MỐI PHÚC THỨ TÁM
- Thứ tư - 29/04/2020 23:23
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Sáng hôm qua (ngày 29.04.2020), vào lúc 9 giờ 30 phút (giờ Roma), Đức Thánh Cha Phanxico đã có buổi Giáo Lý như thường lệ vào sáng thứ Tư hằng tuần. Cũng như các tuần trước, trong hoàn cảnh cách ly do đại dịch covid -19, buổi Giáo Lý được tiến hành tại thư viện dinh Tông Tòa. Đức Thánh Cha đã diễn dãi và phân tích mối phúc cuối trong Bát Phúc. Sau đây là toàn bộ nội dung bài Giáo Lý:
Chào anh chị em, chúc ngày mới tốt lành!
Với buổi triều yết hôm nay chúng kết thúc hành trình Giáo Lý về Các Mối Phúc của Tin Mừng. Như chúng ta đã lắng nghe công bố về niềm vui cánh chung của những người bị bách hại vì sự công chính.
Mối phúc này loan báo cùng một niềm hạnh phúc với mối phúc thứ nhất: Nước Trời là của những ai bị bách hại cũng là mối phúc của những người có tinh thần nghèo khó. Chúng ta hiểu rằng như thế đã đến hồi kết của một hành trình liên kết chặt chẽ đã được làm sáng tỏ trong các mối phúc trước.
Nghèo khó trong tinh thần, khóc lóc, hiền lành, khao khát sự công chính, thương xót, trái tim trong sạch và xây dựng hòa bình, những điều đó có thể đưa đến bị bách hại vì Đức Kitô, nhưng việc bách hại này cuối cùng nó là nguyên do của niềm vui và phần thưởng lớn lao ở trên trời. Con đường của Các Mối Phúc là hành trình phục sinh, nó dẫn đưa từ một cuộc sống theo trần tục đến cuộc sống theo Thiên Chúa, từ một hiện hữu được hướng dẫn bởi xác thịt – nghĩa là từ sự ích kỷ đến một hiện hữu được hướng dẫn bởi Thần Khí.
Thế giới, với những thần tượng của nó, những lời hứa của nó và những quyền ưu tiên của nó không chấp thuận loại hiện hữu này. “Những cấu trúc của tội lỗi”[1], thường là sản phẩm của não trạng của con người, chúng xa lạ đối với Thần Khí của sự thật mà thế gian không thể đón nhận (x. Ga 14,17), họ chỉ có thể từ chối sự nghèo đói hoặc sự khiêm nhường hoặc sự trong sạch và công bố cuộc sống theo Tin Mừng như là một sai lạc và một vấn đề, bởi vậy như một điều gì đó phải cách ly. Thế gian nghĩ như thế này: “Họ là những người duy tâm hay cuồng tín…”. Họ nghĩ như vậy.
Nếu thế giới này sống vì tiền, thì bất cứ ai chứng tỏ rằng cuộc sống có thể được hoàn thiện trong sự trao ban và cho đi sẽ trở thành một phiền toái cho một hệ thống tham lam. Từ “một phiền toái” là mấu chốt, bởi vì chỉ duy nhất chứng nhân kitô giáo làm biết bao điều tốt đẹp cho biết bao con người, vì sống theo tinh thần ấy sẽ là mối phiền toái cho những ai có não trạng trần tục. Cuộc sống họ như một lời quở trách. Khi xuất hiện sự thánh thiện và nổi bật lên sự sống của những người con của Thiên Chúa, trong vẻ đẹp ấy có cái gì đó khó chịu, nó đòi hỏi một lập trường: hoặc là bỏ bên ngoài những lời dị nghị và mở ra với điều tốt đẹp hoặc từ chối ánh sáng ấy và làm cho con tim trở nên cứng cỏi, ngay cả đến sự đối lập và giận dữ (x. Kn 2, 14 – 15). Nó là sự hiếu kỳ, lôi kéo sự chú ý để thấy cách thế tiến triển từ thù ghét đến giận dữ trong những cuộc bách hại các vị tử đạo. Chỉ cần nhìn vào các cuộc bách hại trong thế kỷ vừa qua, của các chế độ độc tài châu Âu: sự giận dữ chống lại các kitô hữu, chống lại nhân chứng kitô giáo và chống lại tính anh hùng của các kitô hữu đã xuất hiện như thế nào.
Nhưng điều này chứng tỏ rằng bi kịch của bách hại còn là nơi giải thoát khỏi sự khuất phục đến thành công, đến những vinh quang hão huyền và phần thưởng của thế gian. Người bị thế gian từ chối vì Đức Kitô hân hoan về điều gì? Người ấy hân hoan về điều quý giá hơn cả thế giới này. Thật vậy, “Vì được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi gì?” (Mc 8,36). Lợi ích nào ở đây?
Trong giây phút này, thật đau đớn nhớ lại rằng, có rất nhiều kitô hữu phải chịu đựng sự bách hại ở nhiều nơi trên thế giới, chúng ta phải hy vọng và cầu nguyện cho sự đau khổ của họ sớm được chấm dứt. Họ rất nhiều: những người tử đạo hôm nay nhiều hơn các vị tử đạo của các thế kỷ trước. Chúng ta bày tỏ sự gần gũi của chúng ta đến những anh chị em ấy: chúng ta là một thân thể duy nhất và những kitô hữu này là những thành viên máu mủ của Thân Thể Đức Kitô, là Giáo Hội.
Nhưng chúng ta cần chú ý cả đến việc không đọc mối phúc này trong nhãn quan của sự khoái khổ. Thật vậy, không phải luôn luôn sự khinh miệt con người đồng nghĩa với bách hại: ngay sau đó một ít Chúa Giêsu nói rằng các kitô hữu là “muối cho trần gian” và cẩn thận với nguy cơ “đánh mất vị của muối”, nếu không, muối “trở thành vô dụng và bị người ta quăng ra ngoài và dẫm đạp lên thôi” (Mt 5, 13b). Do đó, cũng có một sự khinh miệt, đó là lỗi của chúng ta, khi chúng ta đánh mất vị của Đức Kitô và của Tin Mừng.
Cần phải trung thành với hành trình khiêm nhường của Các Mối Phúc, bởi vì hành trình ấy đưa chúng ta đến là người của Đức Kitô, không phải là người của thế gian. Thật tốt để nhớ lại hành trình của thánh Phaolo: khi tôi nghĩ mình là một người công chính, thật ra tôi là một kẻ bắt bớ, nhưng khi khám phá ra mình là kẻ bắt bớ, tôi trở nên một người đầy tình yêu, tôi đón nhận cách nhẹ nhàng những đau khổ và bách hại và tôi phải chịu (x. Col 1,24).
Loại trừ và bách hại, nếu Thiên Chúa làm cho nó hòa hợp với ân sủng, những điều ấy làm cho chúng ta trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô Chịu Đóng Đinh, chúng ta dự phần vào cuộc thương khó của Ngài, chúng bày tỏ một sự sống mới. Sự sống này là chính Đức Kitô, Đấng vì con người chúng ta và vì ơn cứu độ của chúng ta đã bị con người kinh miệt và ruồng bỏ (X. Is 53,3; Cv 8, 30 – 35). Đón nhận Thần Khí của Ngài chúng ta có thể mang và có nhiều tình yêu trong trái tim mình để trao dâng sự sống cho thế giới mà không chấp nhận những thỏa hiệp với sự lừa dối của thế gian và đón nhận sự từ chối của thế gian. Thỏa hiệp với thế gian là một nguy hiểm: kitô hữu luôn bị cám dỗ thỏa hiệp với thế gian, với tinh thần của thế gian. Điều này – từ chối thỏa hiệp với thế gian và đi theo con đường của Đức Kitô – là sự sống của Vương Quốc Nước Trời, là niềm vui lớn nhất, là niềm hân hoan đích thực. Và rồi, trong những cuộc bách hại luôn có sự hiện diện của Đức Kitô, Ngài đồng hành cùng chúng ta, sự hiện diện của Đức Kitô an ủi chúng ta và sức mạnh của Thần Khí giúp chúng ta tiến về phía trước. Chúng ta đừng nản lòng khi sống theo Tin Mừng khiến con người bị bách hại: có Thần Khí nâng đỡ chúng ta trên hành trình này.
Vatican, thứ Tư ngày 29 tháng 4 năm 2020
Đức Thánh Cha Phanxico
Chào anh chị em, chúc ngày mới tốt lành!
Với buổi triều yết hôm nay chúng kết thúc hành trình Giáo Lý về Các Mối Phúc của Tin Mừng. Như chúng ta đã lắng nghe công bố về niềm vui cánh chung của những người bị bách hại vì sự công chính.
Mối phúc này loan báo cùng một niềm hạnh phúc với mối phúc thứ nhất: Nước Trời là của những ai bị bách hại cũng là mối phúc của những người có tinh thần nghèo khó. Chúng ta hiểu rằng như thế đã đến hồi kết của một hành trình liên kết chặt chẽ đã được làm sáng tỏ trong các mối phúc trước.
Nghèo khó trong tinh thần, khóc lóc, hiền lành, khao khát sự công chính, thương xót, trái tim trong sạch và xây dựng hòa bình, những điều đó có thể đưa đến bị bách hại vì Đức Kitô, nhưng việc bách hại này cuối cùng nó là nguyên do của niềm vui và phần thưởng lớn lao ở trên trời. Con đường của Các Mối Phúc là hành trình phục sinh, nó dẫn đưa từ một cuộc sống theo trần tục đến cuộc sống theo Thiên Chúa, từ một hiện hữu được hướng dẫn bởi xác thịt – nghĩa là từ sự ích kỷ đến một hiện hữu được hướng dẫn bởi Thần Khí.
Thế giới, với những thần tượng của nó, những lời hứa của nó và những quyền ưu tiên của nó không chấp thuận loại hiện hữu này. “Những cấu trúc của tội lỗi”[1], thường là sản phẩm của não trạng của con người, chúng xa lạ đối với Thần Khí của sự thật mà thế gian không thể đón nhận (x. Ga 14,17), họ chỉ có thể từ chối sự nghèo đói hoặc sự khiêm nhường hoặc sự trong sạch và công bố cuộc sống theo Tin Mừng như là một sai lạc và một vấn đề, bởi vậy như một điều gì đó phải cách ly. Thế gian nghĩ như thế này: “Họ là những người duy tâm hay cuồng tín…”. Họ nghĩ như vậy.
Nếu thế giới này sống vì tiền, thì bất cứ ai chứng tỏ rằng cuộc sống có thể được hoàn thiện trong sự trao ban và cho đi sẽ trở thành một phiền toái cho một hệ thống tham lam. Từ “một phiền toái” là mấu chốt, bởi vì chỉ duy nhất chứng nhân kitô giáo làm biết bao điều tốt đẹp cho biết bao con người, vì sống theo tinh thần ấy sẽ là mối phiền toái cho những ai có não trạng trần tục. Cuộc sống họ như một lời quở trách. Khi xuất hiện sự thánh thiện và nổi bật lên sự sống của những người con của Thiên Chúa, trong vẻ đẹp ấy có cái gì đó khó chịu, nó đòi hỏi một lập trường: hoặc là bỏ bên ngoài những lời dị nghị và mở ra với điều tốt đẹp hoặc từ chối ánh sáng ấy và làm cho con tim trở nên cứng cỏi, ngay cả đến sự đối lập và giận dữ (x. Kn 2, 14 – 15). Nó là sự hiếu kỳ, lôi kéo sự chú ý để thấy cách thế tiến triển từ thù ghét đến giận dữ trong những cuộc bách hại các vị tử đạo. Chỉ cần nhìn vào các cuộc bách hại trong thế kỷ vừa qua, của các chế độ độc tài châu Âu: sự giận dữ chống lại các kitô hữu, chống lại nhân chứng kitô giáo và chống lại tính anh hùng của các kitô hữu đã xuất hiện như thế nào.
Nhưng điều này chứng tỏ rằng bi kịch của bách hại còn là nơi giải thoát khỏi sự khuất phục đến thành công, đến những vinh quang hão huyền và phần thưởng của thế gian. Người bị thế gian từ chối vì Đức Kitô hân hoan về điều gì? Người ấy hân hoan về điều quý giá hơn cả thế giới này. Thật vậy, “Vì được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi gì?” (Mc 8,36). Lợi ích nào ở đây?
Trong giây phút này, thật đau đớn nhớ lại rằng, có rất nhiều kitô hữu phải chịu đựng sự bách hại ở nhiều nơi trên thế giới, chúng ta phải hy vọng và cầu nguyện cho sự đau khổ của họ sớm được chấm dứt. Họ rất nhiều: những người tử đạo hôm nay nhiều hơn các vị tử đạo của các thế kỷ trước. Chúng ta bày tỏ sự gần gũi của chúng ta đến những anh chị em ấy: chúng ta là một thân thể duy nhất và những kitô hữu này là những thành viên máu mủ của Thân Thể Đức Kitô, là Giáo Hội.
Nhưng chúng ta cần chú ý cả đến việc không đọc mối phúc này trong nhãn quan của sự khoái khổ. Thật vậy, không phải luôn luôn sự khinh miệt con người đồng nghĩa với bách hại: ngay sau đó một ít Chúa Giêsu nói rằng các kitô hữu là “muối cho trần gian” và cẩn thận với nguy cơ “đánh mất vị của muối”, nếu không, muối “trở thành vô dụng và bị người ta quăng ra ngoài và dẫm đạp lên thôi” (Mt 5, 13b). Do đó, cũng có một sự khinh miệt, đó là lỗi của chúng ta, khi chúng ta đánh mất vị của Đức Kitô và của Tin Mừng.
Cần phải trung thành với hành trình khiêm nhường của Các Mối Phúc, bởi vì hành trình ấy đưa chúng ta đến là người của Đức Kitô, không phải là người của thế gian. Thật tốt để nhớ lại hành trình của thánh Phaolo: khi tôi nghĩ mình là một người công chính, thật ra tôi là một kẻ bắt bớ, nhưng khi khám phá ra mình là kẻ bắt bớ, tôi trở nên một người đầy tình yêu, tôi đón nhận cách nhẹ nhàng những đau khổ và bách hại và tôi phải chịu (x. Col 1,24).
Loại trừ và bách hại, nếu Thiên Chúa làm cho nó hòa hợp với ân sủng, những điều ấy làm cho chúng ta trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô Chịu Đóng Đinh, chúng ta dự phần vào cuộc thương khó của Ngài, chúng bày tỏ một sự sống mới. Sự sống này là chính Đức Kitô, Đấng vì con người chúng ta và vì ơn cứu độ của chúng ta đã bị con người kinh miệt và ruồng bỏ (X. Is 53,3; Cv 8, 30 – 35). Đón nhận Thần Khí của Ngài chúng ta có thể mang và có nhiều tình yêu trong trái tim mình để trao dâng sự sống cho thế giới mà không chấp nhận những thỏa hiệp với sự lừa dối của thế gian và đón nhận sự từ chối của thế gian. Thỏa hiệp với thế gian là một nguy hiểm: kitô hữu luôn bị cám dỗ thỏa hiệp với thế gian, với tinh thần của thế gian. Điều này – từ chối thỏa hiệp với thế gian và đi theo con đường của Đức Kitô – là sự sống của Vương Quốc Nước Trời, là niềm vui lớn nhất, là niềm hân hoan đích thực. Và rồi, trong những cuộc bách hại luôn có sự hiện diện của Đức Kitô, Ngài đồng hành cùng chúng ta, sự hiện diện của Đức Kitô an ủi chúng ta và sức mạnh của Thần Khí giúp chúng ta tiến về phía trước. Chúng ta đừng nản lòng khi sống theo Tin Mừng khiến con người bị bách hại: có Thần Khí nâng đỡ chúng ta trên hành trình này.
Vatican, thứ Tư ngày 29 tháng 4 năm 2020
Đức Thánh Cha Phanxico
[1] X. Bài diễn văn cho các tham dự viên của workshop “Những hình thức mới của tình liên đới xã hội, của hội nhập, hỗ tương và đổi mới”, ngày 05 tháng 02 năm 2020: «Thần tượng tiền bạc, tham lam, tham nhũng – chúng là “cấu trúc của tội lỗi” như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II đã định nghĩa – được sản xuất từ “toàn cầu hóa của sự dửng dưng”».