ĐÊM THÁNH
- Thứ hai - 24/12/2018 00:09
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Vì sao gọi Lễ cử hành hôm nay là “Đêm Thánh”? Nói cho ngay, về lịch sử, ta không có cơ sở nào để khẳng định rằng Hài Nhi Giêsu đã chào đời vào ban đêm. Đành rằng chúng ta có bản trình thuật kể chuyện các mục đồng canh giữ súc vật trong đêm tối và họ nghe sứ điệp từ trời báo tin về cuộc sinh hạ của Đấng Cứu Thế, nhưng tự nó bản trình thuật ấy cũng không phải là bằng chứng cho phép ta kết luận rằng Đức Giêsu đã sinh ra vào ban đêm. Thế nhưng, truyền thống Kitô giáo vẫn luôn cho rằng cuộc chào đời hồng phúc này Đấng Cứu Thế đã diễn ra trong một đêm tối. Người Đức thậm chí hội nhập niềm xác tín ấy vào chính tên gọi của lễ mừng: Weih – nacht (nghĩa là Đêm Thánh). Vì sao?
Đếm tối, đối với con người, vẫn có hai khía cạnh. Nó mang một ý nghĩa kép, một ý nghĩa “hàm hồ” – cũng như hầu hết mọi yếu tố khác trong cuộc đời này. Đêm tối gợi lên một cái gì âm u, huyền bí, là thời gian mà không ai có thể làm việc – như Đức Giêsu nói đến trong Thánh Kinh. Đêm tối được cảm nhận gần như là sự chết. Đêm tối là bất định, bất quyết và hiểm nguy. Đêm tối là trùng khơi mịt mù. Vì thế cảnh vực tôn giáo, đêm tối mang đầy ý nghĩa biểu tượng. Trong Thánh Kinh đêm tối tượng trưng cho thời gian bất tín và tội lỗi, thời gian Chúa đến viếng thăm và phán xét. Vì thế, Kitô hữu phải là con cái của ban ngày, họ phải chiếu sáng như những vì sao trong bóng đêm – để không bị bất ngờ bởi vị Thẩm Phán đến thình lình như kẻ trộm giữa đêm khuya. Chúng ta phải tỉnh thức, chúng ta không được ngủ say, chúng ta phải chỗi dậy và bước đi như thể đang bước đi giữa ánh sáng ban ngày.
Nhưng trong cảm nhận của con người, cũng được hàm chứa trong Thánh Kinh, đêm tối còn có một khía cạnh khác nữa. Đêm tối là lúc thinh lặng và rút lấy sức mạnh. Đó là lúc chỉ còn mình với mình, sẵn sàng đợi chờ và cho phép mọi sự triển nở, lớn lên. Chính vào lúc nửa đêm mà người ta nghe tiếng kêu: “Kìa chàng rể đến!”. Đêm tối trong Thánh Kinh còn là thời gian của những giấc mơ hướng vọng trời cao. Đêm tối là thời gian thoát ly khỏi những ràng buộc của nhịp sống ban ngày, nên đó là thời gian cầu nguyện – vì thế, Đức Giêsu đã trải qua những đêm trắng cầu nguyện cùng Cha. Đêm tối được ưu ái nhìn nhận như công trình của Thiên Chúa – và tác giả thánh vịnh có thể thốt lên: “Ngày là của Chúa, đêm cũng là của Chúa…” (74,16). Đaniel (3,71) kêu gọi đến bóng đêm chúc tụng Thiên Chúa – và theo tác giả thánh vịnh, “đêm này kể lại với đêm kia” sứ điệp về vinh quang Thiên Chúa (19,3), cũng như trời xanh mênh mông nhắc cho ta về sự vĩ đại của Ngài.
Tại sao chúng ta có thể cảm nhận về đêm tối theo những chiều hướng khác nhau như thế? Chúng ta kinh nghiệm đêm tối như một sự bắt đầu, như một cái gì đó vẫn còn bất định, nhưng cái đến sau đêm tối thì hết sức rõ ràng: đó là một bình minh rực rỡ! Tuy nhiên, sự bắt đầu và những khả năng (possibilities) ẩn chứa trong sự bắt đầu ấy thường rất bấp bênh – như một lời hứa nghe thật hay nhưng chưa được thực hiện, như một kế hoạch tuyệt vời nhưng chưa được triển khai… Tất cả đều còn đó ý nghĩa hàm hồ: vừa đầy hứa hẹn lại đầy đe dọa, dự phóng sẵn đó rồi mà mục tiêu còn quá xa xôi và không chắc sẽ có ngày hoàn tất…
… Nhưng nếu có một đêm tối mà cái khởi điểm vô định lại mang sẵn trong mình nó sự chắc chắn hoàn thành, nếu có một đêm tối mang sẵn trong mình nó mối bảo đảm khải thắng, nếu có một đêm tối mở ra lời hứa song đồng thời cũng là lời hứa được lấp đầy… thì đêm ấy hẳn phải là Đêm Thánh. Đêm! Vì chỉ mới khởi đầu thôi! Đêm Thánh! Vì đây là một khởi đầu hồng phúc và tất thắng. Với một đêm như thế, chúng ta phải thốt lên: Ôi, Đêm Thiêng! Đêm Thánh! Như bài ca nào đó đã trở thành bất hủ:
“Đêm thánh vô cùng,
giây phút tưng từng…”
Không phải tình cờ mà vào thế kỷ thứ tư, Lễ này được đặt vào đúng thời điểm mà thiên nhiên – cách riêng mặt trời – bắt đầu lại chu kỳ của nó. Thời ấy, người ta gán sự bắt đầu của “mặt trời công chính” (danh hiệu của Đấng Cứu Độ chúng ta theo sấm ngôn) cho ngày natalis solis invicti của dân ngoại, tức lễ mừng sinh nhật “thần mặt trời bất khuất”.
Một gán ghép vô cùng chính xác! Vì đây là phút giờ thánh thiêng. Đức tin cho các Kitô hữu biết rằng: đây là sự khởi đầu. Thiên Chúa, từ ánh sáng chói lọi “khủng khiếp” của Ngài, đã đến với chúng ta – thật lặng lẽ, thật êm dịu. Ngài đó, Thiên Chúa đó, đã âm thầm bước vào cõi dương trần khốn khổ của chúng ta. Ngài đã làm người, và Ngài bắt đầu một kiếp người y như chúng ta: rất bé nhỏ, rất mong manh, yếu ớt, bất lực. Ngài là tương lai vô cùng thẳm thẳm mà chúng ta không bao giờ có thể tự mình vươn tới được – bởi vì, trên con đường gập ghềnh của cuộc sống mình, ta càng sấn đến, chân thời ấy càng lùi xa. Nhưng chính Ngài đã đến với ta, đã đến ở giữa ta – vì nếu chẳng vậy, ta sẽ không bao giờ có thể đến được với Ngài.
Ngài đồng hành với chúng ta trên con đường chúng ta đi về với Ngài – nhờ đó, con đường ta đi chắc chắn có một đích điểm hồng phúc. Kỳ thực, đích điểm ấy đã hóa nên khởi điểm của chúng ta rồi. Thiên Chúa đã ở bên ta; Lời ân phúc vĩnh cửu cảu Ngài đã ở giữa chúng ta. Lời ấy gieo bước hành trình với ta, cảm nghiệm niềm vui nỗi buồn của ta, sống cuộc sống và chết cái chết của ta. Ngài đã cứu chuộc ta, bằng con đường san sẻ chính số phận của ta. Ngài lấy khởi điểm của ta làm khởi điểm của Ngài; Ngài bước đi trên con đường định mệnh của ta và – qua đó – mở định mệnh ấy ra với tầm vô hạn của Thiên Chúa. Và bởi vì Ngài dứt khoát chấp nhận chúng ta, bởi vì Ngôi Lời Thiên Chúa sẽ không bao giờ ngừng là người, nên khởi điểm của những lời hứa không thể xóa nhòa, và sự bắt đầu lặng lẽ của Ngài trong đêm tối ấy đã cho nó trở thành Đêm Thánh Thiêng!
Cử hành Giáng Sinh là cử hành mầu nhiệm Đêm Thánh ấy. Con tim chúng ta phải lắng đọng, thanh thoát, và phải mở rộng ra như quả tim của một trẻ thơ chưa hè biết khép lại trước bất cứ khả tính nào của hiện hữu mình, nhưng hoàn toàn sẵn sàng đón nhận tất cả…
Chúng ta phải dám ôm lấy sự yên lặng thâm u này vào tận đáy hồn mình, bằng cách không chạy trốn vào công việc làm ăn, vào những cuộc chè chén hay những câu chuyện gẫu lê thê mà ta dùng để tránh né chính mình và tránh né mầu nhiệm phủ xuống trên mình (bởi vì – do lạ lẫm – chúng ta dâm hoảng sợ trước mầu nhiệm của tình yêu vô hạn ấy). Đêm Thánh là đêm mà cả cuộc sống của chúng ta cũng trở thành thánh thiêng; chúng ta không được phép xúc phạm đến Đêm Thánh bằng những cuộc vui quá đỗi trần tục. Tính cách chân tình, giản dị, hồn nhiên – vốn hoàn toàn phù hợp với Lễ này – cũng phải giữ cho được sự trong suốt trước mầu nhiệm khôn tả, mầu nhiệm làm cho người ta thân tình sâu xa với nhau và trao cho họ lời hứa xuân xanh mãi mãi.
Lễ Giáng Sinh phải được cử hành như nó đáng được cử hành, nếu không, nó sẽ tha hóa thành một lễ hội thuàn túy trần tục. Trong thinh lặng của Đêm Thánh cô tịch này và trong lòng dạt dào cảm mến, chúng ta chấp nhận rút vào trong đáy lòng mình tất cả những con người, những sự vật, những loay hoay dễ che khuất không cho ta nhìn cái vô cùng – chỉ khi ấy chúng ta mới có thể cử hành Lễ Giáng Sinh đúng nghĩa. Đôi khi, ít nhất là trong một khoảnh khắc ngắn ngủi nào đó, người ta dập tắt những sánh sáng trần tục vốn che khuất không cho phép mình nhìn thấy sao trời, và người ta đặt mình trước sự hiện diện kỳ diệu khôn tả của Thiên Chúa, sự hiện diện “lên lời” bằng chính cái thinh lặng của nó, và ta chỉ có thể “nghe” được nếu biết lắng nghe. Chúng ta hãy cảm nhận như khi một mình bước đi dưới bầu trời đêm đông đầy sao; chúng ta vẫn nghe bịn rịn nhớ nhung hơi ấm của người thân và của tất cả những gì quen thuộc dưới mái nhà mình, nhưng phía trên đầu chúng ta là bầu trời, và trong sự yên ắng ấy của màn đêm (sự yên ắng mà vào những lúc khác có thể làm cho chúng ta kinh sợ), chúng ta bắt gặp sự hiện diện lặng lẽ của mầu nhiệm vô cùng: mầu nhiệm hiện hữu của mình, mầu nhiệm vừa đầy ắp tình yêu cứu độ vừa lớn lao khôn dò.
Giáng Sinh là Đêm Thánh! Cái tương lại vô cùng đã đi vào thời gian của chúng ta rồi. Ánh sáng chói lòa của nó vẫn còn tràn ngập chúng ta. Và ta nghĩ chắc hẳn Chúa đã ra đời vào một đêm tối! Dù gì đi nữa thì đó cũng là đêm, một đêm hồng phúc, một đêm ngập tràn hơi ấm và sánh sáng, một đêm rất tuyệt diệu và rất thực – bởi không gì chắc chắn bằng ngày vĩnh cửu mà đêm này cưu mang trng mình nó. Tuy nhiên, đêm này chỉ là Đêm Thanh, Đêm Thánh cho chúng ta nếu chúng ta đón nhận sự yên lặng thánh của đêm này vào trong trái tim mình, nếu trái tim chúng ta thức tỉnh.
Sự yên lặng và cô tịch ấy nào quá gay go! Cái khó, nếu có, là cái khó chung của mọi điều cao cả: nó vừa thật đơn giản vừa rất lớn lao! Không khó, vì dĩ nhiên cái cô tịch vốn nằm sẵn trong ta. Trong trái tim ta vốn có một vùng sâu kín của riêng mình, một vùng mà không ai có thể dò dẫm tới ngoại trừ Thiên Chúa. Nơi sâu thẳm ấy thực có đó. Vấn đề là chúng ta ngu ngơ sợ hãi và tránh né nó ta sợ, vì không ai và không gì quen thuộc trên đời này có thể đi theo mình nếu mình bước chân vào vùng đất ất! Nào, đừng sợ nữa, hãy lặng lẽ bước vào và đóng cửa lại phía sau mình. Hãy lắng nghe giai điệu vo ngân vang lên trong yên ắng của màn đêm cô tịch.
Ở đó, linh hồn ta tấu lên với Thiên Chúa khúc ca trầm lắng nhất và nồng nàn nhất. Và ta tin chắc rằng Ngài đang lắng nghe mình rất rõ. Vì khúc ca ấy không còn phải kiếm tìm một Thiên Chúa trên trùng khơi thăm thẳm chẳng thể nào dò tới được. Chúa đã giáng sinh rồi, Ngôi Lời đã trở thành xác phàm, nên Ngài đang ở đây – và lời nói thầm thì nhất trong đáy lòng ta, lời nói tỏ tình, sẽ được Ngài lắng nghe rất rõ. Và những ai đã bước vào trong cõi cô tịch của lòng mình như thế, ngay cả dù tối tăm thăm thẳm, nhất định sẽ nghe được tiếng thì thầm yêu thương của Ngài. Nào, đừng sợ đêm tối nữa, và hãy lắng hồn xuống. Vì tiếng nói cuối cùng chỉ cất lên trong sự yên lạng của đêm tối – đêm tối của đời ta – qua sự xuất hiện hồng phúc của Ngôi Lời. Ngài đã đến rồi đây.
Đêm Thánh vô cùng…
Giây phút tưng bừng…
Karl Rahner
Trích trong tập sách SUY NIỆM MÙA VỌNG, GIÁNG SINH
Đếm tối, đối với con người, vẫn có hai khía cạnh. Nó mang một ý nghĩa kép, một ý nghĩa “hàm hồ” – cũng như hầu hết mọi yếu tố khác trong cuộc đời này. Đêm tối gợi lên một cái gì âm u, huyền bí, là thời gian mà không ai có thể làm việc – như Đức Giêsu nói đến trong Thánh Kinh. Đêm tối được cảm nhận gần như là sự chết. Đêm tối là bất định, bất quyết và hiểm nguy. Đêm tối là trùng khơi mịt mù. Vì thế cảnh vực tôn giáo, đêm tối mang đầy ý nghĩa biểu tượng. Trong Thánh Kinh đêm tối tượng trưng cho thời gian bất tín và tội lỗi, thời gian Chúa đến viếng thăm và phán xét. Vì thế, Kitô hữu phải là con cái của ban ngày, họ phải chiếu sáng như những vì sao trong bóng đêm – để không bị bất ngờ bởi vị Thẩm Phán đến thình lình như kẻ trộm giữa đêm khuya. Chúng ta phải tỉnh thức, chúng ta không được ngủ say, chúng ta phải chỗi dậy và bước đi như thể đang bước đi giữa ánh sáng ban ngày.
Nhưng trong cảm nhận của con người, cũng được hàm chứa trong Thánh Kinh, đêm tối còn có một khía cạnh khác nữa. Đêm tối là lúc thinh lặng và rút lấy sức mạnh. Đó là lúc chỉ còn mình với mình, sẵn sàng đợi chờ và cho phép mọi sự triển nở, lớn lên. Chính vào lúc nửa đêm mà người ta nghe tiếng kêu: “Kìa chàng rể đến!”. Đêm tối trong Thánh Kinh còn là thời gian của những giấc mơ hướng vọng trời cao. Đêm tối là thời gian thoát ly khỏi những ràng buộc của nhịp sống ban ngày, nên đó là thời gian cầu nguyện – vì thế, Đức Giêsu đã trải qua những đêm trắng cầu nguyện cùng Cha. Đêm tối được ưu ái nhìn nhận như công trình của Thiên Chúa – và tác giả thánh vịnh có thể thốt lên: “Ngày là của Chúa, đêm cũng là của Chúa…” (74,16). Đaniel (3,71) kêu gọi đến bóng đêm chúc tụng Thiên Chúa – và theo tác giả thánh vịnh, “đêm này kể lại với đêm kia” sứ điệp về vinh quang Thiên Chúa (19,3), cũng như trời xanh mênh mông nhắc cho ta về sự vĩ đại của Ngài.
Tại sao chúng ta có thể cảm nhận về đêm tối theo những chiều hướng khác nhau như thế? Chúng ta kinh nghiệm đêm tối như một sự bắt đầu, như một cái gì đó vẫn còn bất định, nhưng cái đến sau đêm tối thì hết sức rõ ràng: đó là một bình minh rực rỡ! Tuy nhiên, sự bắt đầu và những khả năng (possibilities) ẩn chứa trong sự bắt đầu ấy thường rất bấp bênh – như một lời hứa nghe thật hay nhưng chưa được thực hiện, như một kế hoạch tuyệt vời nhưng chưa được triển khai… Tất cả đều còn đó ý nghĩa hàm hồ: vừa đầy hứa hẹn lại đầy đe dọa, dự phóng sẵn đó rồi mà mục tiêu còn quá xa xôi và không chắc sẽ có ngày hoàn tất…
… Nhưng nếu có một đêm tối mà cái khởi điểm vô định lại mang sẵn trong mình nó sự chắc chắn hoàn thành, nếu có một đêm tối mang sẵn trong mình nó mối bảo đảm khải thắng, nếu có một đêm tối mở ra lời hứa song đồng thời cũng là lời hứa được lấp đầy… thì đêm ấy hẳn phải là Đêm Thánh. Đêm! Vì chỉ mới khởi đầu thôi! Đêm Thánh! Vì đây là một khởi đầu hồng phúc và tất thắng. Với một đêm như thế, chúng ta phải thốt lên: Ôi, Đêm Thiêng! Đêm Thánh! Như bài ca nào đó đã trở thành bất hủ:
“Đêm thánh vô cùng,
giây phút tưng từng…”
Không phải tình cờ mà vào thế kỷ thứ tư, Lễ này được đặt vào đúng thời điểm mà thiên nhiên – cách riêng mặt trời – bắt đầu lại chu kỳ của nó. Thời ấy, người ta gán sự bắt đầu của “mặt trời công chính” (danh hiệu của Đấng Cứu Độ chúng ta theo sấm ngôn) cho ngày natalis solis invicti của dân ngoại, tức lễ mừng sinh nhật “thần mặt trời bất khuất”.
Một gán ghép vô cùng chính xác! Vì đây là phút giờ thánh thiêng. Đức tin cho các Kitô hữu biết rằng: đây là sự khởi đầu. Thiên Chúa, từ ánh sáng chói lọi “khủng khiếp” của Ngài, đã đến với chúng ta – thật lặng lẽ, thật êm dịu. Ngài đó, Thiên Chúa đó, đã âm thầm bước vào cõi dương trần khốn khổ của chúng ta. Ngài đã làm người, và Ngài bắt đầu một kiếp người y như chúng ta: rất bé nhỏ, rất mong manh, yếu ớt, bất lực. Ngài là tương lai vô cùng thẳm thẳm mà chúng ta không bao giờ có thể tự mình vươn tới được – bởi vì, trên con đường gập ghềnh của cuộc sống mình, ta càng sấn đến, chân thời ấy càng lùi xa. Nhưng chính Ngài đã đến với ta, đã đến ở giữa ta – vì nếu chẳng vậy, ta sẽ không bao giờ có thể đến được với Ngài.
Ngài đồng hành với chúng ta trên con đường chúng ta đi về với Ngài – nhờ đó, con đường ta đi chắc chắn có một đích điểm hồng phúc. Kỳ thực, đích điểm ấy đã hóa nên khởi điểm của chúng ta rồi. Thiên Chúa đã ở bên ta; Lời ân phúc vĩnh cửu cảu Ngài đã ở giữa chúng ta. Lời ấy gieo bước hành trình với ta, cảm nghiệm niềm vui nỗi buồn của ta, sống cuộc sống và chết cái chết của ta. Ngài đã cứu chuộc ta, bằng con đường san sẻ chính số phận của ta. Ngài lấy khởi điểm của ta làm khởi điểm của Ngài; Ngài bước đi trên con đường định mệnh của ta và – qua đó – mở định mệnh ấy ra với tầm vô hạn của Thiên Chúa. Và bởi vì Ngài dứt khoát chấp nhận chúng ta, bởi vì Ngôi Lời Thiên Chúa sẽ không bao giờ ngừng là người, nên khởi điểm của những lời hứa không thể xóa nhòa, và sự bắt đầu lặng lẽ của Ngài trong đêm tối ấy đã cho nó trở thành Đêm Thánh Thiêng!
Cử hành Giáng Sinh là cử hành mầu nhiệm Đêm Thánh ấy. Con tim chúng ta phải lắng đọng, thanh thoát, và phải mở rộng ra như quả tim của một trẻ thơ chưa hè biết khép lại trước bất cứ khả tính nào của hiện hữu mình, nhưng hoàn toàn sẵn sàng đón nhận tất cả…
Chúng ta phải dám ôm lấy sự yên lặng thâm u này vào tận đáy hồn mình, bằng cách không chạy trốn vào công việc làm ăn, vào những cuộc chè chén hay những câu chuyện gẫu lê thê mà ta dùng để tránh né chính mình và tránh né mầu nhiệm phủ xuống trên mình (bởi vì – do lạ lẫm – chúng ta dâm hoảng sợ trước mầu nhiệm của tình yêu vô hạn ấy). Đêm Thánh là đêm mà cả cuộc sống của chúng ta cũng trở thành thánh thiêng; chúng ta không được phép xúc phạm đến Đêm Thánh bằng những cuộc vui quá đỗi trần tục. Tính cách chân tình, giản dị, hồn nhiên – vốn hoàn toàn phù hợp với Lễ này – cũng phải giữ cho được sự trong suốt trước mầu nhiệm khôn tả, mầu nhiệm làm cho người ta thân tình sâu xa với nhau và trao cho họ lời hứa xuân xanh mãi mãi.
Lễ Giáng Sinh phải được cử hành như nó đáng được cử hành, nếu không, nó sẽ tha hóa thành một lễ hội thuàn túy trần tục. Trong thinh lặng của Đêm Thánh cô tịch này và trong lòng dạt dào cảm mến, chúng ta chấp nhận rút vào trong đáy lòng mình tất cả những con người, những sự vật, những loay hoay dễ che khuất không cho ta nhìn cái vô cùng – chỉ khi ấy chúng ta mới có thể cử hành Lễ Giáng Sinh đúng nghĩa. Đôi khi, ít nhất là trong một khoảnh khắc ngắn ngủi nào đó, người ta dập tắt những sánh sáng trần tục vốn che khuất không cho phép mình nhìn thấy sao trời, và người ta đặt mình trước sự hiện diện kỳ diệu khôn tả của Thiên Chúa, sự hiện diện “lên lời” bằng chính cái thinh lặng của nó, và ta chỉ có thể “nghe” được nếu biết lắng nghe. Chúng ta hãy cảm nhận như khi một mình bước đi dưới bầu trời đêm đông đầy sao; chúng ta vẫn nghe bịn rịn nhớ nhung hơi ấm của người thân và của tất cả những gì quen thuộc dưới mái nhà mình, nhưng phía trên đầu chúng ta là bầu trời, và trong sự yên ắng ấy của màn đêm (sự yên ắng mà vào những lúc khác có thể làm cho chúng ta kinh sợ), chúng ta bắt gặp sự hiện diện lặng lẽ của mầu nhiệm vô cùng: mầu nhiệm hiện hữu của mình, mầu nhiệm vừa đầy ắp tình yêu cứu độ vừa lớn lao khôn dò.
Giáng Sinh là Đêm Thánh! Cái tương lại vô cùng đã đi vào thời gian của chúng ta rồi. Ánh sáng chói lòa của nó vẫn còn tràn ngập chúng ta. Và ta nghĩ chắc hẳn Chúa đã ra đời vào một đêm tối! Dù gì đi nữa thì đó cũng là đêm, một đêm hồng phúc, một đêm ngập tràn hơi ấm và sánh sáng, một đêm rất tuyệt diệu và rất thực – bởi không gì chắc chắn bằng ngày vĩnh cửu mà đêm này cưu mang trng mình nó. Tuy nhiên, đêm này chỉ là Đêm Thanh, Đêm Thánh cho chúng ta nếu chúng ta đón nhận sự yên lặng thánh của đêm này vào trong trái tim mình, nếu trái tim chúng ta thức tỉnh.
Sự yên lặng và cô tịch ấy nào quá gay go! Cái khó, nếu có, là cái khó chung của mọi điều cao cả: nó vừa thật đơn giản vừa rất lớn lao! Không khó, vì dĩ nhiên cái cô tịch vốn nằm sẵn trong ta. Trong trái tim ta vốn có một vùng sâu kín của riêng mình, một vùng mà không ai có thể dò dẫm tới ngoại trừ Thiên Chúa. Nơi sâu thẳm ấy thực có đó. Vấn đề là chúng ta ngu ngơ sợ hãi và tránh né nó ta sợ, vì không ai và không gì quen thuộc trên đời này có thể đi theo mình nếu mình bước chân vào vùng đất ất! Nào, đừng sợ nữa, hãy lặng lẽ bước vào và đóng cửa lại phía sau mình. Hãy lắng nghe giai điệu vo ngân vang lên trong yên ắng của màn đêm cô tịch.
Ở đó, linh hồn ta tấu lên với Thiên Chúa khúc ca trầm lắng nhất và nồng nàn nhất. Và ta tin chắc rằng Ngài đang lắng nghe mình rất rõ. Vì khúc ca ấy không còn phải kiếm tìm một Thiên Chúa trên trùng khơi thăm thẳm chẳng thể nào dò tới được. Chúa đã giáng sinh rồi, Ngôi Lời đã trở thành xác phàm, nên Ngài đang ở đây – và lời nói thầm thì nhất trong đáy lòng ta, lời nói tỏ tình, sẽ được Ngài lắng nghe rất rõ. Và những ai đã bước vào trong cõi cô tịch của lòng mình như thế, ngay cả dù tối tăm thăm thẳm, nhất định sẽ nghe được tiếng thì thầm yêu thương của Ngài. Nào, đừng sợ đêm tối nữa, và hãy lắng hồn xuống. Vì tiếng nói cuối cùng chỉ cất lên trong sự yên lạng của đêm tối – đêm tối của đời ta – qua sự xuất hiện hồng phúc của Ngôi Lời. Ngài đã đến rồi đây.
Đêm Thánh vô cùng…
Giây phút tưng bừng…
Karl Rahner
Trích trong tập sách SUY NIỆM MÙA VỌNG, GIÁNG SINH