TIN VÀO THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG
- Thứ hai - 16/07/2018 08:42
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Chương I
TIN VÀO THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG
1. “Cái chết của Thiên Chúa” và tiếng kêu của đức tin
Chưa bao giờ người ta nói đến cái chết của Thiên Chúa như ngày nay. Từ mấy năm nay, câu nói “Thiên Chúa đã chết” trở nên đầu đề cho nhiều bài báo và nhiều cuốn sách, một đề tài mà người ta ưa đề cập. Câu nói đụng chạm mạnh mẽ, gây vấp phạm nên nhiều kẻ hùa theo. Thật ra lời nói đó bao hàm nhiều ý nghĩa rất khác nhau và vì thế có tác dụng mâu thuẫn. Dù sao nó cũng có công hiệu cho ta thấy vần đề Thiên Chúa ngày nay đã được nêu lên một cách rõ ràng hơn thời xưa, và đó là vấn đề chính yếu cho con người, trước vấn đề đó ta không thể tránh né.
Có người chỉ muốn nói đến cái chết của một ông Thiên Chúa không được hiểu đúng mà con bị trình bày sai: họ từ bỏ ông Thiên Chúa đó để chấp nhận một ông Thiên Chúa đích thực hơn và thực sự là Thiên Chúa hơn; dưới mắt họ, một hình thức vô thần nào đó, mặc dù nguy hại do từ ngữ và thái độ cũng cần thiết cho việc thanh luyện đức tin. Một số người khác không ngần ngại chủ trương Thiên Chúa thực sự đã chết trong xã hội loài người ngày nay: không có Thiên Chúa siêu việt, mà chỉ có con người mang một tính cách thần linh. Như vậy đối với những người này, chủ nghĩa vô thần là biểu hiện chính xác của chân lý ấy.
Đối lại tiếng kêu “Thiên Chúa đã chết” ta lại nghe tiếng kêu của đức tin. Tin vào Đức Kitô Phục Sinh, tức là tin vào một Thiên Chúa đầy sức sống, cái chết không thể bén mảng tới, vì Người đã thắng cái chết trong thân xác con người. Tin vào Đấng trước lúc bị kết án tử hình đã tuyên bố “Ta hằng sống” để đoan chắc rằng Người không bao giờ ngưng hiện diện, và cũng để đảm bảo sự hiện diện trường cửu của Người với các bạn hữu của Người là loài người. Tin vào Đấng Cứu Thế giải phóng nhân loại khỏi ách tội lỗi và nâng cao họ trong một cuộc canh tân tình yêu bằng cách quy tụ họ thành cộng đoàn tín hữu. Đó là một đức tin cổ cựu loan truyền từ các thánh tông đồ và Đức trinh Nữ Maria một đức tin qua các thế hệ đã chứng tỏ sức lực mạnh mẽ phong nhiêu cùng với sự chân thật; một đức tin luôn luôn hiện đại, luôn luôn đổi mới trong mỗi thế hệ, trong mỗi tín hữu và trong mỗi cộng đoàn Kitô hữu, để họ sống đức tin đó một cách mới mẻ.
Tiếng kêu đó của đức tin phát xuất từ toàn thể Giáo Hội. Đó là tất cả Dân Chúa tuyên xưng đức tin của mình bằng lời nói và bằng hành động, để minh chứng rằng, Thiên Chúa không phải đã chết, mà Ngài sống mạnh mẽ hơn mọi sinh vật, Ngài là Đấng sống tuyệt vời. Sức sống phi thường mà Giáo Hội đã biểu lộ vào dịp Công Đồng Vatican II vừa qua, phải chăng là một bằng cứ mạnh mẽ nhất, tỏ ra chẳng những Thiên Chúa không già cỗi, sắp chết hay đã chết, mà Ngài còn tạo nên sự trẻ trung mới mẻ nơi nào có Ngài hoạt động.
Trong việc minh chứng đức tin của toàn thể Giáo Hội, đời sống tu trì cũng có nhiệm vụ riêng biệt của mình. Thật vậy, chính trong tiếng kêu của đức tin, mà cuộc sống tu trì phát xuất. “Theo Chúa Kitô” phải chăng trước tiên là tin vào Người, tin mạnh mẽ đến nỗi bỏ hết mọi sự để theo Người. Theo Chúa Kitô, tức là nhìn nhận Người là Đấng duy nhất cần thiết cho mình, nghĩa là nhìn nhận Người là Thiên Chúa, và minh chứng bằng tất cả hành vi của mình, rằng mình đã tìm được nơi Người, Đấng tuyệt đối. Từ bỏ mọi sự để đặt đời sống mình vào Chúa Giêsu, đó là tuyên xưng Người là Thiên Chúa hằng sống.
Như vậy toàn bộ con người của mình được biểu lộ trong tiếng kêu ấy của đức tin. Giá trị của một tiếng kêu không ở tại khối lượng của tiếng nói, nhưng là trong chiều sâu của tâm hồn bộc lộ ở đó. Ở đây tiếng kêu chính là một thái độ của cả con người mình, đem cả định mệnh mình mà gắn bó vào đó. Niềm tin vào Chúa Kitô tỏ ra xác tín và quyết liệt đến nỗi khiến ta tận hiến toàn vẹn bản thân. Chính cha Charles de Foucaul đã kinh nghiệm điều ấy: “Ơn gọi tu trì của tôi khởi sự cùng lúc với đức tin của tôi”. Từ lúc cha bắt đầu tin có một Thiên Chúa, cha hiểu ngay không thể làm gì khác hơn là chỉ sống cho Thiên Chúa. Tận hiến cho Thiên Chúa, đối với cha là thành quả tất nhiên của một đức tin muốn rút lấy tất cả những hậu quả của đời sống đích thực mà đức tin cho thấy.
2. Dấu hiệu Thiên Chúa siêu việt
Trích trong cuốn TIN VÀ TẬN HIẾN, nguyên tác: Croire et se donner của Jean Galot
Có người chỉ muốn nói đến cái chết của một ông Thiên Chúa không được hiểu đúng mà con bị trình bày sai: họ từ bỏ ông Thiên Chúa đó để chấp nhận một ông Thiên Chúa đích thực hơn và thực sự là Thiên Chúa hơn; dưới mắt họ, một hình thức vô thần nào đó, mặc dù nguy hại do từ ngữ và thái độ cũng cần thiết cho việc thanh luyện đức tin. Một số người khác không ngần ngại chủ trương Thiên Chúa thực sự đã chết trong xã hội loài người ngày nay: không có Thiên Chúa siêu việt, mà chỉ có con người mang một tính cách thần linh. Như vậy đối với những người này, chủ nghĩa vô thần là biểu hiện chính xác của chân lý ấy.
Đối lại tiếng kêu “Thiên Chúa đã chết” ta lại nghe tiếng kêu của đức tin. Tin vào Đức Kitô Phục Sinh, tức là tin vào một Thiên Chúa đầy sức sống, cái chết không thể bén mảng tới, vì Người đã thắng cái chết trong thân xác con người. Tin vào Đấng trước lúc bị kết án tử hình đã tuyên bố “Ta hằng sống” để đoan chắc rằng Người không bao giờ ngưng hiện diện, và cũng để đảm bảo sự hiện diện trường cửu của Người với các bạn hữu của Người là loài người. Tin vào Đấng Cứu Thế giải phóng nhân loại khỏi ách tội lỗi và nâng cao họ trong một cuộc canh tân tình yêu bằng cách quy tụ họ thành cộng đoàn tín hữu. Đó là một đức tin cổ cựu loan truyền từ các thánh tông đồ và Đức trinh Nữ Maria một đức tin qua các thế hệ đã chứng tỏ sức lực mạnh mẽ phong nhiêu cùng với sự chân thật; một đức tin luôn luôn hiện đại, luôn luôn đổi mới trong mỗi thế hệ, trong mỗi tín hữu và trong mỗi cộng đoàn Kitô hữu, để họ sống đức tin đó một cách mới mẻ.
Tiếng kêu đó của đức tin phát xuất từ toàn thể Giáo Hội. Đó là tất cả Dân Chúa tuyên xưng đức tin của mình bằng lời nói và bằng hành động, để minh chứng rằng, Thiên Chúa không phải đã chết, mà Ngài sống mạnh mẽ hơn mọi sinh vật, Ngài là Đấng sống tuyệt vời. Sức sống phi thường mà Giáo Hội đã biểu lộ vào dịp Công Đồng Vatican II vừa qua, phải chăng là một bằng cứ mạnh mẽ nhất, tỏ ra chẳng những Thiên Chúa không già cỗi, sắp chết hay đã chết, mà Ngài còn tạo nên sự trẻ trung mới mẻ nơi nào có Ngài hoạt động.
Trong việc minh chứng đức tin của toàn thể Giáo Hội, đời sống tu trì cũng có nhiệm vụ riêng biệt của mình. Thật vậy, chính trong tiếng kêu của đức tin, mà cuộc sống tu trì phát xuất. “Theo Chúa Kitô” phải chăng trước tiên là tin vào Người, tin mạnh mẽ đến nỗi bỏ hết mọi sự để theo Người. Theo Chúa Kitô, tức là nhìn nhận Người là Đấng duy nhất cần thiết cho mình, nghĩa là nhìn nhận Người là Thiên Chúa, và minh chứng bằng tất cả hành vi của mình, rằng mình đã tìm được nơi Người, Đấng tuyệt đối. Từ bỏ mọi sự để đặt đời sống mình vào Chúa Giêsu, đó là tuyên xưng Người là Thiên Chúa hằng sống.
Như vậy toàn bộ con người của mình được biểu lộ trong tiếng kêu ấy của đức tin. Giá trị của một tiếng kêu không ở tại khối lượng của tiếng nói, nhưng là trong chiều sâu của tâm hồn bộc lộ ở đó. Ở đây tiếng kêu chính là một thái độ của cả con người mình, đem cả định mệnh mình mà gắn bó vào đó. Niềm tin vào Chúa Kitô tỏ ra xác tín và quyết liệt đến nỗi khiến ta tận hiến toàn vẹn bản thân. Chính cha Charles de Foucaul đã kinh nghiệm điều ấy: “Ơn gọi tu trì của tôi khởi sự cùng lúc với đức tin của tôi”. Từ lúc cha bắt đầu tin có một Thiên Chúa, cha hiểu ngay không thể làm gì khác hơn là chỉ sống cho Thiên Chúa. Tận hiến cho Thiên Chúa, đối với cha là thành quả tất nhiên của một đức tin muốn rút lấy tất cả những hậu quả của đời sống đích thực mà đức tin cho thấy.
2. Dấu hiệu Thiên Chúa siêu việt
Những người đã quả quyết Thiên Chúa đã thực sự chết trong thế giới chúng ta và sắp đặt kế hoạch hoàn toàn thế tục hóa cuộc sống con người trên thế giới, là những kẻ muốn phá hủy lòng tin vào Thiên Chúa siêu việt. Thái độ đó không có gì khó hiểu: điều đó tỏ ra con người khó chấp nhận những gì vượt quá sức mình, họ sợ bị hạ giá chính mình.
Thế mà chính sự siêu việt của Thiên Chúa lại tỏ ra trong đời sống tận hiến tu trì. Đức Kitô là Đấng kêu gọi và hiến thánh người tu sĩ không phải là một Thiên Chúa hòa tan trong nhân loại, và do đó không còn là Thiên Chúa nữa, nhưng đây Ngài xác quyết quyền của Thiên Chúa tối cao, là chiếm đoạt trọn vẹn cuộc sống của con người. Đang khi việc thế tục hóa làm tôn giáo và việc phụng tự mất đi những tính cách đặc thù, để cuối cùng làm con người mất hút trong những sinh hoạt hoàn toàn phàm tục, thì ngược lại đời sống tận hiến tu trì xây dựng trọn vẹn cuộc sống con người trong nước Thiên Chúa, làm cho nước Chúa phát triển tối đa sau khi đã được thiết lập trong linh hồn nhờ bí tích rửa tội và thêm sức.
Theo Chúa Kitô, tức là chấp nhận để Chúa Kitô vượt thắng mình, chiếm đoạt mình, là tin vào tính siêu việt của Ngài, và phó thác cho Ngài. Đó là chứng nhận khuôn mặt đích thực của vị Thiên Chúa siêu việt. Bởi vì vị Thiên Chúa siêu việt hiển hiện, nơi đây không phải một Thiên Chúa trừu tượng hay xa vời, cũng không phải một Thiên Chúa nghiêm khắc hay đáng sợ. Đức Kitô, Đấng lôi cuốn loài người theo Ngài cho thấy rõ ý nghĩa đích thực về sự siêu việt của Thiên Chúa: tức là về một tình yêu vô hạn lượng. Ngài vô hình mà thu hút mãnh liệt hơn những nhận vật trần gian quyến rũ nhất. Ngài là chủ tể tối cao, mà ai phụng sự Ngài thì được Ngài dành cho một quyền tự do cao vượt; Ngài toàn năng, nên Ngài nâng bản tính con người vượt trên chính bản tính đó bằng một đức ái vượt mọi giới hạn và bằng một đức khiết tịnh tiên báo trạng thái trên trời. Tính siêu việt của Thiên Chúa không đè bẹp hay làm giảm giá con người, mà trái lại tự thông ban cho con người và nâng con người lên một địa vị cao hơn. Vì Thiên Chúa vượt trên con người, nên Ngài làm cho con người có khả năng vượt trên chính mình.
Chính theo ý nghĩa đó, mà Công Đồng Vatican II đã nói: “Bậc sống tu trì đặc biệt cho ta thấy nước Thiên Chúa vượt trên mọi sự thế trần; những đòi hỏi của nước ấy cao cả biết bao. Nó cũng cho ta thấy quyền lực cao siêu tuyệt vời của Chúa Kitô Vua và quyền năng vô cùng của Chúa Thánh Thần đang hoạt động cách kỳ diệu trong Giáo Hội.” (LG 44, 3).
Cuộc sống tu trì là một chứng minh sống động về tính tuyệt đối của Thiên Chúa, cuộc sống ấy chỉ có thể phát triển bằng một đức tin mạnh mẽ luôn luôn vươn thẳng lên cao. Đời sống ấy nhìn nhận tính vô biên của Thiên Chúa trong Đức Kitô gần kề vì đã hoàn toàn nhập thể. Chính Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ: “Các con tin vào Thiên Chúa, các con cũng hãy tin vào Thầy” (Jn 14, 1). Trong lúc Người sắp từ biệt các môn đệ để đi chịu chết, và trở thành vô hình đối với họ. Người xin họ khẩn thiết hơn trước, xin họ gắn bó với Người bằng đức tin. Người mời họ nhận ra trong Người tính cao cả khôn sánh của Thiên Chúa, Đấng đã đến với họ, dưới bức màn bộ mặt con người.
Thế mà chính sự siêu việt của Thiên Chúa lại tỏ ra trong đời sống tận hiến tu trì. Đức Kitô là Đấng kêu gọi và hiến thánh người tu sĩ không phải là một Thiên Chúa hòa tan trong nhân loại, và do đó không còn là Thiên Chúa nữa, nhưng đây Ngài xác quyết quyền của Thiên Chúa tối cao, là chiếm đoạt trọn vẹn cuộc sống của con người. Đang khi việc thế tục hóa làm tôn giáo và việc phụng tự mất đi những tính cách đặc thù, để cuối cùng làm con người mất hút trong những sinh hoạt hoàn toàn phàm tục, thì ngược lại đời sống tận hiến tu trì xây dựng trọn vẹn cuộc sống con người trong nước Thiên Chúa, làm cho nước Chúa phát triển tối đa sau khi đã được thiết lập trong linh hồn nhờ bí tích rửa tội và thêm sức.
Theo Chúa Kitô, tức là chấp nhận để Chúa Kitô vượt thắng mình, chiếm đoạt mình, là tin vào tính siêu việt của Ngài, và phó thác cho Ngài. Đó là chứng nhận khuôn mặt đích thực của vị Thiên Chúa siêu việt. Bởi vì vị Thiên Chúa siêu việt hiển hiện, nơi đây không phải một Thiên Chúa trừu tượng hay xa vời, cũng không phải một Thiên Chúa nghiêm khắc hay đáng sợ. Đức Kitô, Đấng lôi cuốn loài người theo Ngài cho thấy rõ ý nghĩa đích thực về sự siêu việt của Thiên Chúa: tức là về một tình yêu vô hạn lượng. Ngài vô hình mà thu hút mãnh liệt hơn những nhận vật trần gian quyến rũ nhất. Ngài là chủ tể tối cao, mà ai phụng sự Ngài thì được Ngài dành cho một quyền tự do cao vượt; Ngài toàn năng, nên Ngài nâng bản tính con người vượt trên chính bản tính đó bằng một đức ái vượt mọi giới hạn và bằng một đức khiết tịnh tiên báo trạng thái trên trời. Tính siêu việt của Thiên Chúa không đè bẹp hay làm giảm giá con người, mà trái lại tự thông ban cho con người và nâng con người lên một địa vị cao hơn. Vì Thiên Chúa vượt trên con người, nên Ngài làm cho con người có khả năng vượt trên chính mình.
Chính theo ý nghĩa đó, mà Công Đồng Vatican II đã nói: “Bậc sống tu trì đặc biệt cho ta thấy nước Thiên Chúa vượt trên mọi sự thế trần; những đòi hỏi của nước ấy cao cả biết bao. Nó cũng cho ta thấy quyền lực cao siêu tuyệt vời của Chúa Kitô Vua và quyền năng vô cùng của Chúa Thánh Thần đang hoạt động cách kỳ diệu trong Giáo Hội.” (LG 44, 3).
Cuộc sống tu trì là một chứng minh sống động về tính tuyệt đối của Thiên Chúa, cuộc sống ấy chỉ có thể phát triển bằng một đức tin mạnh mẽ luôn luôn vươn thẳng lên cao. Đời sống ấy nhìn nhận tính vô biên của Thiên Chúa trong Đức Kitô gần kề vì đã hoàn toàn nhập thể. Chính Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ: “Các con tin vào Thiên Chúa, các con cũng hãy tin vào Thầy” (Jn 14, 1). Trong lúc Người sắp từ biệt các môn đệ để đi chịu chết, và trở thành vô hình đối với họ. Người xin họ khẩn thiết hơn trước, xin họ gắn bó với Người bằng đức tin. Người mời họ nhận ra trong Người tính cao cả khôn sánh của Thiên Chúa, Đấng đã đến với họ, dưới bức màn bộ mặt con người.
Trích trong cuốn TIN VÀ TẬN HIẾN, nguyên tác: Croire et se donner của Jean Galot