CỦA CẢI: PHƯƠNG TIỆN CHÚA BAN
- Thứ tư - 18/09/2019 21:23
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Anh chị em thân mến,
Bài đọc 1 trích sách tiên tri Amốt. Tiên tri Amốt làm nghề chăn nuôi ở vương quốc Giu-đa, vương quốc phía nam nhưng ông được Thiên Chúa sai đi rao giảng tại vương quốc phía bắc tức là tại đất Ít-ra-en vào thời vua Giê-rô-bô-am đệ nhị, giữa thế kỷ thứ 8 trước Chúa Giê-su. Vào thời kỳ này, vương quốc Ít-ra-en được tương đối thịnh đạt nhờ buôn bán với ngoại bang, nhưng sự xa hoa của kẻ giàu bên cạnh sự bần cùng của người bị bốc lột, đã làm cho tiên tri A-mốt bất bình và ông đã nhân danh Thiên Chúa lên án những bất công xã hội, những cảnh lường gạt, những sự chà đạp nhân phẩm. Và đây là án Thiên Chúa dành cho họ: Người sẽ không quên các hành động bất công, Người sẽ xét xử công minh các tội ác này. Đó là nội dung bài đọc 1.
Trong bài đọc 2, thánh Phao-lô kêu gọi cầu nguyện cho mọi người, đặc biệt cho các nhà lãnh đạo. Vì nếu cả tất cả mọi người, dân cũng như lãnh đạo, đều là những người quản lý tốt, trung tín, tránh những điều bất lương thì chắc chắn chúng ta sẽ được an cư lập nghiệp. Đó là điều tốt và đẹp lòng Thiên Chúa. Nhìn lại, chúng ta rất ít quan tâm đến việc cầu nguyện cho các lãnh đạo của chúng ta; cho dù họ không cùng một tín ngưỡng với chúng ta, nhưng ơn Chúa vẫn tác động nơi mọi tâm hồn lương thiện. Thánh Phao-lô là một điển hình: ngay trong lúc ngài hăng say bắt bớ đạo Chúa thì Chúa lại tuyển ngài làm tông đồ, làm thầy dạy các dân ngoại về đức tin và chân lý.
Còn trong bài Tin mừng, Chúa Giê-su khen người quản gia đã biết lo cho tương lai một cách khôn khéo. Anh được chủ cho biết là sẽ mất chức quản gia vì tội phung phí tài sản của chủ. Tương lai của anh hết sức mù mịt. Anh lại không quen lao động chân tay. Anh thấy mình chỉ còn có nước đi ăn xin! Nhưng việc đó quá xấu hổ đối với anh. Vậy anh khôn khéo lợi dụng thời gian ngắn ngủi còn làm quản gia để gây ảnh hưởng tốt trên những con nợ của chủ. Anh gây ảnh hưởng tốt bằng cách giảm nợ cho họ.
Người quản gia vùng Trung đông thời Chúa Giê-su không được trả lương, nhưng bù lại, chủ thường uyển chuyển hoặc làm ngơ cho người quản gia dùng tài sản của chủ mà kiếm ăn riêng, miễn sao không phương hại đến tài sản của chủ là được. Người quản gia trong dụ ngôn đã lấy 50 thùng dầu của chủ để cho người ta vay nhưng trong giấy nợ anh ghi là 100 thùng, tức là có thêm 50 thùng mà anh sẽ được hưởng; cũng thế anh lấy 800 thùng lúa của chủ để cho vay nhưng trong giấy nợ lại ghi là 1.000 nghĩa là có phần cho riêng anh 200 thùng. Khi bị chủ quyết định sa thải, người quản gia này chỉ hy sinh phần hoa hồng mà đáng lẽ anh được hưởng, để mua tình cảm của những người thiếu nợ. Cho nên việc người quản gia giảm nợ không phải là việc gian lận vì anh ta chỉ giảm điều lẽ ra sẽ thuộc về anh. Nói cách khác, anh đã biến các người thiếu nợ thành những người chịu ơn anh để họ đón rước anh khi anh bị mất chức.
Con cái đời này khôn lanh như vậy thì Kitô hữu là con cái sự sáng càng phải khôn khéo hơn để bảo đảm cho tương lai đời đời của mình. Gương khôn ngoan của thánh tử đạo Micae Hồ Đình Hy đáng cho chúng ta bắt chước.
Dưới thời vua Tự Đức, có một người công giáo giữ chức Thái bộc, hàm tam phẩm, dặc trách nghành dệt tơ lụa vải vóc trong cả nước. Đó là quan Micae Hồ Đình Hy sinh năm 1808 tại Nhu Lâm, tỉnh Thừa Thiên. Một lần kia, ông bị một số quan lại ghen tương xin truất chức ông, vua Tự Đức liền trả lời: “Không thể truất nhiệm ông được vì ông làm việc rất có lương tâm. Trước đây không có ai giữ chức ấy được 2 năm cả. Cho đến nay ta chưa có gì phải khiển trách ông ta, có lẽ ta phải tăng lương cho xứng với việc ông ấy làm là đàng khác”.
Mặc dầu làm quan dưới triều một ông vua bắt đạo nhưng ông không che giấu niềm tin của mình. Ông chưng dọn một bàn thờ Chúa nơi xứng đáng nhất trong nhà. Trong thời trai trẻ, ông đã có quan hệ ngoại tình với một thiếu nữ trẻ và sinh được 3 người con. Để chuộc lỗi, ông đã rửa tội và đưa chúng về nhà nuôi như con chính thức. Có lần ông tâm sự với bạn bè: “Dù lấy nước các con sông cũng không rửa sạch tội của tôi, có lẽ chỉ có thể rửa sạch bằng máu của tôi”. Ông cũng là người biết quan tâm đến ơn cứu độ của tha nhân. Có người công giáo kia nghèo quá phải bán 2 bé gái cho một người lương, ông bỏ tiền ra chuộc và nuôi đến khi trưởng thành thì một người xin đi tu và một người lập gia đình.
Ông cũng là một giáo dân biết thực thi bác ái đến nơi đến chốn. Số là có một người nghiện thuốc phiện mặc bệnh trầm trọng được người ta giới thiệu đến xin ông giúp đỡ. Ông cho người ấy ở căn lều phía sau nhà và mỗi khi làm về đều ghé thăm. Ông ân cần săn sóc bệnh nhân này suốt 15 ngày cho đến khi người đó qua đời và ông đã tổ chức một lễ an táng trọng thể cho người đó.
Vua Tự Đức khuyên ông bỏ đạo hay ít ra giả vờ bước qua thánh giá để được tha chết. Nhưng ông tâu với vua: “Tâu Bệ hạ, đã 30 năm phục vụ dưới 3 triều vua, lúc nào hạ thần cũng là người hết lòng yêu nước và là tôi trung. Hạ thần sẵn sàng chịu mọi cực hình để nên giống Đức Kitô hầu đền bù tội lỗi và được chết thánh thiện”.
Vào sáng ngày 22-5-1875, ông bị đưa ra pháp trường. Đáng lẽ phải đi đến cống Đốc Sơ nhưng khi qua cầu An Hòa, ông nói với lính rằng: “Đi xa làm chi, ở đây tôi có nhiều bạn hữu bà con”. Và ông được trảm quyết tại đó.
Anh chị em thân mến,
Đời sống và cái chết của thánh tử đạo Micae Hồ Đình Hy quả thật làm sáng tỏ điều dụ ngôn người quản gia bất lương gợi ý, đó là: con cái ánh sáng có bổn phận phải khôn khéo hơn con cái đời này. Thánh Hy đã khôn ngoan thực thi đức bác ái đến nơi đến chốn khi còn là một viên quan có uy tín trước nhà vua. Ông đã dành nhiều tiền của để làm việc bác ái. Vị thánh này đã hy sinh tất cả, kể cả 30 năm phục vụ dưới 3 triều vua, để qua cái chết tử đạo, ông được chính Đức Kitô đón vào Nước Trời. Thử hỏi còn bước đường nào khôn ngoan hơn bước đường thánh Micae Hồ Đình Hy đã đi?
Xin cho mỗi người chúng ta cũng biết sử dụng tiền của cũng như mọi phương tiện Chúa ban một cách khôn ngoan để ngay từ hôm nay chúng ta được là công dân Nước Trời và mai sau được Chúa thương nhận vào hưởng vinh quang trong Nước hằng sống. Amen.
Trong bài đọc 2, thánh Phao-lô kêu gọi cầu nguyện cho mọi người, đặc biệt cho các nhà lãnh đạo. Vì nếu cả tất cả mọi người, dân cũng như lãnh đạo, đều là những người quản lý tốt, trung tín, tránh những điều bất lương thì chắc chắn chúng ta sẽ được an cư lập nghiệp. Đó là điều tốt và đẹp lòng Thiên Chúa. Nhìn lại, chúng ta rất ít quan tâm đến việc cầu nguyện cho các lãnh đạo của chúng ta; cho dù họ không cùng một tín ngưỡng với chúng ta, nhưng ơn Chúa vẫn tác động nơi mọi tâm hồn lương thiện. Thánh Phao-lô là một điển hình: ngay trong lúc ngài hăng say bắt bớ đạo Chúa thì Chúa lại tuyển ngài làm tông đồ, làm thầy dạy các dân ngoại về đức tin và chân lý.
Còn trong bài Tin mừng, Chúa Giê-su khen người quản gia đã biết lo cho tương lai một cách khôn khéo. Anh được chủ cho biết là sẽ mất chức quản gia vì tội phung phí tài sản của chủ. Tương lai của anh hết sức mù mịt. Anh lại không quen lao động chân tay. Anh thấy mình chỉ còn có nước đi ăn xin! Nhưng việc đó quá xấu hổ đối với anh. Vậy anh khôn khéo lợi dụng thời gian ngắn ngủi còn làm quản gia để gây ảnh hưởng tốt trên những con nợ của chủ. Anh gây ảnh hưởng tốt bằng cách giảm nợ cho họ.
Người quản gia vùng Trung đông thời Chúa Giê-su không được trả lương, nhưng bù lại, chủ thường uyển chuyển hoặc làm ngơ cho người quản gia dùng tài sản của chủ mà kiếm ăn riêng, miễn sao không phương hại đến tài sản của chủ là được. Người quản gia trong dụ ngôn đã lấy 50 thùng dầu của chủ để cho người ta vay nhưng trong giấy nợ anh ghi là 100 thùng, tức là có thêm 50 thùng mà anh sẽ được hưởng; cũng thế anh lấy 800 thùng lúa của chủ để cho vay nhưng trong giấy nợ lại ghi là 1.000 nghĩa là có phần cho riêng anh 200 thùng. Khi bị chủ quyết định sa thải, người quản gia này chỉ hy sinh phần hoa hồng mà đáng lẽ anh được hưởng, để mua tình cảm của những người thiếu nợ. Cho nên việc người quản gia giảm nợ không phải là việc gian lận vì anh ta chỉ giảm điều lẽ ra sẽ thuộc về anh. Nói cách khác, anh đã biến các người thiếu nợ thành những người chịu ơn anh để họ đón rước anh khi anh bị mất chức.
Con cái đời này khôn lanh như vậy thì Kitô hữu là con cái sự sáng càng phải khôn khéo hơn để bảo đảm cho tương lai đời đời của mình. Gương khôn ngoan của thánh tử đạo Micae Hồ Đình Hy đáng cho chúng ta bắt chước.
Dưới thời vua Tự Đức, có một người công giáo giữ chức Thái bộc, hàm tam phẩm, dặc trách nghành dệt tơ lụa vải vóc trong cả nước. Đó là quan Micae Hồ Đình Hy sinh năm 1808 tại Nhu Lâm, tỉnh Thừa Thiên. Một lần kia, ông bị một số quan lại ghen tương xin truất chức ông, vua Tự Đức liền trả lời: “Không thể truất nhiệm ông được vì ông làm việc rất có lương tâm. Trước đây không có ai giữ chức ấy được 2 năm cả. Cho đến nay ta chưa có gì phải khiển trách ông ta, có lẽ ta phải tăng lương cho xứng với việc ông ấy làm là đàng khác”.
Mặc dầu làm quan dưới triều một ông vua bắt đạo nhưng ông không che giấu niềm tin của mình. Ông chưng dọn một bàn thờ Chúa nơi xứng đáng nhất trong nhà. Trong thời trai trẻ, ông đã có quan hệ ngoại tình với một thiếu nữ trẻ và sinh được 3 người con. Để chuộc lỗi, ông đã rửa tội và đưa chúng về nhà nuôi như con chính thức. Có lần ông tâm sự với bạn bè: “Dù lấy nước các con sông cũng không rửa sạch tội của tôi, có lẽ chỉ có thể rửa sạch bằng máu của tôi”. Ông cũng là người biết quan tâm đến ơn cứu độ của tha nhân. Có người công giáo kia nghèo quá phải bán 2 bé gái cho một người lương, ông bỏ tiền ra chuộc và nuôi đến khi trưởng thành thì một người xin đi tu và một người lập gia đình.
Ông cũng là một giáo dân biết thực thi bác ái đến nơi đến chốn. Số là có một người nghiện thuốc phiện mặc bệnh trầm trọng được người ta giới thiệu đến xin ông giúp đỡ. Ông cho người ấy ở căn lều phía sau nhà và mỗi khi làm về đều ghé thăm. Ông ân cần săn sóc bệnh nhân này suốt 15 ngày cho đến khi người đó qua đời và ông đã tổ chức một lễ an táng trọng thể cho người đó.
Vua Tự Đức khuyên ông bỏ đạo hay ít ra giả vờ bước qua thánh giá để được tha chết. Nhưng ông tâu với vua: “Tâu Bệ hạ, đã 30 năm phục vụ dưới 3 triều vua, lúc nào hạ thần cũng là người hết lòng yêu nước và là tôi trung. Hạ thần sẵn sàng chịu mọi cực hình để nên giống Đức Kitô hầu đền bù tội lỗi và được chết thánh thiện”.
Vào sáng ngày 22-5-1875, ông bị đưa ra pháp trường. Đáng lẽ phải đi đến cống Đốc Sơ nhưng khi qua cầu An Hòa, ông nói với lính rằng: “Đi xa làm chi, ở đây tôi có nhiều bạn hữu bà con”. Và ông được trảm quyết tại đó.
Anh chị em thân mến,
Đời sống và cái chết của thánh tử đạo Micae Hồ Đình Hy quả thật làm sáng tỏ điều dụ ngôn người quản gia bất lương gợi ý, đó là: con cái ánh sáng có bổn phận phải khôn khéo hơn con cái đời này. Thánh Hy đã khôn ngoan thực thi đức bác ái đến nơi đến chốn khi còn là một viên quan có uy tín trước nhà vua. Ông đã dành nhiều tiền của để làm việc bác ái. Vị thánh này đã hy sinh tất cả, kể cả 30 năm phục vụ dưới 3 triều vua, để qua cái chết tử đạo, ông được chính Đức Kitô đón vào Nước Trời. Thử hỏi còn bước đường nào khôn ngoan hơn bước đường thánh Micae Hồ Đình Hy đã đi?
Xin cho mỗi người chúng ta cũng biết sử dụng tiền của cũng như mọi phương tiện Chúa ban một cách khôn ngoan để ngay từ hôm nay chúng ta được là công dân Nước Trời và mai sau được Chúa thương nhận vào hưởng vinh quang trong Nước hằng sống. Amen.