banner_nha dong

Cam Hòa – Cam Lâm – Khánh Hòa – Đt 0258 3863020 – Email: websitemtgnt@gmail.com

VĂN HÓA VÀ VIỆC PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ

Đăng lúc: Thứ tư - 01/06/2022 20:14 - Người đăng bài viết: menthanhgia
VĂN HÓA VÀ VIỆC PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ

VĂN HÓA VÀ VIỆC PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ

Sung mãn nhân cách đời tu: tiếp theo kỳ trước

Mỗi người đều cảm nghiệm được rằng: ơn thánh, tâm tình, khả năng, lịch sử cá nhân và nguồn linh cảm riêng biệt như mời gọi mình phát triển một lối sống trong đó một hoặc nhiều thể thức hiện diện đối với thực tại được chiếm ưu thế. Những thể thức căn bản khác tuy phát triển kém hơn vẫn không thể bị loại bỏ. Khai trừ một trong những thể thức hiện diện đối với người và sự vật sẽ đưa đến sự lệch lạc trong nhân cách. Nhờ những thể thức hiện diện đó, mỗi người – ít nhất là một cách tiềm tàng – sẽ ở trong tư thế cởi mở đối với tất cả giá trị căn bản của văn hóa. Nhưng con người trung bình sống trong khung cảnh xáo trộn của văn minh hiện đại, rất khó có thể cởi mở đối với những giá trị này như họ mong muốn. Do đó, có những người và tập thể làm chứng tá cho một vài giá trị đặc biệt, bằng cách sống và đề cao những giá trị này bằng một đường lối độc đáo. Hay nói cách khác, một khi văn hóa đã không còn giữ được tính cách toàn nguyên, duy nhất và đã phân hóa thành nhiều khía cạnh chuyên biệt, thì nên có những người đặc trách việc nuôi dưỡng một vài giá trị đặc biệt, thí dụ như khuynh hướng thẩm mỹ mà ai cũng có không nhiều thì ít. Đó là một điều nên có và cần phải có. Với một xã hội ít phân hóa hơn, trong đó mỗi phần tử vẫn còn cảm nghiệm được rằng những khía cạnh tôn giáo, thẩm mỹ và thực tiễn của đời sống liên kết tạo thành một thực thể duy nhất, thì không cần đề cử một số phần tử để làm chứng và bảo vệ một giá trị nào cả. Vì những thể thức hiện diện căn bản đều được mọi người thể hiện trong cuộc sống, nên sẽ không có một thể thức nào bị coi thường, quên lãng hoặc tiêu diệt. Nhưng một khi vì ảnh hưởng của sự chuyên biệt hóa, kinh nghiệm sống đã không còn giữ được tính chất toàn nguyên, thì một số giá trị sẽ có thể bị tiêu diệt.

Một giá trị sẽ bị quên lãng hoặc sẽ được nuôi dưỡng, việc đó một phần tùy ở văn hóa. Văn hóa sẽ có mức độ cao nếu biết nâng đỡ thi sĩ, văn sĩ, các giáo sư văn chương và tất cả những ai góp phần vào việc duy trì khía cạnh thi vị của đời sống. Một văn hóa sẽ siêu việt nếu nó cho phép thật nhiều đoàn thể văn hóa cùng trập trung vào việc phát huy những thể thức căn bản của sự hiện diện nhân bản. Thái độ cởi mở của dân chúng đối với toàn thể thực tại có nhiều khía cạnh, mỗi đoàn thể lúc đó sẽ biểu hiện một khía cạnh. Và mỗi đoàn thể giúp cho toàn thể dân chúng biết duy trì một giá trị quan trọng, nếu không dân chúng sẽ sống giá trị đó là một cách tầm thương hoặc bỏ quên hẳn.

Vì vậy, tiến trình nhân bản hóa bao hàm điều kiện mỗi văn hóa phải dành ra một số phần tử nam và nữ chỉ chú tâm đến việc phát huy một vài lối sống căn bản. Một số người có thể để hết tâm vào thi ca, một số khác nghĩ đến hữu thể học, khoa học hoặc sự hiện diện hướng thần. Tất cả đều được mời gọi đạt đến sự toàn hảo trong khía cạnh mà họ đã tự do chọn và muốn đề cao theo một đường lối đặc biệt. Lẽ tất nhiên là trong mỗi khía cạnh của đời sống, một người xuất chúng có thể đạt được sự hoàn hảo cao hơn so với những phàm nhân. Nhưng đó là ngoại lệ. Những cơ quan văn hóa đều được cấu thành bởi những người nam, người nữ thuộc hạng trung hình như anh và tôi, chớ không phải thiên tài. Thí dụ, chính giáo sư văn chương thuộc hạng trung bình mỗi ngày khuyến khích thái độ cởi mở đối với khía cạnh thi vị của đời sống, còn thi sĩ đại tài làm chứng cho khía cạnh đó một lần trong suốt cả thế kỷ. Nhưng về một khía cạnh của cuộc sống, một phàm nhân sẽ không đạt tới trình độ siêu việt mà một phàm nhân khác có thể đạt được khi cùng với những người khác, phàm nhân này được xã hội cho phép dồn tâm trí vào sự phát triển sở thích của mình.

Chúng ta có thể kết luận được rằng, một xã hội trong đó sự chuyên biệt chức vụ chiếm ưu thế vẫn ý thức được những giá trị, nhờ sự trồi hiện của những trung tâm duy trì sự hiện đối với những giá trị. Văn hóa ngày nay cho phép một số đông phần tử hướng đời sống mình về một thể thức hiện diện đặc biệt đối với một vài giá trị. Nhờ vậy những giá trị này sẽ không bị lãng quên. Thí dụ, chúng ta tìm thấy được những chuyên viên biểu hiện cho giá trị của việc thỏa mãn nhu cầu thể xác. Họ là những bác sĩ, y tá, những chuyên viên đấm bóp và những huấn luyện viên thể dục. Họ giúp con người nghĩ đến những nhu cầu thể xác mà con người rất dễ sao lãng khi điều hành chức vụ. Cũng vậy, một số người được rảnh rang để nghĩ đến giá trị tâm linh hoặc thẩm mỹ; đó là những chuyên viên trị liệu tâm lý và những cố vấn tâm lý hoặc là những thi sĩ, họa sĩ, kiến trúc sư và những giáo sư phê bình nghệ thuật. Điều trên đây cũng đúng đối với giá trị tôn giáo. Như tôi là một tu sĩ, tôi được rảnh rang để làm chứng cho khía cạnh linh thiêng của tất cả những cố gắng văn hóa.

Chúng ta thấy rằng toàn thể văn hóa hiện đại bị chi phối bởi những lực phát sinh từ sự chuyên biệt chức vụ. Nhưng dẫu sao trong khung cảnh định chức đó, còn có những trung tâm gồm những người được xã hội giao phó phận sự làm chứng cho những giá trị không có liên quan đến việc điều hành xã hội. Sự dấn thân của họ vào những giá trị này có ảnh hưởng lan rộng đến những ai trong chúng ta phải bận tâm trong những địa hạc khác. Thái độ cởi mở của họ đối với vài giá trị đặc biệt như có sức tỏa sáng và sẽ khơi động trong chúng ta khả năng hướng về những giá trị đó.

Tôi có thể hình dung sự tỏa sáng này như một làn sóng chuyển động. Làn sóng phát xuất từ trung tâm của sự hiện diện đặc biệt đối với một giá trị, khởi sự nó ảnh hưởng đến những người có thái độ cởi mở nhất đối với giá trị đó. Họ tạo thành một chùm tia sáng xung quanh trung tâm. Sự nhiệt thành và sự dấn thân của họ làm phát sinh một làn sóng thứ hai, vì thái độ của họ cũng tỏa sáng đến những người xung quanh; đến lượt những người này lại ảnh hưởng đến những ai tiếp xúc với họ. Cứ như vậy, chuyển động được truyền đi và ý thức giá trị sẽ được duy trì trong toàn thể xét qua giá trị thẩm mỹ. Trung tâm tạo bởi những người ý thức giá trị thẩm mỹ gồm những thi sĩ, họa sĩ, giáo sư nghệ thuật và văn chương, những người quản thủ bảo tàng viện, và những người bảo trợ nghệ thuật. Chùm tia sáng xung quanh trung tâm gồm những người không được hoàn toàn rảnh rang để lo nghệ thuật, nhưng họ tạo nên một cử tọa dễ thụ cảm. Họ khuyến khích sở thích thẩm mỹ bằng cách phổ biến những gì họ đã cảm nghiệm qua việc đối thoại với những người đã hiến trọn cuộc đời cho giá trị thẩm mỹ. Sự phổ biến của nhóm này sẽ thúc đẩy những người trong gia đình, trong các đồng nghiệp và bè bạn của họ ý thức hơn khía cạnh thẩm mỹ của cuộc sống.

Một cách tương tự, một số người như tôi đã được xã hội chấp thuận để tận hiến đời sống cho khía cạnh tôn giáo của văn hóa. Chúng tôi tạo thành trung tâm, xung quanh chúng tôi còn có cả một lớp người rất quan tâm đến việc tôn thờ Đấng Thánh và làm chứng cho những giá trị căn bản này. Nhờ việc đối với những người ở trung tâm, họ phát triển thái độ cởi mở đối với tôn giáo, sau đó họ lại làm nẩy sinh thái độ này trong những người khác.

Còn tiếp

Trích trong tập sách SUNG MÃN NHÂN CÁCH TRONG ĐỜI TU của Adrian Van Kaam, Hồng Quang FSC chuyển ngữ

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc