NÔ LỆ NHƯNG TỰ DO
- Thứ bảy - 13/04/2019 03:36
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Hai chân bị xiềng vào thân phận nô lệ, ông đến La Mã, số phận hẩm hiu đưa ông đến gặp Épaphrodite, một người nô lệ được trả tự do nhưng có tấm lòng thô lỗ cộc cằn lại được vua Néron trọng dụng. Từ thuở nhỏ, có thể Épictète đã bị bỏ rơi đâu đó ở miền Phrygie hẻo lánh xa xôi. Dù số phận hẩm hiu nhưng không bao giờ ông từ bỏ cái quyền tối thượng của ông. Thể xác của ông có bị bán và bị đối xử không tốt nhưng ông giữ tâm hồn ông thật vững chắc, chỉ có ông mới làm chủ được nó.
Épictète từng bị sỉ nhục, từng bị cảnh ma cũ ăn hếp ma mới. Không có gì làm cho cơn giận của ông vua La Mã Néron đối với nô lệ Hy Lạp Épictète này dịu xuống, đó là món đồ chơi của ông, là cuộc giải trí thích thú của ông. Ông rót cơn giận lên đầu Épictète, bắt này chịu đủ trò chướng khí của ông mà không ngại ông này gục ngã.
Từ khi có một địa vị huy hoàng dưới trướng vua Néron, Épaphrodite giữ nhiệm vụ dạy dỗ một số nô lệ trong nhà để mấy ông này có nhiệm vụ cao cả là phục vụ vua Néron. Như thế tên cựu nô lệ đến này đưa một vài người nô lệ đến nhà khắc kỷ Musonius Rufus đòi hỏi ông ta biến những người này thành những người có học.
Vậy là Épictète được học một triết lý dạy con người phải dửng dưng và tự do đối với những gì không thuộc về nó bởi vì không thể kiểm soát các yếu tố bên ngoài. Chỉ có thái độ bên trong mới thuộc phạm vi quyền lực của con người. Épictète sẽ phải suy nghĩ – vì ông là nô lệ mà hoàn cảnh đã vứt ông ra bên lề cuộc sống – về cách mà mọi người chỉ phải dựa trên tự do nội tại và ý chí của mình để sống. Musonius Rufus dạy ông rằng con người chỉ khổ vì hành động do mình làm ra chứ không do người khác làm trên mình.
_ Nếu thầy của ông tự đối xử thô bạo với ông, ông sẽ làm gì?
_ Tôi sẽ từ bảo vệ.
_ Nhưng bảo vệ cái gì nếu cái đau khổ họ muốn gieo cho mình lại không đụng đến mình?
_ Vì sao ông thầy lại không đụng đến mình được, ông là người biết cách nào làm cho người khác đau khổ.
_ Bạn không có đủ sức mạnh chính mình để hiểu để hiểu là chẳng có cái đau nào ngoài cái đau tinh thần? Những chuyện đối xử tệ mà người ta bắt bạn phải chịu là những chuyện không tốt đối với bạn”.
Và thế là chàng thanh niên trẻ yên tâm trở về với ông thầy, chịu la mắng, khiển trách và có khi còn bị đánh.
Các lời nói của Musonius Rufus thường là có hiệu quả. Nếu người ta không chịu được cái đau khổ người khác gieo lên mình thì ích gì mà lo lắng chuyện Épaphtodite đối xử không tốt? Ngày này qua ngày khác, chàng trai trẻ nô lệ xem cái đau đớn dưới một con mắt khác. Dần dần ông không còn cảm thấy mình bị lo âu bứt rứt lúc nào cũng sợ cho một tai ương sắp đến. Lòng ông được bình thản.
Rồi có một ngày ông chủ biết được bài học ông Musonius Rufus dạy cho tên nô lệ của mình.
“À, hay đó!... Đánh mà không đau? Chính Musonius Rufus dạy mấy chuyện tầm phào này phải không? Vậy thì đến gần ta nhà triết gia tí hon vô cảm, chúng ta sẽ cùng nhau xem xét coi con học thuộc bài chưa? Ngồi đây con, đưa cái chân cho ta coi xem”.
Ngay lập tức Épaphrodite cầm hai chân Épictète và bẻ quẹo thật mạnh, độc ác chưa từng thấy. Tin chắc cái chân đã gãy, ông hỏi:
_ Con chưa cảm thấy đau à?
_ Đau chứ thưa thầy, thầy sắp làm gãy chân con rồi đó”.
Épaphrodite bẻ thêm. Xương sắp lòi ra ngoài cơ bắp sắp đứt.
Cuối cùng thì ông thầy bẻ chân học trò nhưng học trò không hé răng than một tiếng. Khi ông Épaphrodite đứng dậy, lòng bực mình vì thấy trò vẫn im lặng, ông chỉ nghe tên học trò nô lệ của mình bình thản nói:
“Con đã nói với thầy rồi, coi chừng gãy chân con mà nó gãy thiệt rồi”.
Từ tai nạn ấy, Épictète đi cà thọt suốt đời nhưng ông cũng cảm nhận được cái tự do không gì lay chuyển của ông.
Sưu tầm