ÔNG HIỆU TRƯỞNG

ÔNG HIỆU TRƯỞNG
Ông hiệu trưởng chúng tôi luôn luôn là người đầu tiên đến trường, cũng là người cuối cùng rời lớp học. Buổi sáng, ông đứng chờ học sinh, giải đáp các thắc mắc của phụ huynh. Buổi chiều, sau khi các thầy cô giáo ra về ông đi quan sát chung quanh trường để xem có em nào tình cờ gặp tai nạn trên đường hoặc ẩu đả với nhau không.

Sáng nay Coretti rất thích, vì người thấy ở lớp hai của anh, ông Coatti đã đến chứng kiến kỳ thi hàng tháng của anh ấy. Thầy Coatti này, một người tầm vóc cao, tóc dày rậm, mắt sâu và có giọng nói lạ lùng khiến học sinh luôn luôn cảm thấy bị đe dọa trừng phạt, thậm chí còn bị thầy cấm túc. Thế nhưng thầy không trách ai cả và giấu nụ cười sau hàm râu về sự sợ sệt của đám học trò mình. Ngôi trường thành phố chúng tôi có tám ông giáo tất cả, tính luôn một thầy phụ, nhỏ người chưa mọc râu, còn rất trẻ.

Còn về hiệu trưởng của chúng tôi, ông cao lớn, đầu hói, mang kính gọng vàng và có bộ râu hoa râm dài xuống tới ngực, chiếc áo lễ của ông luôn được cài nút kín tới cổ, thoạt nhìn đã biết ngay ông là người tốt với trẻ con. Khi bọ bị gọi lên để làm kiểm điểm và run rẩy bước vào phòng, ông hiệu trưởng kông rầy la, mà cầm tay và dịu dàng trấn an, khích lệ họ. Ông giải thích về những việc họ vấp phải. Hầu hết đều ăn năn hối lỗi, hứa sẽ không tái phạm nữa. Với giọng thuyết phục, ông nói với họ bằng tấm lòng, bằng sự khoan dung độ lượng, khiến mỗi học sinh phạm lỗi, cuối cùng khi về tới nhà, mắt họ đỏ hoe. Ông hiệu trưởng chúng tôi luôn luôn là người đầu tiên đến trường, cũng là người cuối cùng rời lớp học. Buổi sáng, ông đứng chờ học sinh, giải đáp các thắc mắc của phụ huynh. Buổi chiều, sau khi các thầy cô giáo ra về ông đi quan sát chung quanh trường để xem có em nào tình cờ gặp tai nạn trên đường hoặc ẩu đả với nhau không.

Khi thấy bóng dáng ông xuất hiện ở lối rẽ, các em lêu lỏng bỏ dở cuộc chơi, túa nhau chạy. Ngón tay trỏ của ông hiệu trưởng khẽ vung lên chỉ tới phía trước, điệu bộ răn đe, nhưng cử chỉ hiền hòa, nhân hậu pha lẫn chút ưu phiền.

Mẹ bảo rằng không một ai nhìn thấy ông hiệu trưởng cười vì ông đã mất một người con hy sinh trong chiến tranh, mà bức ảnh luôn được ông đặt trên bàn làm việc ở văn phòng. Ngay sau nỗi bất hạnh bủa lên người, ông hiệu trưởng chúng tôi muốn xin thôi việc, và đã viết đơn rồi, nhưng cứ lần lựa mãi, không thể chuyển đi: nó được đánh giá bằng sự chia tay vĩnh viễn những học trò của mình!

Tuy nhiên, vào một buổi chiều tại văn phòng và trước sự có mặt của cha tôi, ông hiệu trưởng cho biết quyết định sẽ chuyển lá đơn xin giã từ mái học đường. Trong khi cha tôi tìm hết lời lẽ, hy vọng sẽ giữ được chân ông lại, nhưng có vẻ không thành, thì lúc ấy một người khách lạ dẫn tôi vào và xin được gởi con vào học. Hết sức bất ngờ, ông hiệu trưởng đưa ánh mắt hết sức ngạc nhiên sửng sốt nhìn đứa trẻ, rồi chuyền sang bức ảnh đặt trên bàn: Ôi, nó giống người con của ông vô cùng!

Không lưỡng lự chần chừ, ông ghi danh tên cậu học trò được nhập học, tiễn chân người cha, mà không một lần đặt tay lên mái tóc vàng của đứa học trò mới kháu khỉnh dễ thương.


Thấy ông hiệu trưởng trầm tư bất động, cha tôi nói tiếp những mong muốn của mình:
_ Xin ông đừng giã từ mái trường, đừng rời bỏ những đứa con thân thương như ruột thịt…

Cha tôi vừa dứt lời, ông hiệu trưởng như người vừa thoát qua nỗi buồn sâu kín, ông nói với chính mình:

_ Không, tôi sẽ ở lại!

Rồi ông đưa tay xé vụn tờ đơn.

Trích trong tập sách TÂM HỒN CAO THƯỢNG của Edmond de Amicis, Nhân Văn biên dịch