banner_nha dong

Cam Hòa – Cam Lâm – Khánh Hòa – Đt 0258 3863020 – Email: websitemtgnt@gmail.com

DẤN THÂN TRONG THẾ GIỚI

Đăng lúc: Thứ hai - 01/07/2019 21:20 - Người đăng bài viết: menthanhgia
DẤN THÂN TRONG THẾ GIỚI

DẤN THÂN TRONG THẾ GIỚI

Tin và tận hiến (tiếp theo)
 
Chương VII
 
DÂN THÂN TRONG THẾ GIỚI

 
 
1. Tận hiến và sứ mạng trong thế giới
Nhờ Công Đồng, Giáo Hội đã nhìn thấy rõ hơn và định nghĩa rõ hơn sứ mệnh của mình trong thế giới ngày nay. Giáo Hội đã hiểu rõ hơn mình liên đới với thế giới này đến mức nào: không những Giáo Hội chịu nhiều ảnh hưởng của thế giới, mà Giáo Hội còn muốn mở ra với thế giới để đón nhận những gì tốt đẹp của thế giới. Chính với điều kiện ấy mà Giáo Hội có thể tác động trên thế giới, thông truyền cho thế giới tốt hơn lên, giúp cho thế giới một cách đầy đủ để hoàn thành vận mệnh của nó. Được lôi cuốn theo trào lưu đó của toàn Giáo Hội, các cộng đoàn tu sĩ có ý thức rõ hơn về sự dấn thân cần thiết của họ trong thế giới và về các điều kiện của cuộc dân thân này. Thay vì quan niệm đời tân hiến tu trì như là một cuộc xa lánh hay rút khỏi thế giới, các cộng đoàn đó hiểu đời tận hiến cách rõ ràng hơn, như bao hàm một sứ mệnh trong nhân loại, và do đó đòi hỏi người tận hiến phải gần lại hơn với con người, các môi trường đời sống nhân loại. Cả đến những cộng đồng chiêm niệm (tu kín) cũng được mơi gọi hiện diện với thế giới, theo cách thức của họ, tức là một sự hiện diện có bản chất thiêng liêng nhiều hơn, nhưng cũng đòi hỏi dấn thân thực sự, đòi quan tâm làm chứng ta và thích nghi tùy theo những điều kiện riêng biệt. Tận hiến cho Chúa một cách thân mật hơn, chính là được gọi sống thâm sâu hơn giữa lòng thế giới để thấm nhập vào đó đời sống Đức Kitô. Như Ngôi Lời Nhập Thể đã sống cuộc thánh hiến trọn vẹn của Người cho Chúa Cha trong một cuộc sống hòa lẫn với đời sống những người đồng thời, thì cũng vậy những ai đi theo Người trong đường lối những lời khuyên Phúc Âm, đều được gọi sống đời tận hiến của mình trong sự gần gũi với thế giới bao quanh mình.

Mà sự dấn thân của đời sống tận hiến trong thế giới đòi hỏi một đức tin đặc biệt mạnh mẽ; sự dấn thân ấy không thể thực hiện được nếu không có một sự táo bạo đích thực trong việc tông đồ. Thật là khác xa với các não trạng thu mình lại chỉ muốn trước hết bảo vệ sự trung tín với lời khấn và lề luật. Người ta đã hiểu rõ hơn cái thái độ chỉ chú ý tìm kiếm một chỗ nương tựa cho an thân là một thái độ thiếu sót, lệch lạc. Ngược lại, phải chấp nhận những liều lĩnh hiểm nguy của một đời sống hoàn toàn nhập thể.

Trên đây, khi đề cập đến việc khấn Dòng, chúng tôi đã nói đến liều lĩnh và mạo hiểm, vì lý do dấn thân trong một tương lai mà người ta không biết trước được mọi hoàn cảnh và mọi khó khăn, hoặc cả đến những đường hướng thiết yếu nhất. Trong cuộc gặp gỡ của đời tận hiến với thế giới. Sự mạo hiểm còn rõ rệt hơn nữa. Làm sao ảnh hưởng của Thiên Chúa trên linh hồn tận hiến có thể trở nên một ảnh hưởng lớn lao hơn trên môi trường nhậ loại? Đó là một cuộc mạo hiểm được chính Chúa dìu dắt kín đáo, mà trong đó tu sĩ chỉ có thể nương thao sự hướng dẫn của Người, bằng lòng tin tưởng vào Đấng muốn dùng mình mà hành động.

Duy đức tin có thể chỉ hành động theo nhãn quan của mình, với những khả năng nhân loại của mình, và theop những dữ kiện nhãn tiền và trực tiếp của những vấn đề mà hành động của họ trong thế giới đặt ra cho họ, thì như vậy họ chẳng còn hành động theo tư cách tận hiến nữa; họ sẽ làm việc của riêng họ chứ không phải việc của Chúa. Nhưng trái lại, nếu họ cậy dựa vào Chúa Kitô và nếu họ tin Đấng Tôn Sư hướng dẫn cuộc dấn thân của họ trong thế giới, thì họ sẽ mãi mãi đi theo đường lối đó, nhưng trung tín với những đường lối đó trong khi vẫn luôn mở rộng lòng vơi siêu nhiên. Như vậy cuộc mạo hiểm của một đời sống tận hiến được tung vào giữa thế giới như men của một đời sống cao hơn, sẽ đạt tới mục tiêu mà chính Chúa nhắm vào.

 
2. Trên đường tìm kiếm
Lòng tin vào hoạt động của Thiên Chúa khiến ta luôn luôn tích cực tìm kiếm những hình thức dấn thân hoàn hảo hơn và những phương pháp tông đồ hữu hiệu nhất. Đem mọi hoạt động của mình cậy dựa vào Chúa, không có nghĩa là nghỉ ngơi hay buông lỏng cố gắng. Đức tin đích thực kích thích lòng nhiệt thành và sự khéo léo để biết sử dụng, để biết tận dụng mọi phương thế nhân loại, bởi vì đức tin cậy dựa vào năng lực Thiên Chúa tỏa ra không phải bên trên ta nhưng là xuyên qua ta, theo mức độ mà ta cộng tác với Ngài.

 Sự an tâm do đức tin đem lại không phải là sự an tâm nhờ những tập quán đã có trong những hoạt động tông đồ, hoặc những kết quả đạt được từ trước nhờ những phương pháp đã dày công thí nghiệm. Sự an tâm do đức tin đem lại là sự an tâm nhờ sự hiện diện và ơn phù trợ của Chúa, hằng được Chúa cống hiến cho những ai quyết chí tiến lên: đức tin không miễn trừ sự tìm kiếm với những dò dẫm, mà trái lại còn kích thích sự tìm kiếm bằng cách bảo đảm có Chúa giúp. Trong một cuộc mạo hiểm được chấp nhận vì Chúa, chính đức tin tìm ra lộ trình tốt nhất, đường lối hay nhất để thấm nhập vào môi trường nhân loại cần được cải hóa.

Được đức tin đó thúc đẩy, các cộng đoàn tu sĩ được kêu gọi tham gia vào phong trào tìm kiếm của Giáo Hội thời nay. Ngày nay Giáo Hội đang cố gắng thích nghi hoạt động tông đồ của mình với não trạng đồng thời, với tính chất thật sự của các môi trường mà Giáo Hội phải thấm nhập, với một kiểu sinh sống mới và với những đòi hỏi của văn hóa nhân loại không ngừng tiến triển. Các Dòng tu cảm thấy mình bị thúc đẩy nhận lấy những cố gắng ấy làm của mình, nhận dấn thân mạo hiểm trên những lãnh địa mới và trong những hình thức tông đồ mới.

Ví dụ, người ta thấy thành hình những cộng đoàn tiên phong, họ đưa ra những thí nghiệm một đường hướng tông đồ mới, đặc biệt nhằm có mặt với thế giới một cách tích cực hơn, trực tiếp hơn. Trong giai đoạn đầu khó mà phán đoán hiệu lực của các nhóm đó. Nhưng cũng có thể nêu ra đây một kết quả thuận lợi cho họ: đó là sự phấn khích mà họ gây ra cho toàn thể Hội Dòng mình. Họ là hiểu hiện của một động lực lan rộng ra mọi thành viên của Hội Dòng, giúp các thành viên ấy ý thức rõ nhiệm vụ tông đồ của mình trong khung cảnh phổ quát của Giáo Hội để rồi vượt trê nhãn giới của công cuộc mà các thành viên đó đang phục vụ. Những nhóm tiền phong đó làm cho các thành viên của cả Hội Dòng nhạy cảm với những vấn đề hiện đại và giúp cho toàn thể thành viên có một cái nhìn mới, một sự trẻ trung mới mẻ trong việc chạm trán với thế giới. Có thể nói, những nhóm đó đang đi tới việc canh tân đức tin của toàn thể Hội Dòng trong sinh hoạt và sứ mệnh của mình, canh tân lòng cậy trông vào ơn kêu gọi tập thể mà ngày nay vẫn giữ nguyên giá trị. Nư vậy, đức tin đã khơi dậy các nhóm tiền phong thì lại nhờ họ mà được củng cố trong toàn thể gia đình dòng tu, hơn nữa đức tin ấy còn mở rộng và tăng thêm.

Để thấy nổi bật sự kiện đó, ta có thể nhắc lại kết quả tổng quát đã thực hiện trong Giáo Hội nhờ cuộc thí nghiệm của Linh Mục thợ. Dù cho những kết quả trực tiếp của thí nghiệm đó là thế nào chăng nữa, hiện tượng linh mục thợ đã khiến cho các cộng đồng Kitô hữu ý thức về thái độ cốt yếu của Giáo Hội đối với giới lao động; thí nghiệm ấy đã chỉ cho mọi người thấy sứ mệnh phải làm tròn trong lãnh vực này, và nó đã khơi dậy lòng tin vào khả năng thích nghi và thâm nhập của kitô giáo trong một môi trường đã hoàn toàn cach biệt sâu xa với Giáo Hội.

Đã có trường hợp, trong các dòng tu, việc thành lập một địa điểm truyền giáo ở một quốc gia đang mở mang làm cho mọi thành viên đều tăng thêm nhiệt tình tông đồ và mở rộng nhiệt tình đó theo một hướng mới. Toàn thể Hội Dòng trở thành thừa sai với một số nam hay nữ tu sĩ ra đi đến xứ xa lạ. Trường hợp tương tự cũng có thể xảy ra đối với những công cuộc truyền giáo nội địa, ngày trong xứ của mình: toàn thể cộng đoàn dự phần vào những cố gắng đặc biệt của một số thành viên thí nghiệm và nhờ họ mà Hội Dòng đổi mới tinh thần và lấy lại được một động lực có tính cách sáng tạo hơn.

Nên nhận định rằng những cộng đoàn tiền phong có thể thành lập trong mọi ngành tông đồ; tỉ dụ lập ra phương thức mới để điều khiển một cơ sở giáo dục hay bệnh viện. Tính cách sáng tạo không nên chỉ giới hạn vào một kiểu hiện diện nào trong thế giới: Chúa Thánh Thần có thể ban nhiều đoàn sủng và ơn soi sáng khác nhau trong lãnh vực này.

Chẳng nên lấy làm lạ nếu có những kinh nghiệm không đưa đến kết quả tích cực và cuối cùng thất bại. Trong một cuộc tìm kiếm, mọi cuộc thử nghiệm chưa phải là kết thúc. Chính những thất bại lại có thể khơi dậy một kinh nghiệm mới, thực hiện trên những co sở khác hoặc theo những phương pháp khác. Việc cốt yếu là không từ bỏ sự tìm kiếm. Ở đây nữa, chính đức tin sẽ nâng đỡ và đổi mới lòng phấn khởi. Cứ làm thử những công việc mà rồi có việc không đạt kết quả nhưng còn hơn là khoanh tay bất động. Khi thất bại làm cho đức tin nhảy vọt theo một chiều hướng mới, thì sứ mệnh tông đồ của dòng tu vẫn có thể tiếp tục mà không mất phần nào tính năng động và tính sáng tạo của mình.

Trích trong tập sách TIN VÀ TẬN HIẾN, nguyên tác: CROIRE ET SE DONNER của Jean Galot SJ

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc