MỘT THIÊN CHÚA CÓ LIÊN QUAN
- Thứ năm - 12/11/2020 04:22
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
“Nước Thiên Chúa ở giữa các ông”.
Một buổi sáng, một người điên cầm đèn ra chợ, vừa đi vừa la lên, ‘Tôi đi tìm Thiên Chúa’. Thấy cảnh tượng này, nhiều người vô thần đứng đó bật cười. ‘Ngài đã chết rồi?’, một người nói; ‘Ngài đã đi lạc như một đứa trẻ?’, một người khác bảo; ‘Hay là Ngài đang trốn? Ngài xuống tàu và di cư rồi?’, họ cười nhạo và kháo nhau. Người điên lao vào giữa họ, giận dữ la lên, ‘Thiên Chúa ở đâu? Tôi sẽ nói cho các người. Chúng ta đã giết Ngài; bạn và tôi, chúng ta đã giết Ngài. Nhưng bằng cách nào chúng ta làm được điều ấy? Làm sao chúng ta có thể nuốt chửng biển khơi? Ai cho chúng ta miếng bọt biển để lau sạch chân trời? Chúng ta sẽ làm gì khi trái đất không còn mặt trời?’. Và Charles W. Colson nhận xét, quan điểm của Nietzsche không phải là Thiên Chúa không tồn tại, nhưng Thiên Chúa đã trở nên một Thiên Chúa ‘không liên quan’. Người ta có thể khẳng định Ngài tồn tại hoặc không tồn tại, điều đó không có gì khác biệt; thế nhưng, Thiên Chúa chết không phải vì Ngài không tồn tại, nhưng bởi chúng ta sống, vui chơi, sinh sản, cai quản và chết ‘như thể Ngài không tồn tại’.
Kính thưa Anh Chị em,
Thật tuyệt vời, điều Chúa Giêsu mặc khải trong Tin Mừng hôm nay, “Nước Thiên Chúa ở giữa các ông”; đó là một Vương quốc hiện diện bởi ân sủng đang sống động trong tâm hồn mỗi người, mỗi cộng đoàn, theo vô vàn cách thức của ‘một Thiên Chúa có liên quan’ đến tôi. Chúng ta sống, vui chơi, sinh sản, cai quản và chết như Ngài đang tồn tại chứ không phải ‘như thể Ngài không tồn tại’.
Trước tiên, đó là ‘một Thiên Chúa có liên quan’ khi Chúa Giêsu khao khát ngự trị trong tâm hồn chúng ta; Ngài ước ao làm chủ cuộc đời mỗi người. Khác với vua chúa trần gian vốn thường độc tài áp đặt uy quyền, Chúa Giêsu không hành quyền để buộc chúng ta tuân theo; nhưng Ngài chỉ luôn mời gọi; Ngài mời gọi chúng ta chấp nhận vương quyền Thiên Chúa trên cuộc đời mình; và mời gọi chúng ta để Ngài được toàn quyền. Nếu chấp nhận điều đó, chúng ta sẽ được Ngài ban những huấn lệnh, những chỉ dụ; đó là những mệnh lệnh của tình yêu vốn sẽ lôi kéo chúng ta về với Đấng là Chân Thiện Mỹ. Qua Chúa Giêsu, ‘một Thiên Chúa có liên quan’ đến thiết lập vương quyền của Người trong lịch sử chúng ta, ở đây, lúc này và mỗi ngày trong cuộc sống mỗi người. Đó là một Vương quốc được chào đón với đức tin và lòng khiêm tốn; trong Vương quốc đó, tình yêu, niềm vui và hoà bình sẽ nở rộ; cũng ở đó, những đòi hỏi của Chúa Giêsu sẽ làm cho chúng ta tươi mới và được đổi mới; và như thế, ‘một Thiên Chúa có liên quan’ đang ở giữa chúng ta.
Thứ hai, sự hiện diện của Thiên Chúa ở chung quanh chúng ta; ‘một Thiên Chúa có liên quan’ hiện diện mỗi khi bác ái hiện diện; khi con người biết đón nhận nhau như Philêmon đón nhận Ônêsimô qua thư giới thiệu của Phaolô hôm nay; Phaolô đã làm cho Philêmon có được cái nhìn siêu nhiên, đón nhận Ônêsimô như người anh em. Như thế, Nước Thiên Chúa đang ở giữa chúng ta, đòi buộc chúng ta có cái nhìn siêu nhiên, nhìn mọi sự dưới ánh sáng Tin Mừng. Thế giới đầy dẫy những xấu xa khiến chúng ta dễ choáng ngợp bởi những mê hoặc của ác thần; từ đó, chúng ta rất dễ bỏ lỡ sự hiện diện của Thiên Chúa trong đời mình; một Thiên Chúa đang sống động trong vô vàn cách thức. Vì thế, chúng ta phải luôn cố gắng để nhận ra sự có mặt của Thiên Chúa, sao cho chính mình được truyền cảm hứng từ sự hiện diện của Người và nhất là, yêu thích sự hiện diện này; tắt một lời, chúng ta ước ao sống trước sự hiện diện của ‘một Thiên Chúa có liên quan’, hiện diện bởi ân sủng.
Anh Chị em,
Nước Thiên Chúa đang ở trong lòng chúng ta, gia đình chúng ta, cộng đoàn chúng ta khi chúng ta mời Chúa Giêsu đi vào cuộc sống mình mỗi ngày. Quả thực, Ngài đang đến với chúng ta qua vô vàn cách thức từ các bí tích, từ Lời Chúa, các biến cố, từng con người, từng cánh hoa, từng hơi thở, từng lời ru… và như thế, hạnh phúc biết bao khi chúng ta là những người được chúc phúc như lời Thánh Vịnh đáp ca hôm nay diễn tả, “Phúc thay con người được Thiên Chúa nhà Giacóp phù trợ”. Sự hiện diện của Người, một sự hiện diện chỉ đem đến niềm vui và hơi ấm cho trái tim.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin hãy chiếm ngự lòng con, con để Chúa toàn quyền trên cuộc sống con; Ngài là Chúa và là Vua, ‘một Thiên Chúa có liên quan’ đến vận mệnh linh hồn con; con yêu mến Chúa và con muốn sống điều Chúa muốn; và điều Chúa muốn, là con nên thánh, xin giúp con”, Amen.
(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)
Một buổi sáng, một người điên cầm đèn ra chợ, vừa đi vừa la lên, ‘Tôi đi tìm Thiên Chúa’. Thấy cảnh tượng này, nhiều người vô thần đứng đó bật cười. ‘Ngài đã chết rồi?’, một người nói; ‘Ngài đã đi lạc như một đứa trẻ?’, một người khác bảo; ‘Hay là Ngài đang trốn? Ngài xuống tàu và di cư rồi?’, họ cười nhạo và kháo nhau. Người điên lao vào giữa họ, giận dữ la lên, ‘Thiên Chúa ở đâu? Tôi sẽ nói cho các người. Chúng ta đã giết Ngài; bạn và tôi, chúng ta đã giết Ngài. Nhưng bằng cách nào chúng ta làm được điều ấy? Làm sao chúng ta có thể nuốt chửng biển khơi? Ai cho chúng ta miếng bọt biển để lau sạch chân trời? Chúng ta sẽ làm gì khi trái đất không còn mặt trời?’. Và Charles W. Colson nhận xét, quan điểm của Nietzsche không phải là Thiên Chúa không tồn tại, nhưng Thiên Chúa đã trở nên một Thiên Chúa ‘không liên quan’. Người ta có thể khẳng định Ngài tồn tại hoặc không tồn tại, điều đó không có gì khác biệt; thế nhưng, Thiên Chúa chết không phải vì Ngài không tồn tại, nhưng bởi chúng ta sống, vui chơi, sinh sản, cai quản và chết ‘như thể Ngài không tồn tại’.
Kính thưa Anh Chị em,
Thật tuyệt vời, điều Chúa Giêsu mặc khải trong Tin Mừng hôm nay, “Nước Thiên Chúa ở giữa các ông”; đó là một Vương quốc hiện diện bởi ân sủng đang sống động trong tâm hồn mỗi người, mỗi cộng đoàn, theo vô vàn cách thức của ‘một Thiên Chúa có liên quan’ đến tôi. Chúng ta sống, vui chơi, sinh sản, cai quản và chết như Ngài đang tồn tại chứ không phải ‘như thể Ngài không tồn tại’.
Trước tiên, đó là ‘một Thiên Chúa có liên quan’ khi Chúa Giêsu khao khát ngự trị trong tâm hồn chúng ta; Ngài ước ao làm chủ cuộc đời mỗi người. Khác với vua chúa trần gian vốn thường độc tài áp đặt uy quyền, Chúa Giêsu không hành quyền để buộc chúng ta tuân theo; nhưng Ngài chỉ luôn mời gọi; Ngài mời gọi chúng ta chấp nhận vương quyền Thiên Chúa trên cuộc đời mình; và mời gọi chúng ta để Ngài được toàn quyền. Nếu chấp nhận điều đó, chúng ta sẽ được Ngài ban những huấn lệnh, những chỉ dụ; đó là những mệnh lệnh của tình yêu vốn sẽ lôi kéo chúng ta về với Đấng là Chân Thiện Mỹ. Qua Chúa Giêsu, ‘một Thiên Chúa có liên quan’ đến thiết lập vương quyền của Người trong lịch sử chúng ta, ở đây, lúc này và mỗi ngày trong cuộc sống mỗi người. Đó là một Vương quốc được chào đón với đức tin và lòng khiêm tốn; trong Vương quốc đó, tình yêu, niềm vui và hoà bình sẽ nở rộ; cũng ở đó, những đòi hỏi của Chúa Giêsu sẽ làm cho chúng ta tươi mới và được đổi mới; và như thế, ‘một Thiên Chúa có liên quan’ đang ở giữa chúng ta.
Thứ hai, sự hiện diện của Thiên Chúa ở chung quanh chúng ta; ‘một Thiên Chúa có liên quan’ hiện diện mỗi khi bác ái hiện diện; khi con người biết đón nhận nhau như Philêmon đón nhận Ônêsimô qua thư giới thiệu của Phaolô hôm nay; Phaolô đã làm cho Philêmon có được cái nhìn siêu nhiên, đón nhận Ônêsimô như người anh em. Như thế, Nước Thiên Chúa đang ở giữa chúng ta, đòi buộc chúng ta có cái nhìn siêu nhiên, nhìn mọi sự dưới ánh sáng Tin Mừng. Thế giới đầy dẫy những xấu xa khiến chúng ta dễ choáng ngợp bởi những mê hoặc của ác thần; từ đó, chúng ta rất dễ bỏ lỡ sự hiện diện của Thiên Chúa trong đời mình; một Thiên Chúa đang sống động trong vô vàn cách thức. Vì thế, chúng ta phải luôn cố gắng để nhận ra sự có mặt của Thiên Chúa, sao cho chính mình được truyền cảm hứng từ sự hiện diện của Người và nhất là, yêu thích sự hiện diện này; tắt một lời, chúng ta ước ao sống trước sự hiện diện của ‘một Thiên Chúa có liên quan’, hiện diện bởi ân sủng.
Anh Chị em,
Nước Thiên Chúa đang ở trong lòng chúng ta, gia đình chúng ta, cộng đoàn chúng ta khi chúng ta mời Chúa Giêsu đi vào cuộc sống mình mỗi ngày. Quả thực, Ngài đang đến với chúng ta qua vô vàn cách thức từ các bí tích, từ Lời Chúa, các biến cố, từng con người, từng cánh hoa, từng hơi thở, từng lời ru… và như thế, hạnh phúc biết bao khi chúng ta là những người được chúc phúc như lời Thánh Vịnh đáp ca hôm nay diễn tả, “Phúc thay con người được Thiên Chúa nhà Giacóp phù trợ”. Sự hiện diện của Người, một sự hiện diện chỉ đem đến niềm vui và hơi ấm cho trái tim.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin hãy chiếm ngự lòng con, con để Chúa toàn quyền trên cuộc sống con; Ngài là Chúa và là Vua, ‘một Thiên Chúa có liên quan’ đến vận mệnh linh hồn con; con yêu mến Chúa và con muốn sống điều Chúa muốn; và điều Chúa muốn, là con nên thánh, xin giúp con”, Amen.
(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)