LỜI KHẤN KHIẾT TỊNH
- Thứ ba - 14/04/2020 04:03
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
LỜI KHẤN KHIẾT TỊNH
Lịch sử, Kinh Thánh, Thần Học, Thực hành
Lịch sử, Kinh Thánh, Thần Học, Thực hành
I. LỊCH SỬ.
Trải qua lịch sử tu trì trong Giáo Hội, ta thấy có rất nhiều hình thức thực hiện việc cầu nguyện, sống khó nghèo, sống tuân phục, sống cộng đồng. Tuy nhiên, tính cách đa dạng xem ra không áp dụng cho vấn đề khiết tịnh: thực vậy, phàm đã đi tu thì phải khước từ hôn nhân. Nghĩa vụ tối thiểu này bó buộc tất cả các tu sĩ thuộc bất cứ dòng nào. Thế nhưng, nếu xét dưới nghĩa vụ pháp lý thì lời khuyên khiết tịnh bất biến trải qua dòng lịch sử; song nếu xét tới các động lực và lý thuyết thì nói được là khá đa dạng.
1. Từ ngữ
Một nhận xét đầu tiên là sự đa dạng về từ ngữ. Trong các tác phẩm giáo luật và thần học và giáo luật, chúng ta có tới ít là bốn từ: Castitas, Continentia, Coelibatus, Virginitas. Nếu ai muốn tò mò tìm lật lại từ điển Anh Việt hay Pháp Việt, thì chúng ta sẽ thấy rằng bốn tiếng chúng ta vừa nói được dịch ra tới hơn 12 tiếng trong quốc ngữ: sạch sẽ, đồng trinh, tinh tuyền, thanh khiết, trinh khiết, thanh tịnh, trong trắng, trinh bạch, trinh tiết, tiết độ, tiết dục, chế dục.
Chúng tôi sẽ không đi sâu vào ý nghĩa của các từ ngữ tiếng việt. Chúng tôi tạm dùng tiếng “khiết tịnh” để dịch từ “Castitas” ở nguyên bản tiếng Latinh (chasteté tiếng Pháp và chastity tiếng Anh).
Riêng bốn từ ngữ Latinh vừa nói, chúng ta nên lưu ý tới hai điểm sau đây:
. Chúng không hoàn toàn đồng nghĩa;
. Chúng không phải chỉ dành cho các tu sĩ.
Chúng tôi sẽ không đi sâu vào ý nghĩa của các từ ngữ tiếng việt. Chúng tôi tạm dùng tiếng “khiết tịnh” để dịch từ “Castitas” ở nguyên bản tiếng Latinh (chasteté tiếng Pháp và chastity tiếng Anh).
Riêng bốn từ ngữ Latinh vừa nói, chúng ta nên lưu ý tới hai điểm sau đây:
. Chúng không hoàn toàn đồng nghĩa;
. Chúng không phải chỉ dành cho các tu sĩ.
a. Chúng không hoàn toàn đồng nghĩa với nhau
Castitas (do tính từ “castus” có nghĩa thoát khỏi, không bị đụng tới. Tầm nguyên không rõ, có lẽ động từ “career”) là một nhân đức điều hành việc sử dụng những khoái lạc nhục dục dựa theo những tiêu chuẩn của lý trí và đức tin. Tất cả mọi người phải giữ khiết tịnh tùy theo bậc sống của mỗi người: thiếu niên, thanh niên, người chưa lập gia đình, người góa bụa, đều cần phải giữ khiết tịnh. Nhân đức này chi phối không những hành vi bên ngoài mà cả những ước muốn nội tại. Luân lý bàn tới sự khiết tịnh hoặc là trong phần nhân đức tiết độ, hay khi nói tới điều răn thứ sáu.
Continentia (bởi động từ “continere”, nghĩa là cầm hãm, giam giữ), nói về việc kiêng cữ trong phạm vi vợ chồng.
Coelibatus (gốc từ hai tiếng Hylạp “koite” phòng ngủ vợ chồng; “leipo” từ bỏ) có nghĩa là độc thân, không lập gia đình; nó ám chỉ một điều kiện xã hội.
Virginitas: trinh khiết, thường chỉ dành cho nữ giới.
Continentia (bởi động từ “continere”, nghĩa là cầm hãm, giam giữ), nói về việc kiêng cữ trong phạm vi vợ chồng.
Coelibatus (gốc từ hai tiếng Hylạp “koite” phòng ngủ vợ chồng; “leipo” từ bỏ) có nghĩa là độc thân, không lập gia đình; nó ám chỉ một điều kiện xã hội.
Virginitas: trinh khiết, thường chỉ dành cho nữ giới.
b. Chúng không phải chỉ dành cho các tu sĩ
Như vừa nói, Castitas là một nhân đức chung cho hết mọi người, bất kỳ trong bậc sống nào. Cũng vậy, Continentia buộc cả những người đã có vợ chồng, không những là không được ngoại tình với người khác, mà kể cả trong cách cư xử với người bạn của mình. Còn về sự độc thân và trinh tiết thì, như chúng ta sẽ thấy, có nhiều lý do đưa tới việc độc thân. Vì vậy nhằm diễn tả một cách chính xác hơn về nếp sống đặc biệt của các tu sĩ, các tác giả đã phải thêm một tính từ, như: Castitas consecrate (khiết tịnh tận hiến), Virginitas consecrate (trinh khiết tận hiến), Continentia perfecta (tiết chế hoàn toàn), Castitas propter regnum Dei (khiết tịnh vì nước trời).
Xét vì chúng ta còn ở trong lãnh vực từ ngữ, thiết tưởng cũng nên nói qua hai danh từ khác liên hệ tới khiết tịnh, với ý nghĩa rất hàm hồ trong ngôn ngữ tây phương cũng như trong việt ngữ, đó là “sexualitas” và “amor”.
Sexualita
Có thể hiểu là phái tính hay giới tính; dĩ nhiên là mỗi con người chúng ta khi chào đời thì đều thuộc vào mỗi phái nam hay nữ rồi (những người ái nam ái nữ là luật trừ); vì thế phái tính chẳng có gì là xấu xa tội lỗi cả. Chúng ta phải chấp nhận và phát triển những khuynh hướng tự nhiên của mỗi phái nam hay nữ, chứ không thể nào khước từ nó được. Sau này khi lên trời, thì chúng ta vẫn sẽ là thánh nam hay thánh nữ, chứ không có thánh nào là vô phái tính.
Xét vì chúng ta còn ở trong lãnh vực từ ngữ, thiết tưởng cũng nên nói qua hai danh từ khác liên hệ tới khiết tịnh, với ý nghĩa rất hàm hồ trong ngôn ngữ tây phương cũng như trong việt ngữ, đó là “sexualitas” và “amor”.
Sexualita
Có thể hiểu là phái tính hay giới tính; dĩ nhiên là mỗi con người chúng ta khi chào đời thì đều thuộc vào mỗi phái nam hay nữ rồi (những người ái nam ái nữ là luật trừ); vì thế phái tính chẳng có gì là xấu xa tội lỗi cả. Chúng ta phải chấp nhận và phát triển những khuynh hướng tự nhiên của mỗi phái nam hay nữ, chứ không thể nào khước từ nó được. Sau này khi lên trời, thì chúng ta vẫn sẽ là thánh nam hay thánh nữ, chứ không có thánh nào là vô phái tính.
- Tuy nhiên, nhiều lần sexualitas cũng được dịch ra tiếng việt như là: dục tính, tính dục, sinh dục, nhục dục; nếu chúng tôi không lầm thì trong tiếng việt chữ “dục” (dục vọng) thường đã hàm ngụ ý xấu rồi; vì thế không lạ gì người ta tìm cách khử trừ nó (diệt dục), chứ không hy vọng có thể chế ngự và điều khiển vào những mục tiêu cao thượng.
- Amor (amour, love) có thể dịch ra rất nhiều từ ngữ trong tiếng việt: tình yêu, tình thương, tình ái, ái tình, âu yếm, ái ân, yêu mến. Mỗi từ có một sắ thái của nó và không thể áp dụng vào bất cứ hoàn cảnh nào, chẳng hạn như không ai dám nói rằng tôi có “ái tình” với Chúa Giêsu, đang khi mà chính Chúa muốn cho chúng ta dành cũng một “amor” cho Ngài và cho tha nhân.
Dù sao, như chúng ta sẽ thấy, chính triết học, thần học, tâm lý học cũng phân biệt nhiều loại và nhiều cấp độ của amor: có thứ “amor concupiscibilis”, tình yêu chiếm đoạt nhắm tới cái tốt cho mình; có thứ “amor benevolentiae”, tình yêu vị tha, hiến dâng; và nhất là trong Kinh Thánh, để nói tình yêu độc nhất vô nhị của Thiên Chúa, các tác giả Tân ước đã tạo ra một danh từ mới trong nguyên nghĩa Hy lạp “agape”, khác với Eos, Philia.
Dù sao, đàng sau những từ ngữ hàm hồ vừa kể, chúng ta ghi nhận rằng trải qua lịch sử, đã không thiếu những sự hiểu lầm hoặc những cách trình bày méo mó về sự khiết tịnh. Chúng ta thử điểm qua một vài quan niệm đó.
Dù sao, đàng sau những từ ngữ hàm hồ vừa kể, chúng ta ghi nhận rằng trải qua lịch sử, đã không thiếu những sự hiểu lầm hoặc những cách trình bày méo mó về sự khiết tịnh. Chúng ta thử điểm qua một vài quan niệm đó.
2. Lý thuyết và động lực của sự khiết tịnh
Một quan điểm mà ta đã thấy trong một số tác phẩm văn chương là “thất tình đi tu”: người ta cạo trọc đầu đi tu hoặc là tại vì bị vợ hay chồng bỏ, hay là vì không kiếm được người bạn trăm năm. Khi thấy một người còn trẻ đẹp mà đi tu thì chắc chắn là nhiều người ngỡ ngàng thương tiếc cho chàng hay nàng vì đã phí nhan sắc tuổi xanh.
Một quan niệm khác về sự độc thân là không muốn bị vướng víu. Người ta có thể hình dung ra một nhà cách mạng, một chính khách không muốn lập gia đình để có thể chuyên lo việc dân việc nước. Ta cũng có nói một cách tương tự về một số nhà khoa học, khảo cứu. Nhưng ta cũng cần ghi nhận có những người độc thân vì không muốn lãnh trách nhiệm gia đình; họ muốn sống lang bang thay đổi tình nhân như thay áo, nhưng không dám chung thủy với người nào hết. Đó là chưa nói tới những người bị cưỡng bách độc thân: hoặc do bệnh thể lý và tâm lý, hoặc vì đã lỡ thời, vì kén quá nên rốt cuộc chẳng được ai. Hậu nhiên, sự độc thân tự nó chưa phải là một nhân đức.
Ta cũng có thể hiểu một cách tương tự về trinh khiết. Hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới đều dùng từ “trinh” cho nữ giới, coi đó như là giá trị cao quý nhất của họ (chữ trinh đáng giá ngàn vàng). Tuy nhiên, không thiếu lần người ta giới hạn sự trinh tiết vào khía cạnh thể lý (nếu cần có thể nhờ bác sĩ khám nghiệm) mà không để ý tới những động lực thâm sâu nhất của con tim mà duy chỉ có đương sự mới biết, chứ không thể dùng dụng cụ khoa học để kiểm chứng.
Ngoài những méo mó của sự khiết tịnh về phía môi miệng người đời, chúng ta cũng không bỏ qua những lệch lạc ngay cả trong giới tu sĩ. Một nhận xét đầu tiên về văn chương thần học và tu đức bàn tới khiết tịnh là đa số các tác giả thuộc nam giới. Từ đó ta có thể vạch ra hai giới hạn sau:
Một quan niệm khác về sự độc thân là không muốn bị vướng víu. Người ta có thể hình dung ra một nhà cách mạng, một chính khách không muốn lập gia đình để có thể chuyên lo việc dân việc nước. Ta cũng có nói một cách tương tự về một số nhà khoa học, khảo cứu. Nhưng ta cũng cần ghi nhận có những người độc thân vì không muốn lãnh trách nhiệm gia đình; họ muốn sống lang bang thay đổi tình nhân như thay áo, nhưng không dám chung thủy với người nào hết. Đó là chưa nói tới những người bị cưỡng bách độc thân: hoặc do bệnh thể lý và tâm lý, hoặc vì đã lỡ thời, vì kén quá nên rốt cuộc chẳng được ai. Hậu nhiên, sự độc thân tự nó chưa phải là một nhân đức.
Ta cũng có thể hiểu một cách tương tự về trinh khiết. Hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới đều dùng từ “trinh” cho nữ giới, coi đó như là giá trị cao quý nhất của họ (chữ trinh đáng giá ngàn vàng). Tuy nhiên, không thiếu lần người ta giới hạn sự trinh tiết vào khía cạnh thể lý (nếu cần có thể nhờ bác sĩ khám nghiệm) mà không để ý tới những động lực thâm sâu nhất của con tim mà duy chỉ có đương sự mới biết, chứ không thể dùng dụng cụ khoa học để kiểm chứng.
Ngoài những méo mó của sự khiết tịnh về phía môi miệng người đời, chúng ta cũng không bỏ qua những lệch lạc ngay cả trong giới tu sĩ. Một nhận xét đầu tiên về văn chương thần học và tu đức bàn tới khiết tịnh là đa số các tác giả thuộc nam giới. Từ đó ta có thể vạch ra hai giới hạn sau:
a. Thứ nhất, khi viết cho nam giới, thì không thiếu lần họ lên tiếng cảnh giác hãy đề phòng các bà cô, coi nữ giới như những cạm bẫy, những chước cám dỗ cho đức khiết tịnh. Cộng thêm vào đó là ảnh hưởng quan niệm trọng nam khinh nữ của các xã hội cổ truyền. Từ đó chúng ta có thể thấy cả một loạt tác phẩm nói về việc sợ đàn bà (nếu chưa nói là ghét đàn bà, e có tội). “Khi đi đường tôi không sợ gặp mãnh thú cho bằng gặp một cô gái”: câu nói của viện phụ Nilô (De octo spiritibus) sống ở Anciri (Ankara) vào thế kỷ thứ V phản ánh tâm thức đó.
b. Giới hạn thứ hai, là khi viết cho nữ giới thì có lẽ các tác giả đó sẽ không nói nhiều tới nguy hiểm cám dỗ mà các ông cậu có thể gây ra, nhưng chắc chắn là họ không thể hiểu thấu hết các lý lẽ con tim của nữ giới được. Chúng ta hy vọng rằng nhờ phong trào nữ giới hiện đại, bước sang thiên niên kỷ thứ III của kỷ nguyên Kitô giáo, văn chương thần học và tu đức về khiết tịnh sẽ trở nên phong phú hơn nhờ sự đóng góp của nững cây bút phân tích vấn đề từ phía nữ giới.
Một sự lệch lạc nữa trong việc trình bày sự khiết tịnh là nhấn mạnh tới những khía cạnh tích cực, nghĩa là nói đến sự khước từ, những cám dỗ, hơn là vạch ra những giá trị của khiết tịnh:
a. Khi nhấn mạnh tới sự từ bỏ, không thiếu lần các tác giả hạ giá cuộc sống hôn nhân, vì chỉ nhìn thấy hoặc là những gánh nặng của nó hay chỉ giới hạn nó vào những thú vui nhục dục.
b. Nhấn mạnh tới những cám dỗ, người ta tìm hết cách đề phòng, với hậu quả là nhiều người luôn bị ám ảnh bởi tội nghịch nhân đức sạch sẽ, mà quên đi rằng còn có những tội nặng hơn nhiều, nhất là tội nghịch nhân đức thương yêu.
Thiết tưởng cũng nên thêm một khía cạnh tiêu cực khác trong việc trình bày nhân đức khiết tịnh, đó là quan niệm về thân xác và phái tính do ảnh hưởng của thuyết nhị nguyên dựa vào triết thuyết Platon. Thực ra không phải chỉ riêng gì Platon mà còn có nhiều học thuyết hay tôn giáo khác thường quan niệm rằng hồn thiêng tượng trưng cho vẻ cao quý trong sáng, còn thân xác hay vật chất là biểu tượng của tối tăm tội lỗi. Linh hồn vì phạm tội nên bị đày xuống trần gian, nhốt trong thân xác như cái nhà tù để đền tội. Áp dụng quan niệm nhị nguyên ấy vào Kitô giáo, không thiếu tác giả coi thân xác như tù rạc cần phải thoát ly; hậu nhiên, lý tưởng của sự khiết tịnh là sống như thiên thần, như không có thân xác.
Thực ra việc quan niệm đời tu như đời sống thiên thần (Vita angelica) bắt nguồn từ đoạn văn Mt 22, 23-33. Ta biết rằng vào thời của Chúa Giê su, những người Sađuxêô không tin vào sự phục sinh. Và để biện minh cho lập trường của mình, họ đặt ra một vấn nạn về người đàn bà có bảy đời chồng: nếu sống lại thì bà sẽ là vợ của ai? Chúa Giêsu trả lời khi sống lại con người không còn cưới hỏi vợ chồng nữa nhưng sẽ sống như thiên thần. Từ đó nảy sinh ra truyền thống nói về đời sống tu trì như các thiên thần vì họ không có kết bạn.
Tuy nhiên, những nhà chú giải Kinh Thánh hiện đại đã chỉ trích sự giải thích ấy. Thứ nhất, vì vấn đề chính mà Chúa Giêsu muốn đề cập đến, ở đây không phải là chuyện lập gia đình ở thế giới mai sau, mà là khẳng định sự sống lại, đối lại với những người Sađuxêô. Thứ hai, Chúa Giêsu không có nói rằng trong tương lai con người sẽ biến thành thiên thần theo nghĩa là họ không còn thân xác nữa; nhưng Ngài chỉ muốn nói rằng trong thế giới mai hậu, hôn nhân sẽ không còn tồn tại nữa xét vì tương quan nam nữ sẽ biến đổi. Dù sao thì quan niệm của người thời đó, sống như thiên thần có nghĩa là bất tử, chứ không có nghĩa là không có thân xác hay không có phái tính.
Dĩ nhiên chúng ta còn có thể vạch ra nhiều cách trình bày lệch lạc khác về sự khiết tịnh trải qua lịch sử. Nhưng những thí dụ vừa kể trên đã đủ để cho thấy sự cần thiết phải đặt vấn đề cho đúng chỗ. Trước hết, nếu muốn coi sự khiết tịnh như là một lời khuyên Phúc Âm thì cần phải tìm về sự căn bản Kinh Thánh của lời khuyên khiết tịnh, tìm ra những động lực khiến cho sự khiết tịnh mang tính cách tận hiến. Kế đó sự khiết tịnh cần được nhìn trong những giá trị tích cực của nó, đặt trong bối cảnh của tình yêu, là một nhân tố ảnh hưởng tới sự triển nở tâm lý của con người. Hậu nhiên, sự khiết tịnh tận hiến cần được dung hợp với việc đánh giá tích cực về hôn nhân, phái tính, thân xác, tức là những thực tại đã được Thiên Chúa tạo dựng và Đức Kitô cứu chuộc.
a. Khi nhấn mạnh tới sự từ bỏ, không thiếu lần các tác giả hạ giá cuộc sống hôn nhân, vì chỉ nhìn thấy hoặc là những gánh nặng của nó hay chỉ giới hạn nó vào những thú vui nhục dục.
b. Nhấn mạnh tới những cám dỗ, người ta tìm hết cách đề phòng, với hậu quả là nhiều người luôn bị ám ảnh bởi tội nghịch nhân đức sạch sẽ, mà quên đi rằng còn có những tội nặng hơn nhiều, nhất là tội nghịch nhân đức thương yêu.
Thiết tưởng cũng nên thêm một khía cạnh tiêu cực khác trong việc trình bày nhân đức khiết tịnh, đó là quan niệm về thân xác và phái tính do ảnh hưởng của thuyết nhị nguyên dựa vào triết thuyết Platon. Thực ra không phải chỉ riêng gì Platon mà còn có nhiều học thuyết hay tôn giáo khác thường quan niệm rằng hồn thiêng tượng trưng cho vẻ cao quý trong sáng, còn thân xác hay vật chất là biểu tượng của tối tăm tội lỗi. Linh hồn vì phạm tội nên bị đày xuống trần gian, nhốt trong thân xác như cái nhà tù để đền tội. Áp dụng quan niệm nhị nguyên ấy vào Kitô giáo, không thiếu tác giả coi thân xác như tù rạc cần phải thoát ly; hậu nhiên, lý tưởng của sự khiết tịnh là sống như thiên thần, như không có thân xác.
Thực ra việc quan niệm đời tu như đời sống thiên thần (Vita angelica) bắt nguồn từ đoạn văn Mt 22, 23-33. Ta biết rằng vào thời của Chúa Giê su, những người Sađuxêô không tin vào sự phục sinh. Và để biện minh cho lập trường của mình, họ đặt ra một vấn nạn về người đàn bà có bảy đời chồng: nếu sống lại thì bà sẽ là vợ của ai? Chúa Giêsu trả lời khi sống lại con người không còn cưới hỏi vợ chồng nữa nhưng sẽ sống như thiên thần. Từ đó nảy sinh ra truyền thống nói về đời sống tu trì như các thiên thần vì họ không có kết bạn.
Tuy nhiên, những nhà chú giải Kinh Thánh hiện đại đã chỉ trích sự giải thích ấy. Thứ nhất, vì vấn đề chính mà Chúa Giêsu muốn đề cập đến, ở đây không phải là chuyện lập gia đình ở thế giới mai sau, mà là khẳng định sự sống lại, đối lại với những người Sađuxêô. Thứ hai, Chúa Giêsu không có nói rằng trong tương lai con người sẽ biến thành thiên thần theo nghĩa là họ không còn thân xác nữa; nhưng Ngài chỉ muốn nói rằng trong thế giới mai hậu, hôn nhân sẽ không còn tồn tại nữa xét vì tương quan nam nữ sẽ biến đổi. Dù sao thì quan niệm của người thời đó, sống như thiên thần có nghĩa là bất tử, chứ không có nghĩa là không có thân xác hay không có phái tính.
Dĩ nhiên chúng ta còn có thể vạch ra nhiều cách trình bày lệch lạc khác về sự khiết tịnh trải qua lịch sử. Nhưng những thí dụ vừa kể trên đã đủ để cho thấy sự cần thiết phải đặt vấn đề cho đúng chỗ. Trước hết, nếu muốn coi sự khiết tịnh như là một lời khuyên Phúc Âm thì cần phải tìm về sự căn bản Kinh Thánh của lời khuyên khiết tịnh, tìm ra những động lực khiến cho sự khiết tịnh mang tính cách tận hiến. Kế đó sự khiết tịnh cần được nhìn trong những giá trị tích cực của nó, đặt trong bối cảnh của tình yêu, là một nhân tố ảnh hưởng tới sự triển nở tâm lý của con người. Hậu nhiên, sự khiết tịnh tận hiến cần được dung hợp với việc đánh giá tích cực về hôn nhân, phái tính, thân xác, tức là những thực tại đã được Thiên Chúa tạo dựng và Đức Kitô cứu chuộc.
II. KINH THÁNH
Hiện tượng những nam nữ độc thân vì lý do tu trì đã xuất hiện lâu đời ở nhiều tôn giáo khác nhau nhưng chúng tôi không muốn đi sâu vào các hình thức và động lực của họ. Chúng ta hãy giới hạn vào Kinh Thánh, bắt đầu từ Cựu Ước.
Trong Cựu ước, sự độc thân cũng như sự son sẻ không phải là những giá trị mà là tai họa (Hs 9,11.14; Giop 15, 3-4); xét vì việc sinh đẻ con đàn cháu đống mới là một phúc lành mà Chúa hứa ban cho người công chính (Tv 128). Hiểu như vậy, ta thấy giá trị ngôn sứ của Giêrêmia, trường hợp duy nhất của một người sống độc thân do lệnh Chúa truyền (Gr 16,1). Sự độc thân của ông là một triệu báo cho dân Israel rằng họ sắp gặp hoạn nạn, vợ con sẽ không mang lại sự an ủi mà chỉ mang đau khổ. Tuy nhiên vào cuối thời Cựu Ước, người ta ghi nhận vài sự chuyển hướng. Sách Khôn ngoan (3,13;14,1) cho rằng thà son sẻ còn hơn là sinh ra toàn lũ con ác đức. Cộng đoàn Essenien xem ra đã có những phần tử độc thân. Ông Gioan Tẩy giả có lẽ xuất thân từ đó, và như ta biết, ông không hề lập gia đình.
Sang Tân Ước thì quan niệm đổi hẳn. Trước hết chúng ta thấy mẫu gương của chính Đức Giêsu: Ngài không có vợ con gì hết, và các đối phương hơn một lần châm biếm Ngài thuộc hạng lang bang ( xem Mt 11,19; 9,9; Lc 7,23). Phúc âm cũng cho ta biết là thân mẫu của Ngài là người đồng trinh, và rồi Ngài bị đàm tiếu là con hoang (Ga 8,41), con không có cha (Mc 6,3). Tuy nhiên, thay vì coi đó là điều mạ lị, Ngài lại đề cao giá trị của lối sống mới, đã kêu gọi những đồ đệ cũng chấp nhận lối sống độc thân. Vì lý do gì? Chúng ta hãy tìm hiểu nguyên nhân qua việc phân tích ba đoạn văn cổ điển hơn cả của Tân ước: Mt 19,1-12 (về những hoạn nhân vì nước trời) Lc 14,26 và 18,29 (về việc từ bỏ vợ con để đi theo Chúa), 1Cr 7,1tt (giáo huấn của thánh Phaolô về sự trinh khiết). Ngoài ra còn có một số bản văn khác được trưng dẫn trong quá khứ, (tựa như Mc 12,25; Cv 21,19; Kh14,4; Gl 3,28; 2Cr 11,2), nhưng các nhà chú giải Kinh Thánh hiện đại cho rằng chúng không quan trọng hay không đề cập trực tiếp đến sự khiết tịnh.
Trong Cựu ước, sự độc thân cũng như sự son sẻ không phải là những giá trị mà là tai họa (Hs 9,11.14; Giop 15, 3-4); xét vì việc sinh đẻ con đàn cháu đống mới là một phúc lành mà Chúa hứa ban cho người công chính (Tv 128). Hiểu như vậy, ta thấy giá trị ngôn sứ của Giêrêmia, trường hợp duy nhất của một người sống độc thân do lệnh Chúa truyền (Gr 16,1). Sự độc thân của ông là một triệu báo cho dân Israel rằng họ sắp gặp hoạn nạn, vợ con sẽ không mang lại sự an ủi mà chỉ mang đau khổ. Tuy nhiên vào cuối thời Cựu Ước, người ta ghi nhận vài sự chuyển hướng. Sách Khôn ngoan (3,13;14,1) cho rằng thà son sẻ còn hơn là sinh ra toàn lũ con ác đức. Cộng đoàn Essenien xem ra đã có những phần tử độc thân. Ông Gioan Tẩy giả có lẽ xuất thân từ đó, và như ta biết, ông không hề lập gia đình.
Sang Tân Ước thì quan niệm đổi hẳn. Trước hết chúng ta thấy mẫu gương của chính Đức Giêsu: Ngài không có vợ con gì hết, và các đối phương hơn một lần châm biếm Ngài thuộc hạng lang bang ( xem Mt 11,19; 9,9; Lc 7,23). Phúc âm cũng cho ta biết là thân mẫu của Ngài là người đồng trinh, và rồi Ngài bị đàm tiếu là con hoang (Ga 8,41), con không có cha (Mc 6,3). Tuy nhiên, thay vì coi đó là điều mạ lị, Ngài lại đề cao giá trị của lối sống mới, đã kêu gọi những đồ đệ cũng chấp nhận lối sống độc thân. Vì lý do gì? Chúng ta hãy tìm hiểu nguyên nhân qua việc phân tích ba đoạn văn cổ điển hơn cả của Tân ước: Mt 19,1-12 (về những hoạn nhân vì nước trời) Lc 14,26 và 18,29 (về việc từ bỏ vợ con để đi theo Chúa), 1Cr 7,1tt (giáo huấn của thánh Phaolô về sự trinh khiết). Ngoài ra còn có một số bản văn khác được trưng dẫn trong quá khứ, (tựa như Mc 12,25; Cv 21,19; Kh14,4; Gl 3,28; 2Cr 11,2), nhưng các nhà chú giải Kinh Thánh hiện đại cho rằng chúng không quan trọng hay không đề cập trực tiếp đến sự khiết tịnh.
1. Trước đây khi bàn về lời khuyên Phúc âm nói chúng, chúng ta có dịp trưng dẫn Mt 19,1-12. Bây giờ chúng ta có dịp trở lại phân tích ý nghĩa của nó. Bối cảnh của nó là một cuộc chất vấn của nhóm biệt phái chung quanh việc rẫy vợ mà ông Môi sen đã cho phép, Chúa Giêsu đã bài trừ tục lệ đó, và khẳng định luật bất khả ly dị như đã có từ buổi tạo dựng. Trước lời tuyên bố cứng rắn của ngài, các môn đồ buộc miệng thở dài: “Nếu vậy thì thà đừng cưới vợ cho rồi”, nhưng Chúa đáp: “không phải mọi người đều hiểu được lời này, nhưng chỉ những ai đã được ban cho điều ấy. Vì có những yếm hoạn bởi từ lòng mẹ đã sinh ra như vậy; và có những người yếm hoạn bởi mình làm cho mình thành yếm hoạn vì nước Trời. Ai hiểu nổi thì hãy lo hiểu lấy!”.
Trong đoạn văn ngắn ngủi này, động từ “hiểu được” vẳng lên tới hai lần. Có tác giả thì cho rằng lần thứ nhất áp dụng cho luật bất khả ly của hôn nhân, còn lần thứ hai thì áp dụng cho những người yếm hoạn vì nước Trời: cả hai điều đều khó hiểu như nhau. Nhưng cũng có tác giả thì coi cả hai đều gán cho việc yếm hoạn vì nước Trời mà thôi. Tuy nhiên, đối với vấn đề chúng ta đang bàn thì chuyện đó không quan trọng lắm, bởi vì chắc chắn rằng cần phải có ơn Chúa mới “hiểu được” giá trị của sự yêm hoạn vì nước Trời.
Như đã nói ở trên, trong xã hội Do Thái, sự son sẻ đã bị coi là một điều bất hạnh rồi; sự yếm hoạn càng là tội nặng hơn nữa: luật pháp đã nghiêm cấm điều đó, và người yếm hoạn phải bị trục xuất khỏi cộng đồng ( Đnl 23, 2-4). Đây là một điều khác biệt giữa dân Do Thái và một số dân tộc khác chấp nhận sự yếm hoạn vì lý do lễ bái hay chính trị.
Thế nhưng ở đây, Chúa Giêsu lại biện minh cho sự yếm hoạn. Dĩ nhiên Ngài nói theo nghĩa bóng, chứ không khuyến khích sự yếm hoạn thể lý. Thực vậy, trong bài giảng trên núi, khi nói về tội ngoại tình, thì Ngài đã lên án tội ngoại tình ngay từ trong tâm tưởng ước ao chứ không phải chỉ khi đã thực hiện ra hành động (Mt 5, 27-30); vì vậy ta cũng có thể hiểu rằng Ngài không đòi phải yếm hoạn về thân thể cho bằng về tinh thần, nghĩa là tự làm cho mình son sẻ vì nước Trời. Có hai điểm cần lưu ý như sau:
a. Sự cần thiết của ơn Chúa để có thể hiểu được. Duy chỉ Thiên Chúa mới ban khả năng để hiểu Nước Trời, và rồi, từ đó chấp nhận khiết tịnh. Đối với Matthêu tiếng “hiểu” mầu nhiệm Nước Trời là một hồng ân mà Chúa mạc khải cho ai tùy ý (Mt 11,26-27): “Lạy Cha là Chúa trời đất, con xin ngợi khen Cha vì đã giấu các mầu nhiệm ấy với hạng khôn ngoan thông thái, mà đã mạc khải ra cho những kẻ bé mọn. Vâng lạy Cha, vì đó là thánh ý của Cha”.
b. Lý do của sự khiết tịnh là vì Nước Trời (hay Nước Thiên Chúa) có nghĩa là triều đại của Chúa, việc Ngài thiết lập vương quyền trên cõi thế, khi công lý được thực thi nhằm bênh đỡ những người nghèo, những người mồ côi, góa bụa. Như ta đã biết Nước Chúa đã đến, đã chu toàn nơi chính Đức Giêsu, khi mà Thiên Chúa của tình thương tỏ hiện qua lời nói và việc làm của Đức Giêsu: Ngài mang tình yêu ấy đến cho những người bị xã hội gạt ra bên lề, từ những người phong hủi, bị quỷ ám, cho tới những cô gái điếm, những người thâu thuế cho ngoại bang.
Đức Giêsu đã sống độc thân để mang tình thương của Thiên Chúa đến với những người khốn khổ, Ngài cũng mong muốn có những người để cho tình thương Chúa thu hút, để tiếp tục sứ mạng làm thể hiện nước Chúa, diễn tả khuôn mặt dịu dàng âu yếm của Chúa dành cho những kẻ bạc phước. Trong Phúc âm theo Mát-thêu, tiếng “vì Nước Trời” không những chỉ có nghĩa là phục vụ Nước Trời (phục vụ tình yêu của Chúa dành cho nhân loại), nhưng còn có nghĩa là bị thu hút bởi tình yêu ấy, tựa như dụ ngôn về người khám phá ra viên ngọc quý, bán hết gia tài để tậu hết thửa ruộng đó. “Vì Nước Trời”, vì khám phá ra tình yêu của Thiên Chúa, điều thiện duy nhất, con người từ khước tất cả gia đình, tài sản.
Như đã nói ở trên, trong xã hội Do Thái, sự son sẻ đã bị coi là một điều bất hạnh rồi; sự yếm hoạn càng là tội nặng hơn nữa: luật pháp đã nghiêm cấm điều đó, và người yếm hoạn phải bị trục xuất khỏi cộng đồng ( Đnl 23, 2-4). Đây là một điều khác biệt giữa dân Do Thái và một số dân tộc khác chấp nhận sự yếm hoạn vì lý do lễ bái hay chính trị.
Thế nhưng ở đây, Chúa Giêsu lại biện minh cho sự yếm hoạn. Dĩ nhiên Ngài nói theo nghĩa bóng, chứ không khuyến khích sự yếm hoạn thể lý. Thực vậy, trong bài giảng trên núi, khi nói về tội ngoại tình, thì Ngài đã lên án tội ngoại tình ngay từ trong tâm tưởng ước ao chứ không phải chỉ khi đã thực hiện ra hành động (Mt 5, 27-30); vì vậy ta cũng có thể hiểu rằng Ngài không đòi phải yếm hoạn về thân thể cho bằng về tinh thần, nghĩa là tự làm cho mình son sẻ vì nước Trời. Có hai điểm cần lưu ý như sau:
a. Sự cần thiết của ơn Chúa để có thể hiểu được. Duy chỉ Thiên Chúa mới ban khả năng để hiểu Nước Trời, và rồi, từ đó chấp nhận khiết tịnh. Đối với Matthêu tiếng “hiểu” mầu nhiệm Nước Trời là một hồng ân mà Chúa mạc khải cho ai tùy ý (Mt 11,26-27): “Lạy Cha là Chúa trời đất, con xin ngợi khen Cha vì đã giấu các mầu nhiệm ấy với hạng khôn ngoan thông thái, mà đã mạc khải ra cho những kẻ bé mọn. Vâng lạy Cha, vì đó là thánh ý của Cha”.
b. Lý do của sự khiết tịnh là vì Nước Trời (hay Nước Thiên Chúa) có nghĩa là triều đại của Chúa, việc Ngài thiết lập vương quyền trên cõi thế, khi công lý được thực thi nhằm bênh đỡ những người nghèo, những người mồ côi, góa bụa. Như ta đã biết Nước Chúa đã đến, đã chu toàn nơi chính Đức Giêsu, khi mà Thiên Chúa của tình thương tỏ hiện qua lời nói và việc làm của Đức Giêsu: Ngài mang tình yêu ấy đến cho những người bị xã hội gạt ra bên lề, từ những người phong hủi, bị quỷ ám, cho tới những cô gái điếm, những người thâu thuế cho ngoại bang.
Đức Giêsu đã sống độc thân để mang tình thương của Thiên Chúa đến với những người khốn khổ, Ngài cũng mong muốn có những người để cho tình thương Chúa thu hút, để tiếp tục sứ mạng làm thể hiện nước Chúa, diễn tả khuôn mặt dịu dàng âu yếm của Chúa dành cho những kẻ bạc phước. Trong Phúc âm theo Mát-thêu, tiếng “vì Nước Trời” không những chỉ có nghĩa là phục vụ Nước Trời (phục vụ tình yêu của Chúa dành cho nhân loại), nhưng còn có nghĩa là bị thu hút bởi tình yêu ấy, tựa như dụ ngôn về người khám phá ra viên ngọc quý, bán hết gia tài để tậu hết thửa ruộng đó. “Vì Nước Trời”, vì khám phá ra tình yêu của Thiên Chúa, điều thiện duy nhất, con người từ khước tất cả gia đình, tài sản.
2. Một đoạn văn khác của Phúc âm để giải thích động lực của việc tù bỏ gia đình là Lc 14,26-27: “ Ai muốn theo Ta mà không ghét cha mẹ, vợ con, anh chị em, và thậm chí cả mạng sống mình thì không thể làm môn đệ của Ta. Ai không vác thập giá mình mà đi sau Ta, ắt không thể làm môn đồ Ta”. Các nhà Kinh Thánh ghi nhận hai điểm đặc biệt trong cách hành văn của Luca.
a. Luca dùng chữ “ghét”, đang khi Mt 10,37-38 dùng tiếng “yêu hơn” (Ai yêu mến cha mẹ mình hơn Ta, thì không đáng với Ta; ai yêu con cái mình hơn Ta, thì không đáng với Ta). Dù sao, thì luật bác ái phổ quát của Phúc âm không cho ta ghét ai, thậm chí đối với kẻ thù, nên chắc là Chúa không xúi ai phải ghét cha mẹ họ hàng hết. Chữ “ghét” là một kiểu nói của người Do thái với ý nghĩa là “yêu thua, yêu kém, không chuộng bằng”.
b. Luca đòi hỏi việc từ bỏ “vợ” để theo Chúa, trong khi Matthêu chỉ nói tới việc từ bỏ cha mẹ con cái. Dĩ nhiên dưới khía cạnh phê bình văn bản, người ta sẽ đặt câu hỏi là ai trong hai thánh sử đó ghi sát lời cúa Chúa Giêsu hơn cả, và rồi có lẽ một trong hai người đã tìm cách phát biểu lại cho hợp với tâm thức của độc giả hơn. Dưới khía cạnh phê bình văn bản, có học giả cho rằng có lẽ Matthêu sát với của Chúa Giêsu hơn, còn Luca chỉ muốn thêm chi tiết cho rõ nghĩa. Do đó khi viết cho người Do thái, Matthêu chỉ còn nói tới việc từ bỏ cha mẹ, con cái, thì độc giả đã hiểu là bỏ hết liên lạc gia đình rồi; còn Luca thì thấy cần thêm cả các mối ràng buộc với vợ và anh chị em cho rõ thêm.
Tuy nhiên, vấn đề phê bình văn bản không phải là mối bận tâm chính của chúng ta. Điều quan trọng là cần xét vì lý do gì Luca quan niệm việc từ bỏ vợ như là một điều kiện để đi theo Chúa. Xét trong mạch văn của chương 14, thì câu 26 (nói về việc từ bỏ gia đình) có thể gắn liền với dụ ngôn về tiệc cưới nước Trời ở đầu chương, hoặc gắn với câu 27 liền kế đó. Tùy theo cách lồng vào mạch văn mà việc từ bỏ vợ mang ý nghĩa khác biệt.
Trong dụ ngôn về một ông chủ thiết tiệc, Luca cho biết có người kiếu không tới dự tiệc vì mới tậu ruộng mua bò, người thì lấy lí dolà vì mới cưới vợ. Vì thế không lạ chi mà phần kế tiếp của chương 14, Luca đòi hỏi sự từ bỏ vợ con (câu 26) cũng như tài sản (câu 33) để khỏi bị vướng mắc trong việc đi theo Chúa. Duy có điều khác biệt là sự từ bỏ tài sản có thể hiểu là tài sản đã có, còn từ bỏ vợ con thì không có nghĩa là rẫy vợ, nhưng là từ bỏ không lập gia đình. Như vậy, việc từ bỏ hôn nhân nhằm cất đi những trở ngại cho sự phục vụ Nước Trời.
Ta cũng nên ghi nhận là Luca lặp lại sự từ bỏ vợ trong một hoàn cảnh khác nữa ở chương 18, 29-30. Khi Phêrô muốn biết sự từ bỏ sẽ được bù lại như thế nào, thì Chúa Giêsu đáp lại: “Quả thật, Ta bảo các ngươi, không ai bỏ nhà cửa hay vợ, hay anh em, hay cha mẹ, hay con cái vì Nước Thiên Chúa mà không lĩnh lấy gấp bội nơi đời này, và sự sống đời đời trong thời sẽ đến”. Việc từ bỏ như vậy không có tính cách bắt buộc mọi người, xét vì tình cảm gia đình là điều tốt.
Tuy nhiên, Chúa Giêsu đã mở ra một nhãn giới mới. Trong khi mà thường tình con ngườ từ bỏ cha mẹ để đi theo vợ, để kết hợp thành một than mình với vợ (St 2,24) thì Phúc âm cho thấy có người từ bỏ cha mẹ không phải để đi lấy vợ, mà thậm chí còn bỏ cả việc lấy vợ nữa để phục vụ Nước Chúa. Như vậy động lực chính của việc từ bỏ vợ (theo nghĩa khước từviệc lập gia đình) là vì Nước Thiên Chúa, đi theo Đức Kitô.
Mặt khác động lực của sự từ bỏ nói ở câu 26, cũng có thể tìm thấy khi gắn liền với câu 27, tức là vác khổ giá của mình đi theo Đức Giêsu và trỏ thành môn đệ của Ngài. Sự vác thập giá đi theo Chúa không hiểu theo nghĩa đen như kiểu ông Simon Kyrenê (Lc 23,26), nhưng theo nghĩa bóng, diễn tả một hình thức làm môn đệ của Ngài qua việc hy sinh, chịu chết cũng như Ngài. Dĩ nhiên, chỉ có ai đã khám phá ra sự khôn ngoan của thập giá (như thánh Phaolô viết trong chương 2 của thư 1 Corintô).
Trong dụ ngôn về một ông chủ thiết tiệc, Luca cho biết có người kiếu không tới dự tiệc vì mới tậu ruộng mua bò, người thì lấy lí dolà vì mới cưới vợ. Vì thế không lạ chi mà phần kế tiếp của chương 14, Luca đòi hỏi sự từ bỏ vợ con (câu 26) cũng như tài sản (câu 33) để khỏi bị vướng mắc trong việc đi theo Chúa. Duy có điều khác biệt là sự từ bỏ tài sản có thể hiểu là tài sản đã có, còn từ bỏ vợ con thì không có nghĩa là rẫy vợ, nhưng là từ bỏ không lập gia đình. Như vậy, việc từ bỏ hôn nhân nhằm cất đi những trở ngại cho sự phục vụ Nước Trời.
Ta cũng nên ghi nhận là Luca lặp lại sự từ bỏ vợ trong một hoàn cảnh khác nữa ở chương 18, 29-30. Khi Phêrô muốn biết sự từ bỏ sẽ được bù lại như thế nào, thì Chúa Giêsu đáp lại: “Quả thật, Ta bảo các ngươi, không ai bỏ nhà cửa hay vợ, hay anh em, hay cha mẹ, hay con cái vì Nước Thiên Chúa mà không lĩnh lấy gấp bội nơi đời này, và sự sống đời đời trong thời sẽ đến”. Việc từ bỏ như vậy không có tính cách bắt buộc mọi người, xét vì tình cảm gia đình là điều tốt.
Tuy nhiên, Chúa Giêsu đã mở ra một nhãn giới mới. Trong khi mà thường tình con ngườ từ bỏ cha mẹ để đi theo vợ, để kết hợp thành một than mình với vợ (St 2,24) thì Phúc âm cho thấy có người từ bỏ cha mẹ không phải để đi lấy vợ, mà thậm chí còn bỏ cả việc lấy vợ nữa để phục vụ Nước Chúa. Như vậy động lực chính của việc từ bỏ vợ (theo nghĩa khước từviệc lập gia đình) là vì Nước Thiên Chúa, đi theo Đức Kitô.
Mặt khác động lực của sự từ bỏ nói ở câu 26, cũng có thể tìm thấy khi gắn liền với câu 27, tức là vác khổ giá của mình đi theo Đức Giêsu và trỏ thành môn đệ của Ngài. Sự vác thập giá đi theo Chúa không hiểu theo nghĩa đen như kiểu ông Simon Kyrenê (Lc 23,26), nhưng theo nghĩa bóng, diễn tả một hình thức làm môn đệ của Ngài qua việc hy sinh, chịu chết cũng như Ngài. Dĩ nhiên, chỉ có ai đã khám phá ra sự khôn ngoan của thập giá (như thánh Phaolô viết trong chương 2 của thư 1 Corintô).
3. Một bản văn cổ điển nữa của Tân Ước nói về giá trị và động lực của sự trinh khiết là 1Cr 7, 25-35. Trong chương này thánh Phaolô trả lời một số vấn nạn của các tín hữu chung quanh việc kết hôn của người còn độc thân lẫn của người góa bụa. Riêng về việc độc thân, những lý lẽ mà thánh nhân đưa ra đều dựa trên một bối cảnh về thời cánh chung. Với cuộc nhập thể và cuộc khổ nạn của Đức Kitô, việc can thiệp của Thiên Chúa vào lịch sử nhân loại đã tới giai đoạn chung cục. Vì vậy mà các gí trị lịch sử đã bị đảo lộn: hôn nhân gia đình chỉ còn mang tính cách tương đối. Từ bối cảnh đó Phaolô vạch ra bốn lý do của việc độc thân:
a. Kẻ không kết bạn thì lo lắng cho việc của Chúa (câu 32). Động từ “lo lắng, bận tâm” hiểu là dấn thân phục vụ Giáo hội của Chúa như chính Phaolô đã nêu gương (2Cr 11,18).
b. Kẻ không kết bạn tìm cách hài lòng Chúa (câu 32). “Làm hài lòng Chúa” ở đây không chỉ có nghĩa là chiều chuộng nũng nịu cho bằng khước từ cái sung sướng thoả mãn của mình để đi phục vụ Chúa và tha nhân.
c. Nên thánh xác hồn (câu 33). “Nên thánh” có nghĩa là được tận hiến cho Chúa, thuộc trọn về Chúa là Đấng Thánh.
d. Được khăng khít với Chúa không hề ngơi (câu 35). Thực ra trong câu này, thánh Phaolô ngỏ lời với người kết bạn lẫn người độc thân: Ngài muốn cho họ biết rằng mình không dụ dỗ ai, muốn đặt ghánh nặng cho ai; nhưng mục đích là giúp họ nên đoan chính và được khăng khít với Chúa. Dù ở bậc nào đi nữa, mỗi người hãy cố gắng tìm cách làm theo ý Chúa.
Tóm lại, những bản văn Tân ước nói về sự độc thân cho ta thấy những nét sau:
- Đó là một hồng ân của Chúa.
- Nó nhằm họa lại đời sống trinh khiết của Đức Kitô nhằm phục vụ Nước Trời.
- Nó giả thiết tình yêu muốn bắt chước Đức Kitô và trao phó tất cả nghị lực của mình đi theo Ngài.
- Nó biểu lộ những giá trị vĩnh cửu của Nước Chúa thời cánh chung.
III. THẦN HỌC.
Ngoài việc phân tích ý nghĩa của các bản văn Tân Ước nói về giá trị của sự độc thân vì Nước Trời, thần học còn muốn thu thập tư tưởng của truyền thống Kitô giáo cũng như những tư tưởng thời đại, và có thể tóm lại trong những tư tưởng sau đây. Chúng ta nên biết là trong văn kiện của Tòa thánh, sự khiết tịnh được trong các tài liệu dành cho các tu sĩ (như Sắc lệnh “Đức ái trọn hảo” của Công Đồng Vaticanô II số 12; Tông huấn “Chứng tá đức tin” của Đức Phaolô VI số 13-15; Tông huấn “Hồng ân cứu độ” của Đức Gioan Phaolô II số 11), mà còn trong các tài liệu về sự độc thân của các linh mục nữa, như Sắc lệnh “Presbyterorum Ordinis” của Công Đồng Vaticanô II số 16, Thông điệp “ Sacerdotalis Caelibatus” của Đức Phaolô VI; Tông huấn “Pastores dabo vobis” của Đức Gioan Phaolô II số 29.44.
Thiết tưởng, không phải là thừa khi nhắc lại rằng sự khiết tịnh mà chúng ta đang bàn ở đây nằm trong lãnh vực tôn giáo, chứ chúng ta không nói tới sự độc thân vì những lý do chính trị, nghề nghiệp, xã hội. Thêm vào đó, chúng ta cần phải nhấn mạnh rằng nó là một hồng ân của Chúa. Do đó những ai đã lãnh nhận ơn đó cần có thái độ biết ơn, khiêm tốn cũng như cần cảnh giác rằng nếu không biết giữ gìn thì món quà đó có thể bị mất.
Việc Chúa trao ban hồng ân cũng như việc con người tự do đáp lại diễn ra trong khung cảnh của giao ước tình yêu nhưng nó không dừng lại ở chiều kích riêng tư cá nhân ấy; hồng ân khiết tịnh cũng như hồng ân của các lời khuyên Phúc Âm khác là một thiện ích dành cho Giáo Hội và nhân loại; nó có giá trị dấu chỉ và chứng tá. Chúng ta hãy điểm qua một vài khía cạnh của sự khiết tịnh, xét trong tương quan với Đức Kitô, với Nước Chúa, với Hội Thánh, với các giá trị nhân bản (như tình yêu, hôn nhân, phái tính, thân thể).
Thiết tưởng, không phải là thừa khi nhắc lại rằng sự khiết tịnh mà chúng ta đang bàn ở đây nằm trong lãnh vực tôn giáo, chứ chúng ta không nói tới sự độc thân vì những lý do chính trị, nghề nghiệp, xã hội. Thêm vào đó, chúng ta cần phải nhấn mạnh rằng nó là một hồng ân của Chúa. Do đó những ai đã lãnh nhận ơn đó cần có thái độ biết ơn, khiêm tốn cũng như cần cảnh giác rằng nếu không biết giữ gìn thì món quà đó có thể bị mất.
Việc Chúa trao ban hồng ân cũng như việc con người tự do đáp lại diễn ra trong khung cảnh của giao ước tình yêu nhưng nó không dừng lại ở chiều kích riêng tư cá nhân ấy; hồng ân khiết tịnh cũng như hồng ân của các lời khuyên Phúc Âm khác là một thiện ích dành cho Giáo Hội và nhân loại; nó có giá trị dấu chỉ và chứng tá. Chúng ta hãy điểm qua một vài khía cạnh của sự khiết tịnh, xét trong tương quan với Đức Kitô, với Nước Chúa, với Hội Thánh, với các giá trị nhân bản (như tình yêu, hôn nhân, phái tính, thân thể).
1. Tương quan với Đức Kitô
Cũng như với các lời khuyên Phúc âm khác, sự khiết tịnh lấy Đức Kitô làm khuôn mẫu: lời khuyên khiết tịnh không chỉ dựa trên những lời mời gọi của Ngài mà còn dựa trên chính đời sống của Ngài. Đức Giêsu đã không lập gia đình bởi vì Ngài muốn dành hết tâm lực cho việc phục vụ Nước Thiên Chúa. Ngày nay, khi tuyên giữ khiết tịnh vì Nước Trời, tu sĩ cũng muốn bắt chước Đức Kitô, dâng trót đời mình để mang tình yêu đến cho tha nhân.
Việc bắt chước Đức Kitô không chỉ nhằm họa lại một bức tranh tuyệt đẹp nhưng bất động. Không phải như vậy, việc đi theo Đức Kitô ngày hôm nay không chỉ giới hạn vào việc diễn lại cuộc sống lịch sử của Ngài tại Palestin, cho bằng thông hiệp với những tâm tình sống động của Ngài, với Đức Kitô tử nạn và Phục sinh. Lời khuyên khiết tịnh diễn lại tình yêu của Ngài đến nỗi hiến mạng cho người yêu. Lời khuyên khiết tịnh diễn tả điều kiện phục sinh khi thân xác được Thánh Thần biến đổi.
Hiểu như vậy, ta thấy tầm quan trọng của việc cử hành bí tích Thánh thể trong đời sống của tu sĩ: chính nơi đây mà họ tìm thấy ý nghĩa của cuộc dâng hiến, hy sinh, giao ước của việc tuyên giữ lời khuyên khiết tịnh.
Việc bắt chước Đức Kitô không chỉ nhằm họa lại một bức tranh tuyệt đẹp nhưng bất động. Không phải như vậy, việc đi theo Đức Kitô ngày hôm nay không chỉ giới hạn vào việc diễn lại cuộc sống lịch sử của Ngài tại Palestin, cho bằng thông hiệp với những tâm tình sống động của Ngài, với Đức Kitô tử nạn và Phục sinh. Lời khuyên khiết tịnh diễn lại tình yêu của Ngài đến nỗi hiến mạng cho người yêu. Lời khuyên khiết tịnh diễn tả điều kiện phục sinh khi thân xác được Thánh Thần biến đổi.
Hiểu như vậy, ta thấy tầm quan trọng của việc cử hành bí tích Thánh thể trong đời sống của tu sĩ: chính nơi đây mà họ tìm thấy ý nghĩa của cuộc dâng hiến, hy sinh, giao ước của việc tuyên giữ lời khuyên khiết tịnh.
2. Tương quan với Nước Thiên Chúa
Trước đây chúng ta đã nói qua ý nghĩa của việc độc thân vì Nước Trời khi phân tích đoạn văn Mt 19,12. Ở đây chỉ cần thêm rằng: Nước Trời không phải chỉ là lý thuyết hay ý thức hệ. Nước Trời cần được hiểu như là sự thực hiện tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại, được biểu lộ cách đặc biệt cho người nghèo, người bé nhỏ, người bị gạt ra bên lề xã hội.
Theo gương Đức Kitô, tu sĩ sống độc thân vì Nước Trời vì muốn phục vụ kế hoạch tình yêu đại đồng ấy. Đời sống của họ là một biểu tượng của tình yêu đại đồng khi họ khước từ xây dựng một tổ ấm gia đình để có thể ôm ấp phục vụ đại gia đình nhân loại. Điều này giả thiết là họ đã ý thức và cảm nghiệm tình yêu đại đồng mà Cha trên trời đã dành cho họ.
Thiết tưởng, đây là một điểm khác biệt không nhỏ giữa quan niệm tu trì của một vài tôn giáo Á Châu. Có tôn giáo coi nguồn gốc của mọi khổ ải, tục lụy ở tại “yêu” (vì yêu nên mới khổ), hầu nhiên việc tu trì cũng đồng nghĩa với việc từ bỏ yêu; còn Kitô giáo thì đặt tình yêu làm trung tâm, và coi đó như tuyệt đỉnh của hạnh phúc. Có tôn giáo khác thì tuy cũng danh cho tình yêu một chỗ đứng quan trọng, nhưng là yêu Chúa, yêu những giá trị vĩnh cửu chứ không thể yêu đời; còn Kitô giáo thì quan niệm rằng việc yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết sức cũng bao gồm việc mến những gì Chúa yêu.
Hậu nhiên, cho dù một nữ tu đã ẩn mình trong bức tường kín cũng khồng thể nào không ôm ấp tất cả những người cần hưởng tình thương của Chúa, và chị sẽ tìm cách để phục vụ cho tình yêu đó với những phương tiện trong tay của chị, tựa như lời cầu nguyện.
Theo gương Đức Kitô, tu sĩ sống độc thân vì Nước Trời vì muốn phục vụ kế hoạch tình yêu đại đồng ấy. Đời sống của họ là một biểu tượng của tình yêu đại đồng khi họ khước từ xây dựng một tổ ấm gia đình để có thể ôm ấp phục vụ đại gia đình nhân loại. Điều này giả thiết là họ đã ý thức và cảm nghiệm tình yêu đại đồng mà Cha trên trời đã dành cho họ.
Thiết tưởng, đây là một điểm khác biệt không nhỏ giữa quan niệm tu trì của một vài tôn giáo Á Châu. Có tôn giáo coi nguồn gốc của mọi khổ ải, tục lụy ở tại “yêu” (vì yêu nên mới khổ), hầu nhiên việc tu trì cũng đồng nghĩa với việc từ bỏ yêu; còn Kitô giáo thì đặt tình yêu làm trung tâm, và coi đó như tuyệt đỉnh của hạnh phúc. Có tôn giáo khác thì tuy cũng danh cho tình yêu một chỗ đứng quan trọng, nhưng là yêu Chúa, yêu những giá trị vĩnh cửu chứ không thể yêu đời; còn Kitô giáo thì quan niệm rằng việc yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết sức cũng bao gồm việc mến những gì Chúa yêu.
Hậu nhiên, cho dù một nữ tu đã ẩn mình trong bức tường kín cũng khồng thể nào không ôm ấp tất cả những người cần hưởng tình thương của Chúa, và chị sẽ tìm cách để phục vụ cho tình yêu đó với những phương tiện trong tay của chị, tựa như lời cầu nguyện.
3. Tương quan với Hội Thánh
Ta đã biết là sứ mạng chính yếu của Hội Thánh là phục vụ Nước Thiên Chúa. Vì thế, việc tuân giữ trinh khiết vì Nước Trời đặt các tu sĩ trong mối liên hệ chặt chẽ với Hội Thánh. Không ai chối cãi được là bao nhiêu tu sĩ nam nữ đã trở thành những chiến sĩ hăng say trong các hoạt động tông đồ truyền giáo. Nhưng ta cần nhìn vấn đề xa hơn nữa. Qua lời khấn trinh khiết, các tu sĩ trở nên hữu hiệu của mối tình duy nhất mà Hội Thánh dành cho Đức Kitô, mối tình không chia sẻ dành riêng cho Đức Lang Quân (2Cr 11,2). Qua lời khấn trinh khiết, các tu sĩ trình bày hình ảnh của Hội Thánh như một đại gia đình lý tưởng, trong đó các phần tử chỉ có một tấm lòng, một linh hồn, vì ý thức rằng tất cả đều là con cái của một Cha.
4. Tương quan với các giá trị nhân bản: tình yêu, hôn nhân, phái tính
a. Trên đây chúng ta đã lưu ý rằng trong quá khứ không thiếu lần việc đề cao sự trinh khiết đi kèm theo việc hạ giá hôn nhân. Các sử gia đã cố gắng tìm hiểu những nhân tố nào đã chi phối các học thuyết đó. Ta có thể kể tới thuyết nhị nguyên của Platon, hay thuyết khắc khổ của phái Stoicus chẳng hạn; nhưng ta cũng không nên bỏ qua tình trạng xã hội đồi trụy đương thời khiến cho các giáo phụ cảm thấy cần tìm ra một khuôn mẫu để chấn hưng đạo đức.
Dù sao, thì Công Đồng Vaticanô II không còn coi hôn nhân và sự trinh khiết là hai thực tại đối chọi như là tối tăm và ánh sáng nữa, mà là như hai thực tại bổ túc cho nhau. Hôn nhân là một thực tại tốt đẹp, do Thiên Chúa tạo dựng và được Đức Kitô thánh hóa như bí tích biểu hiệu của mối tình thủy chung của Ngài với Hội Thánh. Còn sự trinh khiết vì Nước Trời là một thể thức khác để họa lại tình yêu của Đức Kitô, đã chọn đời sống độc thân không cửa, không nhà, để làm nêu bật chiều kích khác của tình yêu: tình yêu trao hiến mạng sống, tình yêu đại đồng.
Ngoài ra qua đời sống cộng đồng, các tu sĩ trình bày một kiểu mẫu gia đình mới, không xây dựng trên huyết nhục nhưng là trên đức tin: một cộng đồng coi nhau như huynh đệ vì cùng là con của một Cha trên trời. Trên thực tế, người có đôi bạn lẫn người độc thân Kitô giáo cần nâng đỡ nhau bằng lời cầu nguyện, bằng gương sáng, xét rằng cả hai đều cần làm chứng cho một tình chung thủy của Đức Kitô và Hội Thánh, sự chung thủy bất chấp những thử thách.
b. Dưới ánh sáng của Phục Sinh và cánh chung, sự khiết tịnh cũng làm thay đổi mối tương giao giữa nam nữ. Dĩ nhiên, các tu sĩ không phải là những người ái nam ái nữ; lời khấn khiết tịnh không tiêu diệt đi nam tính hay nữ tính của họ. Họ vẫn còn mang những khuynh hướng phái tính trong người, kể cả khuynh hướng làm cha hay làm mẹ. Duy có điều như chúng ta đã thấy, những khuynh hướng đó sẽ được hướng tới những chiều kích mới. Khuynh hướng làm cha hay làm mẹ sẽ không được thể hiện qua việc sinh sản trong khung cảnh của hôn nhân, song là trong viễn tượng của một đại gia đình, phục vụ những mầm sống mới, phục vụ những người sống ngoài lề xã hội không được ai để ý, phục vụ những ai khao khát tình thương. Cách riêng, lời khuyên khiết tịnh làm thay đổi mối tương giao với người khác phái, khi biết vượt lên tình yêu chiếm hữu như xẩy ra trong trường hợp vợ chồng, nhường chỗ cho tình yêu tông đồ, đón nhận người đồng giới hay khác giới như những người đồng hành hay đồng lao trong Nước Chúa.
c. Thần học về sự khiết tịnh cũng cần được lồng trong khung cảnh tích cực về giá trị thân xác. Trong quá khứ, không thiếu tác giả đã coi thân xác như nhà tù, như nguồn gốc tội lỗi; do đó không thiếu tác phẩm nhấn mạnh đến việc hành hạ chế ngự thân xác. Có lẽ họ quên rằng một trong những tín điều căn bản của Kitô giáo là thân xác này sẽ sống lại.
Thực ra thân xác không phải chỉ là một đống tế bào, bắp thịt hay chức phận sinh lý. Thân xác còn là biểu hiện của cái tôi ra ngoại giới; nhờ có thân xác mà tôi có thể tiếp xúc với tha nhân, nhờ thân xác (nhờ những cử điệu) mà tôi có thể bộc lộ tư tưởng, tâm tình của tôi cho tha nhân. Hiểu như vậy, lời khuyên khiết tịnh có ảnh hưởng không nhỏ đối với việc kiện toàn thân xác: khi tâm hồn và con tim trong trắng thì cả khóe mắt và cử điệu cũng trong trắng nữa. Nói cách khác, sự khiết tịnh không tiêu diệt thân xác nhưng thăng tiến thân xác bằng cách giúp cho nó trở thành dụng cụ phát biểu giá trị tinh thần. Đó là lý tưởng mà các sách tu đức muốn nói khi dùng tiếng “chế ngự thân xác”, đặt nó dưới sự quy phục của ý trí.
4. Tương quan với các giá trị nhân bản: tình yêu, hôn nhân, phái tính
a. Trên đây chúng ta đã lưu ý rằng trong quá khứ không thiếu lần việc đề cao sự trinh khiết đi kèm theo việc hạ giá hôn nhân. Các sử gia đã cố gắng tìm hiểu những nhân tố nào đã chi phối các học thuyết đó. Ta có thể kể tới thuyết nhị nguyên của Platon, hay thuyết khắc khổ của phái Stoicus chẳng hạn; nhưng ta cũng không nên bỏ qua tình trạng xã hội đồi trụy đương thời khiến cho các giáo phụ cảm thấy cần tìm ra một khuôn mẫu để chấn hưng đạo đức.
Dù sao, thì Công Đồng Vaticanô II không còn coi hôn nhân và sự trinh khiết là hai thực tại đối chọi như là tối tăm và ánh sáng nữa, mà là như hai thực tại bổ túc cho nhau. Hôn nhân là một thực tại tốt đẹp, do Thiên Chúa tạo dựng và được Đức Kitô thánh hóa như bí tích biểu hiệu của mối tình thủy chung của Ngài với Hội Thánh. Còn sự trinh khiết vì Nước Trời là một thể thức khác để họa lại tình yêu của Đức Kitô, đã chọn đời sống độc thân không cửa, không nhà, để làm nêu bật chiều kích khác của tình yêu: tình yêu trao hiến mạng sống, tình yêu đại đồng.
Ngoài ra qua đời sống cộng đồng, các tu sĩ trình bày một kiểu mẫu gia đình mới, không xây dựng trên huyết nhục nhưng là trên đức tin: một cộng đồng coi nhau như huynh đệ vì cùng là con của một Cha trên trời. Trên thực tế, người có đôi bạn lẫn người độc thân Kitô giáo cần nâng đỡ nhau bằng lời cầu nguyện, bằng gương sáng, xét rằng cả hai đều cần làm chứng cho một tình chung thủy của Đức Kitô và Hội Thánh, sự chung thủy bất chấp những thử thách.
b. Dưới ánh sáng của Phục Sinh và cánh chung, sự khiết tịnh cũng làm thay đổi mối tương giao giữa nam nữ. Dĩ nhiên, các tu sĩ không phải là những người ái nam ái nữ; lời khấn khiết tịnh không tiêu diệt đi nam tính hay nữ tính của họ. Họ vẫn còn mang những khuynh hướng phái tính trong người, kể cả khuynh hướng làm cha hay làm mẹ. Duy có điều như chúng ta đã thấy, những khuynh hướng đó sẽ được hướng tới những chiều kích mới. Khuynh hướng làm cha hay làm mẹ sẽ không được thể hiện qua việc sinh sản trong khung cảnh của hôn nhân, song là trong viễn tượng của một đại gia đình, phục vụ những mầm sống mới, phục vụ những người sống ngoài lề xã hội không được ai để ý, phục vụ những ai khao khát tình thương. Cách riêng, lời khuyên khiết tịnh làm thay đổi mối tương giao với người khác phái, khi biết vượt lên tình yêu chiếm hữu như xẩy ra trong trường hợp vợ chồng, nhường chỗ cho tình yêu tông đồ, đón nhận người đồng giới hay khác giới như những người đồng hành hay đồng lao trong Nước Chúa.
c. Thần học về sự khiết tịnh cũng cần được lồng trong khung cảnh tích cực về giá trị thân xác. Trong quá khứ, không thiếu tác giả đã coi thân xác như nhà tù, như nguồn gốc tội lỗi; do đó không thiếu tác phẩm nhấn mạnh đến việc hành hạ chế ngự thân xác. Có lẽ họ quên rằng một trong những tín điều căn bản của Kitô giáo là thân xác này sẽ sống lại.
Thực ra thân xác không phải chỉ là một đống tế bào, bắp thịt hay chức phận sinh lý. Thân xác còn là biểu hiện của cái tôi ra ngoại giới; nhờ có thân xác mà tôi có thể tiếp xúc với tha nhân, nhờ thân xác (nhờ những cử điệu) mà tôi có thể bộc lộ tư tưởng, tâm tình của tôi cho tha nhân. Hiểu như vậy, lời khuyên khiết tịnh có ảnh hưởng không nhỏ đối với việc kiện toàn thân xác: khi tâm hồn và con tim trong trắng thì cả khóe mắt và cử điệu cũng trong trắng nữa. Nói cách khác, sự khiết tịnh không tiêu diệt thân xác nhưng thăng tiến thân xác bằng cách giúp cho nó trở thành dụng cụ phát biểu giá trị tinh thần. Đó là lý tưởng mà các sách tu đức muốn nói khi dùng tiếng “chế ngự thân xác”, đặt nó dưới sự quy phục của ý trí.
IV. THỰC HÀNH.
Việc thực hành khiết tịnh có thể nhìn dưới ba khía cạnh: tu đức, tâm lý giáo dục và giáo luật.
1. Tu đức
Những gì đã nói trong phần thần học có thể coi như là một lý tưởng mà các tu sĩ nhắm tới. Tiếc rằng không phải ai sinh ra đều đạt ngay tới mức độ lý tưởng, nhưng cần phải qua một tiến trình huấn luyện lâu dài. Chúng ta đã nói tới sự khiết tịnh như một hồng ân Chúa ban. Hệ luận tất nhiên là người đã lãnh nhận cần có thái độ biết ơn và khiêm nhường. Khiêm nhường có nghĩa là không lên mày, lên mặt với người khác, coi rằng ta đây thánh thiện, anh hùng hơn người phàm; thực vậy, sự khiết tịnh là một hồng ân chứ đâu phải là do công lao của ta; khiêm nhường cũng có nghĩa là ý thức về sự dòn mỏng của mình: ta mang một kho tàng trong bình sành (2Cr 4,5), và kinh ngiệm cho thấy không thiếu lần chiếc bình sành đã vỡ và kho tàng cũng tiêu luôn.
Thần học tu đức trong quá khứ đã đề ra rất nhiều biện pháp đề phòng cho cái bình khỏi vỡ. Kèm theo đó là những phương tiện khác giúp cho kho tàng được sung tích thêm mãi.
a. Những biện pháp đề phòng bao gồm cả một loạt những khổ chế về quan năng nội giới, từ cái nhìn, sự đụng chạm, tiếp xúc, cho tới những hình ảnh tưởng tượng. Điều cần là phải vạch ra mục tiêu của những biện pháp đó chứ không thể chỉ nhấn mạnh đến những việc hãm dẹp, phòng ngừa: chúng chỉ là những phương tiện huấn luyện với mục đích rèn luyện sự tự chủ, sự điều khiển các ước muốn dựa theo chỉ thị của lý trí.
b. Những phương tiện để bảo vệ sự khiết tịnh. Đừng kể việc thực tập các nhân đức cần thiết (như tin tưởng, cậy trông ơn Chúa, yêu mến, tiết độ, nết na, hiền lành, khôn ngoan), các tác giả không ngừng khuyến khích cầu nguyện, lãnh bí tích (cách riêng Thánh Thể và Hòa Giải), lòng tôn sùng Đức Trinh Nữ Maria.
2. Tâm lý giáo dục
Trong quá khứ khi bàn về khiết tịnh, người ta chỉ lưu ý tới khía cạnh luân lý và tu đức. Nhưng ngày nay, người ta nhận thấy rằng sự khiết tịnh không chỉ giới hạn vào phạm vi dục tính nhưng còn liên quan tới toàn thể tâm lý con người.
Thực vậy, sự khiết tịnh liên hệ tới tình yêu, một nhân tố ảnh hưởng tới tất cả sự quân bình và trưởng thành tâm lý của con người. Con người từ khi mới thụ thai trong lòng mẹ đã có nhu cầu yêu và được yêu. Nhu cầu đó cần được phát triển và đào luyện để đạt tới mức độ trưởng thành: từ tính cách ích kỷ chiếm đoạt, cảm giác của tuổi ấu trĩ cho tới tính cách trao ban, hy sinh của tuổi tráng niên. Tiếc rằng vì lý những lý do khác nhau, không thiếu lần nhu cầu yêu đương không được triển nở đúng mức hoặc là bị méo mó.
Ta có thể lấy thí dụ từ những bé mồ côi không hề cảm nghiệm tình thương của cha mẹ: hoặc đứa bé khác có người cha hay người mẹ quá nghiêm khắc khiến cho nó đâm ra khép nép không thể bộc lộ tình cảm được. Hậu quả là con tim sẽ tìm cách bù trừ hay phản ứng lại: tựa như có những người đi lấy vợ để tìm lại khuôn mặt dịu hiền của bà mẹ; và người khác thì không muốn lấy vợ vì mang trong tâm khảm hình ảnh của bà mẹ lộng hành đay nghiến. Ngoài nhu cầu yêu và được yêu mà bất cứ ai cũng cần để sống, ta còn phải thêm nhu cầu luyến ái tìm một người bạn trăm năm và nhu cầu truyền sinh để nối dài sự nghiệp của mình.
Hiểu như vậy, ta thấy việc trình bày và thực hành sự khiết tịnh không thể dừng lại ở chỗ đề phòng các cơn cám dỗ, lại càng không thể lấy tiêu chuẩn là tiêu diệt bóp nghẹt tình cảm. Lý tưởng của đời khiết tịnh tận hiến là phát triển tình yêu, và hướng tình yêu đó vào những đối tượng cao hơn việc xây dựng một tổ ấm. Dù sao đi nữa, các người tận hiến phải là chứng nhân của một tình yêu trao hiến, chứ không phải là những người ủ rũ thất tình, hoặc dồn nén gắt gỏng, hoặc tìm bù trừ bồi đắp.
Ý thức như vậy cho nên gần đây các văn kiện của Tòa Thánh đã đặt nặng tới việc huấn luyện tâm lý dành cho các chủng sinh và tu sĩ. Đối với các chủng sinh, tức là những ứng sinh chuẩn bị đi vào nếp sống độc thân của đời linh mục, ta có thể kể văn kiện của Bộ Giáo Dục Công Giáo ngày 11.4.1974 (hướng dẫn về việc giáo dục và sự độc thân linh mục Orientamenti educative per la formzione al celibate sacerdotale). Văn kiện này khá dài, nhằm lưu ý đến sự đào tạo cho các chủng sinh được trưởng thành về tình cảm, dưới bình diện nhân bản cũng như dưới bình diện đức tin. Còn về các tu sĩ thì ta có thể kể huấn thị của Bộ Tu Sĩ ngày 2.2.1990, về việc huấn luyện các tu sĩ (Potissimum Institutioni) trong đó số 13 đã đề ra vài tiêu chuẩn sau đây trong việc đào tạo về sự khiết tịnh:
Thần học tu đức trong quá khứ đã đề ra rất nhiều biện pháp đề phòng cho cái bình khỏi vỡ. Kèm theo đó là những phương tiện khác giúp cho kho tàng được sung tích thêm mãi.
a. Những biện pháp đề phòng bao gồm cả một loạt những khổ chế về quan năng nội giới, từ cái nhìn, sự đụng chạm, tiếp xúc, cho tới những hình ảnh tưởng tượng. Điều cần là phải vạch ra mục tiêu của những biện pháp đó chứ không thể chỉ nhấn mạnh đến những việc hãm dẹp, phòng ngừa: chúng chỉ là những phương tiện huấn luyện với mục đích rèn luyện sự tự chủ, sự điều khiển các ước muốn dựa theo chỉ thị của lý trí.
b. Những phương tiện để bảo vệ sự khiết tịnh. Đừng kể việc thực tập các nhân đức cần thiết (như tin tưởng, cậy trông ơn Chúa, yêu mến, tiết độ, nết na, hiền lành, khôn ngoan), các tác giả không ngừng khuyến khích cầu nguyện, lãnh bí tích (cách riêng Thánh Thể và Hòa Giải), lòng tôn sùng Đức Trinh Nữ Maria.
2. Tâm lý giáo dục
Trong quá khứ khi bàn về khiết tịnh, người ta chỉ lưu ý tới khía cạnh luân lý và tu đức. Nhưng ngày nay, người ta nhận thấy rằng sự khiết tịnh không chỉ giới hạn vào phạm vi dục tính nhưng còn liên quan tới toàn thể tâm lý con người.
Thực vậy, sự khiết tịnh liên hệ tới tình yêu, một nhân tố ảnh hưởng tới tất cả sự quân bình và trưởng thành tâm lý của con người. Con người từ khi mới thụ thai trong lòng mẹ đã có nhu cầu yêu và được yêu. Nhu cầu đó cần được phát triển và đào luyện để đạt tới mức độ trưởng thành: từ tính cách ích kỷ chiếm đoạt, cảm giác của tuổi ấu trĩ cho tới tính cách trao ban, hy sinh của tuổi tráng niên. Tiếc rằng vì lý những lý do khác nhau, không thiếu lần nhu cầu yêu đương không được triển nở đúng mức hoặc là bị méo mó.
Ta có thể lấy thí dụ từ những bé mồ côi không hề cảm nghiệm tình thương của cha mẹ: hoặc đứa bé khác có người cha hay người mẹ quá nghiêm khắc khiến cho nó đâm ra khép nép không thể bộc lộ tình cảm được. Hậu quả là con tim sẽ tìm cách bù trừ hay phản ứng lại: tựa như có những người đi lấy vợ để tìm lại khuôn mặt dịu hiền của bà mẹ; và người khác thì không muốn lấy vợ vì mang trong tâm khảm hình ảnh của bà mẹ lộng hành đay nghiến. Ngoài nhu cầu yêu và được yêu mà bất cứ ai cũng cần để sống, ta còn phải thêm nhu cầu luyến ái tìm một người bạn trăm năm và nhu cầu truyền sinh để nối dài sự nghiệp của mình.
Hiểu như vậy, ta thấy việc trình bày và thực hành sự khiết tịnh không thể dừng lại ở chỗ đề phòng các cơn cám dỗ, lại càng không thể lấy tiêu chuẩn là tiêu diệt bóp nghẹt tình cảm. Lý tưởng của đời khiết tịnh tận hiến là phát triển tình yêu, và hướng tình yêu đó vào những đối tượng cao hơn việc xây dựng một tổ ấm. Dù sao đi nữa, các người tận hiến phải là chứng nhân của một tình yêu trao hiến, chứ không phải là những người ủ rũ thất tình, hoặc dồn nén gắt gỏng, hoặc tìm bù trừ bồi đắp.
Ý thức như vậy cho nên gần đây các văn kiện của Tòa Thánh đã đặt nặng tới việc huấn luyện tâm lý dành cho các chủng sinh và tu sĩ. Đối với các chủng sinh, tức là những ứng sinh chuẩn bị đi vào nếp sống độc thân của đời linh mục, ta có thể kể văn kiện của Bộ Giáo Dục Công Giáo ngày 11.4.1974 (hướng dẫn về việc giáo dục và sự độc thân linh mục Orientamenti educative per la formzione al celibate sacerdotale). Văn kiện này khá dài, nhằm lưu ý đến sự đào tạo cho các chủng sinh được trưởng thành về tình cảm, dưới bình diện nhân bản cũng như dưới bình diện đức tin. Còn về các tu sĩ thì ta có thể kể huấn thị của Bộ Tu Sĩ ngày 2.2.1990, về việc huấn luyện các tu sĩ (Potissimum Institutioni) trong đó số 13 đã đề ra vài tiêu chuẩn sau đây trong việc đào tạo về sự khiết tịnh:
a. Duy trì lòng hân hoan và biết ơn tình yêu riêng biệt mà Đức Kitô đã để ý tới từng người và đã chọn họ.
b. Khuyến khích việc lãnh nhận thường xuyên việc lãnh nhận bí tích Hòa Giải, sự linh hướng định kỳ, việc trao đổi tình huynh đệ trong cộng đoàn được biểu lộ cụ thể qua những mối tương giao thành thực và thân thiện.
c. Giải thích giá trị thân xác và ý nghĩa của nó; huấn luyện việc thi hành vệ sinh sơ đẳng (giấc ngủ, thê thao, giải trí, ăn uống….)
d. Cung cấp những khái niệm cơ bản về phái tính nam nữ, với những đặc trưng thể lý, tâm lý, tinh thần.
e. Giúp cho mỗi người thu nhận lấy những kinh nghiệm quá khứ: thu nhận kinh nghiệm tích cực để tạ ơn Chúa; thu nhận kinh nghiệm tiêu cực để vạch ra những điểm yếu, tự hạ trước mặt Chúa và cảnh giác trong tương lai.
f. Nêu bật về vẻ phong nhiêu của sự khiết tịnh, tình cha thiêng liêng (Gl 4,19) sinh sản những nếp sống mới cho Thiên Chúa.
h. Tạo ra sự tín nhiệm giữa các tu sĩ với các huấn luyện viên; những người huấn luyện cần mau lẹ để biết tất cả và âu yếm lắng nghe để soi sáng và nâng đỡ.
i. Khôn ngoan trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội và trong các mối tương giao có thể trở thành ngăn trở cho việc thực hành lời khuyên khiết tịnh (đ. 227 &2 và 666 củabộ giáo luật). Sự khôn ngoan ấy không những là bổn phận của những tu sĩ mà còn là của cả bề trên nữa.
Chúng tôi muốn thêm ba nhận xét:
- Chúng ta không thể bỏ qua khía cạnh hy sinh trong việc sống và trưởng thành tình yêu và khiết tịnh. Sự hy sinh nằm trong tiến trình trưởng thành tình yêu: yêu không phải là chiếm đoạt người yêu cho mình (amor concupiscentiae) nhưng là từ bỏ mình để tìm điều tốt cho người yêu (amor benevolentiae). Người tu sĩ tìm lý do và gương mẫu của sự hy sinh nơi thập giá cứu chuộc của Đức Kitô.
- Những khuynh hướng và nhu cầu về yêu thương khác nhau tùy người (do những kinh nghiệm bản thân của cuộc đời) và tùy tuổi (lúc thanh xuân, khi đứng tuổi, hay khi về già).
Ngoài việc dành con tim cho Chúa và việc phục vụ Giáo Hội, đời sống cộng đoàn cũng là nơi đào tạo và phát triển tình cảm. Gần đây, người ta đã đặt lại vấn đề tình bạn trong đời tu, một đề tài trước đây không được phép nói tới.
3. Giáo luật
Về sự khiết tịnh, bộ Giáo Luật nói tới nghĩa vụ cũng như chế tài
3. Giáo luật
Về sự khiết tịnh, bộ Giáo Luật nói tới nghĩa vụ cũng như chế tài
a. Về nghĩa vụ pháp lý, đ. 599 bàn tới sự bó buộc tối thiểu của lời khuyên khiết tịnh: sự độc thân (không lập gia đình); sự tiết chế hoàn toàn (continentia perfecta), nghĩa là kiêng cữ những hành vi ái ân của vợ chồng. Ngoài sự bó buộc tối thiểu đó, như vừa trích dẫn trên đây, đ.277§2 và 666 cũng kêu gọi thận trọng cảnh giác trước những gì có thể nguy hại cho việc giữ sự khiết tịnh. Thêm vào đó, luật nội vi (đ.667) cũng có thể coi như một biện pháp để bảo vệ sự khiết tịnh.
b. Xét về chế tài, ta có thể nhận thấy có những cấp độ. Lời khấn công khai giữ khiết tịnh trọn đời trong Dòng tu trở thành một ngăn trở tiêu hôn (đ.1088). Nói khác đi, ai đã khấn trọn đời trong Dòng tu thì sẽ kết hôn vô hiệu (các phần tử tu hội đời hay tu đoàn tông đồ không bị ràng buộc điều khoản này). Tuy nhiên, nếu bất chấp ngăn trở đó mà một tu sĩ đi kết hôn, thì tuy rằng hôn nhân vô hiệu, nhưng sự kết hôn (cho dù chỉ theo luật đời) đã đủ là duyên cớ để Dòng trục xuất họ tức khắc (đ.694 §1.2). Chế tài này cũng áp dụng cho các phần tử Tu hội đời (đ.729) và Tu đoàn tông đồ (đ.746). Những vi phạm khác đối với sự khiết tịnh sẽ bị chế tài tùy theo mức độ trầm trọng, kể cả sự khai trừ (đ.695-696) và phạt vạ (đ. 1394§ 2).
Trích trong CHIA SẺ - Nội San Liên Tu Sĩ Tp. HCM số 11 - ngày 15. 08. 1996, trang 6 - 29.
Trích trong CHIA SẺ - Nội San Liên Tu Sĩ Tp. HCM số 11 - ngày 15. 08. 1996, trang 6 - 29.