Thứ Tư, trước tiên chỉ rõ những nhà lãnh đạo Do thái tại Giê-ru-sa-lem. Những người này đã kết án tử Thầy của họ, phải chăng bây giờ họ đang truy lùng các môn đệ của Ngài?
Và này Đức Giê-su bất ngờ hiện ra giữa các ông dù cửa đóng then cài; Ngài hiện diện ở giữa lòng nỗi sợ hãi và xao xuyến của các ông, như Ngài đã đồng hành bên cạnh nỗi buồn phiền của hai môn đệ trên đường Em-mau. Nỗi sợ hãi và buồn phiền sẽ biến thành niềm vui.
A - Bình an cho anh em:
Đây là lời chào hỏi thông thường theo tập quán của dân Ít-ra-en (“Shalom”), nhưng lời chào từ mội miệng của Đấng Phục Sinh không bao giờ đơn thuần là lời chào hỏi thông thường. Đức Giê-su đem đến sự bình an của Ngài mà Ngài đã hứa cho những môn đệ này, những người đã bỏ rơi Ngài vì chán nãn và thất vọng. Ngài đem đến sự bình an qua sự hiện diện thân tình của Ngài và sự tha thứ của Ngài: không một lời quở trách, không một ám chỉ đến những khuyết điểm của họ, ngay cả họ đã bỏ mặc Ngài một mình trong cuộc Thương Khó và Tử Nạn của Ngài.
Để giúp họ nhận ra Ngài, Đức Giê-su cho các ông xem những vết thương của Ngài như chiến tích khải hoàn và như chứng thực thân thể phục sinh của Ngài đồng nhất với thân thể khổ nạn của Ngài.
Ở đây chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của việc khám phá ngôi mộ trống: một mặt, không có một thân xác bị hư hoại trong mồ; mặt khác, không là một bóng ma hiện ra cho các môn đệ, nhưng là một thân thể duy nhất, đang sống, có thể đụng chạm, mang lấy những vết thương của cuộc khổ hình. Không nghi ngờ gì nữa, “lúc đó, các ông vui mừng”.
Chúng ta ghi nhận rằng thánh Gioan nói: “Người cho các ông xem tay và cạnh sườn”, trong khi thánh Lu-ca, trong bài trình thuật song đối, viết: “Người đưa tay chân cho các ông xem” mà không kể ra vết thương ở cạnh sườn của Ngài. Thánh Gioan là người môn đệ duy nhất đã kể ra chi tiết về một người lính Rô-ma lấy ngọn giáo đâm thủng cạnh sườn của Đức Ki-tô; thánh nhân đã chứng kiến máu cùng nước chảy ra, ân huệ cuối cùng của Chúa Ki-tô sau khi đã chết. Thánh Gioan đã thấu hiểu ở nơi sự kiện này một dấu chỉ biểu tượng: dấu chỉ về việc sinh hạ Giáo Hội bởi phép Thánh Tẩy và phép Thánh Thể. Ở trong bài trình thuật hôm nay, thánh Gioan nhấn mạnh thêm một lần nữa. Nói một cách chính xác, Giáo Hội sẽ sinh ra, vào buổi chiều Phục Sinh, trong hơi thở Thần Khí và qua việc sai các Tông Đồ ra đi thi hành sứ vụ.
B - Sai đi thi hành sứ mạng:
Trong Tin Mừng của mình, thánh Gioan nhấn rất mạnh khía cạnh này của con người Đức Giê-su: Ngài là Đấng được Chúa Cha sai đến. Đó là lý do tại sao thánh ký không bao giờ ban cho các môn đệ danh xưng “Tông Đồ”, vì danh xưng này có nghĩa “người được sai đi”. Chỉ một mình Đức Giê-su xứng đáng với danh xưng này bởi vì Ngài là Đấng duy nhất được Chúa Cha sai đi, nhưng bây giờ Đấng Phục Sinh lại sai các môn đệ của mình ra đi tiếp nối sứ mạng của Ngài: “Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em”. Như vậy, theo Tin Mừng Gioan, Chúa Cha là nguồn sai đi của Chúa Giê-su, còn Đức Giê-su Phục Sinh là nguồn sai đi của các môn đệ Ngài.
Có một mâu thuẫn đáng ngạc nhiên cho những người môn đệ này. Họ đang giam mình giữa bốn bức tường, trong căn phòng cửa đóng then cài, thu mình lại trong sợ hãi; ấy vậy, Đức Giê-su truyền lệnh ra đi thi hành sứ mạng: gặp gỡ và loan báo Tin Mừng cho hết mọi người không trừ một ai, như Ngài đã hứa.
Thánh Mát-thêu đặt việc sai đi thi hành sứ mạng vào cuối sách Tin Mừng của mình, ở đó Đức Giê-su công bố: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ…” (Mt 28: 19). Tuy nhiên, việc sai đi thi hành sứ mạng trong Tin Mừng Gioan còn long trọng hơn nhiều trong Tin Mừng Mát-thêu.
C - Hơi thở Thần Khí:
Trong Tân Ước, diễn ngữ này chỉ được gặp thấy ở đây: “Nói xong, Người thổi hơi vào các ông…”. Động từ được dùng ở đây được gặp thấy trong đoạn văn của sách Sáng Thế về cuộc sáng tạo con người: Đức Chúa “thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở thành một sinh linh” (St 2: 7; Kn 15: 11), cũng như trong bản văn Ê-dê-ki-en về sự hồi sinh của các bộ xương khô: “Hỡi thần khí, hãy đến thổi vào những vong nhân này cho chúng được hồi sinh” (Ed 37: 9). Chúa Giê-su làm cho các môn đệ Ngài trở thành những con người mới và ban cho họ quyền tha thứ tội lỗi, quyền này cho đến nay chỉ thuộc về Thiên Chúa.
D - Tha thứ tội lỗi:
Thánh Gioan diễn tả quyền nầy theo biểu thức sê-mít: “tha thứ hay cầm giữ”. Thánh Mát-thêu sử dụng một cặp đối nghịch tương tự: “cầm buộc hay tháo cởi” (Mt 16: 19; 18: 18).
“Tha thứ hay cầm giữ”, “cầm buộc hay tháo cởi” là những biểu thức được Do Thái giáo dùng để cấm hay buộc. Các biểu thức nầy chỉ ra rằng các vị lãnh đạo Do thái được quyền khai trừ hay hội nhập một tín đồ vào cộng đoàn. Đức Giê-su mở rộng vô cùng tận ý nghĩa của biểu thức này. Cốt yếu là quyền tha tội được trao ban cho Giáo Hội. Chúng ta đừng hiểu lầm biểu thức Do thái này. Biểu thức Do thái có chủ ý sử dụng cặp đối xứng giữa khía cạnh khẳng định (tha thứ) và khía cạnh phủ định (cầm giữ), khía cạnh thứ hai không có cùng giá trị với khía cạnh thứ nhất, nhưng nhằm mục đích tăng cường khía cạnh thứ nhất. Vì thế, biểu thức này không hệ tại ở nơi việc hạn chế ơn tha thứ của Thiên Chúa. Ngoài ra, Giáo Hội có thể “cầm giữ” một tội nhân trong khi mong chờ sự ăn năn hối cải hữu hiệu hơn.
Tha thứ tội lỗi là thành quả cốt thiết phát sinh từ cuộc Tử Nạn và Phục Sinh của Đức Ki-tô. Chính đó là lý do tại sao thánh Gioan đặt việc Đức Kitô trao ban ơn tha tội ngay từ lần đầu tiên Đấng Phục Sinh hiện ra với các môn đệ Ngài. Tại thánh Lu-ca, Đức Giê-su nhắc lại cho các môn đệ ân huệ này, ngay trước khi lên trời: “Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đức kitô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại, phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giê-ru-sa-lem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội” (Lc 24: 45-47).
2. Đức Giê-su Phục Sinh hiện ra cho thánh Tô-ma (20: 26-29):
Chắc chắn thánh Tô-ma đã gắn bó mật thiết với Chúa Ki-tô; thánh nhân đã yêu mến Ngài và đã tin vào Ngài. Vào lúc lên Giê-ru-sa-lem lần sau cùng, với cả bầu nhiệt huyết, thánh nhân đã dõng dạc tuyên bố: “Cả chúng ta nữa, chúng ta cũng đi để cùng chết với Thầy” (Ga 11: 16). Nhưng ông đã không mong chờ một cái chết ô nhục trên thập giá; cái chết này đã làm ông vỡ mộng. Nỗi thất vọng, buồn phiền đã khiến ông tách riêng một mình với các bạn đồng môn. Vốn là một con người thực tế, xưa kia ông đã đặt cho Đức Giê-su một câu hỏi thiết thực và thẳng thắn: “Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết được đường?” (Ga 14: 5), bây giờ ông từ chối tin vào sự Phục Sinh nếu không có bằng chứng được ông đích thân kiểm chứng. Chúng ta hiểu thánh nhân. Chúng ta nhận ra con người Tô-ma đang ngủ trong chính bản thân của chính chúng ta: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin”.
A - Đức tin của thánh Tô-ma:
Đức Giê-su động lòng thương người môn đệ đầy nhiệt huyết đang đắm mình trong nỗi phiền muộn, trong khi các môn đệ khác hoan hỉ mừng vui; vì thế, Ngài sẵn sàng đáp ứng những đòi hỏi của ông: “Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy…”. Chắc hẳn thánh Tô-ma đã không làm như thế, vì trái với cung giọng của Tin Mừng Gioan. Đúng hơn phải lập lại những gì thánh Gioan đã nói về người môn đệ Chúa yêu khi vừa mới bước chân vào ngôi mộ: “Ông đã thấy và đã tin”. Cũng vậy, thánh Tô-ma đã ngộ ngay lập tức trước bằng chứng mà Đấng Phục Sinh đã trưng ra cho ông thấy mà không cần phải kiểm chứng. Lập tức, ông tuyên xưng đức tin của mình: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!”.
B - Đức tin của thánh Tô-ma và đức tin của các tín hữu mọi thời:
Trong các sách Tin Mừng, đây là “lần đầu tiên” tước hiệu “Thiên Chúa” được ban cho “Đức Giê-su”. Thử hỏi còn dấu lạ nào bày tỏ Thần Tính của Ngài rực rỡ hơn sự Phục Sinh của Ngài? Lời cảm thán rất riêng tư của Tô-ma diễn tả tâm tình biết ơn của ông vì Đức Ki-tô đã quan tâm đặc biệt đến ông, Ngài không bỏ mặc ông trong nỗi thất vọng và phiền muộn.
Chúa Giê-su nói: “Vì đã thấy Thầy nên anh tin”. Đoạn, nghĩ đến những người đã không bao giờ được diễm phúc như ông, Chúa Giê-su ngỏ lời với đám đông những tín hữu của mọi thời: “Phúc thay những người không thấy mà tin!”. Nhưng lời chúc phúc này, mối phúc độc nhất của Tin Mừng Gioan, trước hết, rõ ràng dựa trên lời chứng của Nhóm Mười Một, mà lời chứng của thánh Tô-ma là thấm thía nhất.
Ngay liền sau đoạn văn hôm nay, thánh Lu-ca viết: “Một hôm, ông Phê-rô và ông Gioan lên Đền Thờ, vào buổi cầu nguyện giờ thứ chín” (tức ba giờ chiều). Vào lúc nầy, chưa xảy ra đoạn tuyệt giữa Do thái giáo với Ki-tô giáo. Trái lại, tâm tình của các Ki tô hữu tiên khởi tiếp nối các tín đồ Do thái giáo khi đặt Đức Giê-su vào cương vị của sự nối tiếp này. Các Tông Đồ chân thành tự đặt mình giữa anh em đồng đạo Do thái giáo của mình: “Họ ca tụng Thiên Chúa, và được toàn dân thương mến”. Thánh Lu-ca kết thúc bức tranh thứ nhất về đời sống của người Ki-tô hữu tiên khởi bằng cách ghi nhận rằng mỗi ngày số lượng người gia nhập đạo càng gia tăng: “Và Chúa đã cho số người được cứu độ gia nhập cộng đoàn ngày thêm đông”.
BÀI ĐỌC II (1Pr 1: 3-9)
Chúng ta bắt đầu đọc thư thứ nhất của thánh Phê-rô. Thư nầy sẽ được tiếp tục đọc trong suốt bốn Chúa Nhật liên tiếp. Thánh Phê-rô viết thư này gởi cho các cộng đoàn Ki-tô hữu miền Tiểu Á, họ gặp phải những khó khăn và trải qua những gian nan thử thách. Vì thế, vị thủ lãnh Giáo Hội viết thư để khích lệ họ. Thư này, thánh nhân viết từ Rô-ma vào khoảng năm 63 hay 64, cốt là một loạt những lời khuyên bảo luân lý, đặt nền tảng trên những nhắc nhở đạo lý.
Hôm nay, chúng ta đọc phần đầu của Thư nầy. Ngay sau địa chỉ và lời thăm hỏi thường lệ, chủ đề là niềm hy vọng xuất phát từ cuộc Phục Sinh của Đức Ki-tô.
1. Chúc tụng Thiên Chúa, Thân Phụ Đức Giê-su:
Thánh Phê-rô bắt đầu lời khuyến dụ của mình với biểu thức đặc thù Do thái: “Chúc tụng Thiên Chúa!”. Thánh Phao-lô cũng bắt đầu thư thứ hai gởi các tín hữu Cô-rin-tô và thư gởi các tín hữu Ê-phê-xô với cùng biểu thức “chúc tụng” như vậy. Lời chúc tụng của dân Ít-ra-en là tiếng kêu đầy thán phục và biết ơn đối với những ân huệ Thiên Chúa ban. Việc con người chúc tụng Thiên Chúa xem ra khác thường. Thật ra, lời chúc tụng bao gồm một chuyển động kép: những ân ban đến từ Thiên Chúa và tiếng reo vui của người thụ hưởng.
Tuy nhiên, trong khi dân Ít-ra-en chúc tụng Thiên Chúa của các tổ phụ là Áp-ra-ham, I-sa-ác và Gia-cóp, thì vị Tông Đồ chúc tụng Thiên Chúa, “Thân Phụ Đức Giê-su”. Thiên ân đầu tiên đáng chúc tụng là “ơn tái sinh” mà cuộc Phục Sinh của Đức Ki-tô ban cho chúng ta. Chắc chắn đây là lời ám chỉ trực tiếp đến phép Thánh Tẩy. Lời mào đầu nầy rất giống với bài giảng về phép Thánh Tẩy, cho dù văn mạch có một tầm mức khái quát hơn.
2. Niềm hy vọng Ki-tô giáo:
Đối tượng của niềm hy vọng Ki-tô giáo là “gia tài không thể hư hoại”. Diễn ngữ: “gia tài” trong Cựu Ước được dùng để chỉ trước tiên Đất Hứa, đất Ca-na-an, sau đó được hiểu theo nghĩa bóng là vương quốc thời Thiên Sai, vương quốc sắp đến; từ nay, vương quốc nầy được dành sẵn cho các Ki-tô hữu. Đây là một niềm hy vọng “sống động” được đặt nền tảng trên sự kiện Phục Sinh của Đức Giê-su.
Thánh Phê-rô mượn hình ảnh quân sự: “được Thiên Chúa quyền năng gìn giữ,” như người lính canh gìn giữ thành phố khỏi mọi cuộc tấn công từ bên ngoài.
“Hầu được hưởng ơn cứu độ Người đã dành sẵn, và sẽ tỏ bày ra trong ngày sau hết”. Viễn cảnh cánh chung nầy, được xem như rất gần, là một nét đặc trưng đối với thế hệ Ki-tô hữu tiên khởi, họ sống trong niềm hy vọng vào ngày Quang Lâm của Đức Ki-tô sắp đến.
Sau khi đã đặt những nền tảng của niềm hy vọng và xác định đối thượng của nó, vị thủ lãnh Giáo Hội chỉ cho thấy những thành quả của nó: đức kiên vững trong những gian truân và thậm chí niềm vui khôn tả ở giữa những gian nan thử thách.
3. Kiên vững trong đức tin:
Thánh Phê-rô mời gọi các tín hữu của mình, khi đối mặt với “trăm chiều thử thách,” phải kiên tâm bền chí trong đức tin.Những gian nan thử thách này được xác định ở Cv 3: 15-18. Đức tin được tinh luyện khi trải qua lò đau khổ. Đức kiên vững của anh em sẽ là nguồn mạch “vinh quang và danh dự”, khi “Đức Giê-su Ki-tô tỏ hiện” vào ngày chung thẩm. Vì thế, đối với người Ki-tô hữu, thời gian thử thách vẫn là thời gian chan chứa niềm vui.
4. Đức tin và niềm vui:
Thánh Phê-rô liên kết một cách mạnh mẽ niềm vui và đức tin. Thánh nhân nhắc lại điều này đến hai lần: “Anh em hãy hớn hở vui mừng” và “lòng chan chứa niềm vui khôn tả”. Niềm vui phát sinh từ niềm xác tín vào ơn cứu độ, ơn cứu độ nầy là ân huệ của Chúa Cha và được cuộc Phục Sinh của Đức Kitô đảm bảo. “Lời chúc tụng” ban đầu cũng đã xác định như vậy.
Thánh Tông Đồ đã sống trong ân nghĩa mật thiết với Đức Giê-su, vì thế thánh nhân hiểu rõ hơn ai hết rằng một niềm tin mà dựa trên lời chứng của kẻ khác thì quả thật khó khăn hơn nhiều. Vì thế, thánh nhân tỏ lòng kính trọng niềm tin của những tín hữu: “Anh em chưa bao giờ thấy Người, mà vẫn yêu mến, chưa được giáp mặt, nhưng lòng vẫn kính tin”. Đó cũng là lời chúc phúc của Đức Giê-su mà Tin Mừng hôm nay nhắc nhở cho chúng ta: “Phúc cho những ai không thấy mà tin”. Lời chúc phúc khác: “Phúc thay cho anh em khi người ta bách hại anh em vì Thầy”, được ẩn chứa trong những lời khuyến dụ của thánh Phê-rô và chạy xuyên suốt bức thư này. Đây là niềm vui đặc thù của người tín hữu, niềm vui mà thánh Phao-lô kêu gào giữa những gian nan thử thách của mình. Chesterton nói: “Niềm vui là bí ẩn vĩ đại của Kitô giáo”.
TIN MỪNG (Ga 20: 19-31)
Đoạn Tin Mừng này là một trong những đoạn Tin Mừng thiết lập niềm xác tín của chúng ta: Đức Giê-su của niềm tin đích thật là Đức Giê-su của lịch sử. Các Tông Đồ chứng thực biến cố Phục Sinh, hơn nữa, nhờ vào sự cứng tin của một trong số họ, các ngài được hưởng một sự kiểm chứng vài ngày sau đó.
Theo truyền thống, đoạn Tin Mừng này được đọc vào Tuần Bát Nhật Phục Sinh, vì thánh ký nói với chúng ta rằng Đức Giê-su hiện ra cho thánh Tô-ma “tám ngày sau đó”. Quả thật, chúng ta đọc bài trình thuật thành hai giai đoạn: Chúa Giê-su hiện ra cho mười Tông Đồ đúng vào chiều Phục Sinh (20: 19-25), và Ngài hiện ra đặc biệt cho thánh Tô-ma một tuần sau đó (20: 26-29).
1. Đức Giê-su phục sinh hiện ra cho mười Tông Đồ (20: 19-25):
“Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần”, tức là đúng vào buổi chiều biến cố Phục Sinh. Việc chỉ rõ thời điểm này rất quý: “ngày thứ nhất trong tuần”, tức là ngày mà những người Ki-tô hữu tiên khởi đã chọn rất sớm cho những buổi hội họp của họ, như vậy nhấn mạnh tính cách Phục Sinh của việc cử hành Thánh Thể. Cũng vậy, việc Chúa Giê-su xuất hiện cho thánh Tô-ma tám ngày sau đó, cũng được định vị vào “ngày thứ nhất trong tuần”.
Các Tông Đồ cùng nhau quy tụ lại, chỉ có mười vị, vì vắng mặt thánh Tô-ma, thánh nhân xem ra đã không tha thiết gì đến cuộc tụ họp này. Chúng ta có thể phỏng đoán rằng chính thánh Phê-rô đã quy tụ các ông để thông báo cho các ông biết những biến cố vừa mới xảy ra: khám phá ngôi mộ trống, chứng kiến đồ liệm được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp, những lời chứng của các người phụ nữ, trong số đó bà Ma-ri-a Mác-đa-la quả quyết là mình đã đích thân gặp Đức Giê-su và Ngài đã nói với bà.
Chúng ta đoán các Tông Đồ đã gặp nhau trong bầu khí vừa nghi nan vừa hy vọng, còn cả sợ hãi: “Nơi các môn đệ ở, các cửa đều cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do thái”. “Người Do thái” trong Tin Mừng Thứ Tư, trước tiên chỉ rõ những nhà lãnh đạo Do thái tại Giê-ru-sa-lem. Những người này đã kết án tử Thầy của họ, phải chăng bây giờ họ đang truy lùng các môn đệ của Ngài?
Và này Đức Giê-su bất ngờ hiện ra giữa các ông dù cửa đóng then cài; Ngài hiện diện ở giữa lòng nỗi sợ hãi và xao xuyến của các ông, như Ngài đã đồng hành bên cạnh nỗi buồn phiền của hai môn đệ trên đường Em-mau. Nỗi sợ hãi và buồn phiền sẽ biến thành niềm vui.
A - Bình an cho anh em:
Đây là lời chào hỏi thông thường theo tập quán của dân Ít-ra-en (“Shalom”), nhưng lời chào từ mội miệng của Đấng Phục Sinh không bao giờ đơn thuần là lời chào hỏi thông thường. Đức Giê-su đem đến sự bình an của Ngài mà Ngài đã hứa cho những môn đệ này, những người đã bỏ rơi Ngài vì chán nãn và thất vọng. Ngài đem đến sự bình an qua sự hiện diện thân tình của Ngài và sự tha thứ của Ngài: không một lời quở trách, không một ám chỉ đến những khuyết điểm của họ, ngay cả họ đã bỏ mặc Ngài một mình trong cuộc Thương Khó và Tử Nạn của Ngài.
Để giúp họ nhận ra Ngài, Đức Giê-su cho các ông xem những vết thương của Ngài như chiến tích khải hoàn và như chứng thực thân thể phục sinh của Ngài đồng nhất với thân thể khổ nạn của Ngài.
Ở đây chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của việc khám phá ngôi mộ trống: một mặt, không có một thân xác bị hư hoại trong mồ; mặt khác, không là một bóng ma hiện ra cho các môn đệ, nhưng là một thân thể duy nhất, đang sống, có thể đụng chạm, mang lấy những vết thương của cuộc khổ hình. Không nghi ngờ gì nữa, “lúc đó, các ông vui mừng”.
Chúng ta ghi nhận rằng thánh Gioan nói: “Người cho các ông xem tay và cạnh sườn”, trong khi thánh Lu-ca, trong bài trình thuật song đối, viết: “Người đưa tay chân cho các ông xem” mà không kể ra vết thương ở cạnh sườn của Ngài. Thánh Gioan là người môn đệ duy nhất đã kể ra chi tiết về một người lính Rô-ma lấy ngọn giáo đâm thủng cạnh sườn của Đức Ki-tô; thánh nhân đã chứng kiến máu cùng nước chảy ra, ân huệ cuối cùng của Chúa Ki-tô sau khi đã chết. Thánh Gioan đã thấu hiểu ở nơi sự kiện này một dấu chỉ biểu tượng: dấu chỉ về việc sinh hạ Giáo Hội bởi phép Thánh Tẩy và phép Thánh Thể. Ở trong bài trình thuật hôm nay, thánh Gioan nhấn mạnh thêm một lần nữa. Nói một cách chính xác, Giáo Hội sẽ sinh ra, vào buổi chiều Phục Sinh, trong hơi thở Thần Khí và qua việc sai các Tông Đồ ra đi thi hành sứ vụ.
B - Sai đi thi hành sứ mạng:
Trong Tin Mừng của mình, thánh Gioan nhấn rất mạnh khía cạnh này của con người Đức Giê-su: Ngài là Đấng được Chúa Cha sai đến. Đó là lý do tại sao thánh ký không bao giờ ban cho các môn đệ danh xưng “Tông Đồ”, vì danh xưng này có nghĩa “người được sai đi”. Chỉ một mình Đức Giê-su xứng đáng với danh xưng này bởi vì Ngài là Đấng duy nhất được Chúa Cha sai đi, nhưng bây giờ Đấng Phục Sinh lại sai các môn đệ của mình ra đi tiếp nối sứ mạng của Ngài: “Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em”. Như vậy, theo Tin Mừng Gioan, Chúa Cha là nguồn sai đi của Chúa Giê-su, còn Đức Giê-su Phục Sinh là nguồn sai đi của các môn đệ Ngài.
Có một mâu thuẫn đáng ngạc nhiên cho những người môn đệ này. Họ đang giam mình giữa bốn bức tường, trong căn phòng cửa đóng then cài, thu mình lại trong sợ hãi; ấy vậy, Đức Giê-su truyền lệnh ra đi thi hành sứ mạng: gặp gỡ và loan báo Tin Mừng cho hết mọi người không trừ một ai, như Ngài đã hứa.
Thánh Mát-thêu đặt việc sai đi thi hành sứ mạng vào cuối sách Tin Mừng của mình, ở đó Đức Giê-su công bố: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ…” (Mt 28: 19). Tuy nhiên, việc sai đi thi hành sứ mạng trong Tin Mừng Gioan còn long trọng hơn nhiều trong Tin Mừng Mát-thêu.
C - Hơi thở Thần Khí:
Trong Tân Ước, diễn ngữ này chỉ được gặp thấy ở đây: “Nói xong, Người thổi hơi vào các ông…”. Động từ được dùng ở đây được gặp thấy trong đoạn văn của sách Sáng Thế về cuộc sáng tạo con người: Đức Chúa “thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở thành một sinh linh” (St 2: 7; Kn 15: 11), cũng như trong bản văn Ê-dê-ki-en về sự hồi sinh của các bộ xương khô: “Hỡi thần khí, hãy đến thổi vào những vong nhân này cho chúng được hồi sinh” (Ed 37: 9). Chúa Giê-su làm cho các môn đệ Ngài trở thành những con người mới và ban cho họ quyền tha thứ tội lỗi, quyền này cho đến nay chỉ thuộc về Thiên Chúa.
D - Tha thứ tội lỗi:
Thánh Gioan diễn tả quyền nầy theo biểu thức sê-mít: “tha thứ hay cầm giữ”. Thánh Mát-thêu sử dụng một cặp đối nghịch tương tự: “cầm buộc hay tháo cởi” (Mt 16: 19; 18: 18).
“Tha thứ hay cầm giữ”, “cầm buộc hay tháo cởi” là những biểu thức được Do Thái giáo dùng để cấm hay buộc. Các biểu thức nầy chỉ ra rằng các vị lãnh đạo Do thái được quyền khai trừ hay hội nhập một tín đồ vào cộng đoàn. Đức Giê-su mở rộng vô cùng tận ý nghĩa của biểu thức này. Cốt yếu là quyền tha tội được trao ban cho Giáo Hội. Chúng ta đừng hiểu lầm biểu thức Do thái này. Biểu thức Do thái có chủ ý sử dụng cặp đối xứng giữa khía cạnh khẳng định (tha thứ) và khía cạnh phủ định (cầm giữ), khía cạnh thứ hai không có cùng giá trị với khía cạnh thứ nhất, nhưng nhằm mục đích tăng cường khía cạnh thứ nhất. Vì thế, biểu thức này không hệ tại ở nơi việc hạn chế ơn tha thứ của Thiên Chúa. Ngoài ra, Giáo Hội có thể “cầm giữ” một tội nhân trong khi mong chờ sự ăn năn hối cải hữu hiệu hơn.
Tha thứ tội lỗi là thành quả cốt thiết phát sinh từ cuộc Tử Nạn và Phục Sinh của Đức Ki-tô. Chính đó là lý do tại sao thánh Gioan đặt việc Đức Kitô trao ban ơn tha tội ngay từ lần đầu tiên Đấng Phục Sinh hiện ra với các môn đệ Ngài. Tại thánh Lu-ca, Đức Giê-su nhắc lại cho các môn đệ ân huệ này, ngay trước khi lên trời: “Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đức kitô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại, phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giê-ru-sa-lem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội” (Lc 24: 45-47).
2. Đức Giê-su Phục Sinh hiện ra cho thánh Tô-ma (20: 26-29):
Chắc chắn thánh Tô-ma đã gắn bó mật thiết với Chúa Ki-tô; thánh nhân đã yêu mến Ngài và đã tin vào Ngài. Vào lúc lên Giê-ru-sa-lem lần sau cùng, với cả bầu nhiệt huyết, thánh nhân đã dõng dạc tuyên bố: “Cả chúng ta nữa, chúng ta cũng đi để cùng chết với Thầy” (Ga 11: 16). Nhưng ông đã không mong chờ một cái chết ô nhục trên thập giá; cái chết này đã làm ông vỡ mộng. Nỗi thất vọng, buồn phiền đã khiến ông tách riêng một mình với các bạn đồng môn. Vốn là một con người thực tế, xưa kia ông đã đặt cho Đức Giê-su một câu hỏi thiết thực và thẳng thắn: “Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết được đường?” (Ga 14: 5), bây giờ ông từ chối tin vào sự Phục Sinh nếu không có bằng chứng được ông đích thân kiểm chứng. Chúng ta hiểu thánh nhân. Chúng ta nhận ra con người Tô-ma đang ngủ trong chính bản thân của chính chúng ta: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin”.
A - Đức tin của thánh Tô-ma:
Đức Giê-su động lòng thương người môn đệ đầy nhiệt huyết đang đắm mình trong nỗi phiền muộn, trong khi các môn đệ khác hoan hỉ mừng vui; vì thế, Ngài sẵn sàng đáp ứng những đòi hỏi của ông: “Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy…”. Chắc hẳn thánh Tô-ma đã không làm như thế, vì trái với cung giọng của Tin Mừng Gioan. Đúng hơn phải lập lại những gì thánh Gioan đã nói về người môn đệ Chúa yêu khi vừa mới bước chân vào ngôi mộ: “Ông đã thấy và đã tin”. Cũng vậy, thánh Tô-ma đã ngộ ngay lập tức trước bằng chứng mà Đấng Phục Sinh đã trưng ra cho ông thấy mà không cần phải kiểm chứng. Lập tức, ông tuyên xưng đức tin của mình: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!”.
B - Đức tin của thánh Tô-ma và đức tin của các tín hữu mọi thời:
Trong các sách Tin Mừng, đây là “lần đầu tiên” tước hiệu “Thiên Chúa” được ban cho “Đức Giê-su”. Thử hỏi còn dấu lạ nào bày tỏ Thần Tính của Ngài rực rỡ hơn sự Phục Sinh của Ngài? Lời cảm thán rất riêng tư của Tô-ma diễn tả tâm tình biết ơn của ông vì Đức Ki-tô đã quan tâm đặc biệt đến ông, Ngài không bỏ mặc ông trong nỗi thất vọng và phiền muộn.
Chúa Giê-su nói: “Vì đã thấy Thầy nên anh tin”. Đoạn, nghĩ đến những người đã không bao giờ được diễm phúc như ông, Chúa Giê-su ngỏ lời với đám đông những tín hữu của mọi thời: “Phúc thay những người không thấy mà tin!”. Nhưng lời chúc phúc này, mối phúc độc nhất của Tin Mừng Gioan, trước hết, rõ ràng dựa trên lời chứng của Nhóm Mười Một, mà lời chứng của thánh Tô-ma là thấm thía nhất.