Nhận lời mời của Chúa Giê-su
- Thứ ba - 06/11/2018 18:52
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Triều Đại Thiên Chúa thường được trình bày như một bữa đại tiệc. Chúa Giê-su mời chúng ta cùng tham dự bữa tiệc đó với Ngài. Nhưng chúng ta lại thường tìm cớ để không đến dự. Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã giảng như thế trong Thánh Lễ vào sáng sớm thứ Ba vừa qua tại nguyện đường Thánh Mác-ta của Tòa Thánh Vatican.
Nhưng rốt cuộc, Chúa Giê-su vẫn chủ trương điều tốt lành – Đức Thánh Cha giảng giải -, và vì thế, việc đáp lại lời mời của Ngài là điều quan trọng.
Bài Tin Mừng trong ngày (Lc 14,15-24) nói về một bữa đại tiệc. Bữa tiệc đó được một người Pha-ri-siêu tổ chức, và ông đã mời Chúa Giê-su. Trước khi đến dự tiệc, Chúa Giê-su đã chữa lành một bệnh nhân. Và khi Ngài có mặt tại phòng tiệc, Ngài thấy rằng, nhiều khách cứ tranh nhau ngồi chỗ nhất. Vì thế Chúa Giê-su đã khuyên người Pha-ri-siêu rằng, trước tiên hãy mời những người không có khả năng đáp lễ đến dự tiệc. Những người nghèo, các bệnh nhân, những người tật nguyền và những kẻ đui mù, tất cả những người ấy đều phải được mời tới dự tiệc với Chúa Giê-su. Và tất cả đều đến. Đức Thánh Cha giải thích rằng, những kẻ từ khước Chúa Giê-su thì thường là những kẻ có nhiều cơ hội hơn. Nhưng đôi khi sự khước từ lại xuất hiện vào phút cuối cùng.
Lời mời gọi thay đổi cuộc sống
„Phúc thay ai được dự tiệc trong Nước Thiên Chúa“ – một người trong số những người dự tiệc hô lên. Và Đức Thánh Cha bổ sung: „Trong lúc từ chối lời mời, chúng ta hãy nghĩ tới chính mình, cũng như hãy nhớ tới tất cả những khoảnh khắc mà Chúa Giê-su đã mời chúng ta đến dự tiệc với Ngài, đến đồng bàn với Ngài.“ Vì Chúa Giê-su không ngừng mời gọi chúng ta thay đổi cuộc sống.
„Chúng ta hãy nghĩ tới một người kia khi ông muốn được ở cùng những người bạn thân thiết với mình, nhưng đã bị họ từ chối! Sau đó, Chúa Giê-su đã tìm các bệnh nhân, và họ đã đến, ngoại trừ một số người. Chúng ta thường đón nhận lời mời của Chúa Giê-su để đến với Ngài, để thực hiện một công việc nhân hậu, để cầu nguyện, để đến với Ngài như thế nào? Và chúng ta nói: „Thật tiếc quá Chúa ơi, con đã có việc khác để làm rồi, con không có thời gian. Thôi để mai Chúa nhé, hôm nay thì con chịu! Và Chúa Giê-su đã bị đuổi đi!“
Đừng đưa ra những lời thoái thác
„Ngay cả chúng ta cũng vẫn khước từ lời mời của Chúa Giê-su. Mỗi người trong chúng ta hãy nghĩ xem: Tôi có thường xuyên cảm thấy được Chúa Thánh Thần gợi hứng trong cuộc sống của mình để làm việc Bác Ái, để gặp gỡ Chúa Giê-su trong việc bác ái ấy, để đến với Ngài, để cầu nguyện, để thay đổi một cái gì đó mà nó chưa tốt trong cuộc sống của tôi không? Và liệu có phải là tôi luôn luôn thấy được lý do để nói lời thoái thác và từ chối không?“
„Đúng là Ngài tốt lành, Ngài nhân hậu, nhưng Ngài cũng rất thẳng thắn“
Cuối cùng thì – Đức Thánh Cha giải thích – những người đi theo Chúa Giê-su trong một mối tương quan nào đó, sẽ không bị Ngài khước từ, nhưng sẽ bước vào trong Vương Quốc của Thiên Chúa. Vì Chúa Giê-su vốn tốt lành, và Ngài tha thứ tất cả - nói chung là như thế.
„Đúng là Ngài tốt lành, nhân hậu nhưng cũng rất thẳng thắn. Nếu bạn khóa kín cánh cửa con tim mình lại thì Ngài sẽ không mở được nó, vì Ngài rất tôn trọng con tim của chúng ta. Khước từ Chúa Giê-su có nghĩa là khóa chặt cánh cửa nội tâm đến độ Ngài không thể bước vào.“ Với đời sống của Ngài – Đức Thánh Cha khép lại bài giảng – Chúa Giê-su đã tính tiền bữa đại tiệc thay cho chúng ta. Chúng ta cần tới ân sủng để bước vào mầu nhiệm về sự chai đá của con tim, mầu nhiệm về sự ương ngạnh và về sự khước từ.
(theo vatican news - 06 November 2018, 11:32)
Đa-minh Thiệu