GORETTI, BẠN TÔI
Bạn chính là người hạnh phúc hơn tôi. Bạn đang học mà vẫn làm được công việc hữu ích cho cả cha lẫn mẹ, đã đảm đang và làm tròn bổn phận một cách tuyệt vời, xứng đáng hơn tôi rất nhiều!
Dù được cha tha lỗi, tôi vẫn hơi buồn, nên mẹ nhờ người con trưởng của chú gác cổng dẫn tôi đi chơi trưa nay.
Khi đi gần một chiếc xe đang đỗ trước một cửa hiệu, bất ngờ ngeh có tiếng gọi, tôi quay lại hóa ra là Coretti, bạn cùng lớp học với tôi. Anh mặc ái rái cá, đội mũ nổi da mèo, đang vác một bó củi nặng trên vai. Một người đàn ông đứng trên xe chuyển củi xuống và anh nhanh nhẹn vác vào cửa hàng.
Lúc anh đi trở ra xe, tôi vội hỏi:
_ Anh đang làm gì thế?
Coretti đưa hai tay nhận các khúc gỗ và đáp:
_ Bạn đã nhìn thấy rồi mà, tôi đang khuân củi, lại phải tranh thủ học bài, bạn ạ. Vừa làm vừa học, như thế này mới kịp giờ.
Tôi bật cười, nhưng anh đã làm tôi bị bất ngờ: anh vừa lẩm nhẩm đọc thuộc lòng về cách chia động từ của tiếng Pháp, vừa vác bó củi nặng mang vào cửa tiệm.
_ … Người ta gọi những rắc rối của động từ hoàn toàn tùy thuộc vào theo chủ từ, nó sẽ thay đổi về giống, số và ngôi thứ… Đồng thời, nó cũng thay đổi tùy theo thời gian và thể thức nữa…
Khi từ tiệm đi trở ra, Coretti bước tới gần tôi, và anh phân trần:
_ Bạn thấy tôi tranh thủ thời gian, như thế có được không? Cha tôi đi giao hàng, mẹ tôi đang ốm vừa lúc người ta chở củi tới, mà bài vở lại khó học thuộc, thế là tôi phải làm một công hai việc.
Anh quay sang, nói với người lái xe:
_ Bảy giờ tối nay, cha tôi sẽ về và trả tiền cho bác.
Khi người kia đánh xe đi rồi. Coretti khẩn khoản mời tôi vào nhà, và vì sợ từ chối bạn sẽ buồn, nên tôi nghe theo anh. Tôi bước vào một gian phòng rộng, bên trong chất đầy củi và những lóng gỗ chưa đẵn, gần cánh cửa có một chiếc cân.
_ Hôm nay tôi mệt đừ, vì phải làm đủ thứ chuyện, - Coretti kể lại. Này nhé, đang tập trung viết bài luận, ôn tập từ ngữ, vừa chạy bán hàng thì xe chở củi đến, phải ôm vác vào. Sáng nay, tôi đã hai lượt ra chợ ở Venise để mua hàng, bây giờ đôi chân còn mỏi nhừ, mà còn bài tập vẽ chưa xong nữa…!
Bạn tôi vừa nói, anh vừa cầm chổi quét những chiếc lá khô rơi vãi trên sàn nhà.
_ Chỗ của bạn học ở đâu? Coretti? – tôi hỏi anh.
_ Đến xem, ở đây này.
Anh dẫn tôi bước vào phần sau của tiệm, nơi dùng làm chỗ nấu nướng và buồng ăn. Trên một chiếc bàn ở trong góc, bày những quyển vở và các bài đang dở dang. Coretti giải thích:
_ Câu hỏi thứ hai, với da đã thuộc rồi người ta dùng làm giày dép, dây thắt lưng, yên cương ngựa… vậy là tôi sẽ điền thêm hai từ cặp xách tay và vali. Nói xong anh cầm bút nắn nót những hàng chữ đẹp.
_ Có ai bán hàng không? – Giọng một người đàn bà vừa bước vào hỏi mua củi.
_ Thưa, có tôi! – Coretti đáp to, rồi chạy ra khỏi phòng đứng cân củi, nhận tiền bán ghi lên một tấm bảng, rồi trở vào nói với tôi.
_ Người ta không để yên, trong khi tôi còn khối bài để làm.
Chợt, Coretti hốt hoảng chạy vào bếp và khi trở ra trên tay anh cầm chiếc ấm đang bốc khói. Anh hối hả nói:
_ Cà phê mang vào cho mẹ, bạn theo tôi vào thăm mẹ luôn. Đồng ý nhé? Tội nghiệp, đã bảy hôm rồi người năm trên giường, khi thấy bạn, hẳn người rất vui. Ôi, mãi nghĩ những rắc rối của động từ, tôi chạm vào ấm nước nóng, bỏng mấy ngón tay.
Coretti quá vất vả của tôi, đẩy nhự cánh cửa thông qua gian phòng có chiếc giường rộng, bên trên mẹ của anh đầu choàng khăn đang nằm.
_ Thưa mẹ, cà phê đang nóng đây ạ! – Coretti dâng tách cà phê cho bà, liếc mắt sang tôi, rồi nói tiếp:
_ Giới thiệu mẹ, một trong số bạn cùng lớp với con!
Người đàn bà khoan dung khẽ nói.
_ Ôi, quý hóa biết bao, cậu bạn nhỏ của con đã đến thăm người ốm!
Coretti kê lại chiếc gối sau lưng mẹ, xếp tấm chăn cho bà, nhen lửa sáng lên trong lò và xua đuổi con mèo đang ngồi chễm chệ trên tủ.
Sau đó, anh cầm tách cà phê mẹ vừa uống xong và khom xuống, ân cần hỏi bà:
_ Mẹ có cần thứ gì nữa không? Mẹ đã uống hai thìa thuốc rồi chứ? Nếu mẹ không còn chi để bảo, con xin đến tiệm thuốc để mua thêm cho mẹ dùng. Củi đã xếp xong lúc bốn giờ, con sẽ nướng thịt như lời mẹ dạy và khi người phó mát đi qua, con sẽ trả họ tám xu. Mẹ cứ yên tâm, mọi việc sẽ ổn thôi, thưa mẹ.
_ Hay lắm con trai của mẹ - bà bán than khen ngợi – con đã nghĩ không thiếu thứ nào, thật rất ngoan!
Coretti chỉ tôi xem cái khung ảnh của cha bạn đang treo tường. Ông mặc quân phục hồi còn phục vụ trong quân đội, với chiếc huân chương sáng chói, cặp mắt lóng lánh và nụ cười tươi, giống như anh.
Lúc trở lại bếp ăn, nơi đang kê chiếc bàn học, bỗng Coretti reo lên:
_ A, nhớ ra rồi. Da còn được dùng làm các bao đựng đạn…
Và anh vỗ vai tôi, nói tiếp:
_ Tôi đang còn nhiều việc, các câu hỏi kia tôi sẽ làm tiếp vào tối nay. Anh thật sướng hơn tôi, có thời gian học hành còn được đi chơi.
Luôn luôn vui vẻ và nhanh nhẹn, anh dẫn tôi trở ra cửa hiệu, nơi có đống củi. Anh nhặt mấy thanh gỗ to đặt lên một chiếc bàn nhỏ và cưa mỗi thanh làm đôi.
Vừa làm anh vừa hớn hở nói huyên thuyên:
_ Đây là môn thể dục hay hạng nhất về sức đẩy hai tay đưa tới trước. Tôi muốn khi trở về, cha tôi hài lòng thấy những thanh gỗ này đã được cưa hẳn hoi. Khổ nỗi sau khi cưa xong tôi viết chữ ngoằn ngoèo như con rắn, đúng như lời thầy giáo chúng ta nói. Nhưng biết làm thế nào đây, hay tôi sẽ thú thực với thầy: “Con đã vận dụng cánh tay quá nhiều, nên các ngón tay bị tê cứng!”. Dù sao điều chính yếu vẫn là tôi đã cầu nguyện cho mẹ tôi mau chóng khỏi bệnh, và hôm nay sức khỏe bà đã khá hơn nhiều. Ơn Chúa! Còn bài văn phạm sáng nay tôi sẽ thức dậy sớm để học. Ơ kìa, chiếc xe thở than đã đến, tôi bắt tay vào việc thôi.
Chiếc xe bò chở đầy ắp những bao than đen bóng đã dừng trước cửa tiệm. Coretti chạy ra nói chuyện với chủ xe, rồi trở vào miễn cưỡng nói với tôi:
_ Bây giờ tôi kông thể cầm giữ bạn ở lại, và cám ơn bạn đã đến thăm tôi. Ngày mai sẽ gặp lại, chúc bạn đi chơi vui vẻ, Henri hạnh phúc của tôi!
Bắt tay giã từ tôi, Coretti chạy thẳng qua chiếc xe vác bao than đầu tiên trên vai đi vào tiệm, rồi trở ra lại trở vào, cứ như thể con thoi.
Đứng sung sướng nhìn anh tươi mát dưới chiếc mũ da mèo, luôn luôn năng nổ, nhanh nhẹn và yêu quý tôi, tôi tự nghĩ thầm về câu anh đã gọi “Henri hạnh phúc”. Không, bạn Coretti ơi! Bạn chính là người hạnh phúc hơn tôi. Bạn đang học mà vẫn làm được công việc hữu ích cho cả cha lẫn mẹ, đã đảm đang và làm tròn bổn phận một cách tuyệt vời, xứng đáng hơn tôi rất nhiều!
Trích trong tập sách TÂM HỒN CAO THƯỢNG của Edmond De Amicis, Nhân Văn biên dịch
Ý kiến bạn đọc