Tin Vatican ngày 18
- Thứ tư - 18/10/2017 08:59
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Buổi tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha, 18-10-2017
VATICAN. Trong buổi tiếp kiến chung 30 ngàn tín hữu hành hương, sáng ngày 18-10-2017, ĐTC mời gọi các tín hữu giữ vững hy vọng đứng trước cái chết.
Mở đầu buổi tiếp kiến, mọi người nghe đọc bài Tin mừng theo thánh Gioan (11,23-27 kể lại đối thoại giữa Chúa Giêsu và hai bà chị của ông Lazarô mới qua đời và được Chúa cho sống lại. ”Tôi là sự sống lại và là sự sống...!”
Trong bài huấn dụ, ĐTC nói về đề tài ”Phúc cho những người chết trong Chúa”. Đây là bài thứ 37 trong loạt bài giáo lý về Đức Hy vọng Kitô giáo.
Bài giáo lý của ĐTC
"Hôm nay tôi muốn đối chiếu niềm hy vọng Kitô với thực tại sự chết, một thực tại mà nền văn minh tân tiến ngày nay ngày càng có xu hướng xóa bỏ. Vì thế, khi cái chết đến, những người ở cạnh chúng ta hoặc chính chúng ta không được chuẩn bị và thiếu cả những kiến thức sơ đẳng thích hợp để nói lên những lời ý nghĩa về mầu nhiệm sự chết, mầu nhiệm này dầu sao đi nữa vẫn còn nguyên. Tuy nhiên, những dấu chỉ đầu tiên của nền văn minh nhân loại được diễn tả qua mầu nhiệm cái chết. Chúng ta có thể nói rằng con người đã sinh ra cùng với sự tôn kính người chết.
Các nền văn minh khác, cổ kính hơn nền văn minh chúng ta, đã có can đảm nhìn thẳng vào cái chết. Đó là một biến cố được những người cao niên kể lại cho các thế hệ trẻ, như một thực tại không thể tránh né được, buộc con người phải sống một cái gì đó tuyệt đối. Thánh vịnh thứ 90 nói: ”Xin dạy chúng con đếm những ngày đời và chúng con sẽ được một tâm hồn khôn ngoan” (v.12). Những lời này đưa chúng ta đến một thái độ thực tiễn lành mạnh, xua đuổi sự ham ước được toàn năng. Chúng ta ”hầu như là hư vô”, như một thánh vịnh khác vẫn nói (Xc 88,48); những ngày đời chúng ta qua mau: giả sử chúng ta sống trăm tuổi đi nữa, nhưng rốt cuộc chúng ta thấy tất cả chỉ là một hơi thở thoáng qua.
Vì thế, cái chết vạch trần cuộc đời chúng ta. Làm cho chúng ta khám phá thấy rằng những hành động kiêu hãnh, giận dữ và oán ghét chỉ là hư vô. Chúng ta cay đắng nhận thấy mình đã không yêu thương cho đủ và đã không tìm kiếm những gì là thiết yếu. Và trái lại, chúng ta thấy điều thực sự tốt lành mà chúng ta đã gieo vãi: đó là những tình cảm quí mến đối với những người mà chúng ta hy sinh cho, và giờ đây họ đang cầm tay chúng ta.
Thái độ của Chúa Giêsu trước cái chết
Chúa Giêsu đã soi sáng mầu nhiệm cái chết của chúng ta. Qua cách cư xử của Ngài, Chúa cho chúng ta cảm thấy đau khổ khi một người thân ra đi. Ngài cũng cảm thấy sao xuyến sâu xa trước ngôi mộ người bạn Lazarô của ngài, và bật khóc (Ga 11,35). Qua thái độ đó, chúng ta thấy Chúa Giêsu rất gần gũi, như người anh của chúng ta.
Và lúc đó Chúa Giêsu cầu nguyện với Chúa Cha, là nguồn mạch sự sống, và truyền cho Lazarô ra khỏi mồ. Và đã xảy ra như vậy. Niềm hy vọng Kitô kín múc từ thái độ của Chúa Giêsu đối với cái chết của con người: tuy cái chết ấy hiện diện trong chương trình tạo dựng, nhưng nó không phải là vệt làm ô danh kế hoạch tình thương của Thiên Chúa, Đấng Cứu Thế muốn chữa chúng ta khỏi điều ấy.
Ở một số nơi khác, các sách Tin Mừng kể lại một người cha có một đứa con cái bị bệnh nặng, và với lòng tin, ông cầu xin Chúa Giêsu chữa con ông (Xc Mc 5,21-24.35-43). Không có hình ảnh nào cảm động hơn hình ảnh một người cha, hoặc một người mẹ với đứa con bị bệnh. Và tức khắc Chúa Giêsu lên đường với người ấy, ông tên là Giairo. Trên đường đi, có một người từ nhà ông Giairo đi tới nói rằng con gái của ông đã chết nên không cần phải làm phiền Thầy nữa. Nhưng Chúa Giêsu nói với ông Giairo: ”Ông đừng sợ, nhưng hãy tin tưởng!” (Mc 5,36). Chúa Giêsu biết rằng người ấy bị cám dỗ phản ứng giận dữ và tuyệt vọng, và ngài khuyên ông giữ nguyên ngọn lửa nhỏ đã được đốt lên trong tâm hồn ông, đó là đức tin: ”Đừng sợ, nhưng hãy giữ cho ngọn lửa ấy tiếp tục cháy sáng!”. Rồi khi đến nhà, Chúa đã đánh thức em bé gái từ cõi chết và trở lại em bé còn sống cho những người thân của em.
Giêsu đặt chúng ta trên lằn ranh này của đức tin. Với bà Marta đang khóc vì em bà là Lazarô đã chết, ngài nêu lên ánh sáng của một tín điều: ”Tôi là sự sống lại và là sự sống; ai tin tôi, thì dù có chết, cũng sẽ sống; ai sống mà tin tôi, thì sẽ không chết đời đời. Con có tin điều này không?” (Ga 11,25-26). Đó là điều Chúa Giêsu lập lại với mỗi người chúng ta mỗi khi cái chết xảy đến tước mất sự sống và những tình cảm quí mến. Toàn thể cuộc sống của chúng ta diễn ra giữa một bên là đức tin và bên kia là vực thẳm sợ hãi. ”Tôi không phải là sự chết, tôi là sự sống lại và là sự sống, con có tin điều này không?”
Giữ vững đức tin trước cái chết
Tất cả chúng ta đều bé nhỏ và yếu đuối trước mầu nhiệm sự chết. Nhưng thật là hồng phúc nếu trong lúc ấy chúng ta giữ trong tâm hồn ngọn lửa đức tin! Chúa Giêsu sẽ cầm tay chúng ta, như ngài đã cầm tay con gái ông Giairô, và lập lại một lần nữa ”Talità kum”, Hỡi con nhỏ, hãy trỗi dậy! (Mc 5,41). Chúa sẽ nói với chúng ta, với mỗi người chúng ta ”Con hãy trỗi dậy, hãy sống lại!”
Đó là niềm hy vọng của chúng ta trước cái chết. Đối với người tin thì đó là một cánh cửa hoàn toàn mở toang; đối với người nghi ngờ, thì đó là một tia sáng lọt qua một cửa hé mở, không bị khép kín hoàn toàn. Nhưng đối với tất cả chúng ta đó sẽ là một ân phúc, khi ánh sáng này soi sáng cho chúng ta”.
Chào thăm
Sau bài giáo lý bằng tiếng Ý trên đây, các LM thông dịch viên lần lượt tóm lược trong các sinh ngữ khác nhau cùng với những lời chào thăm và nhắn nhủ của ĐTC.
Bằng tiếng Pháp ngài đặc biệt chào thăm các học sinh thuộc nhiều trường học ở Pháp, cũng như các tín hữu hành hương đến từ Thụy Sĩ. Ngài nói: Khi cuộc sống chúng ta gặp phải những thử thách và đau khổ, chúng ta hãy nhớ rằng Chúa Giêsu đã nói với chúng ta: ”Thầy là sự sống lại và là sự sống”. Tôi cầu nguyện để cuộc hành hương của anh chị em ở Roma giúp anh chị em luôn giữa cho ngọn lửa đức tin và hy vọng luôn cháy sáng trong tâm hồn anh chị em.
Bằng tiếng Anh, ĐTC nhắc đến các tín hữu đến từ nhiều nước như Anh quốc, Ecosse, Malta, Hòa Lan, Na Uy, Thụy điển, Nga, Trung Quốc, Hoa Kỳ và nhiều nước khác, đồng thời ngài nói: Xin Chúa Kitô củng cố anh chị em và gia đình trong đức tin, biến anh chị em thành những chứng nhân hy vọng trong thế giới ngày nay, đặc biệt đối với những người đang sống trong đau khổ.
Bằng tiếng Ý, Đức Thánh Cha chào thăm các tín hữu thuộc giáo phận Conversano-Monopoli đến đây hành hương cùng với Đức GM giáo phận, nhân kỷ niệm Năm Thánh Mẫu của giáo phận.
Ngài cũng nhắn nhủ các bạn trẻ, các bệnh nhân và các đôi tân hôn: ”hôm nay là lễ kính thánh Luca, thánh sử Tin Mừng và là y sĩ. Hỡi các bạn trẻ quí mến, ước gì chứng tá cuộc sống của thánh Luca thúc giục chúng con có những chọn lựa can đảm về tình liên đới và dịu dàng; Hỡi anh chị em bệnh nhân, dựa theo giáo huấn của thánh Luca, anh chị em có thể tìm thấy nơi Chúa Giêsu phương dược cho những đau khổ của anh chị em. Và hỡi anh chị em tân hôn, anh chị em hãy xin thánh Luca cầu bầu cho để cuộc sống gia đình mới của anh chị em không bao giờ thiếu sự quan tâm tới những người đau khổ”.
Và Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm, Đức Tổng Giám Mục James Patrick Green hiệu tòa Altino làm sứ thần Tòa Thánh ở Nauy, sứ thần Tòa Thánh ở Thụy Sĩ, Ái Nhĩ Lan, Đan Mạch và Phần Lan.
VATICAN. Trong buổi tiếp kiến chung 30 ngàn tín hữu hành hương, sáng ngày 18-10-2017, ĐTC mời gọi các tín hữu giữ vững hy vọng đứng trước cái chết.
Mở đầu buổi tiếp kiến, mọi người nghe đọc bài Tin mừng theo thánh Gioan (11,23-27 kể lại đối thoại giữa Chúa Giêsu và hai bà chị của ông Lazarô mới qua đời và được Chúa cho sống lại. ”Tôi là sự sống lại và là sự sống...!”
Trong bài huấn dụ, ĐTC nói về đề tài ”Phúc cho những người chết trong Chúa”. Đây là bài thứ 37 trong loạt bài giáo lý về Đức Hy vọng Kitô giáo.
Bài giáo lý của ĐTC
"Hôm nay tôi muốn đối chiếu niềm hy vọng Kitô với thực tại sự chết, một thực tại mà nền văn minh tân tiến ngày nay ngày càng có xu hướng xóa bỏ. Vì thế, khi cái chết đến, những người ở cạnh chúng ta hoặc chính chúng ta không được chuẩn bị và thiếu cả những kiến thức sơ đẳng thích hợp để nói lên những lời ý nghĩa về mầu nhiệm sự chết, mầu nhiệm này dầu sao đi nữa vẫn còn nguyên. Tuy nhiên, những dấu chỉ đầu tiên của nền văn minh nhân loại được diễn tả qua mầu nhiệm cái chết. Chúng ta có thể nói rằng con người đã sinh ra cùng với sự tôn kính người chết.
Các nền văn minh khác, cổ kính hơn nền văn minh chúng ta, đã có can đảm nhìn thẳng vào cái chết. Đó là một biến cố được những người cao niên kể lại cho các thế hệ trẻ, như một thực tại không thể tránh né được, buộc con người phải sống một cái gì đó tuyệt đối. Thánh vịnh thứ 90 nói: ”Xin dạy chúng con đếm những ngày đời và chúng con sẽ được một tâm hồn khôn ngoan” (v.12). Những lời này đưa chúng ta đến một thái độ thực tiễn lành mạnh, xua đuổi sự ham ước được toàn năng. Chúng ta ”hầu như là hư vô”, như một thánh vịnh khác vẫn nói (Xc 88,48); những ngày đời chúng ta qua mau: giả sử chúng ta sống trăm tuổi đi nữa, nhưng rốt cuộc chúng ta thấy tất cả chỉ là một hơi thở thoáng qua.
Vì thế, cái chết vạch trần cuộc đời chúng ta. Làm cho chúng ta khám phá thấy rằng những hành động kiêu hãnh, giận dữ và oán ghét chỉ là hư vô. Chúng ta cay đắng nhận thấy mình đã không yêu thương cho đủ và đã không tìm kiếm những gì là thiết yếu. Và trái lại, chúng ta thấy điều thực sự tốt lành mà chúng ta đã gieo vãi: đó là những tình cảm quí mến đối với những người mà chúng ta hy sinh cho, và giờ đây họ đang cầm tay chúng ta.
Thái độ của Chúa Giêsu trước cái chết
Chúa Giêsu đã soi sáng mầu nhiệm cái chết của chúng ta. Qua cách cư xử của Ngài, Chúa cho chúng ta cảm thấy đau khổ khi một người thân ra đi. Ngài cũng cảm thấy sao xuyến sâu xa trước ngôi mộ người bạn Lazarô của ngài, và bật khóc (Ga 11,35). Qua thái độ đó, chúng ta thấy Chúa Giêsu rất gần gũi, như người anh của chúng ta.
Và lúc đó Chúa Giêsu cầu nguyện với Chúa Cha, là nguồn mạch sự sống, và truyền cho Lazarô ra khỏi mồ. Và đã xảy ra như vậy. Niềm hy vọng Kitô kín múc từ thái độ của Chúa Giêsu đối với cái chết của con người: tuy cái chết ấy hiện diện trong chương trình tạo dựng, nhưng nó không phải là vệt làm ô danh kế hoạch tình thương của Thiên Chúa, Đấng Cứu Thế muốn chữa chúng ta khỏi điều ấy.
Ở một số nơi khác, các sách Tin Mừng kể lại một người cha có một đứa con cái bị bệnh nặng, và với lòng tin, ông cầu xin Chúa Giêsu chữa con ông (Xc Mc 5,21-24.35-43). Không có hình ảnh nào cảm động hơn hình ảnh một người cha, hoặc một người mẹ với đứa con bị bệnh. Và tức khắc Chúa Giêsu lên đường với người ấy, ông tên là Giairo. Trên đường đi, có một người từ nhà ông Giairo đi tới nói rằng con gái của ông đã chết nên không cần phải làm phiền Thầy nữa. Nhưng Chúa Giêsu nói với ông Giairo: ”Ông đừng sợ, nhưng hãy tin tưởng!” (Mc 5,36). Chúa Giêsu biết rằng người ấy bị cám dỗ phản ứng giận dữ và tuyệt vọng, và ngài khuyên ông giữ nguyên ngọn lửa nhỏ đã được đốt lên trong tâm hồn ông, đó là đức tin: ”Đừng sợ, nhưng hãy giữ cho ngọn lửa ấy tiếp tục cháy sáng!”. Rồi khi đến nhà, Chúa đã đánh thức em bé gái từ cõi chết và trở lại em bé còn sống cho những người thân của em.
Giêsu đặt chúng ta trên lằn ranh này của đức tin. Với bà Marta đang khóc vì em bà là Lazarô đã chết, ngài nêu lên ánh sáng của một tín điều: ”Tôi là sự sống lại và là sự sống; ai tin tôi, thì dù có chết, cũng sẽ sống; ai sống mà tin tôi, thì sẽ không chết đời đời. Con có tin điều này không?” (Ga 11,25-26). Đó là điều Chúa Giêsu lập lại với mỗi người chúng ta mỗi khi cái chết xảy đến tước mất sự sống và những tình cảm quí mến. Toàn thể cuộc sống của chúng ta diễn ra giữa một bên là đức tin và bên kia là vực thẳm sợ hãi. ”Tôi không phải là sự chết, tôi là sự sống lại và là sự sống, con có tin điều này không?”
Giữ vững đức tin trước cái chết
Tất cả chúng ta đều bé nhỏ và yếu đuối trước mầu nhiệm sự chết. Nhưng thật là hồng phúc nếu trong lúc ấy chúng ta giữ trong tâm hồn ngọn lửa đức tin! Chúa Giêsu sẽ cầm tay chúng ta, như ngài đã cầm tay con gái ông Giairô, và lập lại một lần nữa ”Talità kum”, Hỡi con nhỏ, hãy trỗi dậy! (Mc 5,41). Chúa sẽ nói với chúng ta, với mỗi người chúng ta ”Con hãy trỗi dậy, hãy sống lại!”
Đó là niềm hy vọng của chúng ta trước cái chết. Đối với người tin thì đó là một cánh cửa hoàn toàn mở toang; đối với người nghi ngờ, thì đó là một tia sáng lọt qua một cửa hé mở, không bị khép kín hoàn toàn. Nhưng đối với tất cả chúng ta đó sẽ là một ân phúc, khi ánh sáng này soi sáng cho chúng ta”.
Chào thăm
Sau bài giáo lý bằng tiếng Ý trên đây, các LM thông dịch viên lần lượt tóm lược trong các sinh ngữ khác nhau cùng với những lời chào thăm và nhắn nhủ của ĐTC.
Bằng tiếng Pháp ngài đặc biệt chào thăm các học sinh thuộc nhiều trường học ở Pháp, cũng như các tín hữu hành hương đến từ Thụy Sĩ. Ngài nói: Khi cuộc sống chúng ta gặp phải những thử thách và đau khổ, chúng ta hãy nhớ rằng Chúa Giêsu đã nói với chúng ta: ”Thầy là sự sống lại và là sự sống”. Tôi cầu nguyện để cuộc hành hương của anh chị em ở Roma giúp anh chị em luôn giữa cho ngọn lửa đức tin và hy vọng luôn cháy sáng trong tâm hồn anh chị em.
Bằng tiếng Anh, ĐTC nhắc đến các tín hữu đến từ nhiều nước như Anh quốc, Ecosse, Malta, Hòa Lan, Na Uy, Thụy điển, Nga, Trung Quốc, Hoa Kỳ và nhiều nước khác, đồng thời ngài nói: Xin Chúa Kitô củng cố anh chị em và gia đình trong đức tin, biến anh chị em thành những chứng nhân hy vọng trong thế giới ngày nay, đặc biệt đối với những người đang sống trong đau khổ.
Bằng tiếng Ý, Đức Thánh Cha chào thăm các tín hữu thuộc giáo phận Conversano-Monopoli đến đây hành hương cùng với Đức GM giáo phận, nhân kỷ niệm Năm Thánh Mẫu của giáo phận.
Ngài cũng nhắn nhủ các bạn trẻ, các bệnh nhân và các đôi tân hôn: ”hôm nay là lễ kính thánh Luca, thánh sử Tin Mừng và là y sĩ. Hỡi các bạn trẻ quí mến, ước gì chứng tá cuộc sống của thánh Luca thúc giục chúng con có những chọn lựa can đảm về tình liên đới và dịu dàng; Hỡi anh chị em bệnh nhân, dựa theo giáo huấn của thánh Luca, anh chị em có thể tìm thấy nơi Chúa Giêsu phương dược cho những đau khổ của anh chị em. Và hỡi anh chị em tân hôn, anh chị em hãy xin thánh Luca cầu bầu cho để cuộc sống gia đình mới của anh chị em không bao giờ thiếu sự quan tâm tới những người đau khổ”.
Và Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm, Đức Tổng Giám Mục James Patrick Green hiệu tòa Altino làm sứ thần Tòa Thánh ở Nauy, sứ thần Tòa Thánh ở Thụy Sĩ, Ái Nhĩ Lan, Đan Mạch và Phần Lan.