banner_nha dong

Cam Hòa – Cam Lâm – Khánh Hòa – Đt 0258 3863020 – Email: websitemtgnt@gmail.com

TIN BẮC HÀN VÀ VIỆT NAM

Đăng lúc: Chủ nhật - 21/10/2018 04:10 - Người đăng bài viết: menthanhgia
TIN BẮC HÀN VÀ VIỆT NAM

TIN BẮC HÀN VÀ VIỆT NAM

Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh: Đức Thánh Cha sẽ chuẩn bị để viếng thăm Bắc Hàn; Phó thủ tướng Trương Hòa Bình mời Đức Thánh Cha sang thăm Việt Nam?

Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh: Đức Thánh Cha sẽ chuẩn bị để viếng thăm Bắc Hàn

Khi được trang Vatican News đặt câu hỏi, liệu Đức Thánh Cha có thể viếng thăm Bình Nhưỡng hay không, thì Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã cho biết, có thể, nhưng rất khó. Ngài nói thêm, một chuyến công du như thế đòi hỏi phải có „một sự chuẩn bị kỹ càng cũng như một sự thẩm tra thật kỹ lưỡng“. Qua một bức thư, nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un đã mời Đức Thánh Cha đến viếng thăm đất nước của ông. Lá thư đó đã được chuyển tới tận tay Đức Thánh Cha vào hôm thứ Năm vừa qua bởi tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in.
 
Một chuyến công du của Đức Thánh Cha tới Bắc Hàn sẽ có thể thúc đẩy quá trình hòa bình cũng như thúc đẩy việc giải trừ vũ khí hạt nhân tại bán đảo Triều Tiên – vị đứng thứ nhì của Tòa Thánh Vatican cho biết.
 
Đức Thánh Cha đã tuyên bố rằng, Ngài sẽ công du tới Bình Nhưỡng“ – vị Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh xác nhận như thế bên lề một cuộc giới thiệu sách tại Rô-ma.
 
Ý muốn của ông Kim Jong-un mới chỉ là một dấu hiệu ban đầu
 
Thực ra, điều được công bố trong cuộc họp báo vào hôm thứ Năm vừa qua chỉ là việc tổng thống Nam Hàn chuyển cho Đức Thánh Cha một đề nghị của nhà lãnh đạo Bắc Hàn mà thôi. Nó là một bức thư mời Đức Thánh Cha tới Bình Nhưỡng, và Đức Thánh Cha đã tuyên bố sự sẵn sàng của Ngài“ – Đức Hồng Y Parolin nói nguyên văn nhứ thế.
 
Vị Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh cũng bác bỏ những ý nghĩ cho rằng, Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm Bắc Hàn trong nay mai, hay chí ít thì chương trình của chuyến Tông Dù này cũng đã được hoạch định rồi:
 
Trước tiên chúng ta phải chờ đợi, và cụ thể là cho tới khi nào những ý tưởng cụ thể về một chuyến viếng thăm như thế trở nên rõ ràng. Niềm mong muốn của nhà lãnh đạo Bắc Hàn mới chỉ là một dấu hiệu ban đầu“. Giờ đây người ta phải đợi cho tới khi nào có lời mời chính thức và trực tiếp, và người ta cũng còn phải chờ xem nên quyết định như thế nào nữa.
 
Những cân nhắc về những điều kiện đối với chuyến công du của Đức Thánh Cha
 
Một số điều kiện của phía Tòa Thánh sẽ được gắn liền liến với chuyến công du của Đức Thánh Cha. „Khi người ta suy nghĩ một cách nghiêm túc về việc tiến hành chuyến công này, thì rồi tất nhiên chúng ta cũng phải suy nghĩ về việc những điều kiện nào cần phải được đáp ứng để có thể tiến hành chuyến công du đó“ – Đức Hồng Y Parolin cho biết. Tuy nhiên, Ngài không nói đó là những điều kiện cụ thể nào. Cho tới nay, Tòa Thánh Vatican cũng vẫn chưa có các mối quan hệ ngoại giao trực tiếp với Bình Nhưỡng, và sự tự do tôn giáo cũng như tình trạng của các Ki-tô hữu tại quốc gia này đang được mô tả theo cách nói uyển ngữ là „rất hiểm nghèo“.
 
Khi được đặt câu hỏi: nói chung, chuyến công du của Đức Thánh Cha tới Bắc Hàn nên mang tới điều gì, thì Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh cho biết:
 
Hỗ trợ nền hòa bình và việc giải trừ quân bị tại Triều Tiên
 
Tôi tin rằng, sự đóng góp quan trọng nhất chính là sự hỗ trợ cho những nỗ lực vì hòa bình. Chuyến viếng thăm mà tổng thống Nam Hàn đã thực hiện vừa qua tại Vatican cũng có mục đích đó, tức hỗ trợ tiến trình hòa giải và sự giải trừ quân bị tại bán đảo Triều Tiên.
 
Nếu như một chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Bình Nhưỡng không phải là điều hoàn toàn không thể hình dung được, thì một chuyến công du khác cũng đã công khai bị bác bỏ rồi. Như ông Greg Burke, phát ngôn viên của Tòa Thánh Vatican công bố vào chiều thứ Năm vừa qua, thì Đức Thánh Cha sẽ không tới viếng thăm Đài Loan. Tuy nhiên, ông Burke đã xác nhận rằng, Đức Thánh Cha đã nhận được lời mời bằng miệng của phó tổng thống Đài Loan Chen Chien-jen mời Ngài đến thăm đảo quốc này. Lời mời trên được ông Chen nói với Đức Thánh Cha trong lúc Ngài chào thăm các phái đoàn của các quốc gia đến tham dự Thánh Lễ Tôn Phong Hiển Thánh vào sáng Chúa Nhật vừa qua. 
 
Đức Thánh Cha đã đến Seoul vào năm 2014
 
Vừa theo thông lệ và cũng vừa theo sự lịch sự thì trong một cuộc hội kiến tại Vatican, vị nguyên thủ quốc gia sẽ mời Đức Thánh Cha đến thăm đất nước mình. Và khi nhận được lời mời như trên thì cũng theo thông lệ và phép lịch sự, Đức Thánh Cha sẽ cám ơn vì lời mời đó, nhưng điều này không được phép bị giải thích một cách tự động rằng, đó là một sự xác nhận cho một chuyến công du. Thông thường, một chuyến công du của Đức Thánh Cha cần phải có lời mời chính thức của vị đứng đầu nhà nước cũng như của Hội Đồng Giám Mục tại quốc gia đó.
 
Vào năm 2014, tức một năm rưỡi sau khi đắc cử Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã thực hiện một chuyến viếng thăm tại Nam Hàn rồi. Trong cuộc viếng thăm đó, Ngài đã cử hành một Thánh Lễ tại nhà thờ Chính Tòa Seoul để cầu nguyện cho hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.
 
(theo vatican news – 19.10.2018, 09:58)
 
Minh Trần
 
Phó thủ tướng Trương Hòa Bình mời Đức Thánh Cha sang thăm Việt Nam?
  
Vào sáng thứ Bảy vừa qua, tại Tòa Thánh Vatican, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã tiếp đón phó thủ tướng Trương Hòa Bình của Việt Nam. Theo loan báo của giới truyền thông, thì sau khi kết thúc cuộc gặp gỡ kéo dài 23 phút với Đức Thánh Cha, phó thủ tướng Trương Hòa Bình đã cho giới báo chí biết rằng, ông đã mời Đức Thánh Cha tới thăm Việt Nam. Ông cũng nói với các ký giả về các mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Tòa Thánh.
 
Nhưng liệu phó thủ tướng Trương Hòa Bình có mời Đức Thánh Cha sang thăm Việt Nam thật hay không thì cho tới giờ này vẫn chưa được phía Tòa Thánh xác nhận. Tuy nhiên, theo một số nguồn tin đáng tin cậy thì hiện tại chính quyền Việt Nam mới chỉ cân nhắc tới chuyện có thể mới Đức Thánh Cha mà thôi chứ trong thực tế thì chưa mời Ngài.
 
Bên cạnh Trung Quốc và Ả-rập Saudi thì Việt Nam được kể vào số ít các quốc gia chưa có các mối quan hệ ngoại giao chính thức với Tòa Thánh Vatican. Nội dung của cuộc gặp gỡ nói trên vẫn chưa được Tòa Thánh công bố.
 
Theo báo cáo của giới ký giả thì trong lúc trao đổi quà lưu niệm, Đức Thánh Cha đã bày tỏ sự nhìn nhận của Ngài đối với dân tộc Việt Nam rằng, dân tộc này đã phải trải qua nhiều nỗi khốn cùng và sự khổ đau, và giờ đây đang có „một cơ hội để cải thiện cuộc sống“. Trong số nhiều món quà lưu niệm khác nhau, vị đứng đầu Giáo hội Công giáo cũng đã trao cho phó thủ tướng Trương Hòa Bình một bức Sứ Điệp của Ngài nhân Ngày Quốc Tế Hòa Bình 2018, với đề tài: Nhân loại trên đường tìm kiếm hòa bình.
 
(theo kna/vatican news – gs – 20.10.2018, 15:06)
 
Minh An
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc