MỐI PHÚC THỨ SÁU
- Thứ năm - 02/04/2020 00:10
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Sáng hôm qua (ngày 01.02.2020), vào lúc 9giờ 30 phút (giờ Roma), tại thư viện Dinh Tông Tòa, Đức Thánh Cha đã tiếp tục trình bày bài Giáo Lý về các mối Phúc. Cụ thể ngài đã trình bày về Mối Phúc thứ sáu: Phúc cho những ai có lòng trong sạch, họ sẽ được ngắm nhìn Thiên Chúa. Sau đây là toàn bộ nội dung bài Giáo Lý.
Anh chị em thân mến, chào buổi sáng!
Hôm nay, chúng ta cùng nhau đọc mối phúc thứ sáu, hứa cho những ai có tâm hồn trong sạch, sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.
Thánh Vịnh nói rằng: “Nghĩ về Ngài lòng con tự nhủ: hãy tìm kiếm Thánh Nhan. Lạy Chúa, con tìm thánh nhan Ngài, xin Ngài đừng ẩn mặt” (Tv 27, 8 – 9a).
Những lời này bày tỏ lòng khát khao một mối tương quan cá vị với Thiên Chúa, không máy móc, không một chút mờ ám, không: một cách cá vị. Sách Gióp cũng tỏ ra như một biểu trưng của một tương quan chân thành. Sách Gióp nói rằng: “Trước kia, con chỉ được biết về Ngài nhờ người ta nói lại, nhưng giờ đây, chính mắt con chứng kiến” (G 42,5). Rất nhiều lần cha nghĩ rằng đây là một hành trình của cuộc sống, trong những mối tương quan của chúng ta với Thiên Chúa. Chúng ta biết Thiên Chúa vì nghe nói, nhưng với kinh nghiệm của chính mình, chúng ta tiến lên, tiên lên, tiến lên và cuối cùng chúng ta biết Ngài một cách trực tiếp, nếu chúng ta trung thành…Và đây là sự trưởng thành trong Thần Khí.
Như thế nào có thể đạt đến sự thân mật này, đạt đến sự nhận biết Ngài với chính đôi mắt? Ví dụ, có thể nghĩ đến các môn đệ làng Emmaus, họ có Chúa Giêsu bên cạnh mình “nhưng mắt họ bị cản trở không nhận ra Người” (Lc 24,16). Chúa Giêsu mở cái nhìn của họ ở cuối hành trình, đỉnh cao với việc bẻ bánh và khởi đầu với việc khiển trách: “Các anh chẳng hiểu gì cả! Lòng trí các anh thật chậm tin vào lời các ngôn sứ!” (Lc 24,25). Đó là lời khiển trách ban đầu. Đây là nguồn gốc của sự mù lòa: lòng trí u tối và chậm tin. Và khi lòng trí u tối và chậm tin, là khi không nhìn thấy mọi sự. Họ thấy mọi thứ như mây mù. Đây là sự khôn ngoan của mối phúc này: để có thể chiêm ngắm cần phải đi vào bên trong chính chúng ta và tạo không gian dành cho Chúa, bởi vì như thánh Augustino nói: “Thiên Chúa gần gũi tôi hơn chính tôi” (“interior intimo meo”: Tự Thú, III, 6,11). Để nhìn thấy Thiên Chúa không cần phải thay đổi mắt kiếng hoặc thay đổi góc quan sát, hoặc thay đổi các nhà thần học dạy hình trình để nhận biết Ngài, cần giải thoát trái tim khỏi những lừa dối của nó! Đây là con đường duy nhất.
Đây là sự trưởng thành mang tính quyết định: khi chúng ta nhận biết rằng kẻ thù tồi tệ nhất thường nấp trong trái tim chúng ta. Trận chiến cao quý nhất là trận chiến chống lại kẻ thù nội tâm, những kẻ làm nảy sinh tội lỗi. Bởi vì tội lỗi thay đổi cái nhìn nội tâm, thay đổi giá trị của mọi thứ, làm cho thấy những thứ không thật hoặc tệ hơn là nó không thật như thế.
Quan trọng là hiểu “tâm hồn trong sạch là gì”. Để làm điều đó cần nhớ rằng, đối với Kinh Thánh, trái tim không chỉ là những cảm xúc, nhưng là nơi thầm kín nhất của hữu thể con người, không gian nội tâm là nơi một nhân vị là chính mình. Điều này, theo quan điểm Kinh Thánh, chính Tin Mừng thánh Matheu nói rằng: “Nếu ánh sáng nơi anh thành bóng tối, thì tối biết chừng nào” (Mt 6,23). “Ánh sáng” này là cái nhìn của trái tim, những quan điểm, những tổng hợp, là điểm từ đó người ta đọc thực tế (x. Tông huấn Niềm vui Tin Mừng – Evangelii gaudium, 143).
Nhưng trái tim “trong sạch” nghĩa là gì? Trái tim trong sạch sống trước sự hiện diện của Thiên Chúa, giữ trong trái tim những gì là xứng đáng cho mối tương quan với Ngài, chỉ như thế mới có thể sở hữu một cuộc sống “thống nhất”, ngay thẳng, không quanh co nhưng đơn giản.
Bởi vậy trái tim được thanh tẩy là kết quả của một hành trình bao gồm sự giải thoát và sự từ bỏ. Sự trong sạch của trái tim không tự sinh ra như thế, nhưng nó đã trải qua sự đơn giản hóa nội tâm, học chối bỏ sự dữ trong chính mình, cái mà trong Kinh Thánh gọi là cắt bì trái tim (Dt 10,16; 30,6; Ez 44,9; Ger 4,4).
Sự trong sạch nội tâm này bao hàm cả sự nhận biết một phần của trái tim bị ảnh hưởng bởi sự dữ - “Lạy Cha, Cha biết, con cảm nhận điều đó, con nghĩ về điều đó, con thấy điều đó và đó là điều xấu”; nhận biết một phần xấu, phần bị che mờ bởi sự dữ - để học nghệ thuật làm cho mình được Chúa Thánh Thần dạy dỗ và hướng dẫn. Hành trình từ trái tim bệnh tật, từ trái tim tội lỗi, từ trái tim không nhìn thấy điều tốt nơi mọi sự, bởi vì ở trong tội, trái tim tròn đầy ánh sáng là công trình của Chúa Thánh Thần. Chính Ngài hướng dẫn chúng ta hoàn thiện hành trình này. Vì thế, ngang qua hành trình này của trái tim, chúng ta nhìn thấy Thiên Chúa.
Trong cái nhìn ân phúc này có chiều kích tương lai, cánh chung, như trong Các Mối Phúc: đó là niềm vui của Nước Trời mà chúng ta đang tiến về đó. Nhưng cũng có một chiều kích khác: nhìn thấy Thiên Chúa muốn nói rằng thấu hiểu những dấu chỉ của sự Quan Phòng trong những gì đang xảy ra, nhận biết sự hiện diện của Ngài trong các Bí Tích, sự hiện diện của Ngài trong anh chị em, nhất là trong những người nghèo và người đau khổ và nhận biết Ngài, nơi Ngài bày tỏ chính mình (x. GLHTCG s. 2519).
Mối phúc này là hoa quả của những mối phúc trước: nếu chúng ta lắng nghe niềm khát khao điều tốt lành có trong chính mình và chúng ta ý thức sống lòng thương xót, sẽ khởi đầu hành trình giải thoát, kéo dài suốt cả cuộc đời và dẫn đến tận Trời. Đó là một công việc nghiêm túc. Công việc của Chúa Thánh Thần nếu chúng ta tạo cho Ngài một không gian, nếu chúng ta mở lòng ra với hoạt động của Chúa Thánh Thần. Bởi đó chúng ta có thể nói rằng công trình của Thiên Chúa trong chúng ta – trong những thử thách và trong những thanh luyện của cuộc sống – công trình này của Thiên Chúa và của Chúa Thánh Thần mang đến một niềm vui lớn lao, một sự bình an thật sự. Chúng ta không sợ, chúng ta mở cửa trái tim cho Chúa Thánh Thần để Người thanh tẩy chúng ta và Ngài đưa chúng ta tiến về phía trước trong hành trình hướng về niềm vui tròn đầy.
Vatican, tại thư viện Dinh Tông Tòa, ngày 01 tháng 04 năm 2020
Đức Thánh Cha Phanxico
Anh chị em thân mến, chào buổi sáng!
Hôm nay, chúng ta cùng nhau đọc mối phúc thứ sáu, hứa cho những ai có tâm hồn trong sạch, sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.
Thánh Vịnh nói rằng: “Nghĩ về Ngài lòng con tự nhủ: hãy tìm kiếm Thánh Nhan. Lạy Chúa, con tìm thánh nhan Ngài, xin Ngài đừng ẩn mặt” (Tv 27, 8 – 9a).
Những lời này bày tỏ lòng khát khao một mối tương quan cá vị với Thiên Chúa, không máy móc, không một chút mờ ám, không: một cách cá vị. Sách Gióp cũng tỏ ra như một biểu trưng của một tương quan chân thành. Sách Gióp nói rằng: “Trước kia, con chỉ được biết về Ngài nhờ người ta nói lại, nhưng giờ đây, chính mắt con chứng kiến” (G 42,5). Rất nhiều lần cha nghĩ rằng đây là một hành trình của cuộc sống, trong những mối tương quan của chúng ta với Thiên Chúa. Chúng ta biết Thiên Chúa vì nghe nói, nhưng với kinh nghiệm của chính mình, chúng ta tiến lên, tiên lên, tiến lên và cuối cùng chúng ta biết Ngài một cách trực tiếp, nếu chúng ta trung thành…Và đây là sự trưởng thành trong Thần Khí.
Như thế nào có thể đạt đến sự thân mật này, đạt đến sự nhận biết Ngài với chính đôi mắt? Ví dụ, có thể nghĩ đến các môn đệ làng Emmaus, họ có Chúa Giêsu bên cạnh mình “nhưng mắt họ bị cản trở không nhận ra Người” (Lc 24,16). Chúa Giêsu mở cái nhìn của họ ở cuối hành trình, đỉnh cao với việc bẻ bánh và khởi đầu với việc khiển trách: “Các anh chẳng hiểu gì cả! Lòng trí các anh thật chậm tin vào lời các ngôn sứ!” (Lc 24,25). Đó là lời khiển trách ban đầu. Đây là nguồn gốc của sự mù lòa: lòng trí u tối và chậm tin. Và khi lòng trí u tối và chậm tin, là khi không nhìn thấy mọi sự. Họ thấy mọi thứ như mây mù. Đây là sự khôn ngoan của mối phúc này: để có thể chiêm ngắm cần phải đi vào bên trong chính chúng ta và tạo không gian dành cho Chúa, bởi vì như thánh Augustino nói: “Thiên Chúa gần gũi tôi hơn chính tôi” (“interior intimo meo”: Tự Thú, III, 6,11). Để nhìn thấy Thiên Chúa không cần phải thay đổi mắt kiếng hoặc thay đổi góc quan sát, hoặc thay đổi các nhà thần học dạy hình trình để nhận biết Ngài, cần giải thoát trái tim khỏi những lừa dối của nó! Đây là con đường duy nhất.
Đây là sự trưởng thành mang tính quyết định: khi chúng ta nhận biết rằng kẻ thù tồi tệ nhất thường nấp trong trái tim chúng ta. Trận chiến cao quý nhất là trận chiến chống lại kẻ thù nội tâm, những kẻ làm nảy sinh tội lỗi. Bởi vì tội lỗi thay đổi cái nhìn nội tâm, thay đổi giá trị của mọi thứ, làm cho thấy những thứ không thật hoặc tệ hơn là nó không thật như thế.
Quan trọng là hiểu “tâm hồn trong sạch là gì”. Để làm điều đó cần nhớ rằng, đối với Kinh Thánh, trái tim không chỉ là những cảm xúc, nhưng là nơi thầm kín nhất của hữu thể con người, không gian nội tâm là nơi một nhân vị là chính mình. Điều này, theo quan điểm Kinh Thánh, chính Tin Mừng thánh Matheu nói rằng: “Nếu ánh sáng nơi anh thành bóng tối, thì tối biết chừng nào” (Mt 6,23). “Ánh sáng” này là cái nhìn của trái tim, những quan điểm, những tổng hợp, là điểm từ đó người ta đọc thực tế (x. Tông huấn Niềm vui Tin Mừng – Evangelii gaudium, 143).
Nhưng trái tim “trong sạch” nghĩa là gì? Trái tim trong sạch sống trước sự hiện diện của Thiên Chúa, giữ trong trái tim những gì là xứng đáng cho mối tương quan với Ngài, chỉ như thế mới có thể sở hữu một cuộc sống “thống nhất”, ngay thẳng, không quanh co nhưng đơn giản.
Bởi vậy trái tim được thanh tẩy là kết quả của một hành trình bao gồm sự giải thoát và sự từ bỏ. Sự trong sạch của trái tim không tự sinh ra như thế, nhưng nó đã trải qua sự đơn giản hóa nội tâm, học chối bỏ sự dữ trong chính mình, cái mà trong Kinh Thánh gọi là cắt bì trái tim (Dt 10,16; 30,6; Ez 44,9; Ger 4,4).
Sự trong sạch nội tâm này bao hàm cả sự nhận biết một phần của trái tim bị ảnh hưởng bởi sự dữ - “Lạy Cha, Cha biết, con cảm nhận điều đó, con nghĩ về điều đó, con thấy điều đó và đó là điều xấu”; nhận biết một phần xấu, phần bị che mờ bởi sự dữ - để học nghệ thuật làm cho mình được Chúa Thánh Thần dạy dỗ và hướng dẫn. Hành trình từ trái tim bệnh tật, từ trái tim tội lỗi, từ trái tim không nhìn thấy điều tốt nơi mọi sự, bởi vì ở trong tội, trái tim tròn đầy ánh sáng là công trình của Chúa Thánh Thần. Chính Ngài hướng dẫn chúng ta hoàn thiện hành trình này. Vì thế, ngang qua hành trình này của trái tim, chúng ta nhìn thấy Thiên Chúa.
Trong cái nhìn ân phúc này có chiều kích tương lai, cánh chung, như trong Các Mối Phúc: đó là niềm vui của Nước Trời mà chúng ta đang tiến về đó. Nhưng cũng có một chiều kích khác: nhìn thấy Thiên Chúa muốn nói rằng thấu hiểu những dấu chỉ của sự Quan Phòng trong những gì đang xảy ra, nhận biết sự hiện diện của Ngài trong các Bí Tích, sự hiện diện của Ngài trong anh chị em, nhất là trong những người nghèo và người đau khổ và nhận biết Ngài, nơi Ngài bày tỏ chính mình (x. GLHTCG s. 2519).
Mối phúc này là hoa quả của những mối phúc trước: nếu chúng ta lắng nghe niềm khát khao điều tốt lành có trong chính mình và chúng ta ý thức sống lòng thương xót, sẽ khởi đầu hành trình giải thoát, kéo dài suốt cả cuộc đời và dẫn đến tận Trời. Đó là một công việc nghiêm túc. Công việc của Chúa Thánh Thần nếu chúng ta tạo cho Ngài một không gian, nếu chúng ta mở lòng ra với hoạt động của Chúa Thánh Thần. Bởi đó chúng ta có thể nói rằng công trình của Thiên Chúa trong chúng ta – trong những thử thách và trong những thanh luyện của cuộc sống – công trình này của Thiên Chúa và của Chúa Thánh Thần mang đến một niềm vui lớn lao, một sự bình an thật sự. Chúng ta không sợ, chúng ta mở cửa trái tim cho Chúa Thánh Thần để Người thanh tẩy chúng ta và Ngài đưa chúng ta tiến về phía trước trong hành trình hướng về niềm vui tròn đầy.
Vatican, tại thư viện Dinh Tông Tòa, ngày 01 tháng 04 năm 2020
Đức Thánh Cha Phanxico