Dù người tin hay không tin thì tiếng chuông đã trở nên gần gũi và là âm thanh thiêng liêng của con người qua bao thế kỷ.
Nước không chảy một đời, không loanh quanh mải miết trên trái đất này, giữa lòng biển cả mênh mông, nước bốc hơi trở về THƯỢNG NGUỒN
Những khoảnh khắc tình yêu ấy cho con sức mạnh vượt qua những khó khăn và hướng tới một cuộc sống bình an thật sự, để rồi năm sau và mãi mãi về sau con sẽ lại đợi chờ Ngài. Cảm ơn, vì Ngài đã đến!
Người tu sĩ nên mở của “đi ra” mới học được những bài học quý giá từ những người nghèo khổ.
Trong tương lai, có thể có nữ linh mục không? Hãy để tương lai trả lời. Nhưng vẫn phải trung thành với nguyên tắc: “Phải phân biệt để biết đối xử cho hợp tình và đúng lý” và “không được kỳ thị nữ giới cũng như nam giới”. Con người là mẫu số chung, là căn bản. Còn nam hay nữ, màu da hay tiếng nói chỉ là chuyện phụ. Tất cả chỉ là một trong Đức Giêsu Kitô.
”Sinh ký tử quy – sống gửi thác về”, đời sống người Ki-tô hữu như một hành trình “hướng về nhà” và cái chết là được “về đến nhà”. Ngôi nhà này mới thực sự là ngôi nhà cuối cùng, là đích đến cho con người trong cuộc lữ hành trần thế.
Ai không chấp nhận thinh lặng người ấy không những đánh mất một nghệ thuật sống, một phẩm chất của cuộc sống, mà còn đánh mất một điều rất quan trọng tạo nên nhân phẩm của chính mình.
Câu nói đó là câu nói của người dị giáo. Đó là cũng là câu nói của người muốn từ bỏ Đức Ki-tô để theo ngẫu tượng.
Chúng ta cần áp dụng một thái độ căn bản này: lòng thán phục. Thật vậy, chỉ những người có lòng thán phục họ mới thực sự trân trọng những gì là chân, thiện và mỹ.
"Những gì ngươi không muốn người khác làm cho ngươi, thì ngươi cũng đừng làm điều đó cho người khác".
Khi bị phạt đóng đinh trên thập giá, Chúa Giê-su bị hạ nhục, bị phỉ báng, bị đối xử tàn nhẫn. Nỗi đau này đã làm giãn trái tim Người ra một chiều sâu lớn lao. Nhưng khoảng không gian mới giãn ra đó không chứa nỗi cay đắng và phẫn uất. Nó chứa đầy lòng thương cảm và vị tha sâu sắc mà chúng ta vẫn chưa thể nào hiểu được trọn vẹn.
Anh Giuđa thân mến, Câu tục ngữ “gieo gió thì gặt bão” thường được dùng để nói rằng những ai làm điều ác thì ắt có ngày phải chịu hậu quả ê chề.
Mình lặng lẽ quan sát tổ chim trên cao, một niềm vui thật nhẹ khi dọn nhà vào mỗi buổi sáng cho đến khi lũ chim con đủ lông đủ cánh bay vào vùng trời tự do cùng với ba mẹ chúng.
Nỗi lo của cha mẹ không chỉ đơn thuần là con cái mình được ăn sung mặc sướng, thành công hơn người nhưng là một cuộc đời đức hạnh và trung tín.
Dẫu biết rằng đối với con người trong cuộc sống mưu sinh bốn bể là nhà, nhưng con người ta dừng chân và chọn một nơi để dung thân không chỉ đơn giản vì “đất lành chim đậu” hay vì những mệt mỏi của “con chim bay hoài cũng mỏi cánh, con ngựa chạy mãi cũng chùn chân”, nhưng trên hết họ tìm thấy một tình yêu cho họ hy sinh một đời và gắn bó một đời.
Tình thương chân thành sẽ luôn luôn vượt mọi bức tường ngăn cách để khâu chặt con người với nhau bằng sợi chỉ ngũ sắc nhiệm mầu.