CÔ GIÁO CỦA EM TÔI
- Thứ sáu - 23/08/2019 22:47
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Hôm nay, biết là em trai tôi bị ốm nhẹ, cô Delcati đã đến nhà, thăm viếng chúng tôi. Cậu con trai của chú hàng than trước kia cũng là học trò của cô ấy, và cô đã kể một mẩu chuyện khiến chúng tôi đều cười và cô đã kể một mẩu chuyện khiến chúng tôi đều cười. Ngày kia mẹ của Betti bọc một mớ than đốt trong tạp dề, mang đến nhà cô, để cám ơn cô đã chấm điểm trò ngoan của con bà. Người đàn bà chất phác khăng khăng muốn cô nhận món quà nhỏ này và xuýt xoa đến phát khóc, vì chiếc tạp dề bé nhỏ không thể chứa than được nhiều hơn. Một lần khác nữa, một phụ nữ trẻ là mẹ của một trong số học trò cô đã mang đến cô một lẵng hoa rất nặng, ở chính giữa nó là một con heo đất, chứa đầy những đồng xu mới toanh… Chúng tôi rất vui được nghe cô kể chueyẹn, và để làm yên lòng cô, đứa em trai của tôi đã chịu uống thuốc.
Phải kiên nhẫn lắm, các cô dạy lớp mẫu giáo mới tập tành nắn nót để các em bập bẹ được các mẫu tự đầu đời. Một tập thể năm mươi em bé suốt ngày quấn quít bên cô như đàn chim non trong tổ mẹ, em thì la hét vang, đứa lại khóc nhè không nín, còn mấy cậu nhóc tì nghịch phá đánh dấm nhau luôn, khiến cô mệt nhoài. Một ngày của cô dạy mẫu giáo là vậy đó. Cô phải làm tròn chức năng thay cho một người mẹ: tận tình chăm sóc các em có biểu hiện sổ mũi, ấm đầu, theo dõi lúc chúng ăn, thay quần áo lúc chúng ngủ, canh chừng lúc chúng chơi và băng bó vết trầy xước lúc chúng té ngã…
Chưa hết đâu, còn nữa biết bao lời phàn nàn, trách cứ từ phía các bà mẹ:
_ Tại sao cô để chúng đánh nhau? Làm cách nào cho con tôi mau biết đọc? Chưa viết của nó xấu quá? Cô giải quyết thế nào đây về việc nó bị mất chiếc giầy? Con tôi nói, cô không thương nó…
Đôi lúc mất kiên nhẫn, cô đét roi la hét và đe dọa các em bướng bỉnh, để rồi dau đó hối hận ngay, gọi chúng đến để vuốt ve dỗ dành, ôm hôn từng em một. Thế nhưng sau buổi chiều về, cô không ngăn được nước mắt, mỗi khi bị các phụ huynh không ngần ngại buông những lời bóng gió mắng chửi.
Những lúc ấy, cô Delcati trẻ trung, giàu nhiệt huyết và thương trẻ nhất trường trở nên trầm tư mặc tưởng. Thế rồi sau một đêm ngủ sâu giấc, cô lại lạc quan yêu đời, yêu nghề nghiệp. Đấy là thiên bẩm của một cô giáo có lương tâm!
_ Còn những em ở lớp cao hơn, ít ra họ đã lưu cho cô những tình cảm, lúc rời ghế học đường chứ?, - mẹ tôi hỏi.
_ Vâng, thưa có đấy, nhưng sang năm sau, khi lên lớp khác thì họ không màng nhìn tôi nữa. Hầu hết các em, một khi đã có thầy cô giáo mới, hình như đều thẹn thùng vì đã học một lớp thấp, đại khái như của tôi. Có vài em vẫn nhớ tình nghĩa thầy cô giáo cũ, thậm chí còn dẫn nhau đến nhà, để thăm viếng. Tuy nhiên các bổn phận này đã dần nhạt phai theo năm tháng, nhất là vào thời gian bãi trường, các em đã hầu như quên hẳn hình bóng của thầy xưa trường cũ.
Cô Delcati quay qua nhìn và vuốt tóc em tôi, nói tiếp:
_ Nhưng với em thì không bao giờ như thế, đúng không? Con sẽ không quay mặt nơi khác, khi thấy cô đến gần chứ? Con sẽ mãi mãi không hề quên thầy cô, bạn bè cũ dù khi đã rời khỏi mái trường.
Trích trong tập sách TÂM HỒN CAO THƯỢNG của Edmond de Amicis, Nhăn Văn biên dịch