THÁNH GIUSE VÂNG PHỤC THÁNH Ý CHÚA
- Thứ ba - 17/12/2019 21:04
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Anh chị em thân mến,
Với đầu óc thực dụng của con người hiện đại, khi đứng trước những vấn đề khó hiểu, có thể gây rắc rối phiền hà cho mình, người ta thường chọn giải pháp tránh né để khỏi bận tâm đối phó. Khi nghe thoáng qua đoạn Tin mừng hôm nay, chúng ta có thế có ấn tượng như thế trong trường hợp của thánh Giu-se. Chúng ta có thể cho là thánh Giu-se tránh né vấn đề. Nhưng thực ra, thái độ và phản ứng của thánh Giu-se không tầm thường như chúng ta tưởng. Theo phong tục Do thái thời bấy giờ, mỗi cuộc hôn nhân thường trải qua 3 giai đoạn sau:
Với đầu óc thực dụng của con người hiện đại, khi đứng trước những vấn đề khó hiểu, có thể gây rắc rối phiền hà cho mình, người ta thường chọn giải pháp tránh né để khỏi bận tâm đối phó. Khi nghe thoáng qua đoạn Tin mừng hôm nay, chúng ta có thế có ấn tượng như thế trong trường hợp của thánh Giu-se. Chúng ta có thể cho là thánh Giu-se tránh né vấn đề. Nhưng thực ra, thái độ và phản ứng của thánh Giu-se không tầm thường như chúng ta tưởng. Theo phong tục Do thái thời bấy giờ, mỗi cuộc hôn nhân thường trải qua 3 giai đoạn sau:
1. Giai đoạn hứa hôn: công việc này thường cha mẹ đôi bên hay người mai mối sắp xếp và đôi bạn trẻ thường chưa hề biết nhau trước đó. Não trạng thời nay rất dễ cảm thấy dị ứng đối với các cuộc hôn nhân sắp đặt trước như thế. Nhưng tại Việt nam chừng 50 năm về trước cũng như tại đất nước Do thái thời Chúa Giê-su, thì hôn nhân cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy là chuyện bình thường, thậm chí còn được xem hợp lý hợp tình. Bởi vì các bậc cha mẹ coi hôn nhân là một việc vô cùng quan trọng cho gia đình, cho dòng tộc cũng như cho xã hội, nên các ngài không để cho bọn trẻ định liệu, vì sợ họ bồng bột nhẹ dạ, bị đam mê lèo lái mà chọn người không thích hợp chăng; đàng khác nếu hôn thê hay hôn phu xác tín rằng cha mẹ khôn ngoan và từng trải hơn tôi nên người bạn đường cha mẹ chọn cho tôi hẳn là người chồng, người vợ xứng hợp cho tôi nhất và tôi cố làm một người vợ tốt, một người chồng tốt; nếu họ xác tín như vậy thì hôn nhân của họ sẽ có rất nhiều cơ may hạnh phúc và ổn định, hạnh phúc và ổn định hơn những cuộc hôn nhân con đặt đâu cha mẹ ngồi đấy ở thời đại chúng ta.
2. Giai đoạn đính hôn: giai đoạn này thường kéo dài cả năm trước khi rước dâu, để cho đôi bạn trẻ quen biết và tìm hiểu nhau. Lễ đính hôn thường được cử hành rất trang trọng vì người ta coi thời gian đính hôn rất quan trọng, vì nếu chẳng may có trục trặc kỹ thuật, ví dụ vì một lý do nào đó không lấy nhau được, thì phải làm thủ tục ly dị hẳn hoi. Thông thường sau lễ đính hôn, người ta coi đôi bạn trẻ như vợ chồng rồi, cho dù chưa chung sống dưới một mái nhà và thực sự ăn ở như vợ chồng. Cứ sự thường thì đôi bạn trẻ không chung sống với nhau trước khi rước dâu, nhưng giả như họ có con trong giai đoạn này, thì đứa con sinh ra vẫn được mọi người xem là con hợp pháp trước mặt xã hội.
3. Giai đoạn kết hôn đúng nghĩa, có rước dâu và tổ chức tiệc cưới long trọng kéo dài nhiều ngày.
Sự kiện Đức Ma-ri-a thụ thai Chúa Giê-su cách mầu nhiệm xảy ra ở giai đoạn thứ hai, nghĩa là sau khi hai người đã làm lễ đính hôn. Theo lẽ thường, chúng ta phải hiểu là Đức Ma-ri-a đã thông báo cho vị hôn phu tương lai của mình biết việc mình thụ thai do quyền năng của Chúa Thánh Thần, và ông đã tin vị hôn thê của mình.
“Ông Giu-se, chồng bà là người công chính và không muốn tố giác bà, mới định tâm bỏ bà cách kín đáo”. Chúng ta thắc mắc: một người chồng bỏ vợ khi vợ bụng mang dạ chửa như vậy thì có thể được coi là công chính không? Giu-se công chính là công chính ở chỗ nào?
Luật Mô-sê cho phép chồng ly dị người vợ ngoại tình. Bây giờ nếu Giu-se làm theo đúng luật là ly dị Đức Ma-ri-a, lấy lý do bào thai đó không phải là của mình, thì Đức Ma-ri-a sẽ bị qui trách nhiệm là ngoại tình mà Giu-se biết rõ Đức Ma-ri-a không ngoại tình. Nếu làm như thế thì ông không phải là người công chính.
Vậy Giu-se công chính ở điểm nào? Thưa khi được Đức Ma-ri-a cho biết là bào thai trong bụng là do quyền năng Chúa Thánh Thần thì Giu-se dự tính rút lui là vì ông không muốn để cho người ta nghĩ rằng ông là cha của hài nhi đó mà trên thực tế không phải: ông dự tính rút lui vì ông muốn giao trả vị hôn thê thánh thiện đó cho Thiên Chúa để Thiên Chúa thực hiện chương trình của Người; của Thiên Chúa thì trả cho Thiên Chúa, không phải của mình thì không nhận về mình, đó là công chính. Và ông rút lui, nhưng rút lui trong âm thầm vì ông muốn giữ kín không cho ai biết mầu nhiệm liên quan đến vị hôn thê của mình.
Cách xử sự của thánh Giu-se để lại cho Kitô hữu chúng ta một mẫu gương tuyệt vời để noi theo. Trong cuộc sống làm Kitô hữu, nhiều lần chúng ta phải giáp mặt với những vấn đề vượt quá tầm hiểu biết hạn hẹp của trí khôn chúng ta. Phản ứng thông thường là kêu ca trách móc, cho là Chúa gây khó khăn phiền hà cho chúng ta. Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy bắt chước thánh Giu-se: trong những lúc tăm tối như vậy, chúng ta hãy dâng lên cho Thiên Chúa điều chúng ta mắc nợ Người: đó là niềm tin cậy mến, và hãy thêm hy sinh thêm cầu nguyện để củng cố và gia tăng niềm tin cậy mến vào Người. Thánh nữ Tê-rê-xa Can-cút-ta khi bị thử thách về đức tin đã xử sự như thế. Và không nói chi cho xa, chúng ta có gương của Đức Hồng Y Phan-xi-cô Xa-vi-ê Nguyễn Văn Thuận. Lúc mới bị giam trong tù, có lúc ngài đã than trách tại sao Chúa lại để ngài trong tình trạng mất tự do như thế này…Nhưng ngài đã lấy lại sự bình an khi nghe được tiếng Chúa “hãy chọn Chúa chứ đừng chọn công việc của Chúa”. Không hiếm những lúc trong cuộc đời dâng hiến, chúng ta cũng gặp những khủng hoảng, hoặc là do sức khỏe suy sụp, hoặc do bề trên không thông cảm hay hiểu lầm, hoặc bị chị em lời qua tiếng lại, hoặc vì một lý do nào đó…khiến chúng ta muốn buông xuôi, thậm chí muốn cởi áo trả lại cho nhà dòng. Những lúc đó, chúng ta được mời gọi noi gương thánh Giu-se trả lại cho Chúa cái ta mắc nợ Người, đó là niềm tin, noi gương thánh Tê-rê-xa Can-cút-ta muốn Thiên Chúa với tất cả sức mạnh của tâm hồn và noi gương Đức Hồng Y Phan-xi-cô chọn Chúa chứ không chọn công việc của Chúa.
Anh chị em thân mến,
Trở lại với đoạn Tin mừng hôm nay, trong khi thánh Giu-se đang trăn trở với dự tính âm thầm rút lui của mình, thì thiên thần Chúa can thiệp. Thiên thần loan báo cho ngài hai điều: thư nhất, đích thực Đức Ma-ri-a mang thai là do quyền năng Chúa Thánh Thần như ngài đã được thông báo; thứ hai, ngài phải lãnh trách nhiệm đặt tên cho con trẻ. Đây không phải là 2 nhưng là 1 sứ điệp duy nhất: với tư cách là người thuộc dòng tộc Đa-vít, thánh Giu-se phải đem Đức Ma-ri-a về nhà mình, nhận người con sẽ sinh ra là con của mình qua việc đặt tên để người con đó được nối vào dòng tộc Đa-vít. Nói cách khác, trong khi thánh Giu-se dự tính lén lén rút lui thì thiên thần Chúa phán bảo không được rút lui mà việc ngài phải làm là đưa người vợ đã đính hôn về nhà làm bạn đời một cách thực thụ như mọi cuộc hôn nhân bình thường khác. Vì tuy không phải là cha ruột của hài nhi sẽ sinh ra nhưng vì là người thuộc dòng tộc Đa-vít nên ngài phải nhận hài nhi đó làm con của mình qua việc đặt tên, để nối người con đó vào dòng tộc Đa-vít, hầu làm trọn điều đã được tiên báo về Đấng Mê-si-a. Trước lời đề nghị đó, thánh Giu-se đã phản ứng ra sao? Đức Ma-ri-a thì đã thưa xin vâng, còn thánh Giu-se thì không thấy thưa xin vâng nhưng việc ngài khiêm tốn đón nhận thánh ý Thiên Chúa là cả một bài ca xin vâng, không thua kém gì lời thưa xin vâng của Mẹ Ma-ri-a.
Anh chị em thân mến,
Với thái độ nghiêm chỉnh chấp hành sứ mạng Thiên Chúa giao phó, thánh Giu-se người công chính là một con người có thái độ kính trọng những ý định khôn dò của Thiên Chúa. Chính vì thế, ngài được coi là vị tổ phụ cuối cùng của Cựu Ước, một vị tổ phụ với những tính cách tế nhị, cần mẫn, dễ thương, vâng phục, kính trọng, trầm lặng và nhất là vô vị lợi. Chính con người của thánh Giu-se đã làm cho mầu nhiệm Nhập thể với lễ Giáng Sinh chúng ta sẽ mừng trong vài ngày lễ nữa được nên trọn vẹn, với đầy đủ ý nghĩa và chiều kích xứng hợp để Thiên Chúa thực sự trở thành Em-ma-nu-en Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta. Vậy thì cùng với thánh Giu-se, chúng ta cũng hãy đón nhận mọi thánh ý của Thiên Chúa và tích cực cộng tác để ngày Đấng Cứu độ đến gặp mỗi người chúng ta trở thành ngày vui mừng hân hoan tràn đầy. Amen.
“Ông Giu-se, chồng bà là người công chính và không muốn tố giác bà, mới định tâm bỏ bà cách kín đáo”. Chúng ta thắc mắc: một người chồng bỏ vợ khi vợ bụng mang dạ chửa như vậy thì có thể được coi là công chính không? Giu-se công chính là công chính ở chỗ nào?
Luật Mô-sê cho phép chồng ly dị người vợ ngoại tình. Bây giờ nếu Giu-se làm theo đúng luật là ly dị Đức Ma-ri-a, lấy lý do bào thai đó không phải là của mình, thì Đức Ma-ri-a sẽ bị qui trách nhiệm là ngoại tình mà Giu-se biết rõ Đức Ma-ri-a không ngoại tình. Nếu làm như thế thì ông không phải là người công chính.
Vậy Giu-se công chính ở điểm nào? Thưa khi được Đức Ma-ri-a cho biết là bào thai trong bụng là do quyền năng Chúa Thánh Thần thì Giu-se dự tính rút lui là vì ông không muốn để cho người ta nghĩ rằng ông là cha của hài nhi đó mà trên thực tế không phải: ông dự tính rút lui vì ông muốn giao trả vị hôn thê thánh thiện đó cho Thiên Chúa để Thiên Chúa thực hiện chương trình của Người; của Thiên Chúa thì trả cho Thiên Chúa, không phải của mình thì không nhận về mình, đó là công chính. Và ông rút lui, nhưng rút lui trong âm thầm vì ông muốn giữ kín không cho ai biết mầu nhiệm liên quan đến vị hôn thê của mình.
Cách xử sự của thánh Giu-se để lại cho Kitô hữu chúng ta một mẫu gương tuyệt vời để noi theo. Trong cuộc sống làm Kitô hữu, nhiều lần chúng ta phải giáp mặt với những vấn đề vượt quá tầm hiểu biết hạn hẹp của trí khôn chúng ta. Phản ứng thông thường là kêu ca trách móc, cho là Chúa gây khó khăn phiền hà cho chúng ta. Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy bắt chước thánh Giu-se: trong những lúc tăm tối như vậy, chúng ta hãy dâng lên cho Thiên Chúa điều chúng ta mắc nợ Người: đó là niềm tin cậy mến, và hãy thêm hy sinh thêm cầu nguyện để củng cố và gia tăng niềm tin cậy mến vào Người. Thánh nữ Tê-rê-xa Can-cút-ta khi bị thử thách về đức tin đã xử sự như thế. Và không nói chi cho xa, chúng ta có gương của Đức Hồng Y Phan-xi-cô Xa-vi-ê Nguyễn Văn Thuận. Lúc mới bị giam trong tù, có lúc ngài đã than trách tại sao Chúa lại để ngài trong tình trạng mất tự do như thế này…Nhưng ngài đã lấy lại sự bình an khi nghe được tiếng Chúa “hãy chọn Chúa chứ đừng chọn công việc của Chúa”. Không hiếm những lúc trong cuộc đời dâng hiến, chúng ta cũng gặp những khủng hoảng, hoặc là do sức khỏe suy sụp, hoặc do bề trên không thông cảm hay hiểu lầm, hoặc bị chị em lời qua tiếng lại, hoặc vì một lý do nào đó…khiến chúng ta muốn buông xuôi, thậm chí muốn cởi áo trả lại cho nhà dòng. Những lúc đó, chúng ta được mời gọi noi gương thánh Giu-se trả lại cho Chúa cái ta mắc nợ Người, đó là niềm tin, noi gương thánh Tê-rê-xa Can-cút-ta muốn Thiên Chúa với tất cả sức mạnh của tâm hồn và noi gương Đức Hồng Y Phan-xi-cô chọn Chúa chứ không chọn công việc của Chúa.
Anh chị em thân mến,
Trở lại với đoạn Tin mừng hôm nay, trong khi thánh Giu-se đang trăn trở với dự tính âm thầm rút lui của mình, thì thiên thần Chúa can thiệp. Thiên thần loan báo cho ngài hai điều: thư nhất, đích thực Đức Ma-ri-a mang thai là do quyền năng Chúa Thánh Thần như ngài đã được thông báo; thứ hai, ngài phải lãnh trách nhiệm đặt tên cho con trẻ. Đây không phải là 2 nhưng là 1 sứ điệp duy nhất: với tư cách là người thuộc dòng tộc Đa-vít, thánh Giu-se phải đem Đức Ma-ri-a về nhà mình, nhận người con sẽ sinh ra là con của mình qua việc đặt tên để người con đó được nối vào dòng tộc Đa-vít. Nói cách khác, trong khi thánh Giu-se dự tính lén lén rút lui thì thiên thần Chúa phán bảo không được rút lui mà việc ngài phải làm là đưa người vợ đã đính hôn về nhà làm bạn đời một cách thực thụ như mọi cuộc hôn nhân bình thường khác. Vì tuy không phải là cha ruột của hài nhi sẽ sinh ra nhưng vì là người thuộc dòng tộc Đa-vít nên ngài phải nhận hài nhi đó làm con của mình qua việc đặt tên, để nối người con đó vào dòng tộc Đa-vít, hầu làm trọn điều đã được tiên báo về Đấng Mê-si-a. Trước lời đề nghị đó, thánh Giu-se đã phản ứng ra sao? Đức Ma-ri-a thì đã thưa xin vâng, còn thánh Giu-se thì không thấy thưa xin vâng nhưng việc ngài khiêm tốn đón nhận thánh ý Thiên Chúa là cả một bài ca xin vâng, không thua kém gì lời thưa xin vâng của Mẹ Ma-ri-a.
Anh chị em thân mến,
Với thái độ nghiêm chỉnh chấp hành sứ mạng Thiên Chúa giao phó, thánh Giu-se người công chính là một con người có thái độ kính trọng những ý định khôn dò của Thiên Chúa. Chính vì thế, ngài được coi là vị tổ phụ cuối cùng của Cựu Ước, một vị tổ phụ với những tính cách tế nhị, cần mẫn, dễ thương, vâng phục, kính trọng, trầm lặng và nhất là vô vị lợi. Chính con người của thánh Giu-se đã làm cho mầu nhiệm Nhập thể với lễ Giáng Sinh chúng ta sẽ mừng trong vài ngày lễ nữa được nên trọn vẹn, với đầy đủ ý nghĩa và chiều kích xứng hợp để Thiên Chúa thực sự trở thành Em-ma-nu-en Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta. Vậy thì cùng với thánh Giu-se, chúng ta cũng hãy đón nhận mọi thánh ý của Thiên Chúa và tích cực cộng tác để ngày Đấng Cứu độ đến gặp mỗi người chúng ta trở thành ngày vui mừng hân hoan tràn đầy. Amen.