ÁNH SÁNG VÀ BÓNG TỐI
- Thứ năm - 19/03/2020 21:12
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Ở bên Pháp, có một dòng tu đặc biệt, một dòng tu của người mù và chuyên lo giúp đỡ người mù. Dòng mang tên là Dòng Chị Em Mù của thánh Phaolô (Les Soeurs Aveugles de Saint Paul). Dòng do một vị linh mục rất thương người mù sáng lập và vị linh mục này nói rằng khi tôi chết rồi, hãy mở tim tôi ra sẽ thấy hình một người mù ở trong đó.
Người mù là một bệnh nhân đáng thương vì cả đời phải sống trong đêm tối. Không có đức tin, người ta dễ rơi vào tuyệt vọng. Văn hào Henry de Montherlant của Pháp đã tự tử vì không chịu được cảnh sống mù lòa như vậy.
Anh chị em thn mến,
Chúng ta vừa nghe bài Tin Mừng theo thánh Gioan thuật lại việc Chúa Giê-su chữa lành một người mù từ thuở mới sinh. Chúa Giê-su không những cho anh ta được thấy mà còn tự mặc khải để anh tin vào Ngài. Tin vào Chúa Giê-su để được sống, đó là mục đích của toàn bộ Tin Mừng theo thánh Gioan.
Qua câu chuyện người mù được sáng mắt, thánh Gioan muốn khẳng định rằng tin vào Chúa Giê-su trước tiên có nghĩa là khám phá ra con người của Chúa Giê-su để làm chứng cho Ngài. Người mù được chữa lành không phải trong một lúc nào đó nhận ra ngay Chúa Giê-su là ai, mà phải từ từ anh ta mới thấy rõ Chúa Giê-su là ai, để làm chứng cho Ngài. Ban đầu anh chỉ biết một người có tên là Giê-su đã cho anh được sáng mắt. Sau đó, anh mới nhận ra đó là một vị tiên tri, rồi một người từ Thiên Chúa mà đến và cuối cùng là Con Người từ trời cao mà đến. Cho nên anh đã tin và đã sấp mình xuống trước mặt Ngài để tỏ lòng tôn kính. Sự tiến triển về niềm tin của người mù là hình ảnh sự tiến bộ về đức tin của mỗi người chúng ta. Đức tin của mỗi người không phải là cái gì cố định, có sẵn, bất động nhưng phải như một mầm sống, mỗi ngày mỗi lớn lên, mỗi phát triển. Ngày chịu phép Rửa Tội, mầm sống đức tin đã được gieo trong tâm hồn nhưng phải được tưới bón nhờ việc giáo dục của mẹ cha, nhờ Lời Chúa, nhờ các bí tích, nhờ việc học hỏi giáo lý, nhất là nhờ làm chứng bằng đời sống.
Có một phụ nữ Ấn độ giáo đã trở lại công giáo sau một thời gian nghe rao giảng Lời Chúa. Do việc bà trở lại đạo, bà chịu nhiều gièm pha, đay nghiến từ người chồng. Có lần cha xứ hỏi: “Khi chồng con nổi giận và hành hạ con thì con làm gì?”. Bà đáp: “Thưa cha, con cố gắng nấu ăn ngon hơn; khi ông than trách, con lau nhà sạch hơn; khi ông ăn nói cộc cằn, con trả lời ôn tồn nhỏ nhẹ. Con cố gắng để chứng tỏ cho ông thấy khi con trở lại đạo, con phải là người vợ và người mẹ tốt hơn”. Một thời gian sau, ông chồng xin trở lại đạo công giáo, không phải vì lời giảng của cha xứ nhưng chính nhờ gương sáng sống đạo của bà vợ đạo đức của ông.
Người phụ nữ Ấn độ này đã tưới bón cho mầm đức tin của mình bằng việc tích cực sống đạo, hành đạo nên đức tin của bà ngày càng lớn mạnh và cứng cáp, đủ sức không những đứng vững trước những cộc cằn thô lỗ của người chồng mà còn cải hóa được ông ta. Như vậy, tin vào Chúa Giê-su trước hết có nghĩa là khám phá con người của Chúa Giê-su để làm chứng cho Ngài.
Tin vào Chúa Giê-su như người mù được chữa lành còn có nghĩa là đồng số phận với Chúa Giê-su. Ta thấy cuộc tranh luận không diễn ra giữa Chúa Giê-su và người Do thái mà đã diễn ra giữa người mù đại diện cho Chúa Giê-su và người Do thái. Rốt cuộc, người Do thái lên án người mù vì thái độ giận cá chém thớt! Họ có ý nhắm chính Chúa Giê-su là người đã vi phạm ngày sa-bát. Họ lôi người mù ra để điều tra xét hỏi và đòi anh ta phải kết án Chúa Giê-su. Nhưng chính trong khi chịu thử thách, người mù đã đứng về phe với Chúa Giê-su và trở thành kẻ làm chứng cho Ngài. Anh trở nên người chứng kiểu mẫu của Chúa Giê-su, vì anh sẵn sàng đương đầu với mọi cam go kể cả bị loại khỏi hội đường Do thái giáo, coi như bị dứt phép thông công. Bằng mọi giá, anh luôn trung thực với lời chứng của mình, đó là ông ấy là người bởi Thiên Chúa mà đến.
Để trung thành với ơn gọi làm môn đệ Chúa Kitô, chúng ta cũng phải vượt thắng nỗi sợ hãi: sợ dư luận, sợ người ta đàm tiếu chế diễu, sợ bị thiệt thòi, sợ mất công ăn việc làm…
Một anh nhà báo bị gọi nhập ngũ phục vụ trong không lực hoàng gia nước Anh và sống cùng với 30 binh sĩ khác. Ngay đêm đầu tiên, anh phải cân nhắc trước một quyết định quan trọng: có nên tiếp tục quì gối cầu nguyện theo như thói quen vẫn làm ở nhà không? Lúc đầu anh cảm thấy ngượng nhưng anh tự nhủ: tại sao chỉ vì sợ kẻ khác dòm ngó mà mình lại thay đổi cách sống? Bộ mình vừa bắt đầu sống xa nhà là người ta có quyền sai khiến mình nên làm cái này không nên làm cái kia sao? Nghĩ thế rồi, anh liền quyết định cứ tiếp tục thói quen quì gối cầu nguyện. Khi vừa cầu nguyện xong, anh nhận thấy mọi người đang để ý đến anh và khi anh làm dấu thánh giá, họ biết anh là người công giáo duy nhất trong trại lính đó. Tuy nhiên, đêm nào anh cũng quì gối cầu nguyện
Vào ngày cuối cùng của khóa huấn luyện, có người đến nói: “Anh là người Kitô hữu tốt nhất mà tôi từng gặp”. Anh ta khiêm tốn trả lời: “Tôi không dám nhận mình là Kitô hữu tốt nhất đâu, có thể tôi là người Kitô hữu dám công khai biểu lộ đức tin của mình. Dầu sao tôi cũng xin cám ơn anh bạn”.
Anh chị em thân mến,
Cuộc chiến gay gắt giữa ánh sáng và bóng tối vẫn không ngừng tiếp diễn trong đời sống Kitô hữu, khiến thánh Phaolô phải thốt lên: Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, còn sự ác tôi không muốn thì tôi cứ làm. Chính vì cảm nghiệm sâu sắc như thế thánh Phaolô đã nhắc nhở chúng ta: “Anh em hãy ăn ở như con cái ánh sáng mà ánh sáng đem lại tất cả những gì là lương thiện, công chính và chân thật. Hãy xem xét điều gì làm đẹp lòng Thiên Chúa. Đừng cộng tác vào những việc vô ích của con cái bóng tối”. Đức tin luôn đòi buộc chúng ta phải đoạn tuyệt với ma quỉ, thế gian, xác thịt và phải can đảm tuyên xưng chân lý.
Đây là một cuộc chiến đấu cam go nhưng chúng ta không bao giờ được nản lòng trông cậy vì chúng ta không chiến đấu một mình. Ngày xưa, Chúa Giê-su đã nhìn thấy một người mù và đã đi bước trước để đến với anh ta, thì giờ đây cũng vậy, Ngài “thấy” những khó khăn của chúng ta và sẵn sàng cứu giúp chúng ta. Về phía chúng ta, hãy tuyệt đối tin tưởng vào Ngài như người mù đã được chữa lành hôm nay. Amen.
Anh chị em thn mến,
Chúng ta vừa nghe bài Tin Mừng theo thánh Gioan thuật lại việc Chúa Giê-su chữa lành một người mù từ thuở mới sinh. Chúa Giê-su không những cho anh ta được thấy mà còn tự mặc khải để anh tin vào Ngài. Tin vào Chúa Giê-su để được sống, đó là mục đích của toàn bộ Tin Mừng theo thánh Gioan.
Qua câu chuyện người mù được sáng mắt, thánh Gioan muốn khẳng định rằng tin vào Chúa Giê-su trước tiên có nghĩa là khám phá ra con người của Chúa Giê-su để làm chứng cho Ngài. Người mù được chữa lành không phải trong một lúc nào đó nhận ra ngay Chúa Giê-su là ai, mà phải từ từ anh ta mới thấy rõ Chúa Giê-su là ai, để làm chứng cho Ngài. Ban đầu anh chỉ biết một người có tên là Giê-su đã cho anh được sáng mắt. Sau đó, anh mới nhận ra đó là một vị tiên tri, rồi một người từ Thiên Chúa mà đến và cuối cùng là Con Người từ trời cao mà đến. Cho nên anh đã tin và đã sấp mình xuống trước mặt Ngài để tỏ lòng tôn kính. Sự tiến triển về niềm tin của người mù là hình ảnh sự tiến bộ về đức tin của mỗi người chúng ta. Đức tin của mỗi người không phải là cái gì cố định, có sẵn, bất động nhưng phải như một mầm sống, mỗi ngày mỗi lớn lên, mỗi phát triển. Ngày chịu phép Rửa Tội, mầm sống đức tin đã được gieo trong tâm hồn nhưng phải được tưới bón nhờ việc giáo dục của mẹ cha, nhờ Lời Chúa, nhờ các bí tích, nhờ việc học hỏi giáo lý, nhất là nhờ làm chứng bằng đời sống.
Có một phụ nữ Ấn độ giáo đã trở lại công giáo sau một thời gian nghe rao giảng Lời Chúa. Do việc bà trở lại đạo, bà chịu nhiều gièm pha, đay nghiến từ người chồng. Có lần cha xứ hỏi: “Khi chồng con nổi giận và hành hạ con thì con làm gì?”. Bà đáp: “Thưa cha, con cố gắng nấu ăn ngon hơn; khi ông than trách, con lau nhà sạch hơn; khi ông ăn nói cộc cằn, con trả lời ôn tồn nhỏ nhẹ. Con cố gắng để chứng tỏ cho ông thấy khi con trở lại đạo, con phải là người vợ và người mẹ tốt hơn”. Một thời gian sau, ông chồng xin trở lại đạo công giáo, không phải vì lời giảng của cha xứ nhưng chính nhờ gương sáng sống đạo của bà vợ đạo đức của ông.
Người phụ nữ Ấn độ này đã tưới bón cho mầm đức tin của mình bằng việc tích cực sống đạo, hành đạo nên đức tin của bà ngày càng lớn mạnh và cứng cáp, đủ sức không những đứng vững trước những cộc cằn thô lỗ của người chồng mà còn cải hóa được ông ta. Như vậy, tin vào Chúa Giê-su trước hết có nghĩa là khám phá con người của Chúa Giê-su để làm chứng cho Ngài.
Tin vào Chúa Giê-su như người mù được chữa lành còn có nghĩa là đồng số phận với Chúa Giê-su. Ta thấy cuộc tranh luận không diễn ra giữa Chúa Giê-su và người Do thái mà đã diễn ra giữa người mù đại diện cho Chúa Giê-su và người Do thái. Rốt cuộc, người Do thái lên án người mù vì thái độ giận cá chém thớt! Họ có ý nhắm chính Chúa Giê-su là người đã vi phạm ngày sa-bát. Họ lôi người mù ra để điều tra xét hỏi và đòi anh ta phải kết án Chúa Giê-su. Nhưng chính trong khi chịu thử thách, người mù đã đứng về phe với Chúa Giê-su và trở thành kẻ làm chứng cho Ngài. Anh trở nên người chứng kiểu mẫu của Chúa Giê-su, vì anh sẵn sàng đương đầu với mọi cam go kể cả bị loại khỏi hội đường Do thái giáo, coi như bị dứt phép thông công. Bằng mọi giá, anh luôn trung thực với lời chứng của mình, đó là ông ấy là người bởi Thiên Chúa mà đến.
Để trung thành với ơn gọi làm môn đệ Chúa Kitô, chúng ta cũng phải vượt thắng nỗi sợ hãi: sợ dư luận, sợ người ta đàm tiếu chế diễu, sợ bị thiệt thòi, sợ mất công ăn việc làm…
Một anh nhà báo bị gọi nhập ngũ phục vụ trong không lực hoàng gia nước Anh và sống cùng với 30 binh sĩ khác. Ngay đêm đầu tiên, anh phải cân nhắc trước một quyết định quan trọng: có nên tiếp tục quì gối cầu nguyện theo như thói quen vẫn làm ở nhà không? Lúc đầu anh cảm thấy ngượng nhưng anh tự nhủ: tại sao chỉ vì sợ kẻ khác dòm ngó mà mình lại thay đổi cách sống? Bộ mình vừa bắt đầu sống xa nhà là người ta có quyền sai khiến mình nên làm cái này không nên làm cái kia sao? Nghĩ thế rồi, anh liền quyết định cứ tiếp tục thói quen quì gối cầu nguyện. Khi vừa cầu nguyện xong, anh nhận thấy mọi người đang để ý đến anh và khi anh làm dấu thánh giá, họ biết anh là người công giáo duy nhất trong trại lính đó. Tuy nhiên, đêm nào anh cũng quì gối cầu nguyện
Vào ngày cuối cùng của khóa huấn luyện, có người đến nói: “Anh là người Kitô hữu tốt nhất mà tôi từng gặp”. Anh ta khiêm tốn trả lời: “Tôi không dám nhận mình là Kitô hữu tốt nhất đâu, có thể tôi là người Kitô hữu dám công khai biểu lộ đức tin của mình. Dầu sao tôi cũng xin cám ơn anh bạn”.
Anh chị em thân mến,
Cuộc chiến gay gắt giữa ánh sáng và bóng tối vẫn không ngừng tiếp diễn trong đời sống Kitô hữu, khiến thánh Phaolô phải thốt lên: Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, còn sự ác tôi không muốn thì tôi cứ làm. Chính vì cảm nghiệm sâu sắc như thế thánh Phaolô đã nhắc nhở chúng ta: “Anh em hãy ăn ở như con cái ánh sáng mà ánh sáng đem lại tất cả những gì là lương thiện, công chính và chân thật. Hãy xem xét điều gì làm đẹp lòng Thiên Chúa. Đừng cộng tác vào những việc vô ích của con cái bóng tối”. Đức tin luôn đòi buộc chúng ta phải đoạn tuyệt với ma quỉ, thế gian, xác thịt và phải can đảm tuyên xưng chân lý.
Đây là một cuộc chiến đấu cam go nhưng chúng ta không bao giờ được nản lòng trông cậy vì chúng ta không chiến đấu một mình. Ngày xưa, Chúa Giê-su đã nhìn thấy một người mù và đã đi bước trước để đến với anh ta, thì giờ đây cũng vậy, Ngài “thấy” những khó khăn của chúng ta và sẵn sàng cứu giúp chúng ta. Về phía chúng ta, hãy tuyệt đối tin tưởng vào Ngài như người mù đã được chữa lành hôm nay. Amen.