Tin Vatican ngày 05 tháng 10 năm 2017
- Thứ năm - 05/10/2017 11:04
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
VATICAN. Trong buổi tiếp kiến công nghị 20 GM Công giáo Canđê hôm 5-1-2017, ĐTC cổ võ các vị cộng tác với nhiều thành phần khác để giúp phục hồi và tái thiết cuộc sống các tín hữu sau chiến tranh.
Các GM Công Giáo Canđê, quốc nội và hải ngoại, nhóm họp tại Roma trong những ngày này dưới quyền chủ tọa của Đức Thượng Phụ Louis Raphael Sako.
Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, ĐTC nhắc đến các vấn đề được các GM bàn đến như sự cưỡng bách xuất cư của nhiều tín hữu Kitô, việc tái thiết các làng mạc và việc hồi hương, xác định luật riêng của Giáo hội Canđê, vấn đề phụng vụ và ơn gọi.
Ngài nói: "Tôi khuyên anh em nỗ lực không biết mệt mỏi như những người tiến tạo tình hiệp nhất, nhất là giữa anh em với nhau, và với các vị mục tử của các Giáo hội khác, tạo điều kiện dễ dàng cho việc đối thoại và cộng tác giữa mọi tác nhân của đời sống công cộng, để góp phần giúp người di tản hồi hương, và chữa lành những chia rẽ, đối nghịch giữa những người anh em với nhau... Anh em hãy kiên vững trong ý hướng và đừng nản chí trước những khó khăn còn tồn đọng, mặc dù đã có nhiều điều được thực hiện trong việc tái thiết ở Bình nguyên Ninive”.
ĐTC đặc biệt nhắc nhở các GM Công Giáo Canđê tránh nhận vào chủng viện những người không được Chúa kêu gọi, cần cứu xét kỹ lưỡng ơn gọi của những người trẻ và kiểm chứng sự chân thực của các ơn gọi ấy”.
Cũng tin Vatican: ĐTC mời gọi Hàn lâm viện Tòa Thánh đương đầu với những thách đố mới do các kỹ thuật mới về sinh học đề ra cho cuộc sống con người.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 5-10-2017 dành cho các thành viên Hàn lâm viện Tòa Thánh về sự sống nhóm khóa họp toàn thể đầu tiên từ ngày 5 đến 8-10-2017 tại Vatican. Theo qui chế mới, Hàn lâm viện này có 45 thành viên thực thụ, 4 thành viên danh dự và 87 thành viên thông tín, 13 nhà nghiên cứu trẻ, tất cả đến từ nhiều quốc gia.
Chủ đề khóa họp là ”Đồng hành với sự sống. Những trách nhiệm mới trong thời đại kỹ thuật”. ĐTC nhận xét rằng tiềm năng của các kỹ thuật sinh học ngày nay để cho người ta thực hiện những lèo lái sự sống trước đây không thể tưởng tượng được và nó cũng đề ra những câu hỏi kinh khủng.
Trong diễn văn, ĐTC khẳng định rằng ”Điều cấp thiết là tăng cường việc nghiên cứu và đối chiếu về những hậu quả của sự tiến hóa trên đây trong xã hội theo nghĩa chuyên môn, để đưa ra một tổng hợp nhân loại học tương ứng với thách đố lớn lao của thời đại này”.
Trong số nhiều lãnh vực thách đố được ĐTC đề cập tới mà Hàn lâm viện Tòa Thánh về sự sống được kêu gọi đương đầu, có những giải thích tiêu vực về sự khác biệt phái tính nam nữ, làm thương tổn đến phẩm giá con người. Nhưng thực tế hiện nay người ta muốn xóa bỏ sự khác biệt phái tính nam nữ, bằng cách đề ra những kỹ thuật và phương pháp thực hành để làm cho sự khác biệt phái tính không còn là điều quan trọng đối với sự phát triển con người và đối với những tương quan giữa con người với nhau. ĐTC cảnh giác rằng ”ảo tưởng 'trung tính' (neutro) sẽ loại bỏ phẩm giá con người có những cơ cấu phái tính khác nhau, và loại trừ phẩm chất truyền sinh của con người. Sự lèo lái sinh học và tâm lý về sự khác biệt phái tính có nguy cơ loại trừ nguồn nghị lực nuôi dưỡng sự liên minh giữa người nam và người nữ, và làm cho liên minh ấy có đặc tính sáng tạo và phong phú”
Tại nhà nguyện Thánh Matta: bài chia sẻ của ĐTC trong Thánh Lễ
Bất cứ ai tìm thấy cội nguồn của chính mình thì là con người của niềm vui, còn ai đó chỉ tự phóng chiếu mang tính tâm lý thì quả là buồn thảm. Đó là phản tỉnh sâu sắc mà Đức Thánh Cha chia sẻ trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta.
Ước mơ hồi hương
Bài đọc trích sách Nehemiah hôm nay diễn tả một buổi cử hành phụng vụ vĩ đại của toàn dân. Đó cũng là thời điểm kết thúc 70 năm dân đi lưu đầy bên Babylon. Khi dân còn ở bên Babylon, Nehemiah bày tỏ ước muốn hồi hương, diễn tả niềm hoài cổ. Trong Thánh Vịnh, có câu nói rằng: bên bờ sông Babylon, họ ngồi than khóc, họ không thể hát. Đó là nỗi nhớ của người di cư. Đó là nỗi nhớ của người xa quê và muốn trở lại.
Nehemiah đã chuẩn bị cho sự trở lại và đưa dân chúng trở về quê hương. Đây là hành trình đầy khó khăn. Đây là hành trình đầy vất vả để tìm về cội nguồn, tìm lại gốc rễ của mọi người. Sau nhiều tháng năm, gốc rễ bị suy yếu nhưng chưa bị mất. Tìm lại cội nguồn, tìm lại tính thuộc về của một dân tộc. Nếu thiếu rễ, cây không thể sống. Cũng thế, nếu đánh mất cội nguồn, bạn không thể sống. Nếu quên đi cội rễ, bạn chỉ là một người bị bệnh.
Căn bệnh tự kỷ
Nếu một người không có cội nguồn, nếu một người đánh mất cội rế của mình, thì người đó đang bị bệnh. Cần tìm kiếm, cần tìm lại cội nguồn, để có sức mạnh, để tiếp tục sinh hoa kết trái. Có một mối tương quan hữu cơ giữa cội rễ của chúng ta và những gì tốt đẹp chúng ta có thể làm.
Tuy nhiên, trong hành trình tìm lại cội nguồn, có rất nhiều ngăn trở, nhiều khó khăn, có nhiều điều dường như không thể. Ví dụ, có nhiều người thích sống lưu vong, có nhiều người thích ở lại trong tâm lý lưu vong. Có nhiều người thích ở lại trong những phóng túng của cộng đồng của xã hội. Có những người không cần màng chi đến gốc rễ. Chúng ta cần nghĩ suy về căn bệnh tự kỷ này: nó rất tệ hại. Căn bệnh ấy lấy đi cội rễ. Căn bệnh ấy lấy mất từng thành viên trong cộng đồng của chúng ta.
Khóc trong niềm vui
Trong bài đọc hôm nay, dân chúng đã tiến bước, đã họp lại để bắt đầu công cuộc tái thiết. Họ lắng nghe Lời Chúa mà Ezra đọc. Họ đã khóc. Nhưng hôm nay, họ không còn than khóc sầu buồn như trước kia ở Babylon nữa, mà là khóc trong niềm vui sướng, khóc vì tìm lại được cội nguồn, khóc vì gặp lại quê hương, khóc vì cuộc gặp gỡ thân tình gắn bó trong cội rễ của chính mình. Sau khi nghe đọc Sách Thánh, họ cùng nhau dự tiệc, bữa tiệc chứa chan niềm vui của những người tìm thấy nguồn cội. Họ đầy niềm vui trong nước mắt. Họ trở về từ phương xa. Giờ đây, họ đang ở trong nhà mình, nơi quê hương thân yêu.
Hôm nay, chúng ta hãy dành thời gian đi vào ký ức của Thiên Chúa để bắt đầu hành trình khám phá cội nguồn của chính mình. Đừng chỉ biết dừng lại ở việc tự phóng chiếu có tính tâm lý với đầy sợ hãi và khép kín. Nếu bạn sợ khóc, thì bạn cũng sẽ sợ cười. Nhưng, bạn hãy sẵn lòng khóc với nỗi buồn, và khóc trong niềm vui. Hãy cầu xin Chúa để mình biết khóc tiếng khóc sám hối, biết buồn vì tội lỗi bản thân, biết khóc trong niềm vui vì Chúa yêu thương tha thứ cho bạn cho tôi cho dân Chúa, vì những gì Chúa đã làm cho chúng ta. Nguyện xin Chúa ban cho ta ơn tìm lại nguồn cội của chính mình.
Đời sống Giáo Hội
Bamako – Các phần tử thánh chiến đã bắt đầu nhắm đến các cộng đoàn Kitô giáo và đây là một sự phát triển đáng lo ngại.” Đó là nhận định của cha Edmond Dembélé, tổng thư ký Hội đồng Giám mục Mali.
Cha Dembélé cho biết tại giáo phận Mopti, miền trung bắc Mali, đã có ít nhất 3 nhà thờ bị chiến binh đến và họ cấm các tín hữu họp nhâu cầu nguyện, rung chuông nhà thờ và họ cũng đã pháy hủy một số đồ trang trí và đồ thánh trong các nhà thờ. Trong tuần vừa qua, tại làng Dobara, một số người có vũ trang đã phá cửa nhà thờ, lấy Thánh giá, các ảnh tượng Đức Mẹ và đốt tiền đường nhà thờ. Trước đó, tại làng Bodwal, các tín hữu bị các người cs vũ khí đuổi khỏi nơi thờ phượng và đe dọa rằng họ sẽ giết các tín hữu nếu còn tiếp tục cầu nguyện trong nhà thờ.
Cha Dembélé cho biết là cho đến nay, vùng Mopti chưa bị các nhóm thánh chiến gây tổn hại đặc biệt. Từ vài tháng nay nay tình hình đã thay đổi và cần được báo động. Các nhóm này đang nhắm vào các cộng đoàn Kitô giáo.
Các nhóm thánh chiến cũng đang gia tăng sự hiện diện ở miền nam Mali, là nơi cho đến nay chưa bị bạo lực, như vụ bắt cóc sơ Gloria Cecilia Narváez Argoti, dòng Phan sinh Đức Mẹ vô nhiễm, ở Karangasso. Trước đây các nhóm thánh chiến chưa quan tâm đến Karangasso. Về số phận của sơ Gloria, cha Dembélé tiếc là không có tin gì về sơ và Giáo hội ở đây cũng không có liên lạc với những kẻ bắt cóc.
Hạ viện Hoa kỳ thông qua luật cấm phá thai hơn 20 tuần tuổi
Washington – Ngày 03/10 vừa qua, Hạ viện Hoa kỳ đã thông qua một đạo luật cấm phá thai khi các thai nhi lớn hơn 20 tuần tuổi. Theo các bác sĩ, ở thời gian này, các thai nhi đã có thể cảm thấy đau đớn.
Theo đó luật này sẽ phạt các bác sĩ thực hành phá thai sau 20 tuần tuổi, trừ trường hợp bị hãm hiếp, loạn luân hoặc có nguy hiểm đến sức khỏe của người mẹ. Các bác sĩ có thể bị tù 5 năm.
Tuyên bố hôm mùng 02/10, tổng thống Trump cho biết ông sẽ ký đạo luật này nếu nó được đưa đến văn phòng của ông. Trong khi đó, Thượng viện vẫn lên lịch để xem xét đạo luật.
Về phía Giáo hội Công giáo, trong thư gửi các nghị sĩ ngày 29/09, Đức hồng y chủ tịch ủy ban phò sinh, Timothy M. Dolan, đã kêu gọi thông qua đạo luật này. Đức hồng y nói: “Trong khi có các quan điểm khác nhau về việc phá thai, các cuộc thăm dò ý kiến chung cho thấy rõ rằng phần lớn dân chúng phản đối các vụ phá thai trễ.” Ngài gọi đạo luật cấm phá thai hơn 20 tuần tuổi là “nơi để bắt đầu đoàn kết người Mỹ, những người xem mình là ‘bảo vệ sự sống’ và ‘phá thai hợp pháp’”. Ngài cũng tin rằng những người tử tế và nhân đạo cảm thấy ghê sợ trước sự tàn bào và man rợ của việc phá bỏ các thai nhi sau 20 tuần tuổi. Đức hồng y gọi đạo luật cấm phá thai sau 20 tuần tuổi là một “cuộc cải cách có ý nghĩa tốt”.
Đức hồng y không quên nhắc nhớ: “Mọi trẻ em, từ giây phút thụ thai, xứng đáng được yêu thương và bảo vệ bởi luật pháp. Vấn đề thật sự khiến các phụ nữ nghĩ đến phá thai cần được xem xét với các giải pháp trợ giúp cả người mẹ lẫn đứa trẻ.”
Các GM Công Giáo Canđê, quốc nội và hải ngoại, nhóm họp tại Roma trong những ngày này dưới quyền chủ tọa của Đức Thượng Phụ Louis Raphael Sako.
Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, ĐTC nhắc đến các vấn đề được các GM bàn đến như sự cưỡng bách xuất cư của nhiều tín hữu Kitô, việc tái thiết các làng mạc và việc hồi hương, xác định luật riêng của Giáo hội Canđê, vấn đề phụng vụ và ơn gọi.
Ngài nói: "Tôi khuyên anh em nỗ lực không biết mệt mỏi như những người tiến tạo tình hiệp nhất, nhất là giữa anh em với nhau, và với các vị mục tử của các Giáo hội khác, tạo điều kiện dễ dàng cho việc đối thoại và cộng tác giữa mọi tác nhân của đời sống công cộng, để góp phần giúp người di tản hồi hương, và chữa lành những chia rẽ, đối nghịch giữa những người anh em với nhau... Anh em hãy kiên vững trong ý hướng và đừng nản chí trước những khó khăn còn tồn đọng, mặc dù đã có nhiều điều được thực hiện trong việc tái thiết ở Bình nguyên Ninive”.
ĐTC đặc biệt nhắc nhở các GM Công Giáo Canđê tránh nhận vào chủng viện những người không được Chúa kêu gọi, cần cứu xét kỹ lưỡng ơn gọi của những người trẻ và kiểm chứng sự chân thực của các ơn gọi ấy”.
Cũng tin Vatican: ĐTC mời gọi Hàn lâm viện Tòa Thánh đương đầu với những thách đố mới do các kỹ thuật mới về sinh học đề ra cho cuộc sống con người.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 5-10-2017 dành cho các thành viên Hàn lâm viện Tòa Thánh về sự sống nhóm khóa họp toàn thể đầu tiên từ ngày 5 đến 8-10-2017 tại Vatican. Theo qui chế mới, Hàn lâm viện này có 45 thành viên thực thụ, 4 thành viên danh dự và 87 thành viên thông tín, 13 nhà nghiên cứu trẻ, tất cả đến từ nhiều quốc gia.
Chủ đề khóa họp là ”Đồng hành với sự sống. Những trách nhiệm mới trong thời đại kỹ thuật”. ĐTC nhận xét rằng tiềm năng của các kỹ thuật sinh học ngày nay để cho người ta thực hiện những lèo lái sự sống trước đây không thể tưởng tượng được và nó cũng đề ra những câu hỏi kinh khủng.
Trong diễn văn, ĐTC khẳng định rằng ”Điều cấp thiết là tăng cường việc nghiên cứu và đối chiếu về những hậu quả của sự tiến hóa trên đây trong xã hội theo nghĩa chuyên môn, để đưa ra một tổng hợp nhân loại học tương ứng với thách đố lớn lao của thời đại này”.
Trong số nhiều lãnh vực thách đố được ĐTC đề cập tới mà Hàn lâm viện Tòa Thánh về sự sống được kêu gọi đương đầu, có những giải thích tiêu vực về sự khác biệt phái tính nam nữ, làm thương tổn đến phẩm giá con người. Nhưng thực tế hiện nay người ta muốn xóa bỏ sự khác biệt phái tính nam nữ, bằng cách đề ra những kỹ thuật và phương pháp thực hành để làm cho sự khác biệt phái tính không còn là điều quan trọng đối với sự phát triển con người và đối với những tương quan giữa con người với nhau. ĐTC cảnh giác rằng ”ảo tưởng 'trung tính' (neutro) sẽ loại bỏ phẩm giá con người có những cơ cấu phái tính khác nhau, và loại trừ phẩm chất truyền sinh của con người. Sự lèo lái sinh học và tâm lý về sự khác biệt phái tính có nguy cơ loại trừ nguồn nghị lực nuôi dưỡng sự liên minh giữa người nam và người nữ, và làm cho liên minh ấy có đặc tính sáng tạo và phong phú”
Tại nhà nguyện Thánh Matta: bài chia sẻ của ĐTC trong Thánh Lễ
Bất cứ ai tìm thấy cội nguồn của chính mình thì là con người của niềm vui, còn ai đó chỉ tự phóng chiếu mang tính tâm lý thì quả là buồn thảm. Đó là phản tỉnh sâu sắc mà Đức Thánh Cha chia sẻ trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta.
Ước mơ hồi hương
Bài đọc trích sách Nehemiah hôm nay diễn tả một buổi cử hành phụng vụ vĩ đại của toàn dân. Đó cũng là thời điểm kết thúc 70 năm dân đi lưu đầy bên Babylon. Khi dân còn ở bên Babylon, Nehemiah bày tỏ ước muốn hồi hương, diễn tả niềm hoài cổ. Trong Thánh Vịnh, có câu nói rằng: bên bờ sông Babylon, họ ngồi than khóc, họ không thể hát. Đó là nỗi nhớ của người di cư. Đó là nỗi nhớ của người xa quê và muốn trở lại.
Nehemiah đã chuẩn bị cho sự trở lại và đưa dân chúng trở về quê hương. Đây là hành trình đầy khó khăn. Đây là hành trình đầy vất vả để tìm về cội nguồn, tìm lại gốc rễ của mọi người. Sau nhiều tháng năm, gốc rễ bị suy yếu nhưng chưa bị mất. Tìm lại cội nguồn, tìm lại tính thuộc về của một dân tộc. Nếu thiếu rễ, cây không thể sống. Cũng thế, nếu đánh mất cội nguồn, bạn không thể sống. Nếu quên đi cội rễ, bạn chỉ là một người bị bệnh.
Căn bệnh tự kỷ
Nếu một người không có cội nguồn, nếu một người đánh mất cội rế của mình, thì người đó đang bị bệnh. Cần tìm kiếm, cần tìm lại cội nguồn, để có sức mạnh, để tiếp tục sinh hoa kết trái. Có một mối tương quan hữu cơ giữa cội rễ của chúng ta và những gì tốt đẹp chúng ta có thể làm.
Tuy nhiên, trong hành trình tìm lại cội nguồn, có rất nhiều ngăn trở, nhiều khó khăn, có nhiều điều dường như không thể. Ví dụ, có nhiều người thích sống lưu vong, có nhiều người thích ở lại trong tâm lý lưu vong. Có nhiều người thích ở lại trong những phóng túng của cộng đồng của xã hội. Có những người không cần màng chi đến gốc rễ. Chúng ta cần nghĩ suy về căn bệnh tự kỷ này: nó rất tệ hại. Căn bệnh ấy lấy đi cội rễ. Căn bệnh ấy lấy mất từng thành viên trong cộng đồng của chúng ta.
Khóc trong niềm vui
Trong bài đọc hôm nay, dân chúng đã tiến bước, đã họp lại để bắt đầu công cuộc tái thiết. Họ lắng nghe Lời Chúa mà Ezra đọc. Họ đã khóc. Nhưng hôm nay, họ không còn than khóc sầu buồn như trước kia ở Babylon nữa, mà là khóc trong niềm vui sướng, khóc vì tìm lại được cội nguồn, khóc vì gặp lại quê hương, khóc vì cuộc gặp gỡ thân tình gắn bó trong cội rễ của chính mình. Sau khi nghe đọc Sách Thánh, họ cùng nhau dự tiệc, bữa tiệc chứa chan niềm vui của những người tìm thấy nguồn cội. Họ đầy niềm vui trong nước mắt. Họ trở về từ phương xa. Giờ đây, họ đang ở trong nhà mình, nơi quê hương thân yêu.
Hôm nay, chúng ta hãy dành thời gian đi vào ký ức của Thiên Chúa để bắt đầu hành trình khám phá cội nguồn của chính mình. Đừng chỉ biết dừng lại ở việc tự phóng chiếu có tính tâm lý với đầy sợ hãi và khép kín. Nếu bạn sợ khóc, thì bạn cũng sẽ sợ cười. Nhưng, bạn hãy sẵn lòng khóc với nỗi buồn, và khóc trong niềm vui. Hãy cầu xin Chúa để mình biết khóc tiếng khóc sám hối, biết buồn vì tội lỗi bản thân, biết khóc trong niềm vui vì Chúa yêu thương tha thứ cho bạn cho tôi cho dân Chúa, vì những gì Chúa đã làm cho chúng ta. Nguyện xin Chúa ban cho ta ơn tìm lại nguồn cội của chính mình.
Đời sống Giáo Hội
Bamako – Các phần tử thánh chiến đã bắt đầu nhắm đến các cộng đoàn Kitô giáo và đây là một sự phát triển đáng lo ngại.” Đó là nhận định của cha Edmond Dembélé, tổng thư ký Hội đồng Giám mục Mali.
Cha Dembélé cho biết tại giáo phận Mopti, miền trung bắc Mali, đã có ít nhất 3 nhà thờ bị chiến binh đến và họ cấm các tín hữu họp nhâu cầu nguyện, rung chuông nhà thờ và họ cũng đã pháy hủy một số đồ trang trí và đồ thánh trong các nhà thờ. Trong tuần vừa qua, tại làng Dobara, một số người có vũ trang đã phá cửa nhà thờ, lấy Thánh giá, các ảnh tượng Đức Mẹ và đốt tiền đường nhà thờ. Trước đó, tại làng Bodwal, các tín hữu bị các người cs vũ khí đuổi khỏi nơi thờ phượng và đe dọa rằng họ sẽ giết các tín hữu nếu còn tiếp tục cầu nguyện trong nhà thờ.
Cha Dembélé cho biết là cho đến nay, vùng Mopti chưa bị các nhóm thánh chiến gây tổn hại đặc biệt. Từ vài tháng nay nay tình hình đã thay đổi và cần được báo động. Các nhóm này đang nhắm vào các cộng đoàn Kitô giáo.
Các nhóm thánh chiến cũng đang gia tăng sự hiện diện ở miền nam Mali, là nơi cho đến nay chưa bị bạo lực, như vụ bắt cóc sơ Gloria Cecilia Narváez Argoti, dòng Phan sinh Đức Mẹ vô nhiễm, ở Karangasso. Trước đây các nhóm thánh chiến chưa quan tâm đến Karangasso. Về số phận của sơ Gloria, cha Dembélé tiếc là không có tin gì về sơ và Giáo hội ở đây cũng không có liên lạc với những kẻ bắt cóc.
Hạ viện Hoa kỳ thông qua luật cấm phá thai hơn 20 tuần tuổi
Washington – Ngày 03/10 vừa qua, Hạ viện Hoa kỳ đã thông qua một đạo luật cấm phá thai khi các thai nhi lớn hơn 20 tuần tuổi. Theo các bác sĩ, ở thời gian này, các thai nhi đã có thể cảm thấy đau đớn.
Theo đó luật này sẽ phạt các bác sĩ thực hành phá thai sau 20 tuần tuổi, trừ trường hợp bị hãm hiếp, loạn luân hoặc có nguy hiểm đến sức khỏe của người mẹ. Các bác sĩ có thể bị tù 5 năm.
Tuyên bố hôm mùng 02/10, tổng thống Trump cho biết ông sẽ ký đạo luật này nếu nó được đưa đến văn phòng của ông. Trong khi đó, Thượng viện vẫn lên lịch để xem xét đạo luật.
Về phía Giáo hội Công giáo, trong thư gửi các nghị sĩ ngày 29/09, Đức hồng y chủ tịch ủy ban phò sinh, Timothy M. Dolan, đã kêu gọi thông qua đạo luật này. Đức hồng y nói: “Trong khi có các quan điểm khác nhau về việc phá thai, các cuộc thăm dò ý kiến chung cho thấy rõ rằng phần lớn dân chúng phản đối các vụ phá thai trễ.” Ngài gọi đạo luật cấm phá thai hơn 20 tuần tuổi là “nơi để bắt đầu đoàn kết người Mỹ, những người xem mình là ‘bảo vệ sự sống’ và ‘phá thai hợp pháp’”. Ngài cũng tin rằng những người tử tế và nhân đạo cảm thấy ghê sợ trước sự tàn bào và man rợ của việc phá bỏ các thai nhi sau 20 tuần tuổi. Đức hồng y gọi đạo luật cấm phá thai sau 20 tuần tuổi là một “cuộc cải cách có ý nghĩa tốt”.
Đức hồng y không quên nhắc nhớ: “Mọi trẻ em, từ giây phút thụ thai, xứng đáng được yêu thương và bảo vệ bởi luật pháp. Vấn đề thật sự khiến các phụ nữ nghĩ đến phá thai cần được xem xét với các giải pháp trợ giúp cả người mẹ lẫn đứa trẻ.”