Bí Quyết Diệu Kỳ Của Kinh Mân Côi
- Thứ bảy - 23/03/2019 10:00
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Bông hồng 9
NHỮNG KẺ THÙ CỦA KINH MÂN CÔI
30. Bây giờ ta mới thấy thật là bất chính, nếu người ta ngăn cản những tiến bộ của Hiệp hội Mân Côi, hoặc chê bai những người chăm chỉ lần chuỗi Mân Côi. Bởi vì vẫn có những người tự cho mình là trí thức, coi thường và còn chê bai việc lần chuỗi Mân Côi. Chúng ta dễ thấy lưỡi của họ có nọc độc của hỏa ngục, và họ bị ma quỷ xúi giục, bởi vì ai khinh chê kinh Mân Côi là khinh chê những gì đạo đức thánh thiện nhất của Kitô giáo, vì họ khinh chê kinh Lạy Cha, kinh Kính Mừng và những mầu nhiệm vô cùng trọng đại của cuộc đời, cuộc khổ nạn, sự chết và vinh quang của Chúa Giêsu và Mẹ thánh Ngài.
Những tâm trí kiêu căng đó không muốn thấy người ta lần chuỗi Mân Côi. Họ không biết rằng họ đã sa vào con đường của những kẻ rối đạo, không chấp nhận sự sùng kính Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa. Và họ tỏ ra không tha thiết gì với ơn cứu độ của các linh hồn: họ không thấy rằng kinh Mân Côi giúp người ta hoặc bỏ đàng tội lỗi, hoặc xa lánh tội lỗi. cho nên thánh Bonaventura đã có lý để nói rằng họ sẽ chết trong tội lỗi, vì họ đã làm người ta xa rời Đức Mẹ. “Ai bỏ rơi Mẹ sẽ chết trong tội lỗi.”
Những tâm trí kiêu căng đó không muốn thấy người ta lần chuỗi Mân Côi. Họ không biết rằng họ đã sa vào con đường của những kẻ rối đạo, không chấp nhận sự sùng kính Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa. Và họ tỏ ra không tha thiết gì với ơn cứu độ của các linh hồn: họ không thấy rằng kinh Mân Côi giúp người ta hoặc bỏ đàng tội lỗi, hoặc xa lánh tội lỗi. cho nên thánh Bonaventura đã có lý để nói rằng họ sẽ chết trong tội lỗi, vì họ đã làm người ta xa rời Đức Mẹ. “Ai bỏ rơi Mẹ sẽ chết trong tội lỗi.”
Bông hồng 10
NHỮNG ĐIỀU KỲ DIỆU
31. Khi thánh Đaminh rao giảng sự sùng kính này tại thành phố Carcassone (miền Nam nước Pháp) một người rối đạo đã chết vì nhạo báng các phép lạ và 15 mầu nhiệm của kinh Mân Côi, gây khó khăn cho việc trở lại của những người rối đạo. Để trừng phạt tên vô đạo này, Thiên Chúa đã cho phép mười lăm ngàn quỷ dữ nhập vào thân xác nó. Cha mẹ nó dẫn nó tới cha Thánh Đaminh, xin Ngài giải thoát nó khỏi tay ma quỷ. Thánh nhân cầu nguyện, rồi xin Hiệp hội Mân Côi đọc kinh Mân Côi với Ngài: Với mỗi kinh Kính Mừng được đọc lên, Đức Mẹ đã xua đuổi một trăm quỷ dữ ra khỏi tên rối đạo, dưới hình những cục than hồng. Sau khi được giải thoát, người đó đã tuyên thệ từ bỏ đạo rối, ăn năn trở lại với Chúa và xin gia nhập Hiệp hội Mân Côi cùng với nhiều người rối đạo khác, vì họ đã thấy hình phạt của Chúa và sức linh nghiệm của kinh Mân Côi.
32. Học giả Carthagêna, Dòng thánh Phanxicô và nhiều tác giả khác, kể lại rằng: Năm 1482, khi Cha đáng kính Giacôbê Sprenger và Tu sĩ của ngài nhiệt thành rao giảng kinh Mân Côi trong thành phố Cologna (nước Đức), có hai nhà giảng thuyết trứ danh, vì ghen tuông thấy những thành quả tốt đẹp của nhóm Cha Sprenger, nên đã dùng những bài giảng, tài năng và uy tín lớn lao của mình, để khuyên nhiều người đừng ghi tên vào Hiệp hội Mân Côi. Để đạt được ý định của mình, một trong hai vị này đã soạn thảo một bài giảng và báo trước sẽ giảng vào một ngày chúa nhật. Giờ giảng đã đến, mà không thấy nhà giảng thuyết tới. Người ta chờ đợi, rồi đi tìm và thấy ông nằm chết ở nhà mà không ai biết. Cho là cái chết này do tai nạn tự nhiên, ông thứ hai đã quyết định thay thế vào chỗ trống đó, và hẹn một ngày khác để giảng thuyết chống lại việc đọc kinh Mân Côi. Đến ngày giờ đã báo trước cho bài giảng, Thiên Chúa đã trừng phạt cho ông thứ hai này: ông bị bại liệt và cấm khẩu. Ông thú nhận tội lỗi của mình và của người bạn. Ông thống hối, cầu xin Đức Mẹ ban cho ông được phục hồi sức khỏe và tiếng nói: Mẹ nhân lành đã ban cho ông ơn ông xin. Ông khỏi bệnh ngay, lập tức chỗi dậy như một Saulô mới, và nhiệt thành rao giảng kinh Mân Côi. Ông đã làm việc đền tội công khai và trở thành nhà giảng thuyết hùng hồn về kinh Mân Côi.
33. Chắc chắn những người cho mình là trí thức và có óc phê bình hiện nay, khi đọc những truyện được kể lại trong cuốn sách nhỏ này, sẽ hoài nghi, không tin, như họ vẫn có thái độ như thế, mặc dầu tôi đã chỉ sao chép lại những điều này từ những tác phẩm mới đây của Cha Antonin Thomas, Dòng thánh Đaminh, nhan đề là: “Cây hồng mầu nhiệm”.
Chúng ta ai cũng biết có ba thứ niềm tin đối với các truyện khác nhau. Đối với các truyện trong Thánh Kinh, ta phải có niềm tin thần linh; đối với những truyện đời, không nghịch với lý trí và do các tác giả tốt soạn ra, ta phải có niềm tin của con người. Đối với những truyện đạo đức, do các tác giả tốt kể lại, không nghịch với lý trí, đức tin và phong hóa, dầu có vẻ lạ thường, thì ta phải có niềm tin đạo đức, nghĩa là chúng ta không nên quá dễ tin, nhưng cũng không nên quá phê bình, mà phải trung dung để thấy đâu là sự thật và nhân đức. Tôi biết rằng đức ái dễ dàng tin tất cả những gì không nghịch với đức tin và phong hóa, như thánh Phaolô đã nói: “Caritas omnia credit, đức ái tin mọi sự” (1Cr 13,7).
Còn tính kiêu ngạo lại có chiều hướng chối bỏ hầu như tất cả những truyện đã được xác nhận, vịn cớ đó không phải là những truyện trong Thánh Kinh.
Đó là cạm bẫy của Satan: những người rối đạo đã sa vào đó vì chối bỏ truyền thống của Giáo Hội. Nay những chuyện phê bình cũng rơi vào đó mà không hay: họ không tin những gì họ không hiểu hoặc không ưa, và lý do duy nhất là tính kiêu ngạo và tính tự mãn của họ.
32. Học giả Carthagêna, Dòng thánh Phanxicô và nhiều tác giả khác, kể lại rằng: Năm 1482, khi Cha đáng kính Giacôbê Sprenger và Tu sĩ của ngài nhiệt thành rao giảng kinh Mân Côi trong thành phố Cologna (nước Đức), có hai nhà giảng thuyết trứ danh, vì ghen tuông thấy những thành quả tốt đẹp của nhóm Cha Sprenger, nên đã dùng những bài giảng, tài năng và uy tín lớn lao của mình, để khuyên nhiều người đừng ghi tên vào Hiệp hội Mân Côi. Để đạt được ý định của mình, một trong hai vị này đã soạn thảo một bài giảng và báo trước sẽ giảng vào một ngày chúa nhật. Giờ giảng đã đến, mà không thấy nhà giảng thuyết tới. Người ta chờ đợi, rồi đi tìm và thấy ông nằm chết ở nhà mà không ai biết. Cho là cái chết này do tai nạn tự nhiên, ông thứ hai đã quyết định thay thế vào chỗ trống đó, và hẹn một ngày khác để giảng thuyết chống lại việc đọc kinh Mân Côi. Đến ngày giờ đã báo trước cho bài giảng, Thiên Chúa đã trừng phạt cho ông thứ hai này: ông bị bại liệt và cấm khẩu. Ông thú nhận tội lỗi của mình và của người bạn. Ông thống hối, cầu xin Đức Mẹ ban cho ông được phục hồi sức khỏe và tiếng nói: Mẹ nhân lành đã ban cho ông ơn ông xin. Ông khỏi bệnh ngay, lập tức chỗi dậy như một Saulô mới, và nhiệt thành rao giảng kinh Mân Côi. Ông đã làm việc đền tội công khai và trở thành nhà giảng thuyết hùng hồn về kinh Mân Côi.
33. Chắc chắn những người cho mình là trí thức và có óc phê bình hiện nay, khi đọc những truyện được kể lại trong cuốn sách nhỏ này, sẽ hoài nghi, không tin, như họ vẫn có thái độ như thế, mặc dầu tôi đã chỉ sao chép lại những điều này từ những tác phẩm mới đây của Cha Antonin Thomas, Dòng thánh Đaminh, nhan đề là: “Cây hồng mầu nhiệm”.
Chúng ta ai cũng biết có ba thứ niềm tin đối với các truyện khác nhau. Đối với các truyện trong Thánh Kinh, ta phải có niềm tin thần linh; đối với những truyện đời, không nghịch với lý trí và do các tác giả tốt soạn ra, ta phải có niềm tin của con người. Đối với những truyện đạo đức, do các tác giả tốt kể lại, không nghịch với lý trí, đức tin và phong hóa, dầu có vẻ lạ thường, thì ta phải có niềm tin đạo đức, nghĩa là chúng ta không nên quá dễ tin, nhưng cũng không nên quá phê bình, mà phải trung dung để thấy đâu là sự thật và nhân đức. Tôi biết rằng đức ái dễ dàng tin tất cả những gì không nghịch với đức tin và phong hóa, như thánh Phaolô đã nói: “Caritas omnia credit, đức ái tin mọi sự” (1Cr 13,7).
Còn tính kiêu ngạo lại có chiều hướng chối bỏ hầu như tất cả những truyện đã được xác nhận, vịn cớ đó không phải là những truyện trong Thánh Kinh.
Đó là cạm bẫy của Satan: những người rối đạo đã sa vào đó vì chối bỏ truyền thống của Giáo Hội. Nay những chuyện phê bình cũng rơi vào đó mà không hay: họ không tin những gì họ không hiểu hoặc không ưa, và lý do duy nhất là tính kiêu ngạo và tính tự mãn của họ.
Trích trong tập sách BÍ QUYẾT KỲ DIỆU CỦA KINH MÂN CÔI ĐỂ ĐƯỢC ƠN HOÁN CẢI VÀ ƠN CỨU ĐỘ, Đaminh Trần Thái Đỉnh chuyển ngữ.