PHÚC CHO NHỮNG AI XÂY DỰNG HÒA BÌNH
- Thứ tư - 15/04/2020 11:14
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Sáng nay, vào lúc 9giờ 30 phút (giờ Roma), Đức Thánh Cha đã có bài Giáo Lý như thường lệ vào thứ sáng Tư hằng tuần. Cũng như các tuần trước kể từ khi các cuộc tụ họp đông người được hủy bởi dịch covid 19, Đức Thánh Cha đã trình bày bài Giáo Lý tại thư viện Dinh Tông Tòa. Hôm nay, Đức Thánh Cha tiếp tục bài giáo huấn của mình về Các Mối Phúc, cụ thể ngài giải thích mối phúc thứ bảy: "Phúc cho ai xây dựng hòa bình, họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa" (Mt 5,9).
Sau đây là nguyên văn bài Giáo Lý:
Anh chị em thân mến, bài Giáo Lý hôm nay dành nói về mối phúc thứ bảy, mối phúc của “những người xây dựng hòa bình”, họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. Tôi thật vui thì mối phúc này được trình bày ngay sau lễ Phục Sinh, bỏi vì bình an của Đức Kitô là hoa quả của cái chết của Ngài, như chúng ta đã được lắng nghe trong thư của thánh Phaolo. Để hiểu mối phúc này cần giải thích ý nghĩa của từ “hòa bình”, có thể nó được hiểu sai lầm hoặc lắm khi được hiểu cách tầm thường.
Chúng ta cần hướng vào hai ý tưởng của “hòa bình”: đầu tiên là ý tưởng thuộc về Kinh Thánh, ở đó xuất hiện một từ rất đẹp shalòm, từ này bày tỏ sự phong phú, cao đẹp và sung túc. Khi những người Do Thái trao nhau lời cầu chúc shalòm, họ chúc nhau một cuộc sống tươi đẹp, tròn đầy, sung túc, nhưng cũng theo sự thật và công bình, điều được hoàn tất Đấng Messia, Hoàng Tử của hòa bình (x. Is 9,6; Mic 5, 4 – 5).
Và rồi có một ý nghĩa khác, phổ biến hơn, theo ý nghĩa đó “hòa bình” được hiểu như một kiểu tĩnh lặng nội tâm: tôi rất thanh thản, tôi bình an. Đây là một ý tưởng hiện đại, tâm lý và chủ quan hơn. Người ta nghĩ một cách rất phổ biến rằng hòa bình là tĩnh lặng, hài hòa, cân bằng nội tâm. Ý nghĩa này của từ “hòa bình” là không đầy đủ và nó không được tuyệt đối, bởi vì trong cuộc sống sự lo lắng có thể là một khoảnh khắc quan trọng của sự trưởng thành. Rất nhiều lần chính Thiên Chúa gieo vào lòng chúng ta những lo lắng để đến gặp Ngài, để tìm Ngài. Trong ý nghĩa này nó là khoảnh khắc quan trọng của sự lớn lên; trong khi có thể xảy ra rằng sự tĩnh lặng nội tâm có thể tương ứng với một lương tâm đã bị thuần hóa và không tương ứng với một sự giải thoát thiêng liêng. Nhiều khi Thiên Chúa phải làm “dấu chỉ của sự mâu thuẫn (x. Lc 2, 34 – 35), khuấy động sự chắc chắn ảo tưởng của chúng ta, để mang chúng ta đến ơn cứu độ. Và trong khoảnh khắc ấy dường như không có bình an, nhưng là chính Thiên Chúa, Ngài đặt chúng ta trong con đường ấy để được bình an mà Ngài ban cho chúng ta.
Ở điểm này chúng ta cần nhớ rằng Thiên Chúa hiểu bình an của Ngài khác với bình an của con người, bình an của thế giới, khi ngài nói rằng: “Thầy để lại cho anh em bình an, Thầy ban cho anh em bình an không như thế gian ban tặng” (Ga 14, 27). Bình an của Chúa Giêsu là một bình an khác, khác với bình an của thế giới.
Chúng ta tự hỏi: thế gian ban bình an thế nào? Nếu chúng ta nghĩ đến những cuộc xung đột chiến tranh, bình thường các cuộc chiến tranh kết thúc trong hai hình thức: hoặc là sự thất bại của một trong hai phía, hoặc với hiệp ước hòa bình. Chúng ta chỉ có thể mong ước và cầu nguyện để cho hình thức thứ hai luôn được thực hiện; tuy nhiên chúng ta phải xem xét rằng lịch sử là một chuỗi vô tận các hiệp ước hòa bình bị từ chối bởi các cuộc chiến tranh liên tiếp, hoặc từ những biến thái của các cuộc chiến tranh trong các hình thức khác hoặc trong các địa điểm khác. Trong thời đại của chúng ta cũng vậy, một cuộc chiến “phân mảnh” được chiến đấu trên nhiều kịch bản và trong nhiều hình thức khác nhau.[1] Ít nhất chúng ta phải nghi ngờ rằng trong bối cảnh toàn cầu được tạo ra trước hết là sự quan tâm đến lợi ích kinh tế hoặc tài chính, “hòa bình” của một số người tương ứng với chiến tranh của người khác. Và đây không phải là bình an của Đức Kitô.
Trái lại, Chúa Giêsu trao ban bình an thế nào? Chúng ta đã nghe thánh Phaolo nói rằng bình an của Đức Kitô là “nối kết đôi bên thành một” (x. Ep 2,14), xóa bỏ sự thù nghịch và hòa giải. Và con đường để thực hiện công trình hòa bình này là mục đích của Ngài. Thật vậy Ngài đã hòa giải tất cả và đặt hòa bình với máu trên thập giá của ngài, như thánh Phaolo nói ở chỗ khác (x. Cl 1,2).
Và ở đây cha tự hỏi, tất cả chúng ta có thể tự hỏi: ai là những người kiến tạo hòa bình? Mối phúc thứ bảy là mối phúc năng động nhất, một hoạt động rõ ràng, một sự diễn tả bằng lời giống như sự diễn tả được sử dụng trong chương đầu tiên của Kinh Thánh để tạo dựng, cho thấy sự chủ động và cần cù. Bởi tự nhiên tình yêu là sáng tạo – tình yêu luôn luôn là sáng tạo – và tìm kiếm sự hòa giải với bất cứ giá nào. Được gọi là con Thiên Chúa những ai học được nghệ thuật của hòa bình và thực thi nó, họ biết rằng không có sự hòa giải mà không trao ban chính sự sống và biết rằng hòa bình phải được tìm kiếm luôn luôn và dù thế nào đi nữa. Luôn luôn và dù thế nào đi nữa: đừng quên điều này! Nó được tìm kiếm như thế! Đây không phải là công trình tự trị mà là kết quả của những khả năng, nó bày tỏ ân sủng được đón nhận từ Đức Kitô, Ngài là bình an của chúng ta, Ngài làm cho chúng ta trở nên con Thiên Chúa.
Shalòm đích thực và sự cân bằng nội tâm thật sự tuôn ra từ bình an của Đức Kitô, đến từ thập giá của Ngài và tái sinh một nhân loại mới, được nhập thể trong đám đông vô tận các Thánh Nam và Thánh Nữ đầy sáng tạo, họ đưa ra những con đường luôn luôn mới để yêu thương. Các Thánh Nam, các Thánh Nữ họ đã xây dựng hòa bình. Cuộc sống này của con cái Thiên Chúa, vì máu của Đức Kitô họ tìm kiếm và gặp thấy là anh em của nhau, là hạnh phúc đích thực. Phúc cho những ai đi theo đường lối này.
Và một lần nữa chúc mừng Phục Sinh đến hết mọi người, trong bình an của Đức Kitô!
Vatican, ngày 15 tháng 04 năm 2010
Đức Thánh Cha Phanxico
Sau đây là nguyên văn bài Giáo Lý:
Anh chị em thân mến, bài Giáo Lý hôm nay dành nói về mối phúc thứ bảy, mối phúc của “những người xây dựng hòa bình”, họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. Tôi thật vui thì mối phúc này được trình bày ngay sau lễ Phục Sinh, bỏi vì bình an của Đức Kitô là hoa quả của cái chết của Ngài, như chúng ta đã được lắng nghe trong thư của thánh Phaolo. Để hiểu mối phúc này cần giải thích ý nghĩa của từ “hòa bình”, có thể nó được hiểu sai lầm hoặc lắm khi được hiểu cách tầm thường.
Chúng ta cần hướng vào hai ý tưởng của “hòa bình”: đầu tiên là ý tưởng thuộc về Kinh Thánh, ở đó xuất hiện một từ rất đẹp shalòm, từ này bày tỏ sự phong phú, cao đẹp và sung túc. Khi những người Do Thái trao nhau lời cầu chúc shalòm, họ chúc nhau một cuộc sống tươi đẹp, tròn đầy, sung túc, nhưng cũng theo sự thật và công bình, điều được hoàn tất Đấng Messia, Hoàng Tử của hòa bình (x. Is 9,6; Mic 5, 4 – 5).
Và rồi có một ý nghĩa khác, phổ biến hơn, theo ý nghĩa đó “hòa bình” được hiểu như một kiểu tĩnh lặng nội tâm: tôi rất thanh thản, tôi bình an. Đây là một ý tưởng hiện đại, tâm lý và chủ quan hơn. Người ta nghĩ một cách rất phổ biến rằng hòa bình là tĩnh lặng, hài hòa, cân bằng nội tâm. Ý nghĩa này của từ “hòa bình” là không đầy đủ và nó không được tuyệt đối, bởi vì trong cuộc sống sự lo lắng có thể là một khoảnh khắc quan trọng của sự trưởng thành. Rất nhiều lần chính Thiên Chúa gieo vào lòng chúng ta những lo lắng để đến gặp Ngài, để tìm Ngài. Trong ý nghĩa này nó là khoảnh khắc quan trọng của sự lớn lên; trong khi có thể xảy ra rằng sự tĩnh lặng nội tâm có thể tương ứng với một lương tâm đã bị thuần hóa và không tương ứng với một sự giải thoát thiêng liêng. Nhiều khi Thiên Chúa phải làm “dấu chỉ của sự mâu thuẫn (x. Lc 2, 34 – 35), khuấy động sự chắc chắn ảo tưởng của chúng ta, để mang chúng ta đến ơn cứu độ. Và trong khoảnh khắc ấy dường như không có bình an, nhưng là chính Thiên Chúa, Ngài đặt chúng ta trong con đường ấy để được bình an mà Ngài ban cho chúng ta.
Ở điểm này chúng ta cần nhớ rằng Thiên Chúa hiểu bình an của Ngài khác với bình an của con người, bình an của thế giới, khi ngài nói rằng: “Thầy để lại cho anh em bình an, Thầy ban cho anh em bình an không như thế gian ban tặng” (Ga 14, 27). Bình an của Chúa Giêsu là một bình an khác, khác với bình an của thế giới.
Chúng ta tự hỏi: thế gian ban bình an thế nào? Nếu chúng ta nghĩ đến những cuộc xung đột chiến tranh, bình thường các cuộc chiến tranh kết thúc trong hai hình thức: hoặc là sự thất bại của một trong hai phía, hoặc với hiệp ước hòa bình. Chúng ta chỉ có thể mong ước và cầu nguyện để cho hình thức thứ hai luôn được thực hiện; tuy nhiên chúng ta phải xem xét rằng lịch sử là một chuỗi vô tận các hiệp ước hòa bình bị từ chối bởi các cuộc chiến tranh liên tiếp, hoặc từ những biến thái của các cuộc chiến tranh trong các hình thức khác hoặc trong các địa điểm khác. Trong thời đại của chúng ta cũng vậy, một cuộc chiến “phân mảnh” được chiến đấu trên nhiều kịch bản và trong nhiều hình thức khác nhau.[1] Ít nhất chúng ta phải nghi ngờ rằng trong bối cảnh toàn cầu được tạo ra trước hết là sự quan tâm đến lợi ích kinh tế hoặc tài chính, “hòa bình” của một số người tương ứng với chiến tranh của người khác. Và đây không phải là bình an của Đức Kitô.
Trái lại, Chúa Giêsu trao ban bình an thế nào? Chúng ta đã nghe thánh Phaolo nói rằng bình an của Đức Kitô là “nối kết đôi bên thành một” (x. Ep 2,14), xóa bỏ sự thù nghịch và hòa giải. Và con đường để thực hiện công trình hòa bình này là mục đích của Ngài. Thật vậy Ngài đã hòa giải tất cả và đặt hòa bình với máu trên thập giá của ngài, như thánh Phaolo nói ở chỗ khác (x. Cl 1,2).
Và ở đây cha tự hỏi, tất cả chúng ta có thể tự hỏi: ai là những người kiến tạo hòa bình? Mối phúc thứ bảy là mối phúc năng động nhất, một hoạt động rõ ràng, một sự diễn tả bằng lời giống như sự diễn tả được sử dụng trong chương đầu tiên của Kinh Thánh để tạo dựng, cho thấy sự chủ động và cần cù. Bởi tự nhiên tình yêu là sáng tạo – tình yêu luôn luôn là sáng tạo – và tìm kiếm sự hòa giải với bất cứ giá nào. Được gọi là con Thiên Chúa những ai học được nghệ thuật của hòa bình và thực thi nó, họ biết rằng không có sự hòa giải mà không trao ban chính sự sống và biết rằng hòa bình phải được tìm kiếm luôn luôn và dù thế nào đi nữa. Luôn luôn và dù thế nào đi nữa: đừng quên điều này! Nó được tìm kiếm như thế! Đây không phải là công trình tự trị mà là kết quả của những khả năng, nó bày tỏ ân sủng được đón nhận từ Đức Kitô, Ngài là bình an của chúng ta, Ngài làm cho chúng ta trở nên con Thiên Chúa.
Shalòm đích thực và sự cân bằng nội tâm thật sự tuôn ra từ bình an của Đức Kitô, đến từ thập giá của Ngài và tái sinh một nhân loại mới, được nhập thể trong đám đông vô tận các Thánh Nam và Thánh Nữ đầy sáng tạo, họ đưa ra những con đường luôn luôn mới để yêu thương. Các Thánh Nam, các Thánh Nữ họ đã xây dựng hòa bình. Cuộc sống này của con cái Thiên Chúa, vì máu của Đức Kitô họ tìm kiếm và gặp thấy là anh em của nhau, là hạnh phúc đích thực. Phúc cho những ai đi theo đường lối này.
Và một lần nữa chúc mừng Phục Sinh đến hết mọi người, trong bình an của Đức Kitô!
Vatican, ngày 15 tháng 04 năm 2010
Đức Thánh Cha Phanxico
[1] X., Bài giảng ở nhà nguyện quân đội ở Redipuglia, ngày 13 tháng 9 năm 2014; Bài giảng ở Sarajevo, ngày 06 tháng 6 năm 2015; Bài diễn văn cho Bộ Tư Pháp của Hội Đồng Giáo Hoàng ngày 21 tháng 2 năm 2020.