NHỮNG KẺ KHỐN CÙNG
- Chủ nhật - 09/02/2020 21:29
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Hy sinh mạng sống của mình cho quê hương như cậu bé ở thành Lombard vừa hoàn thành là một phẩm chất vô cùng cao cả, nhưng còn rất nhiều phẩm chất khác mà con không được lơ là, đấy con!
Sáng nay khi tan trường về, con đi trước mẹ và ngang qua một người đàn bà nghèo, tay bế đứa trẻ xanh xao, đau yếu, tay đưa ra, xin con bố thí. Con chỉ nhìn, mà không ban bố gì cả, mặc dù có tiền trong túi. Hãy lắng nghe này, con ơi! Đừng bao giờ tập lấy thói quen lãnh đạm, làm ngơ trước một người nghèo khổ đang ngửa tay yêu cầu, lại càng không nên, khi đứng trước một người mẹ đang mong chờ được giúp đỡ, để nuôi đứa con đang thiếu đói của mình. Hãy nghĩ đến đứa trẻ vần được cho ăn và nỗi đau khổ tột cùng của mẹ nó, con ạ! Con hãy hình dung những lời nức nở tuyệt vọng nếu mẹ phải nói với con một ngày nào đó rằng: Henri ơi, mẹ không có bánh mì để cho con? Khi mẹ làm nghĩa cử bố thí cho một người nghèo, người này cảm ơn và chúc sức khỏe cho mẹ và những người thân.
Con không thể biết những lời hết sức êm ái đó do người đàn bà nghèo khổ kia thốt ra đã khiến mẹ cảm nhận thế nào và biết ơn xiết bao. Dường như đối với mẹ, lời thú nhận này phải được những người mẹ yêu thương giữ mãi trong lòng, và khi về tới nhà, mẹ rất vui lòng khi nói thêm rằng:
“Người đàn bà nghèo khó đó đã trả cho tôi nhiều hơn những thứ tôi đã ban cho”. Hãy tin nơi mẹ, Henri con ơi! Thỉnh thoảng nên trích tiền trong túi ra để rót vào tay một người già yếu không nơi nương tựa, một bà mẹ không có bữa ăn, một trẻ mồ côi cha mẹ. Những kẻ khốn cùng thích xin trẻ con bố thí, vì sự bố thí đó không làm cho họ nhục nhã, vì trẻ con giống như họ, chúng cũng đang cần được ban bố tình thương. Con có nhận xét những người nghèo khổ luôn luôn quanh quẩn ở trường không? Sự ban bố của một người lớn là nghĩa cử từ thiện, nhưng với trẻ con vừa là từ thiện lại vừa là một an ủi, con có hiểu không? Nó giống như trong tay họ vừa nhận cùng lúc đồng tiền và một đóa hoa.
Hãy nghĩ rằng con không thiếu thứ gì cả nhưng những người nghèo họ thiếu tất cả, trong khi con mơ ước được sống sung sướng, thì những người nghèo mong cầu đừng bị chết. Thật đáng buồn làm sao, khi nghĩ tới ở giữa những gia đình giàu sang, hàng khối người ăn uống phủ phê và đám trẻ ăn mặc gấm vóc nhung lụa đi diễu ngang đường phố, lại có những bà mẹ và những trẻ con thiếu ăn, thiếu mặc!
Ôi, Henri con ơi! Từ nay đừng bao giờ khi đi ngang qua trước một bà mẹ đang cầu xin con giúp đỡ, mà con không sẵn lòng trích ra một đồng xu.
Mẹ của con”.
Trích trong tập sách TÂM HỒN CAO THƯỢNG, của Edmond De Amicis, của Nxb Thanh Hóa, Nhân Văn biên dịch.
Sáng nay khi tan trường về, con đi trước mẹ và ngang qua một người đàn bà nghèo, tay bế đứa trẻ xanh xao, đau yếu, tay đưa ra, xin con bố thí. Con chỉ nhìn, mà không ban bố gì cả, mặc dù có tiền trong túi. Hãy lắng nghe này, con ơi! Đừng bao giờ tập lấy thói quen lãnh đạm, làm ngơ trước một người nghèo khổ đang ngửa tay yêu cầu, lại càng không nên, khi đứng trước một người mẹ đang mong chờ được giúp đỡ, để nuôi đứa con đang thiếu đói của mình. Hãy nghĩ đến đứa trẻ vần được cho ăn và nỗi đau khổ tột cùng của mẹ nó, con ạ! Con hãy hình dung những lời nức nở tuyệt vọng nếu mẹ phải nói với con một ngày nào đó rằng: Henri ơi, mẹ không có bánh mì để cho con? Khi mẹ làm nghĩa cử bố thí cho một người nghèo, người này cảm ơn và chúc sức khỏe cho mẹ và những người thân.
Con không thể biết những lời hết sức êm ái đó do người đàn bà nghèo khổ kia thốt ra đã khiến mẹ cảm nhận thế nào và biết ơn xiết bao. Dường như đối với mẹ, lời thú nhận này phải được những người mẹ yêu thương giữ mãi trong lòng, và khi về tới nhà, mẹ rất vui lòng khi nói thêm rằng:
“Người đàn bà nghèo khó đó đã trả cho tôi nhiều hơn những thứ tôi đã ban cho”. Hãy tin nơi mẹ, Henri con ơi! Thỉnh thoảng nên trích tiền trong túi ra để rót vào tay một người già yếu không nơi nương tựa, một bà mẹ không có bữa ăn, một trẻ mồ côi cha mẹ. Những kẻ khốn cùng thích xin trẻ con bố thí, vì sự bố thí đó không làm cho họ nhục nhã, vì trẻ con giống như họ, chúng cũng đang cần được ban bố tình thương. Con có nhận xét những người nghèo khổ luôn luôn quanh quẩn ở trường không? Sự ban bố của một người lớn là nghĩa cử từ thiện, nhưng với trẻ con vừa là từ thiện lại vừa là một an ủi, con có hiểu không? Nó giống như trong tay họ vừa nhận cùng lúc đồng tiền và một đóa hoa.
Hãy nghĩ rằng con không thiếu thứ gì cả nhưng những người nghèo họ thiếu tất cả, trong khi con mơ ước được sống sung sướng, thì những người nghèo mong cầu đừng bị chết. Thật đáng buồn làm sao, khi nghĩ tới ở giữa những gia đình giàu sang, hàng khối người ăn uống phủ phê và đám trẻ ăn mặc gấm vóc nhung lụa đi diễu ngang đường phố, lại có những bà mẹ và những trẻ con thiếu ăn, thiếu mặc!
Ôi, Henri con ơi! Từ nay đừng bao giờ khi đi ngang qua trước một bà mẹ đang cầu xin con giúp đỡ, mà con không sẵn lòng trích ra một đồng xu.
Mẹ của con”.
Trích trong tập sách TÂM HỒN CAO THƯỢNG, của Edmond De Amicis, của Nxb Thanh Hóa, Nhân Văn biên dịch.