TÔI THUỘC VỀ AI?
- Thứ hai - 23/10/2017 01:25
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Anh chị em thân mến, chào buổi sáng!
Tin Mừng của Chúa Nhật hôm nay (Mt 22, 15 – 21) trình bày cho chúng ta một cuộc chạm trán mới giữa Đức Giêsu và những người đối lập. Đề tài được đề cập ở đây là vấn đề nôp thuế cho Xêda, một câu hỏi hóc búa, được phép hay không được phép nộp thuế cho đế quốc Roma đang thống trị Palestine thời Chúa Giêsu. Có những lập trường rất khác nhau. Vì thế, câu hỏi được đặt ra từ những người Phariseu: “Nộp hay không nộp thuế cho Xêda?” (c.17), họ đã dựng nên một cái bẫy cho Chúa Giêsu. Thật vậy, tùy theo câu trả lời thì Ngài sẽ bị cáo buộc hoặc là theo phe hoặc là chống đối Roma.
Nhưng Đức Giêsu, cũng vậy trong trường hợp này, Ngài trả lời với sự điềm tĩnh và lợi dụng câu hỏi thâm độc này để dạy một bài học quan trọng và đưa nó lên cao hơn của một cuộc luận chiến và của sự dàn trận của phe đối lập. Ngài nói với những người Pharisêu: “Hãy cho tôi xem một đồng xu thuế”, Đức Giêsu quan sát đồng tiền và hỏi: “Hình và chữ viết trên đồng tiền là của ai?”. Người Pharisêu không thể trả lời gì khác hơn là “của Xêda”. Chúa Giêsu kết luận: “Thế thì hãy trả cho Xêda những gì thuộc về Xêda và trả lại cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa” (x. 19 – 21). Một mặt, Chúa Giêsu yêu cầu hoàn trả lại cho đế quốc Roma những gì thuộc về họ. Đức Giêsu làm cho thấy rõ ràng rằng nộp thuế không phải là một việc làm thờ ngẫu tượng nhưng là một việc làm thuộc về bổn phận đối với quyền thế trần gian; mặt khác ở đây, Đức Giêsu đưa ra một cú đánh có cánh, nhắc lại sự tối ưu của Thiên Chúa, Ngài yêu cầu hãy trả lại cho Thiên Chúa những gì thuộc về Ngài trong cương vị Ngài là Thiên Chúa của sự sống của con người và của lịch sử.
Liên quan đến hình ảnh của Xêda, được khắc ghi trong đồng tiền, Ngài nói rằng thật đúng đắn nhận thấy một tước hiệu tròn đầy với quyền lợi và bổn phận là công dân của một nước nhưng một cách biểu trưng nó làm nghĩ đến một hình ảnh khác được khắc ghi trong mỗi con người: hình ảnh của Thiên Chúa. Ngài là Đức Chúa của tất cả và tất cả chúng ta được tạo dựng giống hình ảnh Ngài, hơn hết là thuộc về Ngài. Đức Giêsu khai thác, từ câu hỏi được đặt ra bởi người Pharisêu, một tra vấn tận căn hơn và sống còn của mỗi người chúng ta, một câu hỏi mà chúng ta không thể đặt ra cho chính mình: tôi thuộc về ai? Thuộc về gia đình, thuộc về một tỉnh, thuộc về bạn bè, trường học, công việc, chính trị, thể chế nào? Vâng, chắc chắn. nhưng trên hết tất cả, Chúa Giêsu nhắc nhớ chúng ta: bạn thuộc về Thiên Chúa. Đây là sự thuộc về căn bản. Là chính Ngài đã trao ban cho bạn tất cả những gì bạn là và bạn có. Và bởi vậy, cuộc sống của chúng ta, ngày qua ngày, chúng ta có thể và chúng ta phải sống nó trong sự nhận biết sự thuộc về căn bản này và trong sự nhận thức tận tâm hồn hướng về Cha chúng ta, Người đã tạo nên chúng ta mỗi người một cách đơn nhất, có một không hai, nhưng luôn luôn là hình ảnh của Người Con yêu thương của Ngài, Đức Giêsu Kitô. Đó là một mầu nhiệm tuyệt vời.
Người Kitô hữu được mời gọi dấn thân một cách cụ thể trong thực tại con người và xã hội không đối lập với Thiên Chúa và “Xêda”, đối lập với Thiên Chúa và “Xêda” có lẽ là một thái độ của chủ nghĩa cực đoan. Người Kitô hữu được mời gọi dấn thân một cách cụ thể trong những thực tại trần thế nhưng được soi sáng với ánh sáng đến từ Thiên Chúa. Sự tín thác dành riêng cho Thiên Chúa và niềm hy vọng vào Ngài không mang một cuộc đào tẩu khỏi thực tế cuộc sống, nhưng thậm chí làm cho hiện thực những gì thuộc về Thiên Chúa. Bởi điều này, người Kitô hữu nhìn thực tại tương lai, thực tại của Thiên Chúa để sống cuộc sống trần thế trong sự tròn đầy và đáp trả những thách đố của nó với sự can đảm.
Nguyện xin Đức Trinh Nữ Maria giúp chúng ta luôn sống đúng với hình ảnh của Thiên Chúa mà chúng ta mang trong mình, cũng cho đi sự đóng góp của chúng ta để xây dựng nền văn minh trần thế.
Sau Kinh Truyền Tin
Anh chị em thân mến, hôm qua ở Barcelona, Tây Ban Nha, họ đã phong thánh cho Matteo Casals, Teofilo Casajús, Fernando Saperas và 106 đồng bạn tử đạo. Họ thuộc về Hội Dòng Claret bị sát hại vì sự căm thù trong chiến tranh Tây Ban Nha. Mẫu gương can đảm của họ và sự cầu bầu của họ sẽ nâng đỡ các Kitô hữu, ngay cả trong thời đại của chúng ta, nhiều nơi trên thế giới rất nhiều người phải chịu đựng sự kỳ thị và bách hại.
Hôm nay cũng tổ chức ngày khánh nhật truyền giáo trên đề tài “Truyền giáo nơi trái tim của Giáo Hội”. Khuyến khích chúng ta sống niềm vui của truyền giáo, làm chứng cho Tin Mừng trong môi trường trong đó mỗi chúng ta sống và làm việc. Đồng thời chúng ta cũng được mời gọi nâng đỡ việc truyền giáo với sự dâng cúng, giúp đỡ một cách cụ thể và câu nguyện cho các nhà truyền giáo đã đi để loan báo Đức Kitô cho những ai còn chưa biết Ngài. Cũng hãy nhớ rằng ý định của tôi khuyến khích một tháng truyền giáo ngoại thường trong tháng 10 năm 2019, với mục đích nuôi dưỡng lửa nhiệt huyết của hoạt động loan báo Tin Mừng của Giáo Hội ad gentes (cho lương dân). Trong ngày kính nhớ Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II, Đức Giáo Hoàng truyền giáo, chúng ta tín thác nơi Ngài sứ mạng truyền giáo của Giáo Hội trên khắp thế giới.
Tôi cũng xin các bạn hợp nhất với tôi trong lời cầu nguyện cho hòa bình thế giới. Trong những ngày này tôi theo dõi một cách đặc biệt chú tâm đến Kenya mà tôi đã viếng thăm vào năm 2015 và bởi đó tôi cầu nguyện để các quốc gia biết đối diện với những khó khăn hiện tại trong bầu khí đối thoại xây dựng, có một trái tim tìm kiếm điều tốt chung.
Cuối cùng Đức Thánh Cha chào đoàn hành hương, các nhóm khác nhau, Ngài chúc mọi người luôn vững vàng trong hành trình đức tin.
Tin Mừng của Chúa Nhật hôm nay (Mt 22, 15 – 21) trình bày cho chúng ta một cuộc chạm trán mới giữa Đức Giêsu và những người đối lập. Đề tài được đề cập ở đây là vấn đề nôp thuế cho Xêda, một câu hỏi hóc búa, được phép hay không được phép nộp thuế cho đế quốc Roma đang thống trị Palestine thời Chúa Giêsu. Có những lập trường rất khác nhau. Vì thế, câu hỏi được đặt ra từ những người Phariseu: “Nộp hay không nộp thuế cho Xêda?” (c.17), họ đã dựng nên một cái bẫy cho Chúa Giêsu. Thật vậy, tùy theo câu trả lời thì Ngài sẽ bị cáo buộc hoặc là theo phe hoặc là chống đối Roma.
Nhưng Đức Giêsu, cũng vậy trong trường hợp này, Ngài trả lời với sự điềm tĩnh và lợi dụng câu hỏi thâm độc này để dạy một bài học quan trọng và đưa nó lên cao hơn của một cuộc luận chiến và của sự dàn trận của phe đối lập. Ngài nói với những người Pharisêu: “Hãy cho tôi xem một đồng xu thuế”, Đức Giêsu quan sát đồng tiền và hỏi: “Hình và chữ viết trên đồng tiền là của ai?”. Người Pharisêu không thể trả lời gì khác hơn là “của Xêda”. Chúa Giêsu kết luận: “Thế thì hãy trả cho Xêda những gì thuộc về Xêda và trả lại cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa” (x. 19 – 21). Một mặt, Chúa Giêsu yêu cầu hoàn trả lại cho đế quốc Roma những gì thuộc về họ. Đức Giêsu làm cho thấy rõ ràng rằng nộp thuế không phải là một việc làm thờ ngẫu tượng nhưng là một việc làm thuộc về bổn phận đối với quyền thế trần gian; mặt khác ở đây, Đức Giêsu đưa ra một cú đánh có cánh, nhắc lại sự tối ưu của Thiên Chúa, Ngài yêu cầu hãy trả lại cho Thiên Chúa những gì thuộc về Ngài trong cương vị Ngài là Thiên Chúa của sự sống của con người và của lịch sử.
Liên quan đến hình ảnh của Xêda, được khắc ghi trong đồng tiền, Ngài nói rằng thật đúng đắn nhận thấy một tước hiệu tròn đầy với quyền lợi và bổn phận là công dân của một nước nhưng một cách biểu trưng nó làm nghĩ đến một hình ảnh khác được khắc ghi trong mỗi con người: hình ảnh của Thiên Chúa. Ngài là Đức Chúa của tất cả và tất cả chúng ta được tạo dựng giống hình ảnh Ngài, hơn hết là thuộc về Ngài. Đức Giêsu khai thác, từ câu hỏi được đặt ra bởi người Pharisêu, một tra vấn tận căn hơn và sống còn của mỗi người chúng ta, một câu hỏi mà chúng ta không thể đặt ra cho chính mình: tôi thuộc về ai? Thuộc về gia đình, thuộc về một tỉnh, thuộc về bạn bè, trường học, công việc, chính trị, thể chế nào? Vâng, chắc chắn. nhưng trên hết tất cả, Chúa Giêsu nhắc nhớ chúng ta: bạn thuộc về Thiên Chúa. Đây là sự thuộc về căn bản. Là chính Ngài đã trao ban cho bạn tất cả những gì bạn là và bạn có. Và bởi vậy, cuộc sống của chúng ta, ngày qua ngày, chúng ta có thể và chúng ta phải sống nó trong sự nhận biết sự thuộc về căn bản này và trong sự nhận thức tận tâm hồn hướng về Cha chúng ta, Người đã tạo nên chúng ta mỗi người một cách đơn nhất, có một không hai, nhưng luôn luôn là hình ảnh của Người Con yêu thương của Ngài, Đức Giêsu Kitô. Đó là một mầu nhiệm tuyệt vời.
Người Kitô hữu được mời gọi dấn thân một cách cụ thể trong thực tại con người và xã hội không đối lập với Thiên Chúa và “Xêda”, đối lập với Thiên Chúa và “Xêda” có lẽ là một thái độ của chủ nghĩa cực đoan. Người Kitô hữu được mời gọi dấn thân một cách cụ thể trong những thực tại trần thế nhưng được soi sáng với ánh sáng đến từ Thiên Chúa. Sự tín thác dành riêng cho Thiên Chúa và niềm hy vọng vào Ngài không mang một cuộc đào tẩu khỏi thực tế cuộc sống, nhưng thậm chí làm cho hiện thực những gì thuộc về Thiên Chúa. Bởi điều này, người Kitô hữu nhìn thực tại tương lai, thực tại của Thiên Chúa để sống cuộc sống trần thế trong sự tròn đầy và đáp trả những thách đố của nó với sự can đảm.
Nguyện xin Đức Trinh Nữ Maria giúp chúng ta luôn sống đúng với hình ảnh của Thiên Chúa mà chúng ta mang trong mình, cũng cho đi sự đóng góp của chúng ta để xây dựng nền văn minh trần thế.
Sau Kinh Truyền Tin
Anh chị em thân mến, hôm qua ở Barcelona, Tây Ban Nha, họ đã phong thánh cho Matteo Casals, Teofilo Casajús, Fernando Saperas và 106 đồng bạn tử đạo. Họ thuộc về Hội Dòng Claret bị sát hại vì sự căm thù trong chiến tranh Tây Ban Nha. Mẫu gương can đảm của họ và sự cầu bầu của họ sẽ nâng đỡ các Kitô hữu, ngay cả trong thời đại của chúng ta, nhiều nơi trên thế giới rất nhiều người phải chịu đựng sự kỳ thị và bách hại.
Hôm nay cũng tổ chức ngày khánh nhật truyền giáo trên đề tài “Truyền giáo nơi trái tim của Giáo Hội”. Khuyến khích chúng ta sống niềm vui của truyền giáo, làm chứng cho Tin Mừng trong môi trường trong đó mỗi chúng ta sống và làm việc. Đồng thời chúng ta cũng được mời gọi nâng đỡ việc truyền giáo với sự dâng cúng, giúp đỡ một cách cụ thể và câu nguyện cho các nhà truyền giáo đã đi để loan báo Đức Kitô cho những ai còn chưa biết Ngài. Cũng hãy nhớ rằng ý định của tôi khuyến khích một tháng truyền giáo ngoại thường trong tháng 10 năm 2019, với mục đích nuôi dưỡng lửa nhiệt huyết của hoạt động loan báo Tin Mừng của Giáo Hội ad gentes (cho lương dân). Trong ngày kính nhớ Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II, Đức Giáo Hoàng truyền giáo, chúng ta tín thác nơi Ngài sứ mạng truyền giáo của Giáo Hội trên khắp thế giới.
Tôi cũng xin các bạn hợp nhất với tôi trong lời cầu nguyện cho hòa bình thế giới. Trong những ngày này tôi theo dõi một cách đặc biệt chú tâm đến Kenya mà tôi đã viếng thăm vào năm 2015 và bởi đó tôi cầu nguyện để các quốc gia biết đối diện với những khó khăn hiện tại trong bầu khí đối thoại xây dựng, có một trái tim tìm kiếm điều tốt chung.
Cuối cùng Đức Thánh Cha chào đoàn hành hương, các nhóm khác nhau, Ngài chúc mọi người luôn vững vàng trong hành trình đức tin.