Đăng lúc: Thứ năm - 22/02/2018 03:01
- Người đăng bài viết: menthanhgia
Con dâu “uốn nắn” cha chồng
chữ hiếu cũng là lấy nghĩa nhân làm căn bản vậy.
Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử có nói: “Đại đạo phế, hữu nhân nghĩa” ( tức Đạo lớn bị bỏ rồi mới có nhân nghĩa), “Cố thất đạo nhi hậu đức, thất đức nhi hậu nhân, thất nhân nhi hậu nghĩa, thất nghĩa nhi hậu lễ” (tức mất Đạo thì đến Đức, mất Đức thì đến Nhân, mất Nhân thì đến Nghĩa, mất Nghĩa thì đến Lễ).
Không phải nói bạn nghe lời cha mẹ, vì cha mẹ làm bất cứ việc gì thì là hiếu, nếu không làm là bất hiếu. Vì nuôi cha mẹ, bạn đi ăn trộm, cướp bóc, tham ô, nhận hối lộ, cả thiện cũng làm không được, càng không nói là hợp đạo nghĩa, vậy làm sao lại dám nói là hiếu.
Vì cha mẹ làm bất cứ việc gì thì là hiếu, nếu không làm là bất hiếu. Vì nuôi cha mẹ, bạn đi ăn trộm, cướp bóc, tham ô, nhận hối lộ, cả thiện cũng làm không được, càng không nói là hợp đạo nghĩa, vậy làm sao lại dám nói là hiếu.
Dân gian lưu truyền một câu chuyện như thế này. Thị trấn phố Nam có mở hai cửa hàng gạo, một tên là “Vĩnh Xương”, một tên là “Phong Dụ”. Người chủ cửa hiệu “Phong Dụ” gặp loạn lạc làm ăn không được tốt, nghĩ ra một cách có thể kiếm nhiều tiền.
Hôm đó, ông ta mời một thầy làm cân về nhà, tránh hết mọi người, nói với thầy làm cân rằng: “Phiền ông làm cho tôi một cái cân 15 lượng rưỡi 1 cân, tôi sẽ trả thêm một xâu tiền”. (Thời đó 1 cân là 16 lượng)
Thầy làm cân vì thấy rất hiếm khi có được một xâu tiền, liền quên hết đức hạnh, nhanh miệng đáp ứng. Ông chủ cửa hàng dặn dò xong xuôi, để thầy làm cân ở trong phòng rồi rời đi.
Ông chủ tiệm gạo có 4 người con trai, đều giúp ông kinh doanh tiệm gạo. Người nhỏ nhất 2 tháng trước đã cưới con gái của một vị thầy trường tư thục làm vợ.
Cô dâu mới khi đang thêu thùa may vá trong phòng thì nghe được những gì cha chồng dặn dò người thầy làm cân. Sau khi cha chồng rời đi, cô dâu mới trầm tư một lúc, đi ra khỏi phòng tân hôn nói với người thầy làm cân: “Cha tôi lớn tuổi rồi, nên có chút hồ đồ, vừa rồi nhất định là nói sai rồi; xin thầy làm một cái cân 16 lượng rưỡi, tôi sẽ tặng ông hai xâu tiền; thế nhưng nhất định không thể để cho cha chồng tôi biết”.
Thầy làm cân vì được thêm 2 xâu tiền nữa nên liền đồng ý. Rất nhanh một cây cân 16 lượng rưỡi đã được làm xong, ông đem cái cân đã được thay đổi cho ông chủ tiệm. Cùng ngày hôm đó, ông chủ tiệm liền đem cái cân mới ra tiệm gạo sử dụng.
Một thời gian ngắn về sau, tiệm gạo “Phong Dụ” làm ăn hưng vượng hẵn lên. Khách hàng của tiệm “Vĩnh Xương” cũng nhao nhao chuyển sang mua ở “Phong Dụ”. Lại một thời gian ngắn sau đó, người thị trấn phố đông, phố tây cũng bỏ gần tìm xa tìm đến ngõ hẻm để mua gạo “Phong Dụ”. Đến cuối năm, “Phong Dụ” phát tài, “Vĩnh Xương” cũng bị tặng cho “Phong Dụ”.
Tối 30 tết, cả nhà quây quần một chỗ cùng ăn sủi cảo. Ông chủ tiệm trong lòng vui vẻ, mới nói mọi người đoán bí mật huyền diệu của sự phát tài. Người trong nhà nhao nhao thảo luận, nói có ông trời phù hộ đấy, nói ông chủ tiệm là có phương pháp, nói tiệm gạo có vị trí tốt, cũng nói là cả nhà đồng tâm hiệp sức.
Ông chủ tiệm cười hắc hắc rồi bảo: “Các người nói không đúng. Ta vì sao lại phát tài? Chính là nhờ cái cân! Ta làm cái cân 15 lượng rưỡi, mỗi ngày bán được mấy trăm ngàn cân, là lợi nhuận hơn gấp mấy lần, tích lũy hàng tháng, ta liền phát tài”.
Ông ta liền kể lại chuyện đầu năm bỏ 1 xâu tiền để làm cái cân 15 lượng rưỡi cho mọi người nghe. Đám con cháu nghe xong, đều khen ông là cao minh. Ông chủ tiệm cực kỳ vui vẻ, vuốt vuốt râu đắc ý. Lúc này, cô dâu mới từ chỗ ngồi chậm rãi đứng lên, nói với ông chủ tiệm: “Con có một việc muốn nói với cha, trước đây không có nói với cha, hy vọng cha tha thứ cho lỗi của con”.
Đợi khi ông chủ tiệm gật đầu, cô dâu mới không chút hoang mang, đem chuyện lấy 2 xâu tiền để làm cái cân 16 lượng rưỡi cho mọi người nghe. Nàng nói: “Cha nói đúng, chúng ta là nhờ vào cái cân phát tài. Mỗi cân của nhà ta đều hơn nửa lượng, khách hàng đã biết rõ chúng ta buôn bán chân chính, mới muốn mua gạo của ta, việc làm ăn của ta mới hưng vượng. Cho dù mỗi cân chúng ta mất đi chút lợi, nhưng chúng ta bán được nhiều hơn nên thu được nhiều lợi hơn. Chúng ta chính là dựa vào chân thật mà phát tài đó”.
Mọi người kinh ngạc một hồi, cả đám há to miệng. Ông chủ tiệm không tin đây là sự thật, lấy cái cân dùng bán gạo hàng ngày ra xem, quả nhiên là 16 lượng rưỡi. Ông thẩn thờ một lúc, một câu cũng không nói nên lời, chậm rãi đi vào phòng ngủ.
Ngày hôm sau, trong bữa cơm đầu năm, ông chủ tiệm triệu tập cả nhà đến, từ thắt lưng gỡ ra chiếc chìa khóa phòng kế toán rồi nói: “Ta đã già rồi, không có ích nữa. Tối qua ta đã suy nghĩ cả đêm, quyết định từ hôm nay trở đi, ta sẽ trao vị trí chủ tiệm cho vợ của thằng tư, sau này, ta hãy nghe theo nó thôi!”.
Thế nên, chữ hiếu cũng là lấy nghĩa nhân làm căn bản vậy.
Ý kiến bạn đọc