banner_nha dong

Cam Hòa – Cam Lâm – Khánh Hòa – Đt 0258 3863020 – Email: websitemtgnt@gmail.com

BIẾT NGƯỜI VÀ SỐNG THUẬN HÒA

Đăng lúc: Chủ nhật - 02/02/2020 19:40 - Người đăng bài viết: menthanhgia
BIẾT NGƯỜI VÀ SỐNG THUẬN HÒA

BIẾT NGƯỜI VÀ SỐNG THUẬN HÒA

Khi bạn thông cảm, yêu thương, quan tâm, bạn sẽ được tặng thưởng như là người giàu có nhất. Đó là giá trị khi được lặp lại những lời nói của Chúa Giêsu, Đấng Cứu Chuộc thế gian: “Hãy cho và anh em sẽ được Thiên Chúa cho lại”.

Ngày kia một cụ già hỏi người bạn già 91 tuổi rằng: “Tại sao ông lại chọn thị trấn nhỏ bé Indiana chỉ có 50.000 ngàn dân để nghỉ hưu mà không chọn thị trấn Indianapolis nơi đông đúc và phát triển hơn?”. Ông ta trả lời rằng: “Nếu một ngày kia tôi nằm xuống ở Indianapolis, thì mọi người khi đi ngang qua mộ của tôi, họ tiếp tục đi làm việc của họ; nhưng nếu tôi nằm xuống ở đây, mọi người cũng đi ngang qua tôi rồi đi làm việc của họ, song họ nói: “Đây là cụ Tom Clack”.

Nhận xét tuy khôi hài nhưng có lý của ông đã làm nổi bật lên một vấn đề thiết yếu trong bản chất của con người, đó là chúng ta ai cũng muốn mình được chú ý đến, chẳng ai muốn mình bị quên lãng, bị coi thường hay lúc chết mà chẳng có ai đoái hoài tới. Tất cả chúng ta đều có nhu cầu căn bản là yêu và được yêu, muốn được tôn trọng và được quan tâm.

Trẻ con khao khát tình yêu của cả cha lẫn mẹ, một tình yêu không phân chia và điều đó ăn sâu vào trong tiềm thức của trẻ. Cho dù điều đó sau này bị chôn vùi hay lãng quên trong ký ức của đứa trẻ, nhưng chúng không bao giờ quên hết. Đến lúc trưởng thành chúng khao khát được chân nhận, được yêu thương, được ưa chuộng hay bất cứ một hình thức quan tâm nào khác.

Có lẽ bạn không chờ đợi mình sẽ trở thành một người nổi tiếng trên thế giới, nhưng cứ để sự tưởng tượng của bạn tự do mơ tưởng trong chốc lát. Sự mơ tưởng đó có thể trở nên tức cười nếu như nó không trở thành sự thật.

Bạn sẽ như thế nào nếu bạn tìm ra một phương thức chữa bệnh ung thư? Hay chỉ là một căn bệnh cảm lạnh thông thường? Điều đó làm bạn nổi tiếng ngay lập tức và có ích cho nhân loại nữa đó. Bạn có muôn là nhà du hành vũ trụ đầu tiên đặt chân lên hành tinh xa lạ nào đó không?  Hãy nghĩ tới những cuộc tiếp đón, những lời ca tụng, những thước phim, sự giào có và sự hâm mộ của quần chúng.

Bạn có muốn trở thành một minh tinh màn bạc hay một nhà từ thiện mà tên tuổi của bạn sẽ đi vào lịch sử, hay một ông trùm tư bản dầu lửa, một người thông thái hay một cố vấn tài ba cho tổng thống để làm cầu nối giữa các quốc gia trên thế giới và mang lại hòa bình cho nhân loại? Hay một quan tòa công minh chính trực và đức độ đưa ra những quyết định khôn ngoan? Hay là một trong số ít những người được chọn để nhận giải Nobel trong các lĩnh vực khoa học, nghệ thuật hay văn học?

Những điều tưởng tượng vô hại như thế là vết tích của thời thơ ấu, khi bạn được yêu thương và chiều chuộng vô điều kiện. Nhưng bây giờ bạn đã trưởng thành. Bụp! Như trái bóng nổ tung và bạn phải quay về với cuộc sống hằng ngày.

Tất cả chúng ta muốn mình quan trọng
Con người có một nhu cầu chung đó là muốn trở nên quan trọng. Nếu như không được nổi tiếng hay giàu có thì ít ra cũng có nhiều bạn bè tốt, nếu như không được coi trọng thì ít ra cũng được chú ý đến chút ít.

Bạn có thể sống hòa thuận với mọi người nếu như bạn biết và thực hành điều căn bản này là: Tất cả mọi người đều muốn mình được quan tâm.

Khi từ San Francisco đến miền núi để nghỉ, tôi dừng lại ở một nhà hàng nơi một thị trấn nhỏ để uống cà phê. Rời thị trấn một tiếng đồng hồ, tôi mới sực nhớ ra là tôi để quên chiếc áo khoác treo trên tường. Ba tuần sau, trên đường trở về nhà, tôi cũng dừng lại tại nhà hàng đó. Tôi chẳng mong tìm được lại chiếc áo, nhưng khi tôi bước đến quầy để kêu một ly cà phê, tôi liếc qua bức tường, chiếc áo của tôi vẫn còn đó.

Khi cô tiếp viên mang cà phê cho tôi, cô ta mỉm cười và nói: “Thưa ông, chiếc áo của ông ở đàng kia”. Thật ngạc nhiên, cô ta nhớ hết những người khách lạ sau ba tuần lễ. Tôi thán phục trí nhớ tuyệt vời của cô ta”. Cô ta cười thật tươi và nói: “Tôi vẫn còn nhớ ông”.

Bất cứ khi nào tôi nghĩ đến thị trấn đó, tôi nhớ đến cô tiếp viên ngay, cùng với nụ cười đầy thiện cảm và trí nhớ tuyệt vời của cô. Tôi chẳng thiếu gì bạn bè, và đặc biệt, tôi cũng chẳng cần đến cô bán hàng ở cái thị trấn nhớ đến. Nhưng tôi luôn nhắc đến cử chỉ đó với đầy thiện cảm.

Nhu cầu được nhận biết
Tất cả ai trong chúng ta cũng đều muốn được chân nhận. Chúng ta, từ tổng thống Mỹ cho đến người gác cổng đều muốn điều đó. Nếu như nắm được điều này, bạn sẽ tương quan tốt với mọi người.

Một điều quan trọng để thăng tiến mối tương quan của bạn, đó là nhớ tên cũng như nhớ khuôn mặt người khác, chỉ cần một chút nỗ lực nhưng đem lại nhiều điều tích cực vì tên tuổi thì quan trọng đối với con người. Bạn có thể viết chúng ra hay bạn dùng một số hình tượng liên tưởng để nhớ chúng.

Khi bạn gặp ai lần đầu, hãy biết đúng tên của họ. Hãy lặp lại vài lần trong suốt cuộc nói chuyện và khi chia tay thay vì nói “Thật hân hạnh được biết bạn”, thì nói “Tôi hân hạnh được gặp bạn, Johnson ạ!”. Đừng tin vào trí nhớ của bạn quá. Hãy viết ngay tên họ nếu như bạn muốn gặp lại họ. Chỉ tốn vài giây để viết vào sổ tay, hãy viết vào và xem lại chúng, chúng sẽ in sâu vào trí nhớ của bạn.

Trẻ con cần được yêu thương
Nhu cầu được yêu thương và được quan tâm của chúng ta xuất phát từ đâu? Nó bắt nguồn từ thời thơ ấu. Nói chung những đứa trẻ cần được yêu thương vô điều kiện, chẳng cần chúng làm điều gì nhưng chỉ cần chúng là những đứa trẻ đáng yêu của cha mẹ thì chúng được bồng ẵm, được âu yếm, được nâng niu, yêu quý và chiều chuộng.

Trẻ con không cần làm điều gì để dành cho mình tình thương này, chúng có quyền được yêu thương và được chăm sóc. Chúng nhìn thế giới với vẻ ngạc nhiên và với cái nhìn thích thú khi chúng đang ở trong vòng tay yêu thương của mọi người.

Tâm điểm của vũ trụ
Những đứa trẻ nhận ra rừng chúng là tâm điểm của vũ trụ. Phải thừa nhận rằng trong suốt thời thơ ấu những đứa trẻ là tâm điểm của mọi sự chú ý. Chúng khóc là có người chạy đến ngay. Chúng nói ê a là mọi người cười. Người ta chụp hình khi chúng chơi với những ngón chân. Mọi người tự hào về chúng.

Đây có thể được gọi là thời kỳ “hoang tưởng thơ ấu”. Đứa trẻ cảm thấy chúng có đầy quyền lực. Có cảm giác chúng đang được ở trong thời kỳ hoàn toàn không cần giúp đỡ. Chúng được chú ý quan tâm, được dỗ dành, được phục vụ. Mọi ước muốn của chúng đều được thỏa mãn.

Nhưng một cú “shock” lớn đến, khi những đứa trẻ đó nhận ra rằng cái “thời kỳ hoang tưởng” đó chẳng lâu dài. Trước đó là thời gian dài người ta chờ đợi chúng tập đi, tập nói. Rồi từng ngày những nhu cầu mới xuất hiện. Chẳng bao lâu sau, đứa trẻ học được một khả năng và hoàn thiện một khả năng khác. Sau đó là thế giới đầy những điều cấm đoán và lập đi lập lại điệp ngữ “đừng đụng vào đó”.

Điều gì sẽ xảy ra sau thời kỳ “hoang tưởng” đó, khi mà những đứa trẻ có thể làm bất cứ điều gì chúng thích và chẳng yêu cầu nào của chúng được áp ứng? Chúng đã luôn luôn được cưng chiều, bây giờ lại bị khẽ tay khi đánh vỡ một cái gì đó bị khẽ tay khi đánh vỡ một cái gì đó bị cấm không được đụng vào, hay người ta sẽ nhíu mày lại hoặc la hét chúng. Thế giới mới buồn làm sao! Chúng bị đòn khi phạm phải sai lầm lớn. Mọi đòi hỏi và vòi vĩnh sẽ hết khi chúng lên 5 – 6 tuổi.

Tất nhiên chúng sẽ tự hỏi: “Tại sao lại có sự thay đổi đột ngột như vậy?” Ba mẹ đã từng yêu thương mình chẳng cần điều kiện gì và mình cũng đã được cưng chiều, sao tự nhiên biến mất hết. Bị cấm đoán và bị từ chối với hàng ngàn lý do. Bây giờ lại muốn mình đi nhà trẻ, rồi đi học, phải vâng lời mọi người và làm những việc mà mình chẳng muốn. Lại còn xen vào trò chơi của mình nữa chớ. Chẳng khác nào trước đây mình ở trong vườn địa đàng mà nay đã “bị đuổi ra ngoài”.

 Tuổi trưởng thành bắt đầu
Đến thời kỳ đứa trẻ học xong trung học, sự chiều chuộng của ba mẹ chỉ còn là cái bóng đâu đó đằng sau chúng. Người trẻ được đưa vào “sân khấu cuộc đời” mà chẳng có một cơ hội để thử nghiệm, thậm chí chúng chẳng biết tên của vở kịch mình đang diễn và lý do tại sao chúng được đưa vào sân khấu nữa. Chúng sẽ làm gì đây? Chúng cũng chẳng biết. Thật là một thế giới đảo điên chẳng có gì bảo đảm.

Một thời gian dài sau đó chúng làm chủ được chính mình. Ở tuổi thiếu niên chúng ao ước được tự do thoát khỏi sự kiềm kãm của cha mẹ, bây giờ chúng có tự do rồi, nhưng tự do lại làm chúng sợ.

Những người lớn lại khao khát được trở về thiên đàng tuổi thơ: được chiều chuộng, được yêu thương vô điều kiện. Nhưng bây giờ tất cả chỉ còn lại trong quá khứ. Chúng phải diễn xuất trên sân khấu cuộc đời, bị xua đuổi và thỉnh thoảng thấy mình bị cô đơn, đôi khi còn chán nản. Bây giờ chúng phải tìm kiếm cuộc sống vươn tới thành công, hạnh phúc và thỏa mãn. Những người mới lớn chẳng có mục đích rõ ràng nào cả hay chẳng tìm thấy một mẫu điển hình để kiến tạo con người mình.

Sự thành công xem như muốn nói đến công việc, lập gia đình và nuôi nấng gia đình chẳng hạn như cuộc sống thành đạt, với hai đứa con, có xe hơi… Nhưng trong quá trình để bảo đảm những thành công riêng của mình, thì con người nhận được ít nhiều tình yêu quý giá (khen ngợi, chân nhận và tán thành). Họ bị mối lo lắng mơ hồ không tên dày vò. Trong những giây phút thinh lặng, họ cảm nhận cảm giác bối rối và đôi khi có tâm trạng chán nản. Đâu là tất cả niềm vui hạnh phúc mà việc tiếp xúc cũng như sách vở đã hứa với họ. Nếu như họ dừng lại đúng lúc trước cám dỗ ảo vọng của thành công như đối với sự thôi thúc của họ, họ sẽ cảm thấy điều họ sai.

Vì thế, tiếng khóc tấm tức mới lộ ra: hãy nghe tôi, nghe tôi, thương tôi, quan tâm đến tôi, gần tôi và nói với tôi. Tôi muốn mình quan trọng và được chú ý. Đây là một nguyện ước chung chẳng ngoại trừ ai, cho dù người ta cố ý chối từ và đè nén nó.

Ba dạng người
Thế giới xem ra được hình thành bởi ba dạng người: người mất mát, người chọn lựa và người sử dụng.

Người mất mát là người được sinh ra bỏi tổng hợp các gen và điều kiện sống không may mắn, họ mò mẫm với sự bất hạnh của đời họ, vấp ngã trong thảm họa.
Người chọn lựa là những người đưa ra những mục tiêu của họ trong cuộc sống. Họ lên chương trình và họ có đủ thời gian và nghị lực để đạt được điều đó. Trong quá trình chọn lựa, họ được đáp lại bằng sự giàu có, người ta ngong ngóng chờ đợi họ, chờ được quan tâm và chấp nhận. Những người chọn lựa không chỉ thành công cho mình mà họ còn giúp người khác cũng thành công với họ.

Người sử dụng là những người dùng người khác cho mục đích của chính họ. Họ có thể thành người dễ dãi, tử tế trong cách làm việc hay chẳng tốt lành gì hoặc là một tay độc tài tinh ma.

Chúa Giêsu và mối tương quan nhân loại
Trong bài giảng trên núi (chương 5,6,7 của Tin Mừng Mattheu và một phần chương 6 của Tin Mừng Luca), Chúa Giêsu nói về các chiều kích khác nhau và thái độ sống trong tương quan nhân loại.

“Phúc thay ai xót thương người, vị họ sẽ được Thiên Chúa xót thương”, “Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa” (Mt 5,3-12).

“Nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang bất hòa với mình, thì hãy để của lễ lại, đi làm hòa với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình” (Mt 5,23).

“Anh em nghe luật dạy rằng: mắt đền mắt, răng đền răng. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái nữa […]. Ai xin thì hãy cho; ai muốn vay mượn, thì đừng ngoảnh mặt làm ngơ” (Mt 5,38-42).

“Anh em nghe luật dạy rằng: hãy yêu thương đồng loại và ghét kẻ thù. Còn Thầym Thầy bảo anh em: Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho kẻ ngược đãi anh em. Như vậy anh em mới được trở nên con cái Cha anh em, Đấng ngự trên trời, vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cùng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính” (Mt 5,43-45).

“Còn anh, khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, để việc anh bố thí được kín đáo, và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả công cho anh” (Mt 6,3-4).

“Anh em đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán, vì anh em xét đoán thế nào, anh em cũng sẽ bị Thiên Chúa xét đoán như vậy; và anh em đong đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong đấu ấy cho anh em” (Mt 7, 1-2).

“Vậy tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thí chính anh em cũng hãy làm cho người ta” (Mt 7,12; Lc 6,31).

Còn rất nhiều điều Chúa Giêsu giảng dạy. Bài giảng trên núi không chỉ là những lời dạy quý giá mà còn được áp dụng vào thực tế trong từng ngày sống.
Chúng ta biết rằng có một lòng ước ao phổ quát đó là được chân nhận, được yêu thương và chấp nhận. Chúa Giêsu chứng thực điều chính yếu đó qua việc biểu tỏ rõ rằng thiện chí đối với con người để tương quan đồng loại tốt hơn. Tóm lại, chúng ta sẽ hạnh phúc hơn, nhiều người sẽ mãn nguyện hơn về địa vị của mình và chúng ta chân nhận họ và tỏ ra tình yêu bao la.

Hầu hết người ta thiếu giá trị thực
Bởi vì một số người phát triển giác quan về giá trị thực của mình rất tốt nên điều này rất quan trọng để khẳng định họ thông qua những lời ca ngợi và chân nhận chân thành.

Cách đây vài năm, tôi đã khám phá ra rằng thật có ít người chân nhận giá trị thực về mình. Vào một buổi sáng đẹp nọ, se lạnh và quang đãng, sau một trận mưa và sương mù, mọi người gặp tôi ai nấy đều rạng rỡ: “Thật là một buổi sáng tuyệt vời”, đó là lời chào dễ thương. “Đúng vậy”, tôi đáp lại “Chúng ta cũng đáng lắm chứ”. Mọi người đều có vẻ nghi ngờ rằng họ thật sự xứng đáng với một buổi sáng đẹp và đáng yêu như thế.

Hầu hết chúng ta đều thiếu một số cấp bậc về giá trị thực của mình, hay đó được nhận thức trong thời thơ ấu. Nếu cha mẹ chúng không nhận xét, không đánh giá đúng đắn và hay chỉ trích chúng ta nhiều điều, thì khi lớn lên chúng ta cảm thấy mơ hồ về chuyện không có tư cách. Những tiêu chuẩn đặt ra quá cao hay quá sớm sẽ nảy ra cảm tưởng “mình không đủ trình độ hay không đủ tốt”. Bằng chứng của điều này là nhiều người cảm thấy khó khăn khi nhận những lời khen. Lúc đó họ học cách trả lời đơn giản là “cám ơn”. Nhưng phần lớn họ đáp lại cách rất hợp lý nhưng thật khó để họ tin rằng lời khen ngợi kia là chân thật hay xứng đáng.

Cho nhau những lời khen chân thành
Những lời khen ngợi thì luôn luôn được đánh giá cao. Trao ban những lời khen khi có thể, đừng trông chờ những điều phi thường. Thay vì chờ đợi chia sẻ những lời chúc mừng thì hãy tìm cơ hội để chia sẻ.

“Bộ đồ mới dễ thương quá”
“Tôi thực sự thích bộ đồ này”
“Kiểu tóc này mới đẹp làm sao”
“Thật tuyệt, bạn cho mình công thức món này nhé!”
“Bạn đã làm một việc rất tốt”

Tại một cuộc hội thảo, một người đứng lên phát biểu xoay quanh đề tài đang trình bày. Ông nhận định một cách tình cảm và thân thiện. Cuối buổi hội thảo tôi nói với ông ta: “Ông là một trong những người đánh giá tốt mà tôi từng biết, ông đã nhận định con người qua quan điểm của họ, qua cách thức họ chia sẻ và chính con người thật của họ”.

Ông ta cười thật tươi và đáp: “Cám ơn anh. Tôi yêu mến mọi người”. Hãy tìm cơ hội để thán phục những người khác vì họ và những việc họ làm. Đừng chờ đợi được khen ngợi mà hãy cho đi. “Hãy cho đi rồi bạn sẽ được nhận lại”.

Khi bạn nghe những lời khen ngợi và nhận định chân thành, bạn sẽ tìm ra được chìa khóa để cải thiện các mối tương quan. Thỉnh thoảng người ta cho rằng họ cảm thấy không thực lòng khi thường xuyên khen ngợi. Điều này không thực tế. Mỗi người chịu trách nhiệm về một kỹ năng mới thì cảm thấy trước hết là lúng túng, nhưng đây là phương cách quan trọng để bạn khắc phục cảm nghĩ đó. Nói hoặc làm với những điều tương xứng thì không phải là đạo đức giả. Với thực tế bạn sẽ bắt đầu cảm thấy thoải mái khi ban tặng lời khen chân thành khi nhận định người khác.

Mọi người đều khao khát được khen ngợi
Nhiều người cho rằng khen nhiều sẽ làm cho đứa trẻ hư, bởi vì như thế sẽ làm cho chúng tự cao tự đại, nhưng nếu những đứa trẻ hư đốn do khen nhợi quá nhiều, thì 10.000 đứa trẻ bị hư đốn là do thiếu sự khen ngợi. Điển hình là các bậc cha mẹ đừng từ 10 cho đến 20 lần chỉ trích thay vì khen ngợi, tỷ lệ này phải được đảo ngược lại.

Tương tự đối với người trưởng thành, những người không chấp nhận chính mình hay họ không thực sự chính mình, họ cảm thấy khó khăn để trao ban lời khen ngợi. Một phụ nữ đã nói với tôi rằng chồng cô chưa từng khen ngợi cô hay đứa con gái lấy một lời. Khi cô ta hỏi tại sao chồng mình lại không bao giờ khen ngợi một ai trong gia đình, anh ta nói rằng: “Mọi người đều có quyền làm những gì thích hợp cho mình mà không cần nhắc nhở, nhưng khi ai đó làm gì sai, thì mọi người đều đổ lên đầu tôi”.

Con cái sợ anh và chúng thường ra ngoài khi anh đi làm về, vợ anh chịu đựng anh vì “những đứa con”, thêm vào đó, “anh ấy đi làm để mang tiền về, còn không tôi đã ly dị anh ấy từ lâu rồi”.

Đây là năm điều căn bản giúp bạn chúng ta ghi nhớ:
1. Trao ban niềm vui và bạn sẽ gặt hái được hạnh phúc trong cuộc đời.
2. Con người yêu mến những ai yêu mến họ.
3. Con người yêu mến những ai chân nhận họ.
4. Con người bị những cá nhân chân nhận thu hút.
5. Người ta yêu mến những người dễ mến.
 
Cách thức thật đơn giản: Nếu người khác thích bạn, thì họ sẽ thích luôn mọi việc của bạn, bạn sẽ dễ nổi bật. Nếu như bạn làm cho mọi người vừa lòng, bạn sẽ nhận được nhiều hơn những gì bạn cho đi. Vấn đề làm cho người khác vừa lòng thì rất quan trọng.

Làm người khác hài lòng
Một lời chào hỏi thân thiện, một lời khen ngợi đúng lúc hoặc một nhận định tích cực sẽ mang đến niềm vui và làm cho người ta cảm thấy dễ chịu suốt cả ngày. Hầu hết chúng ta đều trông chờ điều này. Đừng lẫn tránh trong cái bóng của cuộc sống khi gặp điều gì hạnh phúc. Một người thân thiện xuất hiện và tặng ban cho bạn đôi điều hạnh phúc, bạn sẽ cảm thấy cuộc đời thi vị hơn.

Chú Giêsu dạy: “Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha. Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người ta sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn. Vì anh em đong đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy” (Lc 6, 37 – 38).

Một trong những công ty đang phát triển ở Mỹ mang một khẩu hiệu như sau: “Tìm kiếm nhu cầu và đáp ứng nó”. Trong quan hệ đồng loại cũng vậy, điều quan trọng là “Tìm hiểu nhu cầu của họ và đáp ứng nhu cầu đó”. Sigmund Freud cho rằng bản năng tính dục là mạnh nhất trong con người. Abfred Adler bỏ công ty, anh ta khăng khăng rằng một như cầu sâu xa định hướng cho cuộc đời, như cầu phải được chú ý đến, để thắng được cảm nghĩ thua kém của một ai đó và được giúp đỡ.

Trong một cuộc tranh luận, có lẽ hai người đang ở thế cân bằng. Nhưng điều quan trọng là cả hai đều có quyền lực. Nếu bạn có thể giúp một người có mặc cảm tự ti vượt thắng, bạn sẽ trở nên rất quan trọng đối với người đó vì bạn đã làm cho họ hài lòng.

Bạn có thể thành công
Bạn có thể thành công, có thể là thành công về tài chính hay danh vọng. Một người thực sự thành công là một người trở nên đáng yêu, khẳng định chính mình, là người biết mang lại hạnh phúc đến cho mọi người.

Tôi nghĩ đến một cô giáo đã về hưu và đang tích cực trong hoạt động của giáo xứ cũng như ngoài xã hội. Điều đơn giản là cô thường dành những lời khen tốt đẹp cho người khác. Tôi ít khi gặp cô, song tôi cảm thấy tốt hơn bởi vì cô khen ngợi mọi người cách chân thành, điều đó làm cho mọi người chung quanh hài lòng, cô không hề phàn nàn. Đối với cô, cuộc sống quá ngắn ngủi để gây phiền phức cho người khác, vì thế cô tập trung vào những điểm tốt. Cô là người bình thường, nhưng có một năng lực phi thường khiến cho mọi người cảm thấy chính họ là tốt. Dĩ nhiên, cô được mọi người yêu mến và thán phục.

Một phụ nữ rụt rè cảm thấy nhút nhát khi nói chuyện với người mà chị ta cảm kích, đã nói thật đơn sơ: “Cảm ơn bạn, tôi thật sự cảm kích bạn, thân mến…”.

Trong tờ báo Yokefellow, tôi đọc thấy rằng: tôi ước ao tinh thần thiện chí trong mùa giáng sinh trải dài suốt tháng 12, thya vì tôi nhận được hằng lô thiệp giáng sinh trong thời gian ngắn ngủi, nếu tôi nhận được bức thư ngắn vào tháng Bảy, ngay lập tức tôi sẽ nói: “tôi mến bạn”.

Một tu sĩ gởi cho cho tôi một bức thư viết rằng: “Mùa hè tới tôi sẽ gởi cho anh một cái thiệp giáng sinh, nhưng mùa hè này tôi muốn anh biết rằng tôi thực sự mến anh”. Tôi đã cảm thấy vui vẻ suốt cả ngày.

Hai người cô đơn trong thánh đường
Một lần nọ khi tôi ở New York nửa ngày trước lúc chuyến bay cất cánh, tôi đi dạo từ khách sạn tới khu thánh đường Thánh Bartolomeo, một thánh đường tráng lệ, chẳng một ai trong đó chỉ trừ một người da đen đang ngồi ở hàng ghế thứ sáu từ dưới lên, tôi ngồi phía sau anh ta mấy ghế. Chúng tôi là hai người cô đơn trong thánh đường rộng lớn được xây hơn cả trăm năm. Thật là một nơi tốt để gặp Chúa trong nửa đồng hồ. Tôi cảm thấy trọn vẹn và hòa hợp.

Một lúc sau, người đàn ông đó đứng dậy ra về, và khi anh ta đi ngang qua chỗ tôi, theo bản năng tôi chìa tay ra, anh cũng theo bản năng mở tay ra đón lấy nó. Không dừng lại ở việc bước đi qua, anh ta đã siết chặt lấy tay tôi và tối cũng thế; trong chốc lát, đó là cái bắt tay bền vững. Chúng tôi tuy khác nhau màu da, tuổi tác và trạng thái thật khó xác định, nhưng chúng tôi dường như đã vượt qua những điều đó, tôi cảm thấy thế, chúng tôi mến nhau, cầu chúc cho nhau những điều tốt lành. Trong Chúa Kitô, chúng tôi đã nên một.

Tôi ở lại nhà thờ ít phút nữa, và khi tôi đứng dậy ra về tôi cảm thấy mình được biến đổi hoàn toàn, có mục đích mới và gánh nặng được cất đi, những điều chưa có kế hoạch thì đã có và tự nó đang hoạt động chẳng cần tới tôi. Cực điểm của nửa tiếng đồng hồ hồi tâm đầy ý nghĩa là giây phút gặp gỡ Thiên Chúa qua anh bạn da đen.

Cuộc sống ban tặng cho ta nhiều niềm vui thật sự, những thời cơ chớp nhoáng để vươn lên bằng lý lẽ, bằng hành động và sự quan tâm. Tôi thật luyến tiếc vì đã không bắt được thời cơ đó. Có một phụ nữ cô đơn và buồn bã cúi lấy tách cà phê trong quán ăn tự phục vụ nhìn ra thế giới bằng đôi mắt rỗng tuếch. Tôi đi qua và chẳng nói lời nào và tôi đã luyến tiếc khi làm điều đó như một người đáng sợ, sự sợ hãi hòa lẫn những ước mơ và tôi giận chính mình: Tại sao tôi không chộp lấy thời cơ trao ban một lời nói hay một hành động dẫu biết rằng khi tôi làm điều này tôi cảm thấy hạnh phúc hơn? Khi bạn thông cảm, yêu thương, quan tâm, bạn sẽ được tặng thưởng như là người giàu có nhất. Đó là giá trị khi được lặp lại những lời nói của Chúa Giêsu, Đấng Cứu Chuộc thế gian: “Hãy cho và anh em sẽ được Thiên Chúa cho lại”.

Trích trong tập sách  NGHỆ THUẬT SỐNG HÒA THUẬN VỚI MỌI NGƯỜI, biên dịch Phạm Đình Phước, SDB, Nxb Phương Đông, Tp. HCM 2015. 

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc